Bác Hồ Chí Minh sinh ngày 1951890, lúc bé tên là Nguyễn Sinh Cung đếnkhi bắt đầu hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc. Vào cuối thế kỷ XIX, nước ta bị chủ nghĩa thực dân Pháp thống trị. Không cam chịu nô lệ, nhiều nhà yêu nước nổi tiếng như: Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Hoàng Hoa Thám, Lương Văn Can…đứng lên cứu nước, nhưng đều bị thất bại. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành rất khâm phục tinh thần yêu nước của họ nhưng không thể đi theo con đường cải lương như cụ Phan Chu Trinh dựa vào Nhật để đánh đổ Pháp, chẳng khác nào “đưa hổ đi cửa trước, rước beo đi cửa sau”. Trong cơn bế tắc giữa lúc tình hình đen tối không có đường ra, ngày 561911, Nguyễn Tất Thành lúc đó mới có 21 tuổi đã có tinh thần yêu nước, yêu dân, kiên quyết rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Nguyễn Tất Thành đã len lỏi trong quần chúng cần lao, trong giới thợ thuyền, những người nông dân nghèo khổ, các nông thôn hẻo lánh ở NewYork, Luân Đôn, Anh, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…để tìm hiểu, tham gia vận động và tổ chức các phong trào cách mạng. Song, lúc đó Người chưa thể có điều kiện đầy đủ để bắt gặp Chủ nghĩa Mác Lênin. Ở châu Âu, Chủ nghĩa Mác ra đời năm 18471911. Đã hơn 60 năm nhưng trên thế giới chưa có cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nào giành được thắng lợi. Những nơi mà Nguyễn Ái Quốc đặt chân đến để tìm hiểu và nghiên cứu cũng chưa có Đảng Cộng sản và trước năm 1919, Quốc tế Cộng sản chưa ra đời. Người nghiên cứu những cuộc cách mạng tư sản đã giành thắng lợi ở những nước tư bản phát triển nhất. Đó là cách mạng Mỹ năm 1776, cách mạng Pháp tháng 71789. Người rất khâm phục tinh thần cách mạng ở những nước này, nhưng không thể theo con đường cách mạng của họ được. Bởi vì như Người đã nói “Kách mệnh Mỹ cũng như cách mệnh Pháp nghĩa là Kách mệnh tư bản, Kách mệnh không đến nơi, tiếng là Cộng hoà, là dân chủ, kỳ thực thì nó tước đoạt công nhân, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”. Năm 1917, Người trở lại Pháp tham gia phong trào đấu tranh của công nhân Pháp, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đến tháng 11 năm 1917, diễn ra một sự kiện rung chuyển toàn thế giới, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử xã hội loài người. Đó là cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi vĩ đại, mở đầu một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Năm 1920, tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đọc văn kiện Luận Cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa . Người nói: “Bản Luận Cương làm cho tôi cảm động, phấn khởi sáng tỏ biết bao Tôi cảm động đến phát khóc lên Ngồi một mình trong phòng mà tôi nói to lên như nói trước quần chúng đồng bào: “Hỡi đồng bào bị đoạ đày, đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. “Tôi chỉ có sự ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc, ai cũng được học hành. Mỗi ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên. Đến giữa năm 1923, Người rời nước Pháp sang Liên Xô, trực tiếp tìm hiểu và hoạt động tại quê hương Lênin. Tại đây, Người có điều kiện thuận lợi để tiếp thủ đầy đủ Chủ nghĩa Mác Lênin, tìm hiểu kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga, quan sát trực tiếp nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới ra đời và tham gia hoạt động của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba). Nhờ đó, nhận biết của Người về lý luận và thực tiễn nói chung, kinh nghiệm của cách mạng Tháng Mười Nga sâu sắc hơn đã giải đáp đúng đắn vấn đề mà Người rất quan tâm. Đó là con đường giải phóng dân tộc bị áp bức, độc lập và tiến lên chủ nghĩa xã hội, góp phần định hướng con đường cứu nước, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản trong tương lai của dân tộc Việt Nam, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh của dân tộc Việt Nam. Từ đây, Nguyễn Ái Quốc đứng hẳn về con đường cách mạng Tháng Mười, đứng hẳn về Chủ nghĩa Mác Lênin, đứng hẳn về Quốc tế Cộng sản. Như Người đã ghi lại trong cuốn sách Đường Kách mệnh: Trong thế giới bây giờ chỉ có Kách mệnh Nga là thành công và công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật sự. Kách mệnh Nga đã đến được với tư bản, địa chủ, rồi lại gia sức cho công nông các nước và các dân tộc bị áp bức, các thuộc địa làm kách mệnh để lật đổ tất cả đế quốc và tư bản chủ nghĩa thế giới. Lập trường của Người đứng hẳn về Chủ nghĩa Mác Lênin được ghi rõ: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, Kách mệnh nhất là Chủ nghĩa Mác Lênin. Với lập trường yêu nước đúng đắn của Người đã vạch ra chân lý sáng ngời cho dân tộc Việt Nam: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường Kách mệnh xã hội chủ nghĩa. Người còn chỉ rõ: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức. Sau gần 15 năm tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đến năm 1924, Người rời nước Nga Xô viết trở về phương Đông, Quảng Châu gần tổ quốc Việt Nam để truyền bá Chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam và chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người đã vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác Lênin, kết hợp Chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của dân tộc Việt Nam, đã dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 32 năm 1930. Đảng ta đứng đầu là Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại đã sớm giải quyết đúng đắn con đường cứu nước giải phóng dân tộc, đưa cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Từ đây dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Hồ Chủ Tịch đã động viên toàn dân, toàn quân tham gia chiến đấu giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đưa cả nước ta được hoàn toàn độc lập, thống nhất và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội đến thắng lợi rực rỡ ngày nay. Như vậy trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh, tấm gương sáng ngời đã được thực hiện như thế nào? Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện ở sự kết tinh truyền thống yêu nước của chủ nghĩa yêu nước, yêu dân, quyết tâm tìm bằng được con đường cứu nước, cứu dân, kiên quyết phấn đấu đem lại cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Trong quá trình đó, Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng cả đức và tài, trong đó lấy đức làm gốc. Đạo đức của Hồ Chí Minh thể hiện ở cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hết lòng phục vụ nhân dân ta, dân tộc ta. Tấm gương đạo đức của Hồ Chí minh còn được thể hiện: Luôn luôn đứng vững trên lập trường tư tưởng của Chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. Tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh được tiếp tục phát triển và không ngừng nâng cao cho đến khi Người qua đời, là tấm gương sáng của Tổ quốc ta, dân tộc ta.
HỒ CHÍ MINH - TẤM GƯƠNG SÁNG NGỜI VỀ ĐẠO ĐỨC I/ Lời mở đầu Bác Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, lúc bé tên là Nguyễn Sinh Cung đếnkhi bắt đầu hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc. Vào cuối thế kỷ XIX, nước ta bị chủ nghĩa thực dân Pháp thống trị. Không cam chịu nô lệ, nhiều nhà yêu nước nổi tiếng như: Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Hoàng Hoa Thám, Lương Văn Can…đứng lên cứu nước, nhưng đều bị thất bại. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành rất khâm phục tinh thần yêu nước của họ nhưng không thể đi theo con đường cải lương như cụ Phan Chu Trinh dựa vào Nhật để đánh đổ Pháp, chẳng khác nào “đưa hổ đi cửa trước, rước beo đi cửa sau”. Trong cơn bế tắc giữa lúc tình hình đen tối không có đường ra, ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành lúc đó mới có 21 tuổi đã có tinh thần yêu nước, yêu dân, kiên quyết rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Nguyễn Tất Thành đã len lỏi trong quần chúng cần lao, trong giới thợ thuyền, những người nông dân nghèo khổ, các nông thôn hẻo lánh ở New- York, Luân Đôn, Anh, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…để tìm hiểu, tham gia vận động và tổ chức các phong trào cách mạng. Song, lúc đó Người chưa thể có điều kiện đầy đủ để bắt gặp Chủ nghĩa Mác - Lênin. Ở châu Âu, Chủ nghĩa Mác ra đời năm 1847-1911. Đã hơn 60 năm nhưng trên thế giới chưa có cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nào giành được thắng lợi. Những nơi mà Nguyễn Ái Quốc đặt chân đến để tìm hiểu và nghiên cứu cũng chưa có Đảng Cộng sản và trước năm 1919, Quốc tế Cộng sản chưa ra đời. Người nghiên cứu những cuộc cách mạng tư sản đã giành thắng lợi ở những nước tư bản phát triển nhất. Đó là cách mạng Mỹ năm 1776, cách mạng Pháp tháng 7-1789. Người rất khâm phục tinh thần cách mạng ở những nước này, nhưng không thể theo con đường cách mạng của họ được. Bởi vì như Người đã nói “Kách mệnh Mỹ cũng như cách mệnh Pháp nghĩa là Kách mệnh tư bản, Kách mệnh không đến nơi, tiếng là Cộng hoà, là dân chủ, kỳ thực thì nó tước đoạt công nhân, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”. Năm 1917, Người trở lại Pháp tham gia phong trào đấu tranh của công nhân Pháp, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đến tháng 11 năm 1917, diễn ra một sự kiện rung chuyển toàn thế giới, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử xã hội loài người. Đó là cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi vĩ đại, mở đầu một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Năm 1920, tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đọc văn kiện Luận Cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa . Người nói: “Bản Luận Cương làm cho tôi cảm động, phấn khởi sáng tỏ biết bao! Tôi cảm động đến phát khóc lên! Ngồi một mình trong phòng mà tôi nói to lên như nói trước quần chúng đồng bào: “Hỡi đồng bào bị đoạ đày, đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. “Tôi chỉ có sự ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc, ai cũng được học hành. Mỗi ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên". Đến giữa năm 1923, Người rời nước Pháp sang Liên Xô, trực tiếp tìm hiểu và hoạt động tại quê hương Lênin. Tại đây, Người có điều kiện thuận lợi để tiếp thủ đầy đủ Chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm hiểu kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga, quan sát trực tiếp nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới ra đời và tham gia hoạt động của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba). Nhờ đó, nhận biết của Người về lý luận và thực tiễn nói chung, kinh nghiệm của cách mạng Tháng Mười Nga sâu sắc hơn đã giải đáp đúng đắn vấn đề mà Người rất quan tâm. Đó là con đường giải phóng dân tộc bị áp bức, độc lập và tiến lên chủ nghĩa xã hội, góp phần định hướng con đường cứu nước, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản trong tương lai của dân tộc Việt Nam, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh của dân tộc Việt Nam. Từ đây, Nguyễn Ái Quốc đứng hẳn về con đường cách mạng Tháng Mười, đứng hẳn về Chủ nghĩa Mác - Lênin, đứng hẳn về Quốc tế Cộng sản. Như Người đã ghi lại trong cuốn sách Đường Kách mệnh: "Trong thế giới bây giờ chỉ có Kách mệnh Nga là thành công và công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật sự. Kách mệnh Nga đã đến được với tư bản, địa chủ, rồi lại gia sức cho công nông các nước và các dân tộc bị áp bức, các thuộc địa làm kách mệnh để lật đổ tất cả đế quốc và tư bản chủ nghĩa thế giới". Lập trường của Người đứng hẳn về Chủ nghĩa Mác - Lênin được ghi rõ: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, Kách mệnh nhất là Chủ nghĩa Mác - Lênin". Với lập trường yêu nước đúng đắn của Người đã vạch ra chân lý sáng ngời cho dân tộc Việt Nam: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường Kách mệnh xã hội chủ nghĩa". Người còn chỉ rõ: "Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức". Sau gần 15 năm tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đến năm 1924, Người rời nước Nga Xô viết trở về phương Đông, Quảng Châu gần tổ quốc Việt Nam để truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam và chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người đã vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của dân tộc Việt Nam, đã dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2 năm 1930. Đảng ta đứng đầu là Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại đã sớm giải quyết đúng đắn con đường cứu nước giải phóng dân tộc, đưa cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Từ đây dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Hồ Chủ Tịch đã động viên toàn dân, toàn quân tham gia chiến đấu giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đưa cả nước ta được hoàn toàn độc lập, thống nhất và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội đến thắng lợi rực rỡ ngày nay. Như vậy trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh, tấm gương sáng ngời đã được thực hiện như thế nào? Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện ở sự kết tinh truyền thống yêu nước của chủ nghĩa yêu nước, yêu dân, quyết tâm tìm bằng được con đường cứu nước, cứu dân, kiên quyết phấn đấu đem lại cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Trong quá trình đó, Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng cả đức và tài, trong đó lấy đức làm gốc. Đạo đức của Hồ Chí Minh thể hiện ở cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hết lòng phục vụ nhân dân ta, dân tộc ta. Tấm gương đạo đức của Hồ Chí minh còn được thể hiện: Luôn luôn đứng vững trên lập trường tư tưởng của Chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. Tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh được tiếp tục phát triển và không ngừng nâng cao cho đến khi Người qua đời, là tấm gương sáng của Tổ quốc ta, dân tộc ta./ II/ Sự vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ trên bình diện tư tưởng, trong lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp cách mạng, mà còn thể hiện bởi chính tấm gương đạo đức sáng ngời của Người. Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức đã đạt tới sự thống nhất chặt chẽ giữa nói với làm, giữa lý luận với thực tiễn, suy nghĩ với hành động, việc công với đời tư, giữa đạo đức cách mạng với đạo đức đời thường. Vì thế, Người đã trở thành biểu tượng, là tấm gương sáng ngời về đạo đức, không chỉ của dân tộc Việt Nam, mà còn của cả nhân loại tiến bộ trên thế giới. 1. Nói đến đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết là nói đến tấm gương trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân, trọn đời phấn đấu, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và toàn nhân loại; ý chí và nghị lực tinh thần to lớn vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục tiêu cách mạng. Ngay từ thuở thiếu thời, Người đã chọn cho mình con đường suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Trên con đường cách mạng, Người đã chấp nhận mọi sự hy sinh, không quản gian nguy, luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, sáng suốt vạch ra con đường cách mạng đúng đắn để giải phóng và phát triển dân tộc Việt Nam. Người đã cùng với Đảng ta đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn để lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân ta tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và sau đó, tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước quá độ đi lên CNXH. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận rõ “Không có gì quý hơn độc lập tự do!” và coi đó là lý tưởng, lẽ sống, là học thuyết chính trị - đạo đức của mình, của dân tộc Việt Nam. Từ đó, Người dấn thân vào thực tiễn đấu tranh cách mạng để mưu cầu tự do, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam và toàn thể nhân loại. Hoài bão, ham muốn, ham muốn tột bậc của Người là làm sao cho nước nhà độc lập, dân ta được tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, được học hành tiến bộ, được chăm sóc sức khoẻ, được tự do đi lại, được hưởng quyền dân chủ, có đời sống ấm no hạnh phúc. Chính ham muốn mãnh liệt ấy đã tạo cho Người một ý chí, nghị lực phi thường “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục” và cho đến khi phải từ biệt thế giới này, Người vẫn chỉ có một điều luyến tiếc là không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Trung với nước, hiếu với dân trong đạo đức Hồ Chí Minh là tinh thần nhẫn nại, kiên trì, thắng không kiêu, khó khăn không nản, chẳng quản gian nguy vì mục tiêu độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Khi lâm vào tình cảnh bị hiểu lầm, nghi kỵ “như sống ở bên lề, bên ngoài Đảng”, Người vẫn kiên trì giữ vững quan điểm độc lập, tự chủ, luôn tự khuyên mình: muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao. 2. Đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện ở sự tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Trong toàn bộ hoạt động của mình, ở bất cứ hoàn cảnh, cương vị nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hết lòng thương yêu, quý trọng, tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân. Người khẳng định rằng: “Nước ta là nước dân chủ”, vì vậy: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” 1 . Trên thực tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hoá thân vào nhân dân, nên thấu hiểu cuộc sống, tâm nguyện của nhân dân và suốt đời phấn đấu, hy sinh vì tự do, ấm no, hạnh phúc của dân. Chính vì thế, mọi việc làm, chủ trương, chính sách mà Người đề ra, cũng như chỉ đạo các cấp tổ chức triển khai thực hiện, đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích chính đáng của nhân dân, luôn luôn dựa vào tài trí, sức mạnh của dân. Từ nhận thức sâu sắc rằng, nếu nước nhà được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì, nên Người luôn chú trọng giáo dục cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, có trách nhiệm với dân, phấn đấu chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Người luôn dạy đội ngũ cán bộ phải là “người đầy tớ trung thành” của nhân dân; luôn gần dân, hiểu tâm lý, yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân; thường xuyên lắng nghe ý kiến của dân, không được lên mặt “quan cách mạng”, cậy quyền, cậy thế, đè đầu, cưỡi cổ dân. Mặc dù ở cương vị rất cao, uy tín và sức hấp dẫn rất lớn, được toàn dân suy tôn là “Cha già dân tộc”, nhưng chưa khi nào Người tự cho mình đứng cao hơn nhân dân, mà luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân. Người cho rằng, Chủ tịch nước là công việc của “người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trận”. Bởi vậy, mặc dù bận trăm công, ngàn việc, nhưng mỗi khi nhận được thư, quà chúc mừng của nhân dân, Người đều tự tay viết thư trả lời, cám ơn một cách thân tình, chu đáo. Việc làm đó là tấm gương ứng xử văn hoá, là bài học về sự khiêm nhường và kính trọng đối với nhân dân để các thế hệ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp học tập và noi theo. Cả cuộc đời Người đã nêu tấm gương thật độc đáo về đạo đức làm người, đạo đức cách mạng. 3. Đạo đức Hồ Chí Minh còn thể hiện sâu sắc ở tình thương bao la của Người với đồng loại. Tình cảm đó Người dành cho tất cả mọi người, không quên, không bỏ sót một ai. Người luôn hiểu rõ nỗi khổ của mỗi người, mỗi nhà và của toàn dân tộc. Người cảm nhận sâu sắc: “Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi” 2 . Tình yêu thương bao la đó được mở rộng đối với nhân dân lao động toàn thế giới. Với những người lầm lạc và cả những người chống đối hay kẻ thù, Người vẫn luôn thể hiện lòng khoan dung, độ lượng. Trong Di chúc, Người căn dặn khi thực hiện công tác hàn gắn vết thương sau chiến tranh: “đầu tiên là công việc đối với con người”. Trước hết là đối với cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong; cha, mẹ, vợ, con thương binh, liệt sĩ, với phụ nữ, nông dân ; cuối cùng là những nạn nhân của chế độ cũ. Điều này minh chứng cho tấm lòng yêu thương đối với tất cả mọi người ở Hồ Chí Minh. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người để mỗi chúng ta học tập và noi theo. 4. Đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện rõ nét nhất là đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Trong cuộc sống hằng ngày, Người luôn coi khinh mọi sự xa hoa, không ưa chuộng nghi thức trang trọng. Người dặn dò chúng ta, khi Người qua đời, chớ nên điếu phúng linh đình, lãng phí thì giờ, tiền bạc của nhân dân. Ở Người luôn toát lên một cốt cách giản dị, cao thượng, vĩ đại và sự khiêm tốn phi thường; không sùng bái cá nhân, mà luôn luôn nêu cao sự nghiệp anh hùng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Người cho rằng: quần chúng mới là người làm nên lịch sử và lịch sử là lịch sử của chính họ chứ không phải của một cá nhân anh hùng nào. 5. Liêm chính vì dân: Ngay trong tập sách Đường kách mệnh xuất bản lần đầu tiên năm 1927, ở những trang đầu tiên, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã nêu ra rất rõ ràng và mạch lạc những tiêu chí về tư cách một người cách mạng. Đó là: “Tự mình phải: Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng ham muốn về vật chất. Bí mật. Đối người phải: Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người. Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể”. Còn trong Di chúc, viết năm 1969, Bác cũng không quên nhắc nhở: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Trong suốt cuộc đời hoạt động vì dân, vì nước sôi nổi và không mệt mỏi của mình, Bác Hồ đã luôn nhấn mạnh tới việc, chỉ dựa trên nền tảng đạo đức thực sự, những người cộng sản Việt Nam mới có thể có cơ hội giữ vững được vai trò là đội quân tiên phong của dân tộc, đưa đất nước ngày một phát triển, tiến tới mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài ”. (Sách Sửa đổi lối làm việc, viết xong tháng 10/1947). Bác nhìn nhận, khởi thủy của mọi thành bại trong sự nghiệp cách mạng chính là đạo đức. Cũng trong sách Sửa đổi lối làm việc, Bác đã viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”. Chính vì thế nên “Đảng phải chọn lựa những người rất trung thành và rất hăng hái, đoàn kết họ thành nhóm trung kiên lãnh đạo. Đảng phải luôn luôn tẩy bỏ những phần tử hủ hóa ra ngoài. Đảng phải giữ nghiêm kỷ luật từ trên xuống dưới ”. Và mỗi đảng viên, để giữ vững đạo đức cách mạng, cần phải rèn giũa trong mình ít nhất là 5 đức tính tốt: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Theo Bác, đạo đức cách mạng chính là 5 phẩm chất trên và “đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người ”. Các tiêu chí đạo đức cách mạng mà Bác Hồ nêu ra luôn lấy chữ Nhân nghĩa làm đầu: “Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền Những người đã không ham, không e, không sợ gì thì việc gì là việc phải họ đều làm được”. Câu nói này của Bác có thể khiến chúng ta liên tưởng đến một câu nói xưa trong Diêm thiết luận của Trung Hoa: “Người quân tử, trọng được, khinh được, làm tội được, giết chết được, nhưng không thể bắt làm xằng được”. Người cán bộ cách mạng có đạo đức phải là người không bao giờ làm việc gì xằng bậy, có hại đến Đảng, đến nhân dân. Làm cách mạng, suy cho cùng, cũng là làm để dân yên. Ở đây ta cũng có thể liên tưởng tới câu văn thấm thía của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”). Năm 1948, khi viết bài đề cập tới 6 điều không nên làm và 6 điều nên làm dành cho cán bộ, đảng viên ta trong các lĩnh vực hoạt động, Bác đã mở đầu bằng câu: “Nước lấy dân làm gốc” và diễn giải chi tiết những việc không nên làm khiến mất lòng dân, thí dụ như “không nên làm điều gì có thể thiệt hại đến nương vườn, hoa mầu, hoặc làm bẩn, làm hư nhà cửa, đồ đạc của dân”, “không nên năn nỉ quá hoặc mượn cho bằng được những đồ vật người ta không muốn bán hoặc cho mượn”, “không bao giờ sai lời hứa”, “không xúc phạm tới tín ngưỡng” Thậm chí, Bác còn căn dặn: “Không nên đưa gà còn sống vào nhà đồng bào miền ngược”. Luôn luôn có tầm nhìn xa trông rộng, hướng tới đại cục, nhưng khi cần thiết, Bác Hồ cũng biết nói một cách rất tỉ mỉ tới những việc cứ tưởng như nhỏ nhưng lại có thể làm phương hại tới hình ảnh đạo đức của người cán bộ cách mạng. Với Quân đội nhân dân Việt Nam, Bác luôn nhắc nhớ, cần phải “Trung với Đảng, Hiếu với dân, Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, Khó khăn nào cũng vượt qua, Kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Bác cũng căn dặn các vị tướng lĩnh quân đội phải giữ chữ Nhân, tức là phải “thương yêu cấp dưới, phải đồng cam cộng khổ với họ. Đối với địch hàng, ta phải khoan dung”. Với lực lượng Công an nhân dân, 6 lời dạy của Bác là: “Đối với tự mình, phải cần kiệm liêm chính. Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ. Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành. Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép. Đối với công việc, phải tận tụy. Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”. Với thanh niên, Bác căn dặn: “Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển, Quyết chí ắt làm nên”. Với thiếu nhi, Bác nêu ra 6 lời dạy, trong đó có những câu mà người viết bài này đã nhập tâm từ khi 6-7 tuổi tới bây giờ: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; Học tập tốt, Lao động tốt; Giữ gìn vệ sinh thật tốt; Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm ”. Vừa ngắn gọn, thiết thực và dễ nhớ!. Để giữ vững đạo đức cách mạng, theo Bác Hồ, chúng ta luôn cần phải chống lại chủ nghĩa cá nhân. Ngay từ năm 1948, trên chiến khu Việt Bắc, Bác đã rung chuông báo động: “Nhờ ngọn lửa kháng chiến hun đúc rèn luyện mà cán bộ quân sự, chính trị, hành chính, chuyên môn đều tiến bộ nhiều và nhanh. Song vẫn còn một vài người, một vài cơ quan hãy chưa tẩy hết cái bệnh chủ nghĩa cá nhân. Bệnh ấy tỏ rõ ra nơi: Ngày thường thì kỷ luật kém. Khi có vấn đề nghiêm trọng thì hoang mang. Lúc tính toán công việc thì đặt lợi ích cá nhân mình, của nhóm mình lên trên lợi ích chung. Bệnh ấy dễ đưa đến chỗ trái kỷ luật, lợi ích của dân tộc”. Bác cũng đã sớm nhìn ra mối liên hệ giữa chủ nghĩa cá nhân với bệnh quan liêu: “Do chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra bệnh quan liêu. Kềnh càng. Kiêu ngạo. Chậm chạp. Làm cho qua chuyện. Ham chuộng hình thức ”. Trước khi từ trần không lâu, trong một bài viết đề ngày 3/2/1969 với tiêu đề Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Bác Hồ lại nhắc nhở: [...]... lịch sử, xoá bỏ mặc cảm, hận thù, nhìn về tư ng lai, xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc - Học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần nâng cao Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu... liêm, chính, chí công vô tư là chuẩn mực đạo đức truyền thống trong quan hệ “đối với mình”, được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát triển phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, trở thành chuẩn mực cơ bản của đạo đức cách mạng Người là một tấm gương mẫu mực về “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Học tập và làm theo tấm gương của Người, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công... đạo đức Hồ Chí Minh phải rất coi trọng tự phê bình và phê bình Người dạy cán bộ, đảng viên và mọi người chúng ta: không sợ khuyết điểm, không sợ phê bình, mà chỉ sợ không nhận ra khuyết điểm, sai lầm và không có quyết tâm sửa chữa khuyết điểm, sẽ dẫn đến khuyết điểm ngày càng to và hư hỏng Tự phê bình phải được coi trọng, được đặt lên hàng đầu, theo tư tưởng Hồ Chí Minh “phải nghiêm khắc với chính mình”... đạo lý dân tộc và trái với tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Trung với nước, hiếu với dân yêu cầu mỗi chúng ta phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ cá nhân - gia đình - tập thể - xã hội; quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi Theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, yêu nước là sẵn sàng phấn đấu hy sinh cho lợi ích chung, việc gì có lợi cho dân, cho nước, cho tập thể thì quyết chí làm, việc gì có hại thì... Nam Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn luyện mình, xứng đáng là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, là “người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân” Tư tưởng và phẩm chất đạo đức của Hồ Chí Minh là tinh thần yêu nước nồng nàn, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục... hệ đồng chí, quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, có lý, có tình Phải khắc phục bệnh chuộng hình thức, thích nghe lời khen, (thậm chí xu nịnh), tâng bốc nhau, không dám nói thẳng, nói thật để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Đồng thời, cần phê phán những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân, vụ lợi mà “đấu đá”, nhân danh phê bình để đả kích, lôi kéo, chia rẽ, làm rối nội bộ Tư tưởng Hồ Chí Minh về... trọng để xây dựng và phát triển đất nước Đoàn kết quốc tế trong sáng là thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa với tinh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy với các quốc gia trên thế giới, phấn đấu vì độc lập, hòa bình, hợp tác và phát triển - Đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tôn trọng độc lập, chủ quyền của các nước... chủ nghĩa thành tích, không bao che, giấu giếm khuyết điểm - Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư phải kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với làm, nói nhiều, làm ít, miệng nói lời cao đạo nhưng tư tưởng, tình cảm và việc làm thì mang nặng đầu óc cá nhân, tư lợi, việc gì có lợi cho mình thì hăng hái, tranh thủ kiếm lợi, việc gì không kiếm chác... phấn đấu cho“đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, để đất nước ta “sánh vai với cường quốc năm châu” Do vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta cần: - Mỗi người cần nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn những hy sinh to lớn của ông cha, để chúng ta có non sông, Tổ quốc Việt Nam độc lập, tự do, thống nhất trọn vẹn như... học của Bác Hồ về đạo đức cách mạng cho tới hôm nay vẫn còn nguyên ý nghĩa III/ Liên hệ bản thân: Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân . mặc cảm, hận thù, nhìn về tư ng lai, xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc. - Học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần nâng cao Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu. ta, dân tộc ta. Tấm gương đạo đức của Hồ Chí minh còn được thể hiện: Luôn luôn đứng vững trên lập trường tư tưởng của Chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động. hành. Trong quá trình đó, Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng cả đức và tài, trong đó lấy đức làm gốc. Đạo đức của Hồ Chí Minh thể hiện ở cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hết lòng phục vụ nhân