1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

bài giảng về kỹ thuật điện

62 665 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

bài giảng về kỹ thuật điện bài giảng về kỹ thuật điện bài giảng về kỹ thuật điện bài giảng về kỹ thuật điện bài giảng về kỹ thuật điện bài giảng về kỹ thuật điện bài giảng về kỹ thuật điện bài giảng về kỹ thuật điện bài giảng về kỹ thuật điện bài giảng về kỹ thuật điện

3 Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CUNG CẤP ĐIỆN Điện năng ngày càng phổ biến vì dễ dàng chuyển thành các dạng năng lượng khác như: cơ, hóa, nhiệt năng…; được sản xuất tại các trung tâm điện và được truyền tải đến hộ tiêu thụ với hiệu suất cao. Trong quá trình sản xuất và tiêu thụ điện năng có một số đặc tính: - Điện năng sản xuất ra thường không tích trữ được, do đó phải có sự cân bằng giữa sản xuất và tiêu thụ điện. - Các quá trình về điện xảy ra rất nhanh và nguy hiểm nếu có sự cố xảy ra, vì vậy thiết bị điện có tính tự động và đòi hỏi độ an toàn và tin cậy cao. Hình 1.1. Hệ thống điện Những yêu cầu và nội dung chủ yếu khi thiết kế hệ thống cung cấp điện: Mục tiêu chính của thiết kế cung cấp điện là đảm bảo cho hộ tiêu thụ luôn đủ điện năng với chất lượng trong phạm vi cho phép và một phương án cung cấp điện được xem là hợp lý khi thỏa mãn các nhu cầu sau: - Vốn đầu tư nhỏ, chú ý tiết kiệm ngoại tệ và vật tư hiếm. - Đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện tùy theo tính chất hộ tiệu thụ. - Chi phí vận hành hàng năm thấp. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. - Thuận tiện cho vận hành và sửa chữa… - Đảm bảo chất lượng điện năng. - Ngoài ra, còn phải chú ý đến các điều kiện khác như: môi trường, sự phát triển của phụ tải, thời gian xây dựng… Một số bước chính để thực hiện một phương án thiết kế cung cấp điện: - Xác định phụ tải tính toán để đánh giá nhu cầu và chọn phương thức cung cấp điện. - Xác định phương án về nguồn điện. - Xác định cấu trúc mạng. - Chọn thiết bị. - Tính toán chống sét, nối đất chống sét và nối đất an toàn cho người và thiết bị. - Tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. - Tiếp theo thiết kế kỹ thuật là bước thiết kế thi công như các bản vẽ lắp đặt, những nguyên vật liệu cần thiết… Cuối cùng là công tác kiểm tra điều chỉnh và thử nghiệm các trang thiết bị, đưa vào vận hành và bàn giao. 4 1.1. Lưới điện và lưới cung cấp điện: 1.1.1. Khái niệm: Hệ thống điện gồm 3 khâu: sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện. Nguồn điện là các nhà máy điện (nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử…) và các trạm phát điện (diesel, mặt trời, gió…) Tiêu thụ điện gồm tất cả các đối tượng sử dụng điện trong công, nông nghiệp và đời sống… Lưới điện để truyền tải điện từ nguồn đến hộ tiêu thụ, lưới gồm đường dây truyền tải và các trạm biến áp. Lưới điện Việt nam hiện có các cấp điện áp: 0,4; 6; 10; 22; 35; 110; 220 và 500kV. Tương lai sẽ chỉ còn các cấp: 0,4; 22; 110; 220 và 500kV. 1.1.2. Phân loại: Có nhiều cách phân loại lưới điện: -Theo điện áp: siêu cao áp (500kV), cao áp (220, 110kV), trung áp (35, 22, 10, 6kV) và hạ áp (1,2kV; 0,69kV; 0,4kV). -Theo nhiệm vụ: lưới cung cấp (500, 220, 110kV) và lưới phân phối (35, 22, 10, 6 và 0,4kV). Ngoài ra, có thể chia theo khu vực, số pha, công nghiệp, nông nghiệp… 1.2. Những yêu cầu chung về lưới cung cấp điện: 1.2.1. Độ tin cậy cung cấp điện: Tùy theo tính chất của hộ dùng điện có thể chia thành 3 loại: - Hộ loại 1: là những hộ rất quan trọng, không được để mất điện như sân bay, hải cảng, khu quân sự, ngoại giao, các khu công nghiệp, bệnh viện… - Hộ loại 2: là các khu vực sản xuất, nếu mất điện có thể ảnh hưởng nhiều đến kinh tế… - Hộ loại 3: là những hộ không quan trọng cho phép mất điện tạm thời. Cách chia hộ như vậy chỉ là tạm thời trong giai đoạn nền kinh tế còn thấp kém, đang hướng đến mục tiêu các hộ phải đều là hộ loại 1 và được cấp điện liên tục. 1.2.2. Chất lượng điện: Chất lượng điện được thể hiện qua hai thông số: tần số (f) và điện áp (U). Các trị số này phải nằm trong phạm vi cho phép. Trung tâm điều độ quốc gia và các trạm điện có nhiệm vụ giữ ổn định các thông số này: Tần số f được giữ 50 ± 0,5Hz và Điện áp yêu cầu độ lệch |δU|= U – U đm ≤5%U đm . Lưu ý độ lệch điện áp khác với tổn thất điện áp (hiệu số điện áp giữa đầu và cuối nguồn của cùng cấp điện áp). Hình 1.2. Độ lệch và tổn thất điện áp 5 1.2.3. Tính kinh tế: Tính kinh tế của một phương án cung cấp điện thể hiện qua hai chỉ tiêu: vốn đầu tư và chi phí vận hành: - Vốn đầu tư một công trình điện bao gồm tiền mua vật tư, thiết bị, tiền vận chuyển, thí nghiệm, thử nghiệm, mua đất đai, đền bù hoa màu, tiền khảo sát thiết kế, lắp đặt và nghiệm thu. - Phí tổn vận hành bao gồm các khoản tiền phải chi phí trong quá trình vận hành công trình điện: lương cho cán bộ quản lý, kỹ thuật, vận hành, chi phí bảo dưỡng và sửa chữa, chi phí cho thí nghiệm thử nghiệm, do tổn thất điện năng trên công trình điện. Thông thường hai loại chi phí này mâu thuẫn nhau. Phương án cấp điện tối ưu là phương án dung hòa hai chi phí trên, đó là phương án có chi phí tính toán hàng năm nhỏ nhất.   . . min vh tc Z a a K c A     trong đó: vh a : hệ số vận hành, với đường dây trên không lấy 0,04; cáp và trạm biến áp lấy 0,1. tc a : hệ số thu hồi vốn đầu tư tiêu chuẩn 1 tc T  , với lưới cung cấp điện 5 tc T  năm. K: vốn đầu tư. A : tổn thất điện 1 năm. c: giá tiền tổn thất điện năng (đ/kWh). 1.2.4. Tính an toàn: An toàn thường được đặt lên hàng đầu khi thiết kế, lắp đặt và vận hành công trình điện. An toàn cho cán bộ vận hành, cho thiết bị, công trình, cho người dân và các công trình xung quanh. Người thiết kế và vận hành công trình điện phải tuyệt đối tuân thủ các quy định an toàn điện. Bảng 1.1. Một số ký hiệu thường dùng: Thiết bị Ký hiệu Thiết bị Ký hiệu Máy phát điện hoặc nhà máy điện Động cơ điện Máy biến áp 2 cuộn dây Khởi động từ Máy biến áp 3 cuộn dây Máy biến áp điều chỉnh dưới tải Máy cắt điện Cầu chì. Cầu dao cách ly Aptômát 6 Máy cắt phụ tải Cầu chì tự rơi Tủ điều khiển Tụ điện bù Tủ chiếu sáng cục bộ Tủ chiếu sáng làm việc Tủ phân phối Tủ phân phối động lực Đèn sợi đốt Đèn huỳnh quang Ổ cắm điện Công tắc điện Kháng điện Máy biến dòng điện Dây cáp điện Dây dẫn điện Thanh dẫn (thanh cái) Dây dẫn tần số ≠ 50Hz Dây dẫn mạng hai dây Dây dẫn mạng 4 dây. Đường dây điện áp U ≤36V. Đường dây mạng động lực 1 chiều Chống sét ống Chống sét van Câu hỏi ôn tập chương 1. Câu 1. Trình bày đặc điểm và quá trình biến đổi năng lượng của các nhà máy điện? Câu 2. Nêu và phân tích đặc điểm năng lượng điện và đặc điểm công nghệ của hệ thống điện? Câu 3. Để phân loại các hộ tiêu thụ điện xí nghiệp người ta căn cứ vào những chỉ tiêu nào? Nêu và phân tích đặc điểm và phương án cấp điện cho các hộ tiêu thụ điện. Câu 4. Những yêu cầu và nội dung chủ yếu khi thiết kế hệ thống cung cấp điện. 7 Chương 2 CÁC LOẠI LƯỚI ĐIỆN Lưới điện để truyền tải điện từ nguồn đến hộ tiêu thụ, lưới điện gồm đường dây truyền tải và các trạm biến áp. Lưới điện Việt nam hiện có các cấp điện áp: 0,4kV; 0,69kV; 1,2kV; 6kV; 10kV; 22kV; 35kV; 110kV; 220kV và 500kV. Tương lai sẽ chỉ còn các cấp: 0,4kV; 22kV; 110kV; 220kV và 500kV. Có nhiều cách phân loại lưới điện, sau đây đề cập đến cách phân loại theo đối tượng cấp điện: 2.1.Lưới điện đô thị Thường sử dụng cấp điện áp trung áp là 35kV; 22kV; 10kV; 6kV. Để tăng độ tin cậy cung cấp điện, lưới trung áp thành phố thường có cấu trúc mạch vòng kín vận hành hở. Để đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị, thường sử dụng cáp ngầm cho mạng trung và hạ áp. Thường dùng trạm biến áp kiểu xây. Tuy nhiên chi phí đầu tư và vận hành sẽ cao hơn nhiều. Để thuận lợi cho phân phối và ít ảnh hưởng đến giao thông các trạm biến áp thường chỉ cung cấp điện cho một bên đường và được đặt ở góc hay giữa đoạn đường. Hình 0.1. Trạm biến áp đặt ở góc phố. 2.2. Lưới điện nông thôn: Ở nông thôn, mỗi huyện thường được cấp điện từ 1 hay 2 trạm biến áp trung gian, hiện nay thường sử dụng cấp 10kV; 22kV và 35kV có cấu trúc dạng cây. Tất cả các tuyến dây đều là đường dây trên không. Các trạm biến áp thường dùng kiểu trạm cột. Để dễ quản lý và vận hành trạm biến áp phân phối thường được đặt ở giữa thôn. 2.3. Lưới điện xí nghiệp: Các xí nghiệp công nghiệp là những hộ tiêu thụ điện tập trung, công suất lớn, điện năng cung cấp cho các xí nghiệp được lấy từ các trạm biến áp trung gian bằng các đường dây trung áp. Sơ đồ cung cấp điện cho xí nghiệp có thể phân thành 2 phần: bên trong và bên ngoài. - Sơ đồ cung cấp điện bên ngoài: là phần cung cấp điện từ hệ thống đến trạm biến áp chính hay trạm phân phối trung tâm của xí nghiệp. Lưới trung áp điện xí nghiệp có cấu trúc khác nhau tùy vào quy mô xí nghiệp. Đối với những xí nghiệp có tải vài trăm kVA, chỉ cần đặt 1 trạm biến áp. Đối với những xí nghiệp lớn cần đặt nhiều trạm biến áp, mỗi trạm cung cấp cho một hoặc vài phân xưởng. 8 a) b) c) d) Hình 0.2: Sơ đồ cung cấp điện bên ngoài xí nghiệp a) khi cấp điện áp sử dụng của nhà máy trùng với điện áp cung cấp từ hệ thống; b) các trạm biến áp phân xưởng nhận điện trực tiếp từ hệ thống và hạ xuống 0,4kV để sử dụng; c) có trạm biến áp trung tâm trước khi phân phối đến các trạm biến áp phân xưởng; d) khi xí nghiệp có máy phát điện dự phòng. - Sơ đồ cung cấp điện bên trong: từ trạm phân phối trung tâm đến các trạm biến áp phân xưởng. Có 3 kiểu sơ đồ thường dùng: sơ đồ hình tia, liên thông và sơ đồ hỗn hợp. SĐ. Hỗn hợp Hình 0.3. Sơ đồ cấp điện bên trong Lưới hạ áp xí nghiệp chính là lưới điện bên trong mỗi phân xưởng. Để cấp điện cho phân xưởng người ta đặt các tủ phân phối nhân điện hạ áp từ các máy biến áp về cấp cho các tủ động lực, từ tủ này cung cấp điện cho các thiết bị. 2.4. Các loại dây và cáp điện: Để tải điện người ta dùng dây dẫn và cáp. So với dây dẫn tải điện bằng cáp đắt tiền hơn nhưng mỹ quan hơn, vì thế cáp trung và hạ áp thích hợp cho lưới điện đô thị và xí nghiệp. Tải điện bằng dây dẫn rẻ tiền, dễ sửa chữa và thay thế thường được dùng trên lưới trung áp và khu vực nông thôn. 9 Hình 0.4: Cáp và dây trần 2.4.1. Các loại dây dẫn: Dây dẫn gồm hai loại: dây bọc cách điện và dây trần. - Dây bọc cách điện: thường dùng trên lưới hạ áp. Dây bọc có nhiều loại: một sợi, nhiều sợi, dây cứng, mềm, đơn, đôi… Vật liệu thông dụng là đồng và nhôm. Ký hiệu: M(n, F), trong đó: M là dây đồng; n là số dây; F là tiết diện dây. - Dây trần: dùng cho mọi cấp điện áp. Có các loại như: nhôm, thép, đồng và nhôm lõi thép. Trong đó dây nhôm và nhôm lõi thép được dùng phổ biến cho đường dây trên không, trong đó phần nhôm làm nhiệm vụ dẫn điện và phần thép tăng độ bền cơ học. Ký hiệu: Loại dây (A, AC) - F, trong đó: A là dây nhôm; AC dây nhôm lõi thép; F là tiết diện. Ký hiệu cho mạng điện: loại dây (n.F +1.F o ) với n là số dây pha và F o tiết điện dây trung tính. 2.4.2. Các loại cáp: 2.4.2.1. Cấu tạo cáp: Cáp lực gồm các phần tử chính sau: lõi, cách điện và lớp vỏ bảo vệ. - Lõi (ruột dẫn điện): Vật liệu cơ bản dùng làm ruột dẫn điện của cáp là đồng hay nhôm kỹ thuật điện. Ruột cáp có các hình dạng tròn, quạt, hình mảnh. Ruột có thể gồm một hay nhiều sợi. - Lớp cách điện: Lớp vật liệu cách điện cách ly các ruột dẫn điện với nhau và cách ly với lớp bảo vệ. Hiện nay cách điện của cáp thường dùng là nhựa tổng hợp, các loại cao su, giấy cách điện, các loại dầu và khí cách điện. - Lớp vỏ bảo vệ: Lớp vỏ bảo vệ để bảo vệ cách điện của cáp tránh ẩm ướt, tránh tác động của hóa chất do dầu tẩm thoát ra do hư hỏng cơ học cũng như tránh ăn mòn, han gỉ khi đặt trong đất. Lớp vỏ bảo vệ dây dẫn là đai hay lưới bằng thép, nhôm hay chì, ngoài cùng là lớp vỏ cao su hoặc nhựa tổng hợp. 2.4.2.2. Phân loại cáp: Cáp có thể phân loại theo nhiều cách: - Theo số lõi: một, hai, ba hay bốn lõi, thông thường cáp cao áp chỉ có một lõi. - Theo vật liệu cách điện: giấy cách điện (có tẩm hay không tẩm), cách điện cao su hay nhựa tổng hợp và cách điện tổ hợp. - Theo mục đích sử dụng: hạ, trung và cao áp, ngoài ra còn có cáp rado và cáp thông tin. - Theo lĩnh vực sử dụng: cáp dùng cho hàng hải, hàng không, dầu mỏ, hầm mỏ, trong nước hay cho các thiết bị di chuyển (cần cẩu, cần trục…) 10 2.5. Cấu trúc đường dây tải điện: Đường dây tải điện trên không ký hiệu là ĐDK. Đường dây tải điện trên không bao gồm các phần tử: dây dẫn, sứ, xà, cột, móng, còn có thể có dây chống sét, dây néo và bộ chống rung. Hình 0.5: Đường dây tải điện trên không - Đường dây truyền tải điện trên không: công trình xây dựng mang tính chất kỹ thuật dùng để truyền tải điện năng theo dây dẫn, được lắp đặt ngoài trời. Dây dẫn được kẹp chặt nhờ sứ, xà cột và các chi tiết kết cấu xây dựng. Đường dây hạ áp cần có thêm một dây trung tính để lấy cả điện áp pha và điện áp dây. Nếu phụ tải 3 pha đối xứng thì lấy dây trung tính bằng ½ dây pha còn khi phụ tải pha không cân bằng thì tiết diện dây trung tính lấy bằng tiết diện dây pha. - Khoảng cách tiêu chuẩn: gồm các khoảng cách ngắn nhất giữa dây dẫn được căng và đất, giữa dây dẫn được căng và công trình xây dựng, giữa dây dẫn và cột, giữa các dây dẫn với nhau. - Độ võng trên dây: là khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ đường thẳng nối 2 điểm treo dây trên cột tới điểm thấp nhất của dây dẫn do tác dụng của khối lượng dây. - Lực căng dây: là lực căng kéo dây và kẹp chặt cố định dây dẫn trên cột. - Chế độ làm việc bình thường: là chế độ làm việc mà dây dẫn không bị đứt. - Chế độ sự cố: là chế độ mà dây dẫn bị đứt dù chỉ một dây. - Khoảng vượt trung gian của đường dây: khoảng cách mặt phẳng ngang giữa 2 cột. - Khoảng néo chặt: là khoảng cách mặt phẳng nằm ngang giữa 2 cột chịu lực gần nhau. Các cột chịu lực bao gồm các cột đầu tuyến, các cột cuối tuyến và các cột góc dây dẫn chuyển hướng đi. 2.5.1. Cấu trúc đường dây trên không - Cột: lưới cung cấp điện trung áp dùng 2 loại cột: cột vuông và cột ly tâm, ký hiệu H và LT. + Cột vuông (cột chữ H): thường chế tạo cỡ 7,5 và 8,5m. Cột H7,5 dùng cho lưới hạ áp và H8,5 dùng cho lưới hạ áp và lưới 10kV. + Cột ly tâm (cột tròn): các cột được đúc dài 10 và 12m, các đế cột dài 6, 8 và 10m. Cột và đế được nối với nhau nhờ các măng xông hay mặt bích, từ đó có thể có các cột 10, 12, 16, 20, 22m. Các cột còn được phân loại thành A, B, C, D theo khả năng chịu lực (được tra ở các bảng). - Xà: dùng để đỡ dây dẫn và cố định khoảng cách giữa các dây, được làm bằng sắt hoặc bê tông kích thước tùy vào cấp điện áp. Trên xà có khoan sẵn các lỗ để bắt sứ, 11 khoảng cách giữa hai lỗ khoan (cũng là khoảng cách giữa hai dây) từ 0,3÷0,4m đối với đường dây hạ áp, từ 0,8÷1,2m với đường dây 10kV, từ 1,5÷2m với đường dây 35kV. - Sứ: sứ có tác dụng vừa làm giá đỡ cho các bộ phận mang điện vừa làm vật cách điện giữa các bộ phận đó với đất. Vì vậy sứ phải đủ độ bền, chịu được dòng ngắn mạch đồng thời phải chịu được điện áp của mạng kể cả lúc quá điện áp. Sứ cách điện thường được thiết kế và sản xuất cho cấp điện áp nhất định và được chia thành hai dạng chính: sứ đỡ hay sứ treo dùng để đỡ hay treo thanh cái, dây dẫn và các bộ phận mang điện; sứ xuyên dùng để dẫn nhánh hay dẫn xuyên qua tường hoặc nhà. + Sứ đỡ: thường dùng cho đường dây có điện áp từ 35kV trở xuống, khi đường dây vượt sông hay đường giao thông thì có thể dùng sứ treo. + Sứ treo: có thể phân thành sứ thanh và sứ đĩa. Sứ thanh được chế tạo có chiều dài và chịu được một điện áp xác định trước. Chuỗi sứ được kết lại từ các đĩa và số lượng được ghép với nhau tùy thuộc điện áp đường dây. Ưu điểm của việc dùng chuỗi sứ cho đường dây cao thế là điện áp làm việc có thể tăng bằng cách thêm các đĩa sứ với chi phí nhỏ. Hình 0.6. Một số dạng sứ Khi cần tăng cường về lực người ta dùng các chuỗi sứ ghép song song, khi tăng cường cách điện người ta tăng thêm số đĩa. Việc kẹp dây dẫn vào sứ đứng được thực hiện bằng cách quấn dây hoặc bằng ghíp kẹp dây chuyên dụng. Việc kẹp dây vào sứ treo được thực hiện bằng khóa kẹp dây chuyên dụng. Đường dây có điện áp 110kV trở lên dùng sứ treo. Chuỗi sứ treo gồm các đĩa sứ tuỳ theo cấp điện áp mà chuỗi sứ có số đĩa khác nhau. Bảng 2.1. Các đĩa sứ theo cấp điện áp Điện áp (kV) Số đĩa sứ 3-10 01 35 03 110 07 220 13 Ti sứ là chi tiết được gắn vào sứ đứng bằng cách vặn ren và chèn ximăng, cát được dùng làm trụ để kẹp chặt sứ với xà trên cột điện. Ti sứ được làm bằng thép, được sơn phủ hay mạ để chống gỉ. - Móng cột: có nhiệm vụ chống lật cột. Trong vận hành cột điện chịu lực kéo của dây và lực của gió bão. 12 - Dây néo: tại các cột néo (cột đầu, cuối và góc đường dây), để tăng cường chịu lực kéo cho các cột này các dây néo được đặt ngược hướng lực kéo dây. - Bộ chống rung: chống rung cho dây dẫn do tác dụng của gió. Bộ chống rung gồm 2 quả tạ bằng gang nối với nhau bằng cáp thép, đoạn cáp được kết vào đường dây nhờ kẹp. Hình 0.7: Bộ chống rung và móng cột Ngoài ra, trên cột và các xà đỡ còn được lắp đặt các tiết bị điện để phục vụ cho việc vận hành và bảo vệ hoạt động của lưới điện như: các cầu chì tự rơi, máy cắt phụ tải, dao cách ly, thiết bị tự đóng lại… 2.5.2. Cấu trúc mạng cáp: Cáp được chế tạo chắc chắn, cách điện tốt, lại được đặt dưới đất hoặc trong hầm cáp nên tránh được các va đập cơ khí và ảnh hưởng của khí hậu. Điện kháng của cáp nhỏ hơn so với đường dây trên không cùng tiết diện nên giảm được tổn thất công suất và tổn thất điện áp. Nhược điểm chính của cáp là giá thành cao, thường gấp 2,5 lần so với đường dây trên không cùng tiết diện, do đó cáp được dùng ở những nơi quan trọng. Thực hiện việc rẽ nhánh cáp cũng rất khó khăn và chính tại chỗ đó thường xảy ra sự cố, vì vậy chỉ những cáp có điện áp U đm < 10kV và thật cần thiết thì mới thực hiện rẽ nhánh. Hiện có rất nhiều các loại cáp khác nhau do nhiều hãng chế tạo: cáp cách điện bằng cao su; cách điện bằng dầu; PVC; PE; XLPE hay cáp cách điện bằng khí Câu hỏi ôn tập chương 2 Câu 1. Cách phân loại lưới điện và các yêu cầu chung về lưới cung cấp điện ? Câu 2. Nêu và phân tích kết cấu đường dây trên không? So với kết cấu mạng cáp thì kết cấu đường dây trên không có những ưu, nhược điểm gì ? Câu 3. Các dạng sơ đồ cung cấp điện? So sánh ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng của các sơ đồ cung cấp điện. Vì sao trong thực tế ngày nay người ta ưu tiên sử dụng sơ đồ dẫn sâu ? [...]... TOÁN TỔN THẤT ĐIỆN Tính toán về điện là xác định thông số chế độ của lưới điện Tính toán về điện bao gồm tính các loại tổn thất trong hệ thống như tổn thất điện áp, tổn thất công suất, tổn thất điện năng cũng như các tính toán về phân bố công suất, lựa chọn tiết diện dây dẫn và cáp, các chế độ vận hành Tính toán điện phục vụ cho công tác đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống cung cấp điện, xác định... diễn vectơ điện áp của đường dây: 32  Vectơ Oa: điện áp Up2 ở cuối đường dây + Vectơ Oc: điện áp Up1 ở đầu đường dây + Tổn thất điện áp được xác định bằng tam giác tổn thất abc, trong đó:  Vectơ ab: là tổn thất điện áp trên điện trở, trùng pha với vectơ dòng điện I, độ lớn = I.R  Vectơ bc: là tổn thất điện áp trên điện kháng, vuông góc với vectơ ab, có độ lớn = I.X  Vectơ ac: tổn thất điện áp tổng... Tính toán tổn thất điện áp: Khi truyền tải điện năng từ nguồn đến hộ tiêu thụ thì mỗi phần tử mạng điện do có tổng trở nên đều gây tổn thất công suất và điện áp Tổn thất công suất gây tình trạng thiếu hụt điện năng tại nơi tiêu thụ, làm tăng giá thành truyền tải điện và làm cho hiệu quả kinh tế kém Tổn thất điện áp làm cho điện áp tại các hộ tiêu thụ bị giảm thấp, ảnh hưởng chất lượng điện Sau đây lần... hiện điện dung giữa các dây dẫn Dung dẫn này tỷ lệ với dòng điện chuyển dịch (hay là dòng điện nạp của đường dây), sinh ra công suất phản kháng trên đường dây Dòng điện điện dung của cáp thường lớn hơn đường dây trên không, do vậy đối với cáp từ 20kV trở lên phải xét đến dung dẫn khi lập sơ đồ thay thế - Điện trở R: điện trở đường dây, phụ thuộc chiều dài và thường được cho bởi nhà chế tạo - Điện kháng... hiện tượng tản từ Khi tải dòng điện xoay chiều ba pha sẽ xuất hiện xung quanh các dây dân một từ trường, tạo ra lực điện động trong mỗi dây dẫn và phụ thuộc khoảng cách tương hỗ giữa các dây dẫn Đối với các đường dây từ 330kV trở lên, để giảm điện kháng người ta thường áp dụng kỹ thuật phân pha 5.1.2.2 Sơ đồ thay thế: Các thông số của đường dây: điện trở, điện kháng, điện dẫn và dung dẫn hầu như phân... điện áp dây định mức, [kV] 5.2.4 Tổn thất điện áp trong máy biến áp: Tương tự như tính tổn thất điện áp trên đường dây có phụ tải tập trung, tổn thất điện áp trong máy biến áp là: U %  P.R  Q X 100 2 U dm 1000 (5.17) Trong đó: P, Q công suất do máy biến áp truyền tải, đơn vị [kW], kVAR] R, X điện trở và điện kháng MBA quy đổi về cấp điện áp tương ứng, [Ω] U dm điện áp định mức, [kV] 5.3 Tính toán tổn... trong hệ thống cung cấp điện Trình bày các dạng tổn thất trong trạm biến áp và trên đường dây tải điện ? Câu 2 Nêu và phân tích các giải pháp giảm tổn thất điện năng ? Câu 3 Bài tập tính toán tổn thất trong trạm biến áp và trên đường dây tải điện ? 37 Chương 6 TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN 6.1 Khái niệm chung: 6.1.1 Khái niệm về ngắn mạch: Ngắn mạch là hiện tượng mạch điện bị chập lại ở một... kVAR] Ri , X i điện trở và điện kháng kể từ đầu nguồn đến điểm thứ i, [Ω] U dm điện áp dây định mức, [kV] 5.2.3 Tổn thất điện áp trên đường dây ba pha có phụ tải phân bố đều: Đối với đường dây có phụ tải phân bố đều, ta có: U  P.R  Q X V  2.U dm (5.16) Trong đó: P, Q tổng công suất của phụ tải trên đường dây, đơn vị [kW], kVAR] R, X điện trở và điện kháng của đường dây, [Ω] U dm điện áp dây định... công suất điện Pđ =Pđm/ηđm Thường ηđm =0,8 ÷ 0,85; trường hợp động cơ nhỏ có thể xem Pđ =Pđm - Điện áp định mức: điện áp làm việc của thiết bị phải phù hợp với lưới điện nơi đặt thiết bị - Tần số: tần số làm việc của thiết bị khác nhau nhiều từ 0Hz (điện DC) đến hàng triệu Hz ở thiết bị cao tần 3.1.3 Đồ thị phụ tải 3.1.3.1 Khái niệm Đồ thị phụ tải điện đặc trưng cho sự tiêu dùng năng lượng điện của... thành phần: Tổn thất điện áp dọc: đoạn ad, là hình chiếu của U lên trục Tổn thất điện áp ngang  U p : đoạn cd Lúc này để tính toán tổn thất điện áp có thể phân thành hai trường hợp:  Trường hợp 1: đối với lưới có điện áp ≤ 35kV, thường θ rất bé do đó có thể bỏ qua tổn thất điện áp ngang Tổn thất điện áp pha: U p  ad  af  fd (xem 1  2   )  I R.cos   I X sin  Tổn thất điện áp dây: U  . 1.1. Lưới điện và lưới cung cấp điện: 1.1.1. Khái niệm: Hệ thống điện gồm 3 khâu: sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện. Nguồn điện là các nhà máy điện (nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên. động lực Đèn sợi đốt Đèn huỳnh quang Ổ cắm điện Công tắc điện Kháng điện Máy biến dòng điện Dây cáp điện Dây dẫn điện Thanh dẫn (thanh cái) Dây dẫn tần số ≠ 50Hz. phương án cấp điện cho các hộ tiêu thụ điện. Câu 4. Những yêu cầu và nội dung chủ yếu khi thiết kế hệ thống cung cấp điện. 7 Chương 2 CÁC LOẠI LƯỚI ĐIỆN Lưới điện để truyền tải điện từ nguồn

Ngày đăng: 28/08/2014, 19:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Hệ thống điện - bài giảng về kỹ thuật điện
Hình 1.1. Hệ thống điện (Trang 1)
Hình 1.2. Độ lệch và tổn thất điện áp - bài giảng về kỹ thuật điện
Hình 1.2. Độ lệch và tổn thất điện áp (Trang 2)
Bảng 1.1. Một số ký hiệu thường dùng: - bài giảng về kỹ thuật điện
Bảng 1.1. Một số ký hiệu thường dùng: (Trang 3)
Hình 0.1. Trạm biến áp đặt ở góc phố. - bài giảng về kỹ thuật điện
Hình 0.1. Trạm biến áp đặt ở góc phố (Trang 5)
Hình 0.2: Sơ đồ cung cấp điện bên ngoài xí nghiệp - bài giảng về kỹ thuật điện
Hình 0.2 Sơ đồ cung cấp điện bên ngoài xí nghiệp (Trang 6)
Hình 0.4: Cáp và dây trần - bài giảng về kỹ thuật điện
Hình 0.4 Cáp và dây trần (Trang 7)
Hình 0.5: Đường dây tải điện trên không - bài giảng về kỹ thuật điện
Hình 0.5 Đường dây tải điện trên không (Trang 8)
Hình 0.6. Một số dạng sứ - bài giảng về kỹ thuật điện
Hình 0.6. Một số dạng sứ (Trang 9)
Hình 0.7: Bộ chống rung và móng cột - bài giảng về kỹ thuật điện
Hình 0.7 Bộ chống rung và móng cột (Trang 10)
Hình 3.1. Đồ thị phụ tải ngày - bài giảng về kỹ thuật điện
Hình 3.1. Đồ thị phụ tải ngày (Trang 12)
Đồ thị phụ tải hàng tháng cho ta biết nhịp độ sản xuất của xí nghiệp. Từ đó có thể đề  ra lịch vận hành sửa chữa các thiết bị điện một cách hợp lý nhất, nhằm đáp ứng các yêu  cầu của sản xuất - bài giảng về kỹ thuật điện
th ị phụ tải hàng tháng cho ta biết nhịp độ sản xuất của xí nghiệp. Từ đó có thể đề ra lịch vận hành sửa chữa các thiết bị điện một cách hợp lý nhất, nhằm đáp ứng các yêu cầu của sản xuất (Trang 12)
Hình 0.2: Đồ thị phụ tải năm - bài giảng về kỹ thuật điện
Hình 0.2 Đồ thị phụ tải năm (Trang 13)
Hình 0.1: Sơ đồ trạm hạ áp trung gian và trạm phân phối chính - bài giảng về kỹ thuật điện
Hình 0.1 Sơ đồ trạm hạ áp trung gian và trạm phân phối chính (Trang 22)
Hình 0.4: Trạm biến áp treo và Tủ chế tạo sẵn - bài giảng về kỹ thuật điện
Hình 0.4 Trạm biến áp treo và Tủ chế tạo sẵn (Trang 24)
Bảng 5.1. Các sơ đồ thay thế đường dây - bài giảng về kỹ thuật điện
Bảng 5.1. Các sơ đồ thay thế đường dây (Trang 27)
5.1.3.2. Sơ đồ thay thế và tính các thông số cho máy biến áp hai cuộn dây: - bài giảng về kỹ thuật điện
5.1.3.2. Sơ đồ thay thế và tính các thông số cho máy biến áp hai cuộn dây: (Trang 28)
Hình 5.2. Sơ đồ thay thế máy biến áp ba cuộn dây và tự ngẫu - bài giảng về kỹ thuật điện
Hình 5.2. Sơ đồ thay thế máy biến áp ba cuộn dây và tự ngẫu (Trang 29)
5.1.3.4. Sơ đồ thay thế và tính các thông số cho máy biến áp ba cuộn dây và tự ngẫu: - bài giảng về kỹ thuật điện
5.1.3.4. Sơ đồ thay thế và tính các thông số cho máy biến áp ba cuộn dây và tự ngẫu: (Trang 29)
Hình 0.1. Đồ thị biến thiên dòng điện trong quá trình quá độ. - bài giảng về kỹ thuật điện
Hình 0.1. Đồ thị biến thiên dòng điện trong quá trình quá độ (Trang 36)
Bảng 6.1. Các loại ngắn mạch trong hệ thống cung cấp điện - bài giảng về kỹ thuật điện
Bảng 6.1. Các loại ngắn mạch trong hệ thống cung cấp điện (Trang 37)
Bảng 6.2. Công thức tính quy đổi cho các phần tử. - bài giảng về kỹ thuật điện
Bảng 6.2. Công thức tính quy đổi cho các phần tử (Trang 41)
Bảng 7.3. Các điều kiện chọn và kiểm tra máy cắt phụ tải: - bài giảng về kỹ thuật điện
Bảng 7.3. Các điều kiện chọn và kiểm tra máy cắt phụ tải: (Trang 47)
Bảng 7.4. Các điều kiện chọn và kiểm tra cầu chì: - bài giảng về kỹ thuật điện
Bảng 7.4. Các điều kiện chọn và kiểm tra cầu chì: (Trang 48)
Hình 8.1. Bảo vệ máy biến áp bằng rơle hơi  Bảng 8.1. Bảng giới thiệu mã số của một số rơle thông dụng - bài giảng về kỹ thuật điện
Hình 8.1. Bảo vệ máy biến áp bằng rơle hơi Bảng 8.1. Bảng giới thiệu mã số của một số rơle thông dụng (Trang 52)
Bảng 10.1. Cường độ sáng của một số nguồn sáng thông dụng: - bài giảng về kỹ thuật điện
Bảng 10.1. Cường độ sáng của một số nguồn sáng thông dụng: (Trang 58)
Bảng 10.2. Quy định về độ rọi cho một số khu vực (t/c Pháp): - bài giảng về kỹ thuật điện
Bảng 10.2. Quy định về độ rọi cho một số khu vực (t/c Pháp): (Trang 59)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w