Hồ Trị An là một công trình điều tiết nước lớn nhất trên hệ thống sông Đồng Nai – La Ngà với diện tích lưu vực vào khoảng 15.000 km2 và địa hình xen kẽ đồi núi và đồng bằng. Lượng mưa hàng năm trong lưu vực vào khoảng 2.000 mm gây ra hiện tượng xói mòn khá cao đối với các vùng đất dốc và gây ảnh hưởng tới chất lượng đất, nước và khả năng an toàn hồ chứa trong lưu vực
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XÓI MÒN TRÊN LƯU VỰC HỒ TRỊ AN TS. LƯƠNG VĂN THANH ViÖn Khoa häc Thñy lîi MiÒn Nam Tãm t¾t: Hồ Trị An là một công trình điều tiết nước lớn nhất trên hệ thống sông Đồng Nai – La Ngà với diện tích lưu vực vào khoảng 15.000 km 2 và địa hình xen kẽ đồi núi và đồng bằng. Lượng mưa hàng năm trong lưu vực vào khoảng 2.000 mm gây ra hiện tượng xói mòn khá cao đối với các vùng đất dốc và gây ảnh hưởng tới chất lượng đất, nước và khả năng an toàn hồ chứa trong lưu vực. Sử dụng nguồn tài liệu hiện có về đặc tính của đất, lượng mưa, thủy văn và ảnh viễn thám tác giả đã sử dụng phương pháp mô hình để tính toán các hệ số xói mòn và xây dựng bản đồ phân vùng độ dốc, hướng dòng chảy, bản đồ hình thái, bản đồ thảm phủ, bản đồ xói mòn đất và phân vùng mưa. Sử dụng phương pháp giải đoán ảnh viễn thám để xây dựng bản đồ hiện trạng xói mòn đất của lưu vực hồ Trị An phục vụ yêu cầu phát triển bền vững kinh tế-xã hội, an toàn hồ chứa và bảo vệ môi trường. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hồ Trị An có một lưu vực rộng lớn (gần 15.000 km 2 ) có địa hình đồi núi xen kẽ đồng bằng và với lượng mưa trung bình hàng năm của toàn lưu vực khoảng 2000mm nên vấn đề xói mòn đất trên bề mặt là khá lớn và rất quan trọng đối với công tác sản xuất nông nghiệp, quản lý các hồ chứa và bảo vệ môi trường. Hiện trạng xói mòn đất bề mặt trên lưu vực phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: thảm phủ thực vật, lượng mưa và cường độ mưa, loại đất, độ dốc bề mặt, hướng dốc và chiều dài dốc, phương pháp canh tác,… Kết quả nghiên cứu xói mòn trên toàn lưu vực, lập bản đồ hiện trạng xói mòn mang ý nghĩa quan trọng trong công tác chỉ đạo sản xuất, bảo vệ an toàn các hồ chứa trên lưu vực, bảo vệ môi trường đất và quản lý đất đai trên vùng đất rộng lớn và nhiều tiềm năng của miền Đông Nam Bộ. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết Hiện tượng xói mòn đất bề mặt đã được nghiên cứu từ những năm 1940 bằng việc sử dụng phương trình mất đất phổ dụng được sử dụng để tính toán lượng đất mất đi do xói mòn. Trong phương trình này, lượng đất xói mòn hàng năm được tính toán dựa trên cơ sở đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố: mưa, khả năng xói mòn do cấu tạo đất, chiều dài sườn dốc và độ dốc sườn cũng như thông số về hệ lớp phủ thực vật và phương pháp canh tác đất. Phương trình mất đất phổ dụng do Wishmeier và Smith đề xuất được tính toán theo công thức sau: A = R×K×L×S×C×P A Luợng mất đất trung bình trên một đơn vị diện tích trong năm, đơn vị A phụ thuộc xác định đơn vị biểu diễn K, R. Trên thực tế tính toán đơn vị A tính là [tấn/ha] R Hệ số mưa/chảy tràn, là hệ số đánh giá năng lượng mưa và dòng chảy tràn. K Hệ số xói mòn đất - tỉ lệ mất đất trên một đơn vị diện tích đối với diện tích đặc biệt có chiều dài sườn 22,1m và nghiêng đều với độ dốc 9% (≈5 o ). L Hệ số chiều dài sườn, là tỉ lệ mất đất của sườn thực tế so với sườn dài 22,1m và nghiêng đều với độ dốc 9% (≈5 o ). S Hệ số độ dốc là tỉ lệ lượng đất mất ở một độ dốc thực tế so với sườn có độ dốc 9% (≈5 o ). C Hệ số lớp phủ là tỉ lệ lượng đất mất của một diện tích trên thực tế với diện tích trong điều kiện xác định và dòng chảy liên tục. C=1 khi đất trơ trọi. P Hệ số canh tác hay hệ số cách làm đất là tỉ lệ lượng đất mất từ thực tế với lượng đất mất với cách làm đất thích hợp. 1 Sử dụng phương pháp mô hình hoá, phần mềm GIS và nguồn tài liệu thu thập từ ảnh viễn thám, tài liệu khí tượng thủy văn, địa hình, thổ nhưỡng và sử dụng đất để xây dựng các bản đồ thành phần biểu diễn các thông số R, K, L, S. C và P từ đó tổng hợp được bản đồ hiện trạng xói mòn. 2.2 Sử dụng GIS và ảnh viễn thám để xây dựng bản đồ xói mòn Phương pháp kết hợp kỹ thuật GIS và xử lý tư liệu viễn thám (Remote sensing) là phương pháp mới, hiệu quả trong nghiên cứu xói mòn, phương pháp này đã được ứng dụng phổ biến ở rất nhiều nước tiên tiến trên thế giới và bước đầu đã có thành công ở Việt Nam. Phương pháp mô hình hóa địa hình (DEM): một phương pháp đang được sử dụng rộng rãi trong việc xây dựng mô hình độ cao địa hình ngoài thực tế, nhờ DEM chúng ta có thể phân tích các chỉ số về địa hình và địa mạo cũng như phân tích các thông số mạng dòng chảy vv Cơ sở phương pháp là dựa trên sự hiểu biết quan hệ giữa sóng điện từ (EMR) và lớp phủ đất. Trong nghiên cứu, phương pháp viễn thám sử dụng không trực tiếp như một công cụ tính toán dữ liệu vào cho mô hình xói mòn mà tư liệu ảnh vệ tinh sau khi xử lý được liên kết trong dữ liệu GIS nhằm mô tả đặc điểm các yếu tố bề mặt địa hình. Cơ sở tài liệu gồm có: (i) bản đồ nền: bản đồ UTM tỉ lệ 1:250.000, (ii) Ảnh vệ tinh Landsat ETM+ (Landsat Enhanced Thematic Mapper Plus) năm 2002 với độ phân giải 30mx30m. Phần mềm sử dụng cho tính toán gồm: (i) phần mềm xử lý dữ liệu vector dùng PC AR/INFO 3.5, MapInfo 6.0; Xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh bằng phần mềm Idrisi 3.2 và xử lý phân tích số liệu dùng Excel 7.0. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Từ các kết quả phân tích dữ liệu đã thu thập để nội suy xây dựng mô hình DEM cho lưu vực hồ Trị An nhằm tính toán thiết lập được bản đồ địa hình và phân loại địa hình theo độ cao, độ dốc cho toàn lưu vực. Trên cơ sở bản đồ phân loại địa hình được xây dựng sẽ tiến hành thành lập các bản đồ xói mòn thành phần như đã đề cập trong mục 2.1. 3.1 Thiết lập bản đồ độ dốc Bản đồ độ dốc là bản đồ thể hiện độ dốc địa hình từng điểm trên diện tích nghiên cứu. Sự thay đổi độ cao địa hình về hai hướng x,y là một thông số để xác định hướng sườn và độ lớn độ dốc địa hình tại một điểm. Ở đây coi bề mặt địa hình Z như là một hàm số của hai tọa độ (x,y), có thể biểu diễn Z=f(x,y). e là thông số thể hiện sự thay đổi độ cao địa hình theo phương y (đạo hàm địa hình theo phương y) . d là thông số thể hiện sự thay đổi độ cao địa hình theo phương x (đạo hàm địa hình theo phương x) Sự biến đổi địa hình theo hai phương kết hợp được thể hiện như phương trình sau: Như vậy, độ dốc tại một điểm trên địa hình có thể tính toán như sau: Bản đồ độ dốc có thể tính toán theo hai dạng: (i) bản đồ góc dốc mỗi mắt lưới tính theo độ ( o ) và (ii) bản đồ độ dốc mỗi mắt lưới tính theo phần trăm dốc (%). Trong tính toán xói mòn có 2 (1) thể sử dụng cả hai dạng bản đồ trên. Kết quả tính toán độ dốc từ mô hình DEM tỉ lệ 1:250.000 cho kết quả như trong bảng 1. 3 Bảng 1. Phân bố độ dốc trên lưu vực hồ Trị An Độ dốc ( o ) Diện tích (km 2 ) Độ dốc ( o ) Diện tích (km 2 ) Bằng phẳng 5297.047 20-25 428.584 0-5 4834.414 25-35 313.663 5-10 2102.573 35-45 49.415 10-15 1150.922 >45 23.688 15-20 729.694 Kết quả tính toán mô hình cho thấy 3.2 Thiết lập bản đồ hướng dòng chảy: Bản đồ hướng dòng chảy là bản đồ thể hiện hướng dòng chảy trên bề mặt sườn Theo công thức tính e và d đã trình bày trong mục 3.1 ta có thể tính toán đại lượng hướng nghiêng dòng chảy theo công thức (2): )arctan( d e aspect = (2) Trên ma trận điểm DEM, phần mềm Idrisi sẽ tính toán góc hướng sườn cho từng 3.2 Xây dựng bản đồ hệ số hình thái Trong tính toán xói mòn đất thường hai hệ số L, S được kết hợp thành một hệ số duy nhất theo công thức (3), (Wischmeier và Smith, 1978). Trong đó: λ: chiều dài sườn, đơn vị met; ξ =0.4 nếu độ dốc từ 3.5 ÷ 5%; S: sin góc dốc bề mặt địa hình; ξ = 0.3 nếu độ dốc từ 1 ÷ 3%; ξ = 0.5 nếu độ dốc > 5%; ξ = 0.2 nếu độ dốc < 1%. Như vậy, qua việc đánh giá thông số LS ta có thể xác định được nguy cơ xói mòn cho từng vị trí. Khu vực có chiều dài sườn lớn và độ dốc cao (giá trị LS lớn) sẽ xói mòn mạnh hơn khu vực có chiều dài sườn ngắn và độ dốc thấp. Biểu đồ biểu thị mô hình tính hệ số hình thái LV HTA được thể hiện trong Hình 1 với trục tung thể hiện tần suất và trục hoành biểu thị giá trị hình thái (LS) của lưu vực. Hình Biểu đồ phân bố chủ yếu phần diện tích bằng phẳng của các vùng trũng, đồng 3.3 Thiết lập bản đồ hệ số lớp phủ 4 (3) Độ che phủ đất có ý nghĩa quyết định tới lượng đất bị xói mòn. Nguyên nhân chủ yếu gây ra xói mòn đất ở vùng nhiệt đới và ở nước ta là do nước mưa. Mưa với cường độ lớn đã tạo ra các dòng chảy bề mặt làm bào mòn bề mặt đất. Xói mòn đất xảy ra rất mạnh ở những nơi đất dốc và lớp phủ thực vật nghèo nàn. Do vậy, để thiết lập bản đồ hiện trạng xói mòn LVHTA cần thiết phải xây dựng bản đồ hệ số lớp phủ thực vật. Bề mặt trái đất được phủ bởi nhiều chủng loại thực vật khác nhau, dữ liệu thực vật được quan tâm nhiều từ ảnh vệ tinh nằm trong những kênh thấy được, cận hồng ngoại và giữa hồng ngoại. Những áp dụng viễn thám trong nghiên cứu thực vật để theo dõi sự phân bố các chủng loài và những điều kiện phát triển của chúng. Phổ của thực vật gồm hai dạng thông thường: thực vật phát triển và cây khô. Phổ của thực vật phát triển có chiều dài sóng dưới 800nm thì có sự phản xạ thấp. Tán lá có độ phản xạ thấp trong phần thấy được của phổ điện từ. Trong phần cận hồng ngoại, tán lá có sự phản xạ cao, với sự chuyển tiếp rất nhanh giữa vùng màu đỏ và cận hồng ngoại ở ≈ 750nm. Điều này cho thấy sự khác nhau hoàn toàn từ sự phản xạ của các vật chất trên trái đất (Hình 2). Như vậy, sự hấp thu cao ở kênh phổ xanh dương (0.43µm) và kênh phổ đỏ (0.6µm), cũng như sự phản xạ cao ở kênh phổ cận hồng ngoại (0.75-1,1µm) đánh dấu sự khác nhau về phổ của các thực vật. Dựa trên sự phản xạ khác nhau mà màu xanh của thực vật được thể hiện giữa kênh phổ thấy được và kênh phổ cận hồng ngoại. Chỉ số thực vật NDVI (Normalized Difference Vegetation Index) được tính toán theo công thức: NDVI = (NIR-Vi) / (NIR+Vi) (4) Trong đó: NIR : kênh cận hồng ngoại Vi : kênh thấy được ở đây thường là kênh đỏ (Red) Giá trị của NDVI là dãy số –1 đến +1. Giá trị NDVI thấp thể hiện nơi đó NIR (near infrared) và Vi (visible) có độ phản xạ gần bằng nhau, cho thấy khu vực có độ phủ thực vật thấp, trong khi những khu vực có giá trị NDVI cao thì nơi đó NIR có độ phản xạ cao hơn độ phản xạ của Vi cho thấy khu vực đó có độ phủ thực vật tốt. Còn NDVI có giá trị âm chỉ cho thấy ở đó Vi có độ phản xạ cao hơn độ phản xạ của NIR, nơi đấy không có thực vật. 5 Chiu di súng (nm) Hỡnh 2. Ph phn x ca t, thc vt phỏt trin v cõy khụ Chỳ thớch: t thc vt phỏt trin cõy khụ Din tớch khụng cú lp ph chng xúi mũn xy ra ln nht, khi ú h s C s bng 1. xỏc nh chớnh xỏc h s C cho tng din tớch c th cn cú nhng quan trc lõu di, õy mt s thụng s c tham kho t cỏc cụng trỡnh khỏc. X lý nh v tinh landsat ETM + nm 2002, chn phõn gii nh l 30m tng ng vi phõn gii DEM. Tớnh ch s NDVI cho LVHTA. Trong phn mm IDRISI x lý theo trỡnh t: Analysis Image Processing VEGINDEX NDVI. Kt hp nghiờn cu ngoi thc a, kim chng tỡm mó khúa v tham kho mt s cụng trỡnh khỏc thỡ s tng ng h s C LVHTA c tớnh nh trong bng 2. Kt qu phõn tớch H s thm ph (C ) t Bng 2. Phõn chia i tng thc vt v cỏc h s thm ph Loi i tng Ch s NDVI H s C Rng tỏi sinh, rng trng. > 0.4 0,008 Cõy cụng nghip lõu nm 0.3-0.4 0.08 Cõy cụng nghip mi trng (1-2 nm), cõy ngn ngy (mỡ, u phng, ngụ ) 0.2-0.3 0.5 t trng < 0.2 0.8 Nc, ao, h < 0 0 Bng H s C Din tớch (km 2 ) H s C Din tớch (km 2 ) 0 2.746,6 0,5 2.815,2 0,008 1.539,0 0,8 3.947,0 0,08 3.882,2 3.4 Thit lp bn h s xúi mũn t (K) Cu trỳc, thnh phn c gii v mựn ca t cng l nhng yu t quan trng nh hng n 6 ẹoọ phaỷn xaù quá trình xói mòn đất, đất có liên kết vững chắc thì quá trình xói mòn ít, ngược lại đất có cấu tạo bở rời thì quá trình xói mòn sẽ xảy ra nhanh hơn. Việc xác định hệ số K cho mỗi loại đất đòi hỏi phải có một quá trình quan sát lâu dài và thực nghiệm công phu. Kết quả nghiên cứu một số công trình trong và ngoài nước cho thấy K phụ thuộc nhiều vào thành phần độ hạt cát, sét, bột và chất hữu cơ chứa trong chúng. K được tính như sau: 100K = 2,1 M 1.14 (10 -4 )×(12 - a)+3,25(b-2)+2,5(c-3) (5) M= (% bột + cát mịn)×(100 - %sét) a: % chất hữu cơ; b: hệ số cấu trúc đất; c: tính thấm. Dựa vào công thức trên và biểu đồ xác định các nhân tố gây xói mòn đất ta tính được hệ số xói mòn đất trung bình KTB cho các loại đất như trong bảng 4. Bảng 4. Giá trị tính xói mòn của đất (hệ số K) cho các loại đất TT Tên đất Kí hiệu K TB theo toán đồ TT Tên đất Kí hiệu K TB theo toán đồ 1 Đất cát Cc 0,19 14 Đất phèn hoạt động Sj 0.43 2 Đất cát biển Cd 0.01 15 Đất phèn tiềm tàng lợ Sp 0.68 3 Đất đá bọt diển hình Rk 0,48 16 Đất phù sa P 0.67 4 Đất đỏ và xám nâu Nk 0,23 17 Đất phù sa chua Pc 0.41 5 Đất glây chua Glc 0,51 18 Đất phù sa có đốm rỉ Pr 0.25 6 Đất lầy Glu 0.38 19 Đất phù sa glây Pg 0.30 7 Đất mặn nhiều Mn 0.03 20 Đất xám có tầng loang lổ X4 0,25 8 Đất mặn sú vẹt Mm 0.04 21 Đất xám feralit Xf 0.23 9 Ñaát maën trung bình M 0.035 22 Đất xám glây Xg 0.57 10 Đất mùn alit trên núi A 0,15 23 Đất xám mùn trên núi Xh 0.19 11 Đất nâu đỏ Fd1 0.22 24 Đất xói mòn trơ sỏi đá E 0.78 12 Đất nâu thẫm trên núi Ru 0.56 25 Sông hồ Da 13 Đất nâu vàng Fx 0.65 26 Cồn cát đỏ C 0.34 Giá trị K đặc trưng khả năng xói mòn của đất, K của đất càng lớn thì khả năng xói mòn của đất ấy càng cao. Đất có K cao nhất (C=0,78) là đất xói mòn trơ sỏi đá, với các điều kiện chất hữu cơ thấp. Từ kết quả tính ta xây dựng được bản đồ hệ số xói mòn đất (K) cho vùng LVHTA. 3.5 Tính toán hệ số mưa Hệ số xói mòn do mưa (R Tại các nơi có giá trị R cao, khả năng diễn ra các quá trình xói mòn mạnh do Phương trình quan hệ: SS = 18,541*R – 113,07 Với r = 0,92 (6) Trong đó: - SS: khối lượng vật liệu trầm tích thoát khỏi lưu vực (tấn) - R: lượng mưa (mm) Dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các đại lượng của hình 3-3 cho thấy lượng mưa và cường độ mưa càng lớn thì xói mòn đất và dòng chảy mặt tăng lên, lượng vật liệu bị cuốn trôi càng lớn hơn. Hệ số tương quan giữa hai đại lượng này có ý nghĩa lớn trong việc tính toán lượng đất thoát khỏi lưu vực cho từng cơn mưa và tổng các cơn mưa trong năm. 7 3.5 Xây dựng bản đồ hiện trạng xói mòn LVHTA Bản đồ hiện trạng xói mòn thể hiện được mức độ xói mòn đất có thể đạt tối đa tại các vị trí khác nhau trên diện tích nghiên cứu. Dựa trên kiến thức về GIS và Viễn thám cùng với kinh nghiệm điều tra và nghiên cứu xói mòn tại một vài khu vực của lưu vực, chúng tôi đã tiến hành xây dựng mô hình số độ cao DEM của lưu vực, để từ đó đưa ra bản đồ hiện trạng xói mòn có kiểm chứng từ các mô hình nghiên cứu xói mòn chi tiết tại các tiểu lưu vực Bình Phước và Đồng Nai. Dựa vào chỉ tiêu phân tích đánh giá mức độ xói mòn, kết quả đánh giá hiện trạng độ xói mòn để từ đó xây dựng được bản đồ hiện trạng xói mòn của toàn LVHTA và tổng hợp kết quả phân loại xói mòn theo diện tích được thể hiện trong bảng 5. Bảng 5. Kết quả phân cấp cường độ xói mòn lưu vực hồ Trị An Cường độ xói mòn (tấn/ha/năm) Diện tích, km 2 Tỷ lệ % Mức độ xói mòn Vùng tích tụ hoặc không bị xói mòn 8.717,1 58,2 0-25 1.325,6 8,9 Yếu 25-50 613,6 4,2 Trung bình yếu 50-100 736 4,9 Trung bình khá 100-150 739,1 5,0 Mạnh 150-200 399,6 2,7 Rất mạnh >200 2.399 16,1 Nguy hiểm 3.6 Nhận xét chung Trong toàn lưu vực, vùng tích tụ hoặc không bị xói mòn chiếm đa phần diện tích (58,2%). Diện phân bố của cấp xói mòn này chủ yếu ở phần hạ lưu của lưu vực Bình Dương, Đồng Nai và phân bố tại các nơi có điều kiện bề mặt địa hình bằng phẳng bao gồm các đỉnh đồi, hoặc các đáy thung lũng các tiểu lưu vực như Bình Dương, Tây Bắc Đắc Nông. Xói mòn yếu (cấp 1, từ 0 ( 25tấn/ha/năm) chiếm 8,9%. Các khu vực này độ độ dốc nhỏ, địa hình tương đối bằng phẳng và phân bố ở các nơi thấp, thung lũng. Do đó, động năng dòng nước gây xói mòn cũng giảm đáng kể do ảnh hưởng của yếu tố địa hình này. Diện tích phân bố các dạng xói mòn từ trung bình yếu đến rất mạnh, từ cấp 2 đến cấp 5 (25- 200 tấn/ha/năm) chiếm diện tích thấp, khoảng 16,8% tổng diện tích lưu vực. Loại xói mòn này phân bố chủ yếu phần trung lưu của lưu vực, nơi có điều kiện địa hình tương đối thoải, độ dốc từ 5 đến 20 o , cùng với các điều kiện về lượng mưa tương đối lớn (>1500mm) và điều kiện thảm phủ thay đổi từ dạng rừng tái sinh, rừng trồng (cây công nghiệp ngắn ngày đến các loại cây công nghiệp dài ngày). Xói mòn 25- 50tấn/ha/năm (cấp 2) phân bố chủ yếu ở Đa Hoai (kéo dài từ Đông sang Tây), vùng giáp ranh giữa Đồng Phú (Bình Phước) và Tân Phú (Đồng Nai), Đắc Rlap. Xói mòn 100- 200t/ha/năm phân bố rải rác một số nơi của Vĩnh Cửu, Bù Đăng. Diện tích phân bố mức xói mòn nguy hiểm lớn (xói mòn cấp 6), chiếm 16,1% tổng diện tích lưu vực, phân bố chủ yếu phần thượng lưu của lưu vực. Loại xói mòn này phân bố chủ yếu ở các vùng Đa Hoai, Đức Linh (Bình Thuận); Di Linh, Đơn Dương, Đà Lạt (Lâm Đồng); Tân Phú (Đồng Nai); Bù Đăng (Bình Phước) và các phần thuộc Đắc Lắc. Mức xói mòn này chủ yếu xảy ra trên các khu vực có địa hình phân cắt sâu lớn, các vùng có độ dốc lớn (>20o) cùng với điều kiện lượng mưa khu vực lớn (>1.800mm). Đặc biệt, tại các khu vực điều kiện thảm phủ mất như một số khu vực đất trống đồi núi trọc ở Bù Đăng, của Bình Phước; Tân Phú (Đồng Nai); Đức Linh (Bình Thuận); Đức Trọng, Đơn Dương (Lâm Đồng). Nhìn chung, nếu xét từ phía Nam lên phía Bắc (thượng nguồn) thì ta thấy cường độ xói mòn tăng dần. Các vùng phía hạ lưu, địa hình 8 bằng phẳng và lượng mưa ít thì có mức xói mòn thấp, càng chuyển lên phía thượng nguồn, độ dốc tăng dần, độ cao địa hình nâng cao và lượng mưa lớn nên xói mòn tiềm năng càng tăng, và xói mòn cao nhất tại các vùng thượng lưu có địa hình dốc và điều kiện thảm phủ thấp. Kết quả tính toán độ xói mòn qua mô hình đã nêu cho thấy phù hợp với các điều kiện khảo sát thực tế của lưu vực. Các khu vực có mức độ xói mòn mạnh và nguy hiểm (>150 tấn/ha/năm) cần có các chính sách quản lý và khai thác tài nguyên đất thích hợp. Đặc biệt, đối với các khu vực đang phát triển nông nghiệp cần tiến hành các biện pháp kỹ thuật chống xói mòn và bảo vệ đất. Các khu vực có độ dốc lớn (>25 o ) nhất định phải duy trì rừng nguyên sinh (nếu có), hoặc nuôi trồng rừng và bảo vệ một cách nghiêm ngặt. Cần ngăn chặn việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp hoặc từ lâm nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản phổ biến hiện nay vì chúng là nguyên nhân thúc đẩy các quá trình xói mòn và thoái hoá môi trường đất ngày càng trầm trọng hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1] Huỳnh Tấn Đạt và Thái Lê Nguyên, 2004. Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng xói mòn và tác động của dioxin tới môi trường đất lưu vực hồ Trị An. Báo cáo chuyên đề của đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng hiện nay của chất độc hoá học đối với môi trường hồ Trị An - Đề xuất các giải pháp khắc phục”. [2] Lương Văn Thanh và cs., 2004. Đánh giá ảnh hưởng hiện nay của chất độc hoá học đối với môi trường hồ Trị An - Đề xuất các giải pháp khắc phục. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Nhà nước. Chương trình 33. Summary RESEARCH AND EVALUATION OF EROSION IN TRI AN CATCHMENT Dr. LUONG VAN THANH Southern Institute of Water Resources Research Tri An reservoir is the last water control works of the Dong Nai and La Nga river system with the catchment about 15,000 km 2 and the topography of alternate hills, mountains and plain. The annual rainfall in the catchment is about 2,000mm causing high erosion for slopy areas to affect the soil, water quality and security of the reservoirs in the catchment. Based on the satellite image and data set of soil characteristics, rainfall, and hydrology the author use the modellization procedure to compute erosion coefficients and build the zonning maps of slope, flow directions, geomorphology, plant covering, land erosion and rainfall. Using the GIS method to compute and build a status quo of land erosion of all Tri An catchment for the purposes of sustainable socio-economic development, reservoir security and environmental protection. 9 Người phản biện: PGS. TS. Nguyễn Quang Kim 10 . Bù Đăng. Diện tích phân bố mức xói mòn nguy hiểm lớn (xói mòn cấp 6), chiếm 16,1% tổng diện tích lưu vực, phân bố chủ yếu phần thượng lưu của lưu vực. Loại xói mòn này phân bố chủ yếu ở các. trạng xói mòn của toàn LVHTA và tổng hợp kết quả phân loại xói mòn theo diện tích được thể hiện trong bảng 5. Bảng 5. Kết quả phân cấp cường độ xói mòn lưu vực hồ Trị An Cường độ xói mòn (tấn/ha/năm). Nhận xét chung Trong toàn lưu vực, vùng tích tụ hoặc không bị xói mòn chiếm đa phần diện tích (58,2%). Diện phân bố của cấp xói mòn này chủ yếu ở phần hạ lưu của lưu vực Bình Dương, Đồng Nai