1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Kinh nghiệm học nói tiếng Anh

8 463 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 19,43 KB

Nội dung

Sự khác nhau trong văn nói giữa Tiếng Việt và Tiếng Anh. 1. Người Anh hay nói dài dòng, trong khi chúng ta thường nói ngắn gọn;2. Tiếng Anh là ngôn ngữ rất “gián tiếp”, trong khi Tiếng Việt lại trực tiếp;3. Người Anh thường sử dụng bộ lọc và ngôn ngữ dư thừa và bắt đầu bằng chi tiết (details), trái lại chúng ta thường bắt đâ từ thông tin chính (key information);4. Chúng ta thường tái chế từ ngữ (recycle vocabulary), trong khi người Anh thì không làm như vậy;5. Người Anh thích diễn tả ý tưởng theo mức độ hay cung bậc (speak in degrees), ngôn ngữ nói của chúng ta thường rỏ ràng (Black and white) và không cung bậc.

NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI TA KHÔNG DẠY Ở CÁC LỚP LUYỆN IELTS KỲ 2 Sự khác nhau trong văn nói giữa Tiếng Việt và Tiếng Anh 1. Người Anh hay nói dài dòng, trong khi chúng ta thường nói ngắn gọn Một trong những sự khác nhau giữa hai ngôn ngữ dễ dàng nhận thấy qua số lượng từ ngữ mà những người bản xứ của mổi nước sử dụng để diễn đạt ỳ tường của mình. Ví dụ: Trả lời cho câu hỏi: What is your favorite color? Chúng ta thường trả lời: My favorite color is red because … Người Anh thường trả lời: Well, to be honest, I don’t really have an actual favorite color but I guess that if I were buying clothes, then I’d usually go for something like blue or gray – you know, kind of dull color, nothing too bright. Trong văn nói, người Việt chúng ta rất tiết kiệm từ ngữ. Chúng ta có thể sử dụng ít từ ngữ, nhưng gởi đi đầy đủ thông điệp (message) của mình. Ngược lại, người Anh rất phung phí từ ngữ (waste words) trong lời nói của họ. Nhiều nhà ngôn ngữ học cho rằng: văn nói tiếng Anh thường chứa đến 50% ngôn ngữ dư thừa (Redundant language). Ngôn ngữ dư thừa là từ ngữ không chứa đựng thông điệp. Ngôn ngữ dư thừa trong câu trên là: Well, to be honest, I don’t really have an actual favorite color but I guess that if I were buying clothes, Vì vậy, khi thi IELTS Speaking, nếu Ban muốn được điểm cao, Bạn nhớ phung phí từ ngữ khi trả lời giám khảo nhé! 2. Tiếng Anh là ngôn ngữ rất “gián tiếp”, trong khi Tiếng Việt lại trực tiếp. Ví dụ 1: Bàn về món ăn Người Việt sẽ hỏi: Is the food delicious? (Thức ăn có ngon không?) Người Anh sẽ hỏi: What is the food like? (Thức ăn thì thế nào?) Chúng ta thấy rằng: Câu hỏi của Người Anh mở hơn (open*). Trong khi câu hỏi của chúng ta thì đóng (close*). Chú thích: Mở (open) ở đây có nghĩa là mở cửa cho cuộc nói chuyện và đóng (close) là kết thúc cuộc nói chuyện. Ví dụ 2: Khi trả lời câu: Can you have pork and beef? Chúng ta thường trả lời: Yes, I can. I have it a lot … Người Anh thường trả lời: I am not Islamic. Ví dụ 3: Khi trả lời câu hỏi: “How often do you go to the cinema?” Chúng ta thường trả lời: Maybe once a week. Người Anh thường trả lời: Well, to be honest, I think I would have to say that it really depends. Like for instance, if I have money, I will watch a movie in the cinema, two or three times a month. You know cinema tickets are pretty pricey in Vietnam. Whereas in contrast, if I am broke, then it’s more likely that I will watch movies at home on DVD; you probably know that DVDs are quite cheap here, especially compared to the price of a cinema ticket. 3. Người Anh thường sử dụng bộ lọc và ngôn ngữ dư thừa và bắt đầu bằng chi tiết (details), trái lại chúng ta thường bắt đâ từ thông tin chính (key information) Ví dụ: Khi trả lời câu hỏi: Tell me about your hometown (or city) Chúng ta thường trả lời: My Ho Chi Minh city is huge, may be the biggest city in the country. If you live there. It’s amazing. You can do anything you want. There are so many things to do. That’s why I love living there. (40 từ) Người Anh thườnmg trả lời: Well you know my hometown London is kind of like huge you know. I mean it’s actually enormous may be even the biggest city in Europe. So really if you like there, it’s sort of amazing really. You can do almost anything you want. Like you know there’s so many things to do, and I guess that’s why I love living there (60 từ). 4. Chúng ta thường tái chế từ ngữ (recycle vocabulary), trong khi người Anh thì không làm như vậy. Ví dụ: Khi trả lời câu hỏi: Do you like animals? Chúng ta thường trả lời: Yes, I like animals, especially tigers, bears, and elephants… Nhận xét: Việc lập lại (tái chế) từ “like” trong câu trả lời của mình sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến điểm số trong kỳ thi IELTS của mình vì hai lý do: Thứ nhất: Người bản xứ không nói như vậy (Khi trả lời bằng từ:”Yes” hoặc “No”, câu trả lời của chúng ta quá trực tiếp). Thứ hai: Giám khảo sẽ trừ điểm vì thí sinh copy chữ “Like”. Người bản xứ có học thức thường trả lời câu này như sau: Well in general I would say that I’m actually quite keen on animals, but in particular I would probably have to say that I’m really into domestic pets like dogs. I guess the reason why “I’m a fan of dogs is because I adore their loyalty and companionship. In addition to dogs I suppose I’m also pretty passionate about endangered species, especially dolphin and things like that and this is due to the fact that I feel some degree of responsibility towards wildlife protection. Nhận xét: Khi diễn tả từ “Thích” họ dùng: be keen on animals, be a fan of dogs, và đặc biêt câu trả lời này dài và chứa ngôn ngữ dư thừa (well in general I would say that/ but I would probably say that…) 5. Người Anh thích diễn tả ý tưởng theo mức độ hay cung bậc (speak in degrees), ngôn ngữ nói của chúng ta thường rỏ ràng (Black and white) và không cung bậc. Ví dụ: Do you like watching TV? Chúng ta thường trả lời: Yes, I like watching TV + reason … No, I don’t like watching TV + reason Người Anh có thể trả lời như sau: - I guess I am quite fond of watching TV … - To some extent I would say I like watching TV … - Well, I wouldn’t say I actually like watching TV … Do đó, việc đầu tiền phải làm để đạt được điểm cao, ngay từ hôm nay, Chúng ta hãy bắt đầu tập nói Tiếng Anh theo cách sau đây: (i) Trả lời dài (Câu trả lời phải dài). (ii) Tránh cách nói trực tiếp. (iii) Sử dụng ngôn ngữ dư thừa – phải phung phí từ ngữ. Tuy nhiên, phải biết cách, nếu không biết cách phung phí tầm bậy là “Đổ nợ” !!! (iv) Đừng tái chế từ ngữ (Lập lại từ đã được sử dụng) (v) Cố gắng diển đạt ỳ tưởng theo mức độ cung bật. Chúc các Em thành công (Còn tiếp) HOA IELTS NHỮNG ĐIỀU NÊN NHỚ KHI THI SPEAKING! Có 12 nguyên tắc giúp bạn tạo ấn tượng tốt với examiner trong phòng thi speaking đầy hồi hộp! đây là 12 nguyên tắc rất hữu hiệu mà có lẽ sau này ai cũng sẽ cần nên bạn nhớ share về wall để ghi nhớ sau này tiện lấy ra xem lại nhé 1. TRẢ LỜI ĐẦY ĐỦ Đừng đưa ra câu trả lời với chỉ một từ. Hãy cung cấp thêm thông tin. Ví dụ như khi được hỏi “Where are you from?”, thay vì chỉ nói tên của nơi đó, bạn nên nói một câu bao gồm có vị trí, khoảng cách bao xa và bao lâu để đến nơi bạn ở. Điều này thể hiện sự tự tin nói tiếng Anh của bạn. Tuy nhiên đừng nói dài quá nhá, nhỡ examiner lại nghĩ bạn hiểu lầm câu hỏi đấy! 2. NÓI RÕ RÀNG! ĐỪNG LO LẮNG VỀ GIỌNG CỦA MÌNH! Mỗi người có giọng điệu riêng khi nói tiếng Anh; vì vậy, điều quan trọng nhất là bạn hãy nói rõ ràng để examiner có thể dễ dàng hiểu bạn đang nói gì. Tập nói trước khi thi sẽ giúp bạn tránh khỏi những rắc rối về phát âm. Nhỡ có sai cũng đừng lo nhé, lập tức sửa chữa lại và tiếp tục nói tiếp. 3. SỬ DỤNG TỪ MIÊU TẢ Đừng sử dụng những từ quá quen thuộc và khá nhàm chán như “good, bad, nice, okay” mà thay vào đó những từ có thể truyền cảm xúc cho người nghe. Tập sử dụng những từ ở level cao hơn cho mỗi từ đơn giản như thay vì “happy” sao không dùng “thrilled”, hay “depressed” thay cho “sad”. 4. NÓI TO LÊN Đôi khi, có lẽ vì sợ, hồi hộp hay không chắc về từ vựng mà thí sinh nói hơi nhỏ, thậm chí lầm bầm. Vì vậy, thà nói to rõ những từ đơn giản và đúng vẫn tốt hơn là dùng những từ phức tạp mà examiner chả nghe được gì. 5. KHÔNG SỬ DỤNG TIẾNG LÓNG Bạn có 11 phút để thể hiện những gì tốt nhất, hay nhất , nội lực cao nhất mà bạn tích góp được trong nhiều nhiều năm học tiếng Anh. Thế nên, tốt nhất là hãy chọn cách thể hiện formal hơn là informal nhé! 6. GIỮ TỐC ĐỘ Đừng nói quá nhanh, cũng đừng quá chậm! 7. ĐỪNG CỐ NHỚ CÂU TRẢ LỜI VỚI NHỮNG CHỦ ĐỀ ĐÃ CHUẨN BỊ TRƯỚC Examiner có thừa kinh nghiệm để nhận ra bạn có đang nói chuyện một cách tự nhiên và tự phát hay không; và sẽ chuyển chủ đề ngay hoặc cho bạn điểm thấp. Chuẩn bị trước những chủ đề để luyện tập là điều cực kỳ TỐT nhưng khi thi thì đừng cố nhớ từng chữ như vậy nhé. 8. GIẢI THÍCH TÊN HOẶC TỪ Ở NGÔN NGỮ KHÁC Ví dụ, bạn được hỏi để nói về một lễ hội mà trong đó bạn sẽ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình; hãy nói rõ những từ đó và cho nghĩa hoặc giải thích bằng tiếng Anh ngay sau đó để examiner có thể theo kịp sự giải thích của bạn. 9. NẾU THẤY CẦN THIẾT, TRONG PHẦN 3 HÃY ĐẶT CÂU HỎI! Nếu bạn không thể đặt câu hỏi trong phần 1 và 2, thì đây chính là dịp cho bạn thể hiện những câu hỏi của mình nếu thấy cần thiết. 10. LUYỆN TẬP NÓI THEO THỜI GIAN NHẤT ĐỊNH Khi luyện nói, dùng một chiếc đồng hồ hỗ trợ để giúp bạn quen dần với khoảng thời gian 2 phút là bao lâu và trong khoảng thời gian đó thì có thể nói được những phần nào. 11. ĐỪNG ĐỔI CHỦ ĐỀ Đừng thay đổi chủ đề, vì examiner sẽ nghĩ là bạn không hiểu và sẽ cho bạn điểm thấp. 12 . TẬP THẢO LUẬN HẰNG NGÀY VỚI BẠN BÈ Thay phiên luyện tập hỏi nhau về những sự kiện, v.v. sẽ giúp phát triển khả năng nói của bạn về nhiều chủ đề khác nhau, đa dạng cấu trúc câu và từ vựng. IELTS SHARE #4: CÁC TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM PHẦN THI IELTS SPEAKING Cùng với Writing, phần thi IELTS Speaking là 1 trong 2 phần thi “chua và khó nhai” nhất! Để giúp các bạn chuẩn bị tốt cho phần thi này, thầy chia sẻ với các bạn các thông tin về phần thi IELTS Speaking. Biết cách đánh giá của giám khảo đối với phần thi IELTS Speaking sẽ giúp bạn có cách luyện hiệu quả và tránh được các sai sót để có thể đạ điểm số cao nhất. Mục đích của bài thi IELTS Speaking là nhằm đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh khẩu ngữ của thí sinh. Giám khảo sẽ chấm điểm căn cứ vào 4 tiêu chí sau: 1) Mức độ lưu loát và mạch lạc (Fluency and Coherence) Mức độ lưu loát gồm 3 yếu tố: - Tốc độ nói - Độ dài câu trả lời - Việc ngắt giọng hay tạm dừng đúng chỗ Độ mạch lạc là khả năng trả lời đúng trọng tâm câu hỏi và mở rộng và phát triển câu trả lời bằng việc thêm các ví dụ minh họa hay giải thích để làm rõ ý. Đặc biệt là các ý được liên kế bằng các từ hay cụm từ nối phù hợp, giúp người nghe dễ hiểu. Lưu ý, lưu loát không có nghĩa là quá nhanh hay quá dài, đây là quan niệm sai lầm! Bạn chỉ cần diễn dạt rõ ràng và trả lời trực tiếp vào nội dung câu hỏi, không nên nói “vòng vo Tam Quốc”, đây là lỗi rất hay thường gặp do văn hóa của người châu Á! 2) Nguồn từ vựng (Lexical Resource) Tiêu chí này liên quan tới việc bạn sử dụng vốn từ vựng phong phú và chính xác khi trình bày các chủ đề khác nhau. Ngoài ra, nếu bạn có khả năng giải thích được 1 khái niệm mà bạn không biết từ hay cụm từ chính xác bằng tiếng Anh cũng được giám khảo đánh giá cao theo tiêu chí này. Lỗi mà thí sinh thường phạm phải là dùng từ tiếng Anh không chuẩn và chính xác do ảnh hưởng của thói quen dịch từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh. Đây là lỗi gặp nhiều nhất trong kỹ năng Speaking! Các điểm cần lưu ý: - Tránh dùng các từ hay cụm từ quá quen thuộc hay quá bình thường, ví dụ: I like, I think, beautiful, delicious … - Đối với tính từ, hãy cố gắng học thuộc các cặp và sử dụng theo cặp để tạo nhịp điệu khi nói, ví dụ: tasty and yummy; considerate and thoughtful… - Nên dùng cụm từ thay cho các tính từ hay động từ mà bạn cảm thấy khó phát âm lưu loát, ví dụ: “fit in with” thay cho “adapt to”… - Có thể dùng các tính từ tận cùng là “-y” khi mô tả con người, sự vật, hay sự việc trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ: “handy” thay cho “convenient”; “wordy” thay cho “talkative”… 3) Sử dụng cấu trúc câu đa dạng và chính xác (Grammartical Range and Accuracy) Tiêu chí này đánh giá các cấu trúc câu mà bạn dùng khi trả lời câu hỏi của giám khảo. Cụ thể là các bạn không nên dùng toàn câu đơn mà nên sử dụng càng nhiều câu nhiều mệnh đề hay câu phức càng tốt. Đặc biệt, các bạn phải tránh phạm các lỗi về thì (tense) và các lỗi ngữ pháp (grammar) cơ bản. 4) Cách phát âm (Pronunciation) Bạn phát âm giọng Anh (British English), Mỹ (American English) hay Úc (Australian English) đều được cả, miễn sao không phải Vietnamese English là được! Bài thi IELTS Speaking không đòi hỏi thí sinh phải phát âm như người bản ngữ nhưng cần phát âm chuẩn, rõ ràng và dễ hiểu. Tiêu chí này bao gồm - Phát âm các nguyên âm (vowel) và phụ âm (consonant) của từ 1 cách chính xác - Nhấn đúng trọng ấm (stress) - Có ngữ điệu (intonation), có nghĩa là không nói giọng đều đều mà có ngữ điệu, nhịp điệu lên xuống phù hợp - Không nói quá nhanh hoặc quá chậm và lưu ý phải ngắt giọng đúng chỗ. Để đáp ứng các tiêu chí phần Pronunciation, các bạn phải luyện cách phát âm chuẩn. Đây cũng là bước đầu tiên thầy hướng dẫn cho sinh viên hay học viên của mình khi luyện kỹ năng Speaking. Không phát âm chuẩn, xem như quá trình giao tiếp với người bản ngữ thất bại! Vì sao? Đơn giản là vì khi bạn phát âm không chuẩn thì họ sẽ không hiểu bạn đang nói gì, và ngược lại, người bản ngữ phát âm chuẩn nhưng các bạn lại nghe không ra họ đang nói gì! . KHÔNG DẠY Ở CÁC LỚP LUYỆN IELTS KỲ 2 Sự khác nhau trong văn nói giữa Tiếng Việt và Tiếng Anh 1. Người Anh hay nói dài dòng, trong khi chúng ta thường nói ngắn gọn Một trong những sự khác nhau. điệp (message) của mình. Ngược lại, người Anh rất phung phí từ ngữ (waste words) trong lời nói của họ. Nhiều nhà ngôn ngữ học cho rằng: văn nói tiếng Anh thường chứa đến 50% ngôn ngữ dư thừa. nhé! 2. Tiếng Anh là ngôn ngữ rất “gián tiếp”, trong khi Tiếng Việt lại trực tiếp. Ví dụ 1: Bàn về món ăn Người Việt sẽ hỏi: Is the food delicious? (Thức ăn có ngon không?) Người Anh sẽ hỏi: What

Ngày đăng: 27/08/2014, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w