quá trình hình thành opec

6 758 5
quá trình hình thành opec

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bản quyền tài liệu thuộc về diễn đàn http://sinhviennganhang.com I. Quá trình hình thành OPEC: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa tiếng Anh viết tắt là OPEC (viết tắt của "Organisation of Petroleum Exporting Countries"). Các nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu lửa thế giới và nắm giữ khoảng ¾ trữ lượng dầu thế giới. 1. Đôi nét về OPEC Vào cuối thập niên 50, việc khai thác dầu mỏ trên thế giới do những công ty lớn đảm nhiệm, giá dầu và sản lượng khai thác do từng công ty kiểm soát đã dẫn đến tình trạng dầu liên tục bị mất giá do các công ty đua nhau bán phá giá. Trước tình hình đó, các nước xuất khẩu dầu trên thế giới nhận thấy cần có một tổ chức chung để điều hành và thống nhất giá và sản lượng khai thác dầu trên thế giới, bảo vệ lợi ích của từng quốc gia. Họ đã ngồi lại cùng bàn và ngày 14.09.1960, tổ chức OPEC ra đời. Trong số các nước thành viên, có hai nước gia nhập sau, nhưng sau đó lại rút khỏi OPEC là: Ecuador (gia nhập năm 1973, rút khỏi năm 1992), Gabon (gia nhập 1975, rút khỏi: 1995). OPEC có văn phòng đặt tại Vienna và được điều hành bằng những nghị quyết được thông qua tại các kỳ họp diễn ra ít nhất là 2 lần trong 1 năm. OPEC bắt đầu đánh dấu tầm quan trọng của mình vào kỳ họp lần thứ 35 tại Vienna tháng 9 và 10.1973 bằng việc tăng giá dầu lên 70%. Các nước OPEC vùng Trung Đông lúc đó dùng giá dầu như một vũ khí chống lại các nước phương Tây ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh chống lại các nước Arab láng giềng. Ngay sau đó, vào tháng 12, dầu đã tăng giá lên 130%, đồng thời, OPEC cũng đã ban hành lệnh cấm vận đối với các tàu chở dầu đến Hà Lan và Mỹ. Bản quyền tài liệu thuộc về diễn đàn http://sinhviennganhang.com Những lần tăng giá dầu sau đó lại tiếp diễn vào các năm 1975, 1977, 1979 và đặc biệt là vào năm 1980 với sự tăng giá đột biến từ 3 USD lên 30 USD/thùng. Trước cơn sốt giá dầu này, các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, bắt đầu áp dụng các biện pháp nhằm tiết kiệm năng lượng, tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế dầu mỏ, chủ yếu là than đá, tiến hành thăm dò và khai thác dầu ngay trên lãnh thổ của họ và các quốc gia ngoài OPEC như Nga và Mexico. Phản ứng của phương Tây đã buộc các nước OPEC phải hạ giá dầu và cắt giảm sản lượng khai thác vào năm 1982. Những mâu thuẫn trong nội bộ các nước OPEC về thái độ của mỗi nước đối với cuộc chiến tranh Iran - Iraq cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho giá dầu và sản lượng khai thác đều sụt giảm. Sự phát triển của từng thành viên OPEC cũng không đồng đều, các nước vùng Vịnh như Kuwait, Qatar, Saudi Arabia, và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất có trữ lượng và sản lượng khai thác cao hơn, tạo nên sự thịnh vượng cho đất nước và cũng luôn biết dùng giá dầu như một công cụ chính trị quan trọng chi phối thế giới, nhất là các nước phương Tây. Nhưng không phải lúc nào, những nghị quyết của OPEC đưa ra cũng được các nước thành viên tuân thủ nghiêm ngặt. Tuy vậy, mọi động thái của OPEC đều có thể gây ảnh hưởng lớn đến giá dầu thế giới trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là trong những biến động về giá dầu hai năm trở lại đây. 2. Mục tiêu Mục tiêu chính thức được ghi vào hiệp định thành lập của OPEC là ổn định thị trường dầu thô, bao gồm các chính sách khai thác dầu, ổn định giá dầu thế giới và ủng hộ về mặt chính trị cho các thành viên khi bị các biện pháp cưỡng chế vì các quyết định của OPEC. Nhưng thật ra nhiều biện pháp được đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia, thí dụ như trong các cơn khủng hoảng dầu, OPEC chẳng những đã không tìm cách hạ giá dầu mà lại duy trì chính sách cao giá trong thời gian dài. Mục tiêu của OPEC thật ra là một chính sách dầu chung nhằm để giữ giá. OPEC dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khan hiếm hoặc dư dầu giả tạo nhằm thông qua đó có thể tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định. Có thể coi OPEC như là một liên minh độc quyền (cartel) luôn tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợi nhất co các thành viên. II. Thành viên Bản quyền tài liệu thuộc về diễn đàn http://sinhviennganhang.com Hiện nay tổ chức này có 11 nước thành viên được liệt kê dưới đây với ngày tháng gia nhập. Châu Phi • Algeria (tháng 7 năm 1969) • Libya (tháng 12 năm 1962) • Nigeria (tháng 7 năm 1971) • Egypt Các nước thành viên OPEC Thành viên hiện tại Cựu thành viên Trung Đông • Iran (tháng 9 năm 1960) • Iraq (tháng 9 năm 1960) • Kuwait (tháng 9 năm 1960) • Quata (tháng 12 năm 1961) • Saudi Arabia (tháng 9 năm 1960) • Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (tháng 11 năm 1967) Nam Mỹ • Venezuela (tháng 9 năm 1960) Đông Nam Á Bản quyền tài liệu thuộc về diễn đàn http://sinhviennganhang.com • Indonesia (tháng 12 năm 1962. Đang được xem xét lại do Indonesia không còn là nước xuất khẩu dầu thực nữa.) Cựu thành viên • Gabon (Thành viên chính thức từ 1975 đến 1995) • Ecuador (Thành viên chính thức từ 1973 đến 1993) III. Các biện pháp của OPEC theo thứ tự thời gian • 14 tháng 9 năm 1960: thành lập tổ chức theo đề xuất của Venezuela tại Baghdad. • 1965: Dời trụ sở về Wien. Các thành viên thống nhất một chính sách khai thác chung để bảo vệ giá. • 1970: Nâng giá dầu lên 30%, nâng thuế tối thiểu áp dụng cho các công ty khai thác dầu lên 55% của lợi nhuận. • 1971: Nâng giá dầu sau khi thương lượng với các tập đoàn khai thác. Tiến tới đạt tỷ lệ quốc gia hóa 50% các tập đoàn. • 1973: Tăng giá dầu tăng từ 2,89 USD một thùng lên 11,65 USD. Thời gian này được gọi là cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, OPEC khai thác 55% lượng dầu của thế giới. • 1974 đến 1978: tăng giá dầu 5-10% hầu như mỗi nửa năm một lần để chống lại việc USD bị lạm phát. • 1979: Khủng hoảng dầu lần thứ hai. Sau cuộc cách mạng Hồi giáo giá dầu từ 15,5 USD một thùng được nâng lên 24 USD. Libya, Algérie và Iraq thậm chí đòi đến 30 USD cho một thùng. • 1980: Đỉnh điểm chính sách cao giá của OPEC. Lybia đòi 41 USD, Ả Rập Sauđi 32 USD và các nước thành viên còn lại 36 USD cho một thùng dầu. • 1981: Lượng tiêu thụ dầu giảm do các nước công nghiệp lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế và bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, do giá dầu cao, nhiều nước trên thế giới đầu tư vào các nguồn năng lượng khác. Lượng tiêu thụ dầu thế giới giảm 11% trong thời gian từ 1979 đến 1983, thị phần dầu của OPEC trên thị trường thế giới giảm xuống còn 40%. • 1982: Quyết định giảm lượng sản xuất tuy được thông qua nhưng lại không được các thành viên giữ đúng. Thị phần của OPEC giảm xuống còn 33% và vào năm 1985 còn 30% trên tổng số lượng khai thác dầu trên thế giới. Lượng khai thác dầu giảm xuống đến mức thấp kỷ lục là 17,34 triệu thùng một ngày. Bản quyền tài liệu thuộc về diễn đàn http://sinhviennganhang.com • 1983: Giảm giá dầu từ 34 USD xuống 29 USD một thùng. Giảm hạn ngạch khai thác từ 18,5 triệu xuống 16 triệu thùng một ngày. • 1986: Giá dầu rơi xuống đến dưới 10 USD một thùng do sản xuất thừa và do một số nước trong OPEC giảm giá dầu. • 1990: Giá dầu được nâng lên trong tầm từ 18 đến 21 USD một thùng. Nhờ vào chiến tranh vùng Vịnh giá dầu đạt đến mức đề ra. • 2000: Giá dầu đã dao động mạnh, vượt qua cả hai mức thấp và cao nhất trong lịch sử. Nếu trong quý I, chỉ với 9 USD người ta cũng có thể mua được một thùng dầu thì trong quý IV giá đã vượt trên 37 USD một thùng. Các thành viên của OPEC đồng ý giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng. • Tháng Giêng 2005: OPEC quyết định giữ nguyên lượng khai thác 27 triệu thùng. Các thành viên đã nhất trí "tạm ngưng" không giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng IV. Vai trò của OPEC: 11 thành viên của tổ chức dầu lửa này cung cấp khoảng 2 phần 5 sản lượng dầu lửa của thế giới. Nếu họ giảm sản xuất, giá cả sẽ leo thang và điều đó có nguy cơ làm hại đến sự phục hồi kinh tế. Cho nên OPEC trả lời rất đơn giản: chúng tôi tìm cách ổn định giá cả chứ không làm tăng giá. Thông thường cầu trên thế giới mạnh hơn vào mùa Đông (ở Bắc bán cầu) khi nhiều nước cần nhiều dầu hơn để sưởi ấm. Trong chừng mực cầu yếu đi vào mùa Xuân, OPEC nói họ sẽ dần dần giảm sản xuất để giá hạ đi. Dù sao chăng nữa, lợi ích của chúng ta đòi hỏi giá cả phải ổn định ở mức hợp lý, chứ không nên lúc tụt đột ngột lúc tăng vọt có tính chất phá hoại. Có hai vấn đề cơ bản cần xem xét: Thứ nhất, thứ của trời ban cho là dầu lửa tập trung ở một khu vực kém ổn định nhất trên hành tinh, đó là Trung Đông. Hiện tại, các nhà cung cấp dầu lửa vùng vịnh Persic như Saudi Arabia, Kuweit, Iran, Iraq chiếm khoảng 25% sản lượng thế giới và gần 2 phần 3 trữ lượng thế giới (tới 1.200 tỷ thùng). Trước mắt, thế giới thực sự phụ thuộc vào dầu lửa Trung Đông. Vấn đề thứ hai, nguồn dầu lửa sẽ có ngày cạn kiệt. Hiện nay, thế giới tiêu thụ khoảng 80 triệu thùng mỗi ngày. Cơ quan Năng lượng quốc tế (AIE) dự tính đến năm 2030 mức cầu sẽ đạt tới 120 triệu thùng/ngày. Từ nay đến lúc đó, cần tìm ra nhiều nguồn dầu lửa mới. Nhưng giá cả thấp không góp phần giải quyết được hai vấn đề trên. Giá dầu càng rẻ càng được tiêu dùng nhiều, và sẽ càng đẩy chúng ta lâm vào tai hoạ thiếu dầu. Giá thấp còn không khuyến khích việc thăm dò nguồn dầu ngoài Trung Đông, như ở Siberia hay ngoài khơi Brazil, do rất tốn kém khi thăm dò Bản quyền tài liệu thuộc về diễn đàn http://sinhviennganhang.com khai thác. Cho nên, giá cả thấp chỉ là tạm thời. Cầu được buông lỏng cuối cùng sẽ vượt cung và giá cả sẽ lại tăng cao. Nhiệm vụ của OPEC là tìm cách tránh mọi chao đảo. Khi giá hạ quá thấp, chính phủ các nước sản xuất dầu lửa mất đi nguồn thu nhập lớn nhất, khiến chính trị cũng mất ổn định chưa nói đến có thể đe doạ tới sự tồn tại của họ. Một khi OPEC không làm cho giá tăng quá cao – và không bóp nghẹt sự tăng trưởng kinh tế chung - người sản xuất cũng như người tiêu dùng đều chia sẻ lợi ích như nhau. Nhưng ngưỡng giá nào là hợp lý thì khó nói. Hiện nay ngưỡng của OPEC đề ra từ 22 đến 28 USD/thùng có thể chấp nhận. Vấn đề ở chỗ liệu OPEC có kiểm soát được giá cả hay không? Cho đến gần đây câu trả lời có vẻ bị buông lỏng. Các nước thành viên của tổ chức này gian lận trong chuyện quota sản xuất. Khi giá cả xuống dốc như sau cuộc khủng hoảng của châu Á năm 1998 làm cho một thùng dầu giá chỉ còn dưới 10 USD, tình hình tỏ ra bị thương tổn nặng. Cho đến nay, đã thấy rõ tổ chức OPEC chỉ có hiệu quả tương đối và người ta cũng dễ lên giọng chê bai nó. Nhưng hiện cũng chưa có một chính khách ở phương Tây nào dám thách thức công luận chịu khẳng định rằng chúng ta cần phải hợp tác với tổ chức này. Sự im lặng của họ trên thực tế cũng là một vần đề . I. Quá trình hình thành OPEC: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa tiếng Anh viết tắt là OPEC (viết tắt của "Organisation of Petroleum Exporting Countries"). Các nước thành viên OPEC. khẩu dầu thực nữa.) Cựu thành viên • Gabon (Thành viên chính thức từ 1975 đến 1995) • Ecuador (Thành viên chính thức từ 1973 đến 1993) III. Các biện pháp của OPEC theo thứ tự thời gian. 37 USD một thùng. Các thành viên của OPEC đồng ý giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng. • Tháng Giêng 2005: OPEC quyết định giữ nguyên lượng khai thác 27 triệu thùng. Các thành viên đã nhất trí

Ngày đăng: 24/08/2014, 02:53

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan