CHẾ ĐỘ THAI SẢN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ KHI SINH CON I. KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN Khái niệm: Theo quy định của Pháp Luật về BHXH, có thể hiểu chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm các quy định của Nhà Nước nhằm bảo hiểm thu nhập, đảm bảo sức khỏe cho lao động nữ nói riêng khi mang thai, sinh con và cho người lao động nói chung khi nuôi con nuôi sơ sinh, khi thực hiện các biện pháp tránh thai. Đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng chế độ thai sản bao gồm 1 : - Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; - Cán bộ, công chức, viên chức; - Công nhân quốc phòng, công nhân công an; - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân; Các trường hợp được hưởng: Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc các trường hợp sau 2 : - Lao động nữ mang thai; - Lao động nữ sinh con; - Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi; - Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản; Tuy nhiên, trong bài thuyết trình này, chúng tôi chỉ tập trung vào chế độ thai sản đối với lao động nữ khi sinh con. Đây cũng là nội dung chính của bài thuyết trình, sẽ được trình bày cụ thể tại phần II. II. CHẾ ĐỘ THAI SẢN ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ KHI SINH CON 1. Đối tượng áp dụng và điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với LĐ nữ khi sinh con. 1.1 Đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi sinh con cũng tương tự như đối tượng áp dụng chế độ thai sản đã được trình bày phần I. 3 1.2 Điều kiện hưởng Điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi sinh con bao gồm: - Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc 4 - Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con 5 + Trường hợp sinh con trước ngày 15 của tháng thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Ví dụ: chị N sinh con ngày 12/11/2009 khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 11/2008 đến 10/2009. Nếu trong khoảng thời gian này chị N đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên thì chị N được hưởng chế độ thai sản theo quy định. 1 Luật BHXH Điều 27 2 Luật BHXH Điều 28 3 Luật BHXH Điều 27, Điều 2 Khoản 1 điểm a, b, c, d. 4 Luật BHXH Điều 27, Điều 4 Khoản 1 5 Quy định trong Luật BHXH Đ28 K2, NĐ152/2006/NĐ-CP Điều 14 Khoản 1, được hướng dẫn cụ thể ở TT 03/2007/TT-BLĐTBXH tại mục II khoản 1 1 + Trường hợp sinh con từ ngày 15 của tháng thì tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Ví dụ: Chị X sinh con vào ngày 25/8/2007. Khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ 9/2006 đến 8/2007. Nếu trong khoảng thời gian này chị X đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên thì chị X được hưởng chế độ thai sản theo quy định. Việc quy định điều kiện thời gian tham gia đóng BHXH cho trường hợp này là quy định tiến bộ. Quy định này đã không những chú trọng đến việc trợ giúp cho lao động nữ khi nghỉ việc thực hiện thiên chức làm mẹ mà còn chú trọng đến sự bảo toàn và phát triển về tài chính của quỹ BHXH. Là một chế độ trợ cấp BHXH, trợ cấp thai sản vẫn phải đảm bảo nguyên tắc trên cơ sở đóng góp của chính người lao động. Về thủ tục, để được hưởng chế độ thai sản khi sinh con, người lao động phải có sổ bảo hiểm xã hội, bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con hoặc bản sao giấy chứng tử trong trường hợp sau khi sinh con mà con chết hoặc mẹ chết. 6 Việc quy định đầy đủ, chặt chẽ các thủ tục này vừa tạo cơ sở pháp lý cho lao động nữ khi sinh con được hưởng trợ cấp kịp thời, đúng quy định, vừa nâng cao trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm trong việc chi trả cũng như quản lý quỹ. 2. Thời gian nghỉ sinh con Người phụ nữ đến ngày sinh rất cần sự nghỉ ngơi để chuẩn bị cho việc sinh đẻ cũng như để chuẩn bị cho đứa con ra đời. Sau khi sinh càng nhất thiết phải được nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe và chăm sóc con sơ sinh. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ và con, đảm bảo chức năng làm mẹ an toàn; cùng với Tổ chức y tế thế giới, các công ước của ILO cũng như pháp luật nước ta đã quy định thời gian nghỉ sinh con bao gồm thời gian nghỉ trước và sau khi sinh. Thời gian nghỉ việc trước và sau khi sinh con được dựa trên cơ sở tính toán một cách khoa học lượng thời gian cần và đủ để người phụ nữ ổn định nhịp sinh học của cơ thể, đồng thời đủ để đứa trẻ phát triển, tách được mẹ; dựa vào điền kiện lao động và môi trường sống của người lao động cũng như vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Lao động nữ khi sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau 7 : - 4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường. - 5 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ 3 ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân. - 6 tháng, đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật. - Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày. Các quy định của pháp luật đã phân chia các mức nghỉ khác nhau, trong đó chủ yếu là 4 tháng, còn mức nghỉ 5 tháng áp dụng đối với những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc môi trường sống có ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ và trẻ sơ sinh. Đối với lao động nữ người tàn tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên cần được nghỉ ngơi nhiều hơn mới phục hồi được sức khỏe và chăm sóc tốt cho con sơ sinh nên được nghỉ thời gian dài nhất là mức 6 tháng. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con; nếu con từ 60 ngày trở lên bị chết thì được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết nhưng không vượt quá thời gian nghỉ sinh con theo quy định chung là 4, 5, 6 tháng và không tính vào thời gian nghỉ việc riêng hằng năm theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con, thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. 6 Luật BHXH Điều 113 khoản 1, 2 7 LBHXH Điều 31, NĐ 152/2006/NĐ-CP Điều 15 2 Đây là quy định mới trong luật bảo hiểm xã hội, đã rất phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam, đảm bảo cho trẻ sơ sinh được hưởng quyền chăm sóc, nuôi dưỡng kể cả trong trường hợp người mẹ gặp rủi ro. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ sinh con tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần. Hết thời hạn nghỉ việc sinh con theo quy định của pháp luật, nếu có nhu cầu thì người mẹ có thể nghỉ thêm với điều kiện người sử dụng lao động đồng ý nhưng không được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội. Theo quy định Điều 36 Luật bảo hiểm xã hội 2006 về trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý, nếu đã nghỉ được từ đủ 60 ngày trở lên tính từ khi sinh con và phải có xác nhận của sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe. trong trường hợp này, người lao động nữ ngoài tiền lương vẫn được hưởng trợ cấp thai sản cho đến hết thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật. Như vậy, thời gian nghỉ sinh con không chỉ phụ thuộc vào điều kiện lao động, môi trường sống mà còn phụ thuộc vào tình trạng thể chất và số con một lần sinh; con còn sống hay con đã chết và đặc biệt, để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, pháp luật còn quy định thời gian gnhir theo thoả thuận. những quy định mở rộng đó đã đáp ứng được thực tế đời sống cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nữ vừa đảm bảo sức khỏe đồng thời vẫn đảm bảo được việc làm, thu nhập cũng như các cơ hội khác. 3. Hình thức và mức bảo hiểm thai sản Trong thời gian nghỉ việc khi sinh con, lao động nữ được hưởng tiền trợ cấp từ cơ quan bảo hiểm xã hội thay vào phần thu nhập bị mất do không có lương. Trợ cấp thai sản có 2 hình thức: trợ cấp thay lương và trợ cấp 1 lần. 3.1 Trợ cấp thay lương: Khái niệm: Trợ cấp thay lương là khoản tiền do cơ quan BHXH trả cho lao động nữ trong thời gian nghỉ sinh con Mục đích: giữ cân bằng về thu nhập, giúp lao động nữ nhanh chóng phục hồi sức khỏe và ổn định tâm sinh lý. Mức trợ cấp: - Việc trợ cấp cho lao động nữ khi sinh đã được trình bày trong các văn bản pháp luật trước đây. Tuy nhiên, trong sắc lệnh số 29-SL (1947), sắc lệnh số 76-SL và số 77-SL (1950) không gọi là trợ cấp mà gọi là lương được trả từ ngân sách nhà nước bởi thời kỳ này chưa lập quỹ BHXH. Mức hưởng trong các văn bản này cũng được quy định khác nhau: + Trong SL số 29-SL: mức hưởng là ½ tiền lương và phụ cấp + Trong SL số 27-SL: mức hưởng là cả lương và phụ cấp - Theo LBHXH (có hiệu lực từ ngày 01/01/2007) thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng dồn. 8 M thay lương = M bqtl x số tháng nghỉ sinh con - Đối chiếu với pháp luật của các nước trên thế giới, đa số các nước cũng quy định mức trợ cấp bằng 100% tiền lương. Tuy nhiên vẫn có 1 số nước quy định mức trợ cấp thai sản thấp hơn tiền lương. Chẳng hạn ở Pháp quy định mức trợ cấp bằng 90% tiền lương. 3.2 Trợ cấp một lần Khái niệm: Trợ cấp một lần là khoản tiền do cơ quan BHXH trả một lần cùng với trợ cấp thay lương cho người lao động nữ khi sinh con. Mục đích: nhằm giúp người lao động đủ điều kiện vật chất để nuôi con và bảo đảm tăng cường sức khỏe của người mẹ sau khi sinh con. Vì khi sinh con các chi phí về vật chất tăng lên đột 8 LBHXH Điều 35 K1, hướng dẫn chi tiết tại TT03/2007/TT-BLĐTBXH mục II khoản 4 3 xuất do người lao động cần phải sắm sửa những vật dụng cần thiết cho việc nuôi con nhỏ và cẩn một chế độ ăn uống bồi dưỡng ở một mức độ cao hơn bình thường. Quy định này góp phần bảo đảm sức khỏe cho người mẹ, đồng thời thể hiện sự quan tâm chăm sóc của Nhà nước, xã hội cho thế hệ lao động tương lai. Mức hưởng: - Trước đây trong Điều lệ tạm thời về chế độ BHXH (năm 1961) có quy định: lao động sinh con được hưởng tiền trợ cấp con (nếu có), tiền sắm tã lót (số tiền sẽ gấp đôi, gấp ba nếu sinh đôi, sinh ba), trợ cấp bị mất sữa, trợ cấp bị thiếu sữa cho đối tượng sinh đôi, sinh ba. - Hiện nay trợ cấp một lần được quy định đồng loạt cho mọi lao động nữ khi sinh con, mức hưởng là bằng hai tháng tiền lương tối thiểu chung cho mỗi con 9 : M 1 lần = 2 x M lttc Theo đó, với mức lương tối thiểu chung là 830.000 VNĐ 10 thì mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh cho mỗi con là 1.660.000VNĐ. Việc quy định mức hưởng trợ cấp dựa vào mức lương tối thiểu chung là rất hợp lí vì mức lương tối thiểu chung được Nhà nước ta điều chỉnh theo từng giai đoạn phát triển của xã hội, theo đó mức trợ cấp này cũng được thay đổi theo. Không như một số nước ấn định một con số trợ cấp cụ thể vì vậy đôi khi làm cho mức trợ cấp không phù hợp với sự phát triển của xã hội. Chẳng hạn, Thái Lan trợ cấp một lần là 4000 bạt, Nhật Bản là 300.000 yên. 3.3 Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe Ngoài 2 chế định trợ cấp thai sản ở trên, những lao động nữ chưa phục hồi sức khỏe sau khi sinh con thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. 11 Thời gian nghỉ từ 5 đến 10 ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho mỗi lao động nữ do người sử dụng lao động và BCH công đoàn cơ sở hoặc BCH công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau: - Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên - Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật; - Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở. 4. Ý nghĩa của chế độ thai sản đối với lao động nữ khi sinh con Quá trình mang thai, sinh con và nuôi con sơ sinh đã làm giảm thu nhập, sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến cơ hội làm việc sau khi sinh con của lao động nữ. Việc đưa ra những quy định của pháp luật về chế độ thai sản là nhằm bảo vệ và bù đắp thiệt thòi của lao động nữ trong khi thực hiện thiên chức làm mẹ. Về mặt sinh học, người phụ nữ gần đến kỳ sinh nở rất cần được nghỉ ngơi để chuẩn bị cho đứa con chào đời và đặc biệt sau khi sinh việc nghỉ ngơi là rất cần thiết nhằm phục hồi sức khỏe cho người mẹ và chăm sóc cho trẻ sơ sinh. Trên cơ sở đó, pháp luật đã quy định thời gian nghỉ ngơi của người phụ nữ sau khi sinh là 4-6 tháng (tùy từng đối tượng) và những chế độ phụ cấp về tiền lương giúp bù đắp một phần chi phí tăng thêm trong quá trình sinh con, nuôi con, giúp người lao động cân bằng về mặt thu nhập, bình ổn về mặt vật chất. Thời gian nghỉ và mức trợ cấp như trên đã thể hiện rõ rệt sự ưu đãi của nhà nước và sự quan tâm của xã hội đối với lao động nữ khi thực hiện chức năng làm mẹ. Đồng thời làm nổi bật nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người lao động một cách tuyệt đối, thể hiện được sự hài hòa trong chính sách phát triển kinh tế và chính sách xã hội. 9 LBHXH Điều 34 10 NĐ 22/2011/NĐ-CP Điều 1 11 LBHXH Điều 17, được hướng dẫn cụ thể tại NĐ152/2006/NĐ-CP Đ17 4 III. NHỮNG BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN TRONG CHẾ ĐỘ THAI SẢN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ KHI SINH CON 1. Những bất cập trong chế độ thai sản áp dụng đối với lao động nữ khi sinh con Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản khi sinh con tối thiểu là 4 tháng như hiện nay là chưa hợp lý. Vì không đáp ứng những nhu cầu tối thiểu để giúp phục hồi sức khỏe cho người mẹ và đảm bảo cho trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau khi sinh. Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) việc cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu là rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sau này. Tuy nhiên với quy định về thời gian nghỉ khi sinh tổi thiểu chỉ có 4 tháng, chúng ta đã gián tiếp tước đi quyền được bú sữa mẹ của trẻ khi buộc các bà mẹ phải lựa chọn giữa việc quay trở lại làm việc hay tiếp tục ở nhà chăm con. Một nghịch lý nữa là, theo quy định, người mẹ chỉ được nghỉ 4 tháng, trong khi đó hệ thống nhà trẻ chính quy chỉ nhận trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên. Vì vậy, rất nhiều gia đình cán bộ công nhân nghèo phải chấp nhận gửi con ở nhà trẻ tư nhân với mức phí cao, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng. Hơn nữa theo đại diện Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, việc kéo dài tời gian nghỉ sẽ giúp cho bà mẹ phục hồi sức khỏe sau ca sinh nở, đồng thời đây cũng là thời điểm nghỉ ngơi cần thiết để lao động nữ tái tạo đầy đủ sức lao động sau sinh. Chế độ nghỉ thai sản khi sinh chỉ áp dụng đối với lao động nữ mà không áp dụng đối với lao động nam. Như vậy khi thực hiện chức năng sinh sản thì gánh nặng đặt hoàn toàn lên vai người phụ nữ mà không được sự chia sẻ của người chồng, trong khi họ đang bi suy giảm phần lớn sức khỏe sau khi sinh. Quy định như vậy là không hợp lý và phần nào tạo nên sự bất bình đẳng giữa người vợ và người chồng trong vấn đề nuôi dưỡng, chăm sóc con trong giai đoạn đầu sau khi sinh. Khi người lao động nữ đã tham gia BHBB đủ tiêu chuẩn để hưởng chế độ thai sản nhưng sau đó lại chấm dứt hợp đồng hoặc hết hạn hợp đồng ngay trước khi sinh con , tức không còn là người làm việc theo hợp đồng lao động thì sẽ không được hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Ví dụ, trường hợp chị A làm việc cho doanh nghiệp X theo hợp đồng lao động xác định thời hạn. Chị đã tham gia BHBB đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Tuy nhiên tới tháng thứ 8, hợp đồng của chị A đã hết hạn và doanh nghiệp X không tiếp tục kí với chị hợp đồng mới. Khi đó, chị A không còn là đối tượng áp dụng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 27 Luật BHXH. Và đương nhiên sẽ không được hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Quy định như vậy là không hợp lý. Bởi vì theo tình huống trên, dù đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với cơ quan bảo hiểm xã hội nhưng chị A vẫn không được hưởng bất kì sự hỗ trợ nào sau khi sinh. 2. Hướng hoàn thiện trong chế độ thai sản áp dụng đối với lao động nữ khi sinh con Nên quy định thời gian nghỉ tối thiểu cho một lần sinh con là 6 tháng. Quy định như vậy vừa đảm bảo phục hồi sức khỏe cho người mẹ vừa đảm bảo cho trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau khi sinh, tạo điều kiện thực hiện mục tiêu phát triển con người. Để chia sẻ gánh nặng sau khi sinh cho phụ nữ ta nên quy định chế độ thai sản phù hợp cho nam để tạo điều kiện cho người mẹ và trẻ được chăm sóc tốt nhất trong thời kỳ mới sinh. Đồng thời, giúp cho người chồng có trách nhiệm hơn với gia đình, thấu hiểu được sự vất vả của người vợ sau khi sinh con. Khi người lao động đã tham gia đầy đủ chế độ BHBB đủ tiêu chuẩn hưởng chế độ thai sản, tức đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, 5 mà đến thời điểm sinh con không còn là người làm việc theo hợp đồng lao động nữa thì họ vẫn được hưởng chế độ thai sản khi sinh như bình thường. 6 . TRONG CHẾ ĐỘ THAI SẢN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ KHI SINH CON 1. Những bất cập trong chế độ thai sản áp dụng đối với lao động nữ khi sinh con Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản khi sinh con. CON 1. Đối tượng áp dụng và điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với LĐ nữ khi sinh con. 1.1 Đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi sinh con cũng tương tự như đối. vào chế độ thai sản đối với lao động nữ khi sinh con. Đây cũng là nội dung chính của bài thuyết trình, sẽ được trình bày cụ thể tại phần II. II. CHẾ ĐỘ THAI SẢN ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ KHI SINH CON 1.