1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tính toán khối lượng đào đắp

4 33,7K 241

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 50,5 KB

Nội dung

Tài liệu giao thông, quyết định của bộ giao thông vận tải. Tốt cho bạn mới ra trường cần tìm hiểu. Đặc biệt hữu ích cho các bạn học thi công công trình đường. Các bạn học công trình dân dụng cũng có thể tham khảo, rất hữu ích cho công việc.

http://www.giaxaydung.vn/diendan/showthread.php?t=108209 Chẳng là em đang thi công 1 số tuyến đường làm mới trong khu đô thị. Khu này đã tiến hành sap lấp toàn bộ = cát. Bây giờ bắt đầu thi công bóc cát và đất hữu cơ làm khuôn đường với độ sâu trung bình là 0.8m. Các bác cho em hoi là về công tác đào thì ok rồi, Nhưng sau đó tính khối lượng đắp cát K95 và K98 thì ta tính như thế nào. Đường rộng 7m, chiều sâu K95 là 0.6m, K98 là 0.3m. Hình như hệ số K95=1.13 và K98=1.16. Có phải sau khi tính khối lương các lớp đắp theo KT hình học rồi nhân với hệ số phải không ạh. Thanks. Nhờ các bác tính hộ em 1 đoạn với VD: vị trí từ cọc 1 Km0+16m đến cọc 2 km0+36m Thường san nền trong khu đô thị người ta hay san K90 (bạn cần xem lại đột chặt san nền trước đó nhé, đây là mình nói phổ biến thôi) Bỏ qua việc bạn đào cát lên, bây giờ sẽ bàn đền việc đắp nhé: 1. Nếu lấy cát đã đào lên để đắp: Cả K98 và K95: Lấy KL cát đào lên để đắp, và áp dụng mã hiệu đắp cát, tuy nhiên mã hiệu đắp cát đã có vật liệu trong đó nên trong trường hợp này ko được tính VL nữa. Khi đó chỉ tính chênh lệch về ca máy đắp K95 và K90 như bạn mrbig2721988 đã nói ở trên. Cách tính cũng khá đơn giản, tốt nhất là tính bù trừ chênh lệch trực tiếp Chú ý nhiều người thắc mắc phần cát chênh giữa đắp K95 hay K98 và K90 là thấy rõ nhưng sao ko được tính? Vì ĐM quy định cứ đắp cát thì cứ = hệ số 1,22 cho mọi độ chặt nên đành chịu! 2. Nếu ko đắp cát mà mua đất đồi về để đắp hoặc đắp một lớp đất đồi thì tính thế này: KL thì tính thể tích thông thường thôi (dài*rộng*cao+ ta luy nếu có) Mã hiệu thì tra mã hiệu đắp đất, sau đó thêm 1 công tác Tạm tính: Mua đất để đắp KL đất cần đắp sẽ tính như sau: a, Nếu là mua đất tự nhiên: Theo Quy định tại thuyết minh chương 2 ĐM 1776, ví dụ Đắp K95 thì KL đất tự nhiên cần mua = 1,13* KL cần đắp. K98 là 1,16*KL cần đắp. b, Nếu là mua đất rời: Quy đổi 1 khối đất tự nhiên ra khối đất rời, rồi lại phải tính KL đất tự nhiên cần mua. Ví dụ K95: KL đất cần mua = KL đất cần đắp * 1,13* 1,14 (1,14 là hệ số nở rời của đất khi đào lên, tìm trong TCVN về công tác đất). Tương tự với K98 thì KL đất cần mua = KL đất cần đắp * 1,16* 1,14 hakd482 Cái này tuy đơn giản nhưng vẫn là câu đố giữ cuộc đời, thực ra nó như sau: 1. Nếu đắp đất: 1.1. Tính theo KLg nơi đào (đất nguyên thổ tự nhiên) - KLg cần đào xúc, vận chuyển (đo tại nơi đào) = KLg đắp (đo tại nơi đắp) x hệ số chuyển đổi bình quân từ đất đào sang đất đắp. Trong đó: - Hệ số chuyển đổi bình quân từ đất đào sang đất đắp được lấy theo hướng dẫn tại Chương II Công tác đào, đắp đất, đá, cát định mức 1776. 1.2. Nếu tính như vật liệu (theo khối lượng đất rời mua trên phương tiện vận chuyển) - KLg cần mua = KLg đắp (Thiết kế) * hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp * hệ số chuyển từ đất tự nhiên sang đất tơi. Trong đó: Hệ số chuyển từ đất tự nhiên sang đất tơi: theo phụ lục 3 - TCVN 4447-1987 2. Nếu đắp cát: tính như vật liệu, theo định đắp cát công trình, cát hệ số 1,22 Chương 2 (định mức 1776): CÔNG TÁC ĐÀO, ĐẮP ĐẤT, ĐÁ, CÁT THUYẾT MINH Định mức công tác đào, đắp đất, đá, cát được quy định cho 1m3 đào đắp hoàn chỉnh (bao gồm các công việc đào xúc đất, đầm lèn kể cả các công việc chuẩn bị và hoàn thiện v.v ) Trường hợp cần phải phát rừng phát tuyến, chặt, đào gốc cây, bụi cây, phá dỡ một số loại kết cấu trước khi đào, đắp thì áp dụng theo công tác đã được định mức trong chương I. - Công tác đào, đắp đất được định mức cho trường hợp đào đắp đất đá, cát bằng thủ công và đào đắp đất, đá, cát bằng cơ giới. - Trường hợp đào, đắp đất, đá, cát bằng máy mà khối lượng do máy không làm được như đào rãnh dọc, đào xả khối lượng đắp ép dư phải làm bằng thủ công (đào khoan đường, đào rãnh dọc, đào lấy đất đắp ép dư, .v.v.) thì khối lượng làm bằng thủ công áp dụng định mức đào đắp đất, đá, cát bằng thủ công tương ứng. - Định mức đào đất tính cho đào 1m3 đất nguyên thổ đo tại nơi đào. - Định mức đắp đất tính cho 1m3 đắp đo tại nơi đắp. - Đào để đắp bằng khối lượng đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi từ đất thiên nhiên cần đào để đắp như bảng kèm theo. - Định mức vận chuyển tính cho 1m3 đất đào đo tại nơi đào đã tính đến hệ số nở rời của đất. - Vận chuyển đất, đá bằng ôtô tự đổ đã tính đến hệ số nở rời của đất, đá được định mức cho các cự ly <300m; <500m; <700m và <1000m tương ứng với cấp đất, đá và loại phương tiện vận chuyển. Trường hợp cự ly vận chuyển đất, đá từ nơi đào đến nơi đổ >1000m thì áp dụng định mức vận chuyển ở cự ly ≤1000m và định mức vận chuyển 1000m tiếp theo như sau: - Định mức vận chuyển với cự ly L ≤2Km = Đm1 + Đm2x(L-1) - Định mức vận chuyển với cự ly L ≤4Km = Đm1 + Đm3x(L-1) - Định mức vận chuyển với cự ly L ≤7Km = Đm1 + Đm4x(L-1) - Định mức vận chuyển với cự ly L >7Km = Đm1 + Đm4x6 + Đm5x(L-7) Trong đó: - Đm1: Định mức vận chuyển trong phạm vi ≤1000m - Đm2: Định mức vận chuyển 1Km tiếp theo cự ly ≤2Km - Đm3: Định mức vận chuyển 1Km tiếp theo cự ly ≤4Km - Đm4: Định mức vận chuyển 1Km tiếp theo cự ly ≤7Km - Đm5: Định mức vận chuyển 1Km ngoài phạm vi cự ly >7Km - Đắp đất, đá, cát được tính mức riêng với điều kiện có đất, đá, cát đổ tại chỗ (hoặc nơi khác đã chuyển đến). - Đào đất đá công trình bằng máy được định mức cho công tác đào xúc đất, đá đổ lên phương tiện vận chuyển. - Đào xúc đất hữu cơ, đất phong hoá bằng máy áp dụng định mức đào đất tạo mặt bằng đất cấp I. - Định mức vận chuyển tiếp bằng thủ công ghi trong định mức quy định vận chuyển trong phạm vi tối đa 300m. - Công tác trồng cỏ mái bờ kênh mương, đê đập, taluy nền đường được tính riêng. - Đào đất để đắp hoặc đắp đất (bằng đất có sẵn tại nơi đắp) công trình chưa tính đến hao phí nước phục vụ tưới ẩm. Khi xác định lượng nước tưới ẩm, Chủ đầu tư và tổ chức tư vấn thiết kế căn cứ vào chỉ tiêu khối lượng nước thí nghiệm của từng loại đất đắp và theo mùa trong năm để bổ sung vào định mức. BẢNG HỆ SỐ CHUYỂN ĐỔI BÌNH QUÂN TỪ ĐẤT ĐÀO SANG ĐẤT ĐẮP Hệ số đầm nén, dung trọng đất Hệ số K = 0,85; γ ≤ 1,45T/m3 ÷φ 1,60T/m3 K = 0,90; γ ≤ 1,75T/m3 K = 0,95; γ ≤ 1,80T/m3 K = 0,98; γ > 1,80T/m3 1,07 1,10 1,13 1,16 Ghi chú: - Riêng khối lượng đá hỗn hợp cần đào và vận chuyển để đắp được tính bằng khối lượng đá hỗn hợp đo tại nơi đắp nhân với hệ số chuyển đổi 1,13. - Căn cứ vào tính chất cơ lý của loại đất và đá hỗn hợp để đắp và yêu cầu kỹ thuật cụ thể của công trình, tổ chức tư vấn thiết kế chuẩn xác lại hệ số chuyển đổi nói trên cho phù hợp. AB.10000 ĐÀO ĐẮP ĐẤT, ĐÁ, CÁT BẰNG THỦ CÔNG AB.11000 ĐÀO ĐẤT CÔNG TRÌNH BẰNG THỦ CÔNG AB.11100 ĐÀO BÙN: Thành phần công việc: Đào, xúc, đổ đúng chỗ quy định hoặc đổ lên phương tiện vận chuyển trong phạmvi 30m. Nhân công 3,0/7 Đơn vị tính: công/1m 3 Mã hiệu Công tác xây lắp Loại bùn Bùn đặc Bùn lẫn rác Bùn lẫn sỏi đá Bùn lỏng AB.1111 Đào bùn trong mọi điều kiện 0,94 1,0 1,63 1,43 AB.1112 Vận chuyển tiếp 10m 0,014 0,066 1 2 3 4

Ngày đăng: 18/08/2014, 21:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w