1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa

78 1,4K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 2,78 MB

Nội dung

Trong đó, tại khoản 4 điều 13 có nội dung sau “hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu về đất trồng lúa và cấp giấy chứng nhận sử dụng đất trồng lúa trước ngày 31 tháng 12 năm 2015” Sự ph

Trang 1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt Đất đai không chỉ là yếu tố quyết định của mọi quá trình sản xuất mà còn là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, các công trình kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng

Quá trình đô thị hóa đang diễn ra sôi động trên khắp đất nước, không đâu là không mọc lên các nhà ở, khu đô thị mới Cùng với quá trình tăng dân số làm tăng nhu cầu nhà ở, đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất vui chơi giải trí, và đất phục vụ cho các mục đích khác điều này đang gây ra áp lực ngày càng lớn đối với đất đai Các quỹ đất nông nghiệp đã bị thu hồi để sử dụng vào nhiều mục đích phi nông nghiệp khác nhau, đặc biệt quỹ đất trồng lúa của nước ta có biến động mạnh

Trước những hiện tượng biến động mạnh đó, ngày 11 tháng 12 năm 2012 Chính Phủ đã đưa ra nghị định “nghị định 42/2012/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng đất trồng lúa” đưa ra những điều, khoản nhằm khuyến khích cộng đồng có sự quản lý và bảo vệ quỹ đất lúa hợp lý Trong đó, tại khoản 4 điều 13 có nội dung sau “hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu về đất trồng lúa và cấp giấy chứng nhận sử dụng đất trồng lúa trước ngày 31 tháng 12 năm 2015”

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã mở ra nhiều cơ hội và triển vọng cho nhiều ngành trong đó phải kể đến ngành quản lý đất đai Hiện nay, hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic Information Systems) đã được ứng dụng vào các lĩnh vực của cuộc sống, bao gồm cả lĩnh vực quản lý thông tin đất, trong đó phần mềm MapInfo là phần mềm không thể thiếu trong GIS MapInfo giúp cho người sử dụng biên tập, số hóa, tra cứu các thông tin trong thửa đất…giúp cho việc quản lý các lớp dữ liệu bản đồ thuận lợi cho việc tra cứu, cập nhật các thông tin trên thửa đất một cách nhanh chóng và hiệu quả

Phú Ninh là một huyện của tỉnh Quảng Nam, được thành lập vào năm 2005 trên cơ sở tách 10 xã khỏi thị xã Tam Kỳ cũ Phú Ninh gồm 10 xã và 1 thị trấn; trong đó, Tam Thành là xã thuộc địa bàn huyện, có diện tích là 16,42 km2, xã còn gặp nhiều khó khăn trong nền kinh tế - xã hội như hiện nay, nền kinh tế chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, có quỹ đất lúa tương đối lớn Do các hoạt động phát

Trang 2

triển kinh tế, xây dựng các cơ sở hạ tầng ngày càng diễn ra mạnh mẽ, công tác quản lý về các thông tin chưa được nắm bắt kịp thời, do khả năng áp dụng các công nghệ thông tin vào quản lý đất đai còn thấp làm quá trình quản lý gặp phải rắc rối, tranh cải, các thông tin trên giấy tờ bị lạc mất, nhòe đi không rõ ràng dẫn đến quá trình quản lý bị sai lệch Đất lúa là quỹ đất đặc biệt quan trọng đối với người dân địa phương nói riêng và cả nước nói chung, là đất được sử dụng để làm ra nguồn lương thực chính nuôi sống con người Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng hệ thống thông tin về đất đai và tăng cường công tác quản lý thông tin tại địa phương, đặc biệt là quỹ đất trồng lúa.

Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp trường Đại học Nông Lâm Huế cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Trần Trọng Tấn, tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu và đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả quỹ đất trồng lúa trên địa bàn xã Tam Thành, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam"

1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục đích

- Nghiên cứu khả năng ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý (GIS), đặc biệt là khả năng ứng dụng của phần mềm MapInfo trong việc xây dựng cơ sở dử liệu về đất trồng lúa trên địa bàn xã Tam Thành, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.

- Nâng cao hiểu biết và sử dụng các phần mềm GIS để củng cố kiến thức chuyên ngành cho bản thân sau khi tốt nghiệp ra trường

- Củng cố kiến thức đã học, học hỏi kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn trong quá trình nghiên cứu đề tài.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa giai đoạn 2010 - 2013 và thực trạng quản lý đất lúa hiện nay

- Phát hiện những khó khăn, những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trồng lúa và việc quản lý đất trồng lúa

1.2.2 Yêu cầu

- Nắm được các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tam Thành

- Biết sử dụng các chức năng và hoạt động của phần mềm chuyên ngành

có liên quan

- Ứng dụng được các phần mềm chuyên ngành vào việc thành lập và quản lý các cơ sở dữ liệu về đất lúa trên địa bàn xã Tam Thành

Trang 3

- Dữ liệu sau khi hoàn thành phải đảm bảo chính xác, cập nhật đơn giản

Trang 4

PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Quản lý Nhà nước về đất đai

2.1.1.1 Khái niệm

- Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó, trật

tự hoá nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định

- Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về đất đai, cũng như bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất thông qua 13 nội dung quản lý quy định tại điều 6 luật đất đai 2003 Nhà nước đã nghiên cứu toàn bộ quỹ đất của toàn vùng, từng địa phương trên cơ sở các đơn vị hành chính để nắm chắc hơn về số lượng và cả chất lượng, để từ đó có thể đưa ra các

giải pháp và các phương án quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất để phân bố hợp lý

các nguồn tài nguyên đất đai đảm bảo đất được giao đúng đối tượng, sử dụng đất đúng mục đích phù hợp với quy hoạch, sử dụng đất hiệu quả và bền vững trong tương lai tránh hiện tượng phân tán và đất bị bỏ hoang hoá [3]

2.1.1.2 Vai trò của quản lý Nhà nước về đất đai

Quản lý Nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội, và đời sống nhân dân

- Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bổ đất đai có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế, xã hội của đất nước; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao; giúp cho Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất có các biện pháp hữu hiệu

để bảo vệ và sử dụng đất đai có hiệu quả

- Thông qua công tác đánh giá phân hạng đất, Nhà nước quản lý toàn bộ đất đai về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biện pháp kinh tế - xã hội có hệ thống, có căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất có hiệu quả

- Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai (văn bản luật và dưới luật) tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân trong những quan hệ về đất đai

Trang 5

- Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất đai như chính sách giá, chính sách thuế, chính sách đầu tư Nhà nước kích thích các tổ chức, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm đất đai nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Thông qua việc kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng đất, Nhà nước nắm chắc tình hình sử dụng đất đai, phát hiện những vi phạm và giải quyết những vi phạm pháp luật về đất đai [3]

2.1.1.3 Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai

Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được ghi nhận tại Điều 6 Luật Đất đai năm 2003, bao gồm:

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Thống kê, kiểm kê đất đai

- Quản lý tài chính về đất đai

- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai

Trang 6

2.1.2 Đất trồng lúa

2.1.2.1 Khái niệm

Đất trồng lúa là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với sử dụng vào các mục đích khác, được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính.

Trường hợp đất trồng lúa nước có kết hợp nuôi trồng thủy sản thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng lúa nước còn phải thống kê theo mục đích phụ

- Đất trồng lúa nước còn lại là ruộng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang) hàng năm chỉ trồng một vụ lúa, kể cả trường hợp trong năm có thuận lợi mà trồng thêm một vụ lúa hoặc cây hàng năm khác, hoặc có khó khăn đột xuất

mà không sử dụng trong thời gian không quá một năm.

- Đất trồng lúa nương là đất nương, rẫy (đất dốc trên đồi, núi) để trồng lúa từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ và trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác [11] 2.1.2.2 Các căn cứ để xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất trồng lúa

Căn cứ Luật Đất đai năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về quản lý sử dụng đất trồng lúa;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Trang 7

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư Hướng dẫn thực hiện Điều 13 Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về quản lý sử dụng đất trồng lúa.

2.1.2.3 Cơ sở dữ liệu đất trồng lúa

 Khái niệm

Cơ sở dữ liệu đất trồng lúa là tập hợp thông tin về không gian và thuộc tính có liên quan đến đất trồng lúa

Cơ sở dữ liệu đất trồng lúa là cơ sở dữ liệu thành phần, chuyên đề của cơ

sở dữ liệu đất đai [8, Khoản 6, điều 3]

 Nội dung dữ liệu đất trồng lúa:

- Nhóm dữ liệu về người: gồm dữ liệu người quản lý, người sử dụng đất trồng lúa, người có liên quan đến các giao dịch về đất trồng lúa;

- Nhóm dữ liệu về thửa đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của thửa đất;

- Nhóm dữ liệu về quyền: gồm dữ liệu thuộc tính về tình trạng sử dụng của thửa đất; hạn chế quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất; giao dịch về đất trồng lúa;

- Nhóm dữ liệu về thủy hệ: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính

về hệ thống thủy văn và hệ thống thủy lợi;

- Nhóm dữ liệu về giao thông: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống đường giao thông;

- Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới hành chính: gồm dữ liệu không gian

và dữ liệu thuộc tính về mốc và đường biên giới quốc gia, mốc và đường địa giới hành chính các cấp;

- Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về vị trí, địa danh, xứ đồng và các ghi chú khác;

- Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về điểm khống chế tọa độ và độ cao trên thực địa phục

vụ đo vẽ lập bản đồ địa chính;

- Nhóm dữ liệu về quy hoạch liên quan đến đất trồng lúa: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về đường ranh giới đất trồng lúa, đất trồng lúa cần bảo vệ; ranh giới và mốc giới đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt; đất trồng lúa chuyển mục đích sử dụng;

Trang 8

- Nhóm dữ liệu về điều tra, đánh giá phân hạng đất trồng lúa: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của các khoanh đất: Loại đất, độ chua, thành phần cơ giới lớp đất mặt, độ dày tầng canh tác, địa hình tương đối, điều kiện khí hậu, điều kiện tưới, tiêu, xâm nhập mặn, loại hình sử dụng đất hiện tại, năng suất lúa trung bình 10 năm gần đây;

- Nhóm dữ liệu về đánh giá chất lượng đất; đánh giá tiềm năng đất đai; đánh giá thoái hóa, ô nhiễm đất và các nguồn dữ liệu khác có liên quan [8,Điều 14]

 Khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa

- Việc cung cấp thông tin từ cơ sở dữ liệu đất trồng lúa được thực hiện dưới các hình thức tra cứu thông tin trực tuyến hoặc theo phiếu yêu cầu cung cấp thông tin

- Thông tin được cung cấp từ cơ sở dữ liệu đất trồng lúa dưới dạng giấy hoặc dạng số

- Trách nhiệm cung cấp thông tin từ cơ sở dữ liệu đất trồng lúa:

+ Đơn vị có chức năng lưu trữ thông tin đất đai trực thuộc Tổng cục Quản

lý đất đai thực hiện cung cấp thông tin tổng hợp về dữ liệu đất trồng lúa trên phạm vi cả nước;

+ Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện cung cấp thông tin về dữ liệu đất trồng lúa của địa phương theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và khoản 2 Điều 17 Thông tư này;

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện cung cấp thông tin về dữ liệu đất trồng lúa của địa phương theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này

và khoản 2 Điều 17 Thông tư này;

+ Các cơ quan cung cấp thông tin về dữ liệu đất trồng lúa phải chịu trách nhiệm đối với nội dung thông tin đã cung cấp và phải xác nhận bằng văn bản về

độ tin cậy của nội dung thông tin khi người sử dụng thông tin có yêu cầu

- Tổ chức và cá nhân khai thác thông tin đất trồng lúa phải nộp tiền sử

dụng thông tin và tiền dịch vụ cung cấp thông tin theo quy định [8, Điều 18]

2.1.3 Tổng quan về công nghệ GIS

2.1.3.1 Định nghĩa về GIS

GIS là tập hợp có tổ chức các phần cứng máy tính, phần mềm, dữ liệu địa

lý và các thủ tục của người sử dụng nhằm trợ giúp việc thu nhận, lưu trữ, quản

Trang 9

lý, xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con người đặt ra.

GIS có các chức năng cơ bản là thu thập dữ liệu, xử lý số liệu thô, lưu trữ

và truy cập dữ liệu, tìm kiếm và phân tích không gian [2]

2.1.3.2 Quy trình công nghệ của hệ thống GIS và các thành phần của một hệ thống thông tin GIS

a Quy trình công nghệ của hệ thống GIS

Công nghệ GIS là quá trình vào ra số liệu, được cụ thể hóa trong mô hình sau:

- Số liệu vào: số liệu được nhập từ các nguồn khác nhau như chuyển đổi,

số hóa, quét, viễn thám, ảnh, hệ thống định vị toàn cầu GPS (global position system) và toán điện tử (total station)

- Quản lý số liệu: sau khi số liệu được thu thập, tổng hợp, GIS cần cung cấp các thiết bị có thể lưu và bảo trì dữ liệu Việc quản lý dữ liệu có hiệu quả phải đảm bảo việc bảo mật số liệu, tích hợp các số liệu, lọc và đánh giá số liệu, khả năng duy trì số liệu

- Xử lý số liệu: các thao tác xử lý số liệu được thực hiện để tạo ra thông tin Nó giúp cho người sử dụng quyết định cần làm gì tiếp theo: xử lý số liệu, tạo ảnh báo cáo, bản đồ

- Phân tích và mô hình hóa: số liệu tổng hợp và chuyển đổi là một phần của GIS, những yêu cầu tiếp theo là khả năng giải mã và phân tích về mặt định tính thông tin đã thu thập Khả năng phân tích thông tin không gian để có được

sự nhận thức, có khả năng sử dụng những quan hệ đã biết để mô tả đặc tính địa

lý đầu ra của một tập hợp các điều kiện

- Số liệu ra: thông tin có thể được biểu thị khi nó được xử lý bằng GIS, các phương pháp truyền thống là bảng và đồ thị cung cấp bằng các bản đồ và ảnh ba chiều Thông tin có thể quan sát trên màn hình máy tính, hoặc tạo ra file

dữ liệu Liên hệ trực quan là một trong những phương diện của công nghệ GIS được tăng cường bởi sự biến đổi ngược lại của các điều kiện đầu ra [2]

b Các thành phần của GIS

GIS bao gồm các thành phần cơ bản là: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người và phương pháp

Trang 10

Hình 2.1 Các thành phần của một hệ GIS

- Phần cứng: Thực hiện các hoạt động của GIS bao gồm thiết bị nhập số liệu (bàn phím, bàn số hóa…), thiết bị lưu trữ dữ liệu (đĩa cứng, CD, đĩa lưu động (USB)…), thiết bị xử lý số liệu, thiết bị sản xuất sản phẩm Ngày nay, phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ trung tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng

- Phần mềm: Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu trữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý Các thành phần chính trong phần mềm GIS là: Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý; Hệ quản trị CSDL; Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý; Giao diện đồ hoạ

- Dữ liệu: Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ liệu Các dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc được mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng

để tổ chức lưu giữ và quản lý dữ liệu

- Con người: Hệ thống GIS cần những người có kỹ năng để điều khiển và quản lý hệ thống Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế Người sử dụng GIS có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc những người dùng GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc

- Phương pháp: Các chuyên gia điều hành GIS bằng các hàm, thủ tục và các quyết định từ các phương pháp Sự thành công trong các thao tác với GIS phụ thuộc rất nhiều vào việc hoạch định phương pháp tiến hành công việc (đề cương chi tiết cho một dự án) [2]

Trang 11

2.1.3.3 Khái lược về chức năng và tính chất của hệ thống GIS

a Chức năng của hệ thống GIS

Hệ thống GIS gồm có 4 nhóm chức năng chính: cập nhật dữ liệu, lưu trữ và truy xuất dữ liệu, tìm kiếm và phân tích không gian, hiển thị đồ hoạ

- Cập nhật dữ liệu

Cập nhật dữ liệu là tiến trình thu thập và xử lý số liệu thành các định dạng

mà GIS sử dụng được Chức năng cập nhật dữ liệu cho phép người sử dụng có thể nhập trực tiếp dữ liệu từ phần mềm, chuyển đổi dữ liệu từ các định dạng dữ liệu khác, hoặc tổng hợp dữ liệu từ nguồn dữ liệu có sẳn Cập nhật dữ liệu là giai đoạn khó khăn và chiếm nhiều kinh phí nhất trong quá trình xây dựng ứng dụng GIS Dữ liệu GIS được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau [12]

Hình 2.2 Các nguồn dữ liệu của GIS

- Lưu trữ và truy xuất dữ liệu

Dữ liệu GIS khi lưu trữ thường ở dạng cơ sở dữ liệu không gian, mỗi lớp bản đồ sẽ tương ứng với một lớp dữ liệu không gian trong cơ sở dữ liệu Mỗi lớp

dữ liệu không gian chỉ thể hiện một dạng thông tin (lớp sử dụng đất, lớp nguồn ô nhiễm không khí…) Hiện nay có hai dạng dữ liệu đang được sử dụng để lưu trữ

dữ liệu là file dữ liệu và cơ sở dữ liệu địa lý File dữ liệu có cấu trúc gọn và đơn giản hơn, điển hình file dữ liệu này là định dạng Shapefile của ERSI (.shp), MapInfo Table của MapInfo (.tab, mif) Còn cơ sở dữ liệu địa lý (Geodatabase) được dùng cho các hệ thống GIS lớn, Geodatabase hổ trợ khả năng kết nối từ xa,

đa người dùng và có thể chứa nhiều lớp dữ liệu, kể cả dữ liệu ảnh(Raster)

Trang 12

Các phần mềm GIS thương mại đã biết tận dụng các ưu điểm của cơ sở dữ liệu quan hệ (Microsoft Access, SQL Server, Oracle…) để phát triển thành cơ sở

dữ liệu địa lý Chính vì vậy, chức năng truy xuất trong cơ sở dữ liệu GIS bao gồm cả chức năng có sẵn của cơ sở dữ liệu quan hệ chuẩn, ví dụ: trích trong dữ liệu đã lưu trữ trên cơ sở dữ liệu thuộc tính nào đó như tên hay lớp đối tượng, để

hổ trợ câu hỏi truy vấn (Query) để tìm thông tin mà giá trị của nó bằng hay nằm trong khoảng xác định [12]

- Tìm kiếm và phân tích không gian

Chức năng tìm kiếm đơn giản nhất là tìm đối tượng bản đồ hay một phần của chúng nằm trong nột vùng cho trước Phép phân tích này có thể được xem như phép truy vấn cơ sở dữ liệu không gian cơ bản, một số lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng khác của GIS là phân tích, tổng hợp các thông tin nhằm tìm ra mối liên kết các sự kiện xảy ra trong không gian [12]

Việc tìm kiếm và phân tích bao gồm:

 Tìm kiếm trong vùng không gian

 Tìm kiếm trong khoảng lân cận

 Tìm kiếm đối tượng và chồng lớp dữ liệu

 Nội suy và môi hình hoá bề mặt

 Tìm kiếm đường đi và phân tích mạng lưới

- Hiển thị đồ hoạ

Hiển thị bản đồ: đây là một chức năng cơ bản của GIS, hơn thế nữa nó còn cho phép ta có thể thiết lập cách thức hiển thị của đối tượng như màu sắc, kiểu điểm, kiểu đường, kiểu vùng…

Thao tác trên bản đồ: GIS cho phép chúng ta có thể thực hiện các thao tác trên bản đồ như: xem, phóng to/ thu nhỏ, di chuyển bản đồ…

Tạo biểu đồ báo cáo: Tăng cường khả năng mô tả thông tin

Hổ trợ in ấn bản đồ: Ta có thể thiết lập in bản đồ hay chỉ in trong một phạm

vi giới hạn cho trước [12]

b Tính chất của hệ thống GIS

- Xử lý đồng thời dữ liệu không gian và dữ liệu phi không gian (dữ liệu thuộc tính) Đây chính là tính chất tạo nên sự khác biệt lớn giữa GIS và các

hệ thống khác

Trang 13

- Thể hiện mối quan hệ không gian giữa các vật thể (Topology) Mối quan

hệ này được thể hiện qua 3 tính chất sau:

+ Tính liên tục: Thể hiện các cung đường trên bản đồ đều có điểm xuất phát và điểm kết thúc

+ Tính tạo vùng: Thể hiện 1 đối tượng trên bản đồ là một tập hợp của một loạt các đường thẳng tạo thành

+ Tính tiếp giáp: Thể hiện mối quan hệ giữa một đối tượng trên bản đồ với các đối tượng kề cận [2]

2.1.3.4 Cơ sở dữ liệu của hệ thống GIS

a Cơ sở dữ liệu không gian (Spatial database)

Cơ sở dữ liệu không gian là loại dữ liệu mô tả tính chất địa lý của các đối tượng trên bề mặt trái đất hay trong lòng đất như: Kích thước, vị trí, hình dạng, diện tích của đối tượng… hay một không gian nhất định

Dữ liệu không gian bao gồm: dạng Vectơ, Raster và TIN Chủ yếu sử dụng ở 2 dạng chính là Vectơ và Raster

Dữ liệu Vectơ trình bày ở 3 dạng: Dạng điểm (point), dạng đường (line)

và dạng vùng (polygon) có liên quan đến số liệu thuộc tính được lưu trữ trong

cơ sở dữ liệu

Dữ liệu Raster trình bày lưới ô vuông hay ô chữ nhật đều nhau, giá trị được ấn định cho mỗi ô sẽ chỉ định giá trị thuộc tính [14]

b Cơ sở dữ liệu thuộc tính (Attribute database)

Cơ sở dữ liệu thuộc tính là cơ sở dữ liệu được trình bày dưới dạng các ký

tự hoặc số, hoặc ký hiệu để mô tả, phản ánh các tính chất thuộc tính mà không nhất thiết phải mang nặng về tính địa lý, ví dụ: Các thông tin về địa điểm, người

sở hữu [14]

c Quan hệ giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính

Đây là một ưu điểm nổi trội khác của công nghệ GIS mà các phần mềm

đồ hoạ khác không có đó là sự liên kết chặt chẽ giữa dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian Các đối tượng trên bản đồ luôn có các thông tin thuộc tính đi kèm chúng không thể tách rời nhau được

Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính được liên kết xử lý đồng thời thông qua các chỉ số ID (yếu tố để nhận dạng ra các đối tượng) được lưu giữ và

Trang 14

quản lý chung cho các loại bản ghi nói trên Các thông tin thuộc tính mang thông tin chứa đựng bên trong của các đối tượng bản đồ, bạn có thể truy cập, tìm kiếm thông tin cần thiết thông qua hai loại dữ liệu này Hình ảnh thể hiện mối quan hệ giữa đối tượng đồ hoạ và thông tin thuộc tính của đối tượng đó [14]

Hình 2.3 Mô tả mối quan hệ dữ liệu không gian và thuộc tính

2.1.3.5 Ứng dụng của hệ thống GIS

Ngày nay, GIS được áp dụng trong hầu khắp các lĩnh vực khoa học và công nghệ, phục vụ những nhu cầu rất cấp thiết của con người Mặc dù rất đa dạng và phong phú, các ứng dụng GIS có thể được phân thành ba nhóm, căn cứ vào mức độ và phạm vi áp dụng chúng, bao gồm các ứng dụng loại kiểm kê, các ứng dụng loại phân tích và các ứng dụng loại quản lý

- Các ứng dụng kiểm kê

Một dự án GIS thường được bắt đầu bằng công tác kiểm kê các đối tượng nghiên cứu tại khu vực đã lựa chọn (chẳng hạn các loại rừng, thuỷ văn, sử dụng đất, v.v ) Các đối tượng này được biểu diễn trong môi trường GIS dưới dạng các lớp thông tin địa lý Các ứng dụng trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào việc cập nhật và đơn giản hoá các quy trình thu thập dữ liệu

- Các ứng dụng phân tích

Sau khi đã hoàn thành giai đoạn kiểm kê, các kỹ thuật phân tích không gian và phân tích thống kê của công nghệ GIS sẽ cho phép thực hiện một loạt truy vấn phức tạp đối với các lớp thông tin chứa dữ liệu chuyên đề

- Các ứng dụng quản lý

Các kỹ thuật phân tích không gian và xây dựng mô hình ở mức độ cao hơn sẽ hỗ trợ cho các quyết định của các nhà quản lý, lãnh đạo các ban ngành và các cấp chính quyền Trong giai đoạn này của dự án GIS, trọng tâm của các ứng

Trang 15

dụng đã chuyển từ công tác thu thập dữ liệu sang các thao tác xử lý, phân tích và

mô hình hoá để giải quyết các vấn đề bức xúc của thế giới thực [13]

2.1.4 Lựa chọn phần mềm GIS để thành lập và quản lý cơ sở dữ liệu

2.1.4.1 Cơ sở lựa chọn phần mềm MapInfo

MapInfo là một phần mềm đang được sử dụng rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, là một trong các sản phẩm của công ty phát triển phần mềm MapInfo Đây là một công ty của Mỹ (nay là Pitney Bowes), người sáng lập ra MapInfo đưa ra khái niệm về các thông tin được định vị làm cơ sở phát triển các ứng dụng của mình trong nhiều lĩnh vực như thông tin liên lạc, bảo hiểm, tài chính, và giải pháp chính phủ Phần mềm MapInfo khá hữu hiệu để tạo ra và quản lý một cơ sở dữ liệu địa lý vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân Đây là một phần mềm tương đối gọn nhẹ, dễ sử dụng, có thể dùng để xây dựng các thông tin địa lý thể hiện qua bản đồ trên máy và thực hiện một số phép truy vấn, phân tích đơn giản

MapInfo là phần mềm chưa được sử dụng phổ biến tại huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam nhưng bước đầu cũng đã đưa vào sử dụng trong công tác quản

lý thông tin ở các lĩnh vực khác nhau trong tỉnh, nhất là xây dựng cơ sở dữ liệu Đặc điểm khác biệt của các thông tin trong MapInfo với các phần mềm đồ hoạ khác là sự gắn kết rất chặt chẽ giữa dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian, chúng không thể tách rời nhau được, đây là một ưu điểm nổi trội của MapInfo

mà các phần mềm đồ hoạ khác không có, do vậy xu hướng sử dụng MapInfo vào công tác quản lý thông tin sẽ tăng trong tương lai

2.1.4.2 Giới thiệu phần mềm MapInfo

a Khái niệm

MapInfo là phần mềm chuyên dùng xử lý, trình bày, biên tập bản đồ thành quả trên cơ sở số liệu ngoại nghiệp và bản đồ nền đã được số hoá, phần mềm này được sử dụng khá phổ biến trên máy tính cá nhân, nó quản lý các thuộc tính không gian và phi không gian của bản đồ nên còn gọi là hệ thống thông tin địa lý (GIS- Geographic Information System) [1]

b Tổ chức thông tin bản đồ trong MAPINFO

Các thông tin trong MapInfo được tổ chức theo 2 kiểu:

- Tổ chức thông tin theo các tập tin: Các thông tin trong MapInfo được tổ chức theo từng bảng Mỗi bảng bao gồm một tập hợp các file lưu trữ thông tin đồ

Trang 16

Tổ chức của một bảng (Table) trong MapInfo như sau:

*.tab : File mô tả cấu trúc bảng

*.dat: File chứa thông tin thuộc tính của các đối tượng Phần mở rộng của file này có thể là

*.wks, nếu làm việc với file dữ liệu được tạo ra bởi các phần mềm khác nhau như Excel, Foxbase… thì file lưu dưới dạng đuôi *.dbf, *.xls

*.map: File chứa thông tin mô tả các đối tượng đồ hoạ

*.id : File lưu trữ các chỉ số dùng để liên kết các đối tượng đồ hoạ và phi

Hình 2.4 Giao diện màn hình chính của MAPINFO

c Các ứng dụng của phần mềm MAPINFO

- Thành lập bản đồ

Thành lập bản đồ là một trong những thế mạnh của MapInfo Trước đây xử

lý bản đồ là một chức năng chuyên nghiệp của bản đồ học, với sự ra đời của các

Trang 17

phần mềm GIS nói chung và phần mền MapInfo nói riêng thì công việc xử lý bản

- Kết nối, chuyển đổi dữ liệu với các phần mềm khác

Phần mềm MapInfo có thể kết nối cơ sở dữ liệu thuộc tính với các phần mềm khác như: Microsoft Access, Microsoft Excel, Lotus…

Phần mềm MapInfo có thể chuyển đổi dữ liệu qua lại để trao đổi dữ liệu đồ họa với các phần mềm như: ArcView, AutoCAD, MicroStation…

- Tra cứu thông tin

MapInfo cho phép làm việc với một khối lượng lớn cơ sở dữ liệu Vì vậy, chức năng tìm kiếm cũng là một thế mạnh của MapInfo, giúp người sử dụng tra cứu thông tin nhanh chóng, chính xác Để tìm kiếm thông tin ta sử dụng lệnh Find (tìm kiếm đối tượng trên cửa sổ bản đồ dựa theo dữ liệu trong một trường nào đó của bảng MapInfo) và lệnh Find Selection (lệnh tìm kiếm đối tượng/bản ghi đang được chọn) Lệnh này rất có ích khi tìm kiếm một thông tin đặc thù nào đó trong một cơ sở dữ liệu lớn, ví dụ như tìm: tên người, tên đường, tên địa danh… [1]

2.1.4.3 Giới thiệu phần mềm MicroStation

a Khái niệm

MicroStation là một phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) và là môi trường

đồ hoạ rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ hoạ thể hiện các yếu tố bản đồ MicroStation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như Geovec, IrasB, MSFC, Mrfclean, Mrfflag chạy trên đó

Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hoá các đối tượng trên nền ảnh (Raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ

MicroStation còn cung cấp công cụ nhập, xuất (import, export) dữ liệu đồ họa từ các phần mềm khác qua các file dxf hoặc dwg [4]

Trang 18

Hình 2.5 Giao diện màn hình của MICROSTATION

b Tổ chức thông tin bản đồ trong MICROSTATION

File dữ liệu của Microstation là Design file Tại một thời điểm, Microstation chỉ cho phép người sử dụng được mở và làm việc với duy nhất một file, đó là Active Design file Muốn mở một file khác trong khi đang có một Active Design file thì cần phải mở dưới dạng Reference file (file tham khảo)

Một Design file trong Microstation được tạo trên cơ sở copy một file chuẩn

là Seed file Seed file thực chất là một file Templace (Khuôn mẫu) chứa đầy đủ các thông số quy định của file dữ liệu như môi trường làm việc là 2 chiều hay 3 chiều, đơn vị đo, quy tắc hiển thị giá trị góc…Tất cả các đối tượng khi thể hiện trên file sử dụng cùng một seed file thì đều thống nhất về các thông số này [4]

Theo quy định của Bộ TNMT, để tạo bản đồ địa chính phải sử dụng seed file có tên là seed_bd.dgn trong c:/famis/system Còn để tạo bản đồ hiện trạng sử dụng đất, cần phải sử dụng seed có tên là vn2d.dgn trong thư mục:

Trang 19

Coreldraw, Freehand ), lại được giải quyết một cách dễ dàng trong MicroStation Ngoài ra các file dữ liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền một file chuẩn (seed file) được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản đồ, hệ đơn vị đo được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác và thống nhất giữa các file bản đồ [4]

- Kết nối, chuyển đổi dữ liệu với các phần mềm khác

Phần mềm MicroStation có thể kết nối cơ sở dữ liệu thuộc tính với các phần mềm khác như: Famis, IrasB, IrasC, Geovec…

Phần mềm MicroStation có thể chuyển đổi dữ liệu với các phần mềm như: ArcView, AutoCAD, MapInfo…

2.1.5 Các loại bản đồ

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ

thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính [10]

- Bản đồ địa chính: Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và

các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận [10]

- Bản đồ hành chính: Bản đồ hành chính là bản đồ thể hiện ranh giới các

đơn vị hành chính kèm theo địa danh và một số yếu tố chính về tự nhiên, kinh

tế, xã hội [10]

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Ứng dụng công nghệ GIS ở Việt Nam

Ở nước ta, công nghệ GIS chỉ mới được chú ý trong vòng 10 năm trở lại đây, tuy nhiên phần lớn mới chỉ dừng lại ở mức xây dựng cở sở dữ liệu cho các

dự án nghiên cứu Một số phần mềm lớn của GIS như : ARCINFO, MAPINFO, MAPPING OFICE,…đã được sử dụng ở nhiều nơi để xây dựng bản đồ địa hình, địa chính, hiện trạng trên phạm vi toàn quốc Sự kết hợp giữa công nghệ viễn thám và GIS đã bắt đầu được ứng dụng trọng một số nghiên cứu về nông lâm nghiệp như công tác điều tra quy hoạch rừng (viện điều tra quy hoạch rừng), công tác điều tra đánh giá và quy hoạch đất nông nghiệp của viện quy hoạch, thiết kế nông nghiệp [9]

2.2.2 Thực trạng về sử dụng và quản lý đất trồng lúa ở Quảng Nam

Trang 20

Ngày 3/7, Hội đồng Nhân dân Quảng Nam đã khai mạc kỳ họp 8, khóa VIII Kỳ họp đã trình nhiều đề án phát triển nông - lâm nghiệp giai đoạn 2013-

2015 Theo đó, đến năm 2015 Quảng Nam sẽ giữ 52.946 ha đất trồng lúa (năm

2013 diện tích trồng lúa 56.030 ha)

Thực hiện Nghị định 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ giai đoạn 2013-2015

về việc bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, tại kỳ họp này, HĐND Quảng Nam đã trình về định mức phân bố kinh phí hỗ trợ cho các địa phương thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa

Hiện mỗi năm Quảng Nam được Trung ương hỗ trợ khoảng 44 tỷ đồng cho người sản xuất lúa để đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và hỗ trợ các hoạt động khuyến nông là 22 tỷ đồng Bên cạnh đó, hàng năm Quảng Nam đầu tư 95 tỷ đồng xây dựng các hạng mục thủy lợi, giao thông nội đồng và cải tạo chỉnh trang đồng ruộng [16]

2.2.3 Thực trạng về ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu trong các lĩnh vực tỉnh Quảng Nam

Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam vừa tổ chức hội thảo "Xây dựng chương trình ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quản lý nhà nước tỉnh Quảng Nam” Hội thảo nhằm báo cáo kết quả nghiên cứu của Ban chủ nhiệm đề tài và lấy ý kiến của các ngành, địa phương trong tỉnh và các chuyên gia về nội dung đề tài Các báo cáo tham luận tại hội thảo xoay quanh thực trạng ứng dụng và phát triển GIS trong các ngành, địa phương tại Quảng Nam, nhu cầu và thực trạng sử dụng bản đồ số tại Viễn thông Quảng Nam và ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý tài nguyên và môi trường Qua khảo sát tại 12 sở, ban, ngành, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, nhiều cơ quan đã có cán bộ được đào tạo về GIS, trong đó có cán bộ được đào tạo ở nước ngoài Hạ tầng CNTT hầu hết đáp ứng tốt các ứng dụng GIS Một số cơ quan đã có nguồn dữ liệu đặc thù của ngành tuy nhiên dữ liệu bản đồ chủ yếu là các bản đồ tỷ lệ nhỏ, chủ yếu qua các đề tài, dự án ở quy mô nhỏ lẻ, có các định dạng khác nhau, chưa được

hệ thống hóa và chuẩn hóa theo đúng quy định Một số đơn vị cũng đã xây dựng

và ứng dụng các phần mềm chuyên biệt, phần mềm GIS, chủ yếu như: Mapinfo, ArcGIS nhằm xây dựng nên hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý của ngành, tạo điều kiện thực hiên tốt công tác quản lý nhà nước…

Kết quả đạt được lớn nhất sau 2 năm triển khai thực hiện đề tài chính là việc nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng GIS để nâng cao hiệu

Trang 21

quả công tác quản lý nhà nước và hoạch định các chính sách phát triển bền vững kinh tế - xã hội của các cơ quan, ban ngành của tỉnh.

Chính vì vậy, việc đầu tư phát triển ứng dụng GIS vào công tác quản lý luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm và khuyến khích đầu tư Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như hiện tượng một dữ liệu được xây dựng và biên tập nhiều lần, chồng chéo, không tận dụng được thành quả giữa các ban ngành; các dữ liệu được xây dựng trên các hệ quy chiếu và tỷ lệ không chuẩn mực, điều này gây khó khăn trong việc tích hợp dữ liệu; trình độ đội ngũ cán bộ cao nhưng chưa được tiếp cận với các dự án GIS lớn, thiếu tầm nhìn và các khái niệm mới về GIS

Vì vậy, yêu cầu đặt ra để áp dụng GIS có hiệu quả trong các Sở, ban, ngành toàn tỉnh thì tất cả các hệ thống thông tin địa lý độc lập cần được tích hợp và có thể tương tác được với nhau và cần có một quyết tâm cao từ các cấp lãnh đạo, có mục tiêu rõ ràng và lộ trình rành mạch, đồng thời phải biết cách tận dụng được mọi nguồn lực một cách hợp lý

Các báo cáo tham luận, báo cáo nghiên cứu của các đại biểu cũng đã phân tích mục tiêu và tầm nhìn phát triển GIS trên địa bàn tỉnh đến năm 2010, xây dựng giải pháp tổ chức, giải pháp kỹ thuật, công việc khung cho việc tích hợp và trao đổi dữ liệu giả các phân hệ GIS của tỉnh Các báo cáo có tính khả thi rất cao

và phù hợp với thực tiễn tại Quảng Nam, qua đó làm cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng đề tài, tìm ra phương hướng và giải pháp phát triển trong thời gian tới Ban chủ nhiệm đề tài sẽ bổ sung và hoàn chỉnh đề tài sau khi tiếp thu các ý kiến đóng góp thiết thực của các đại biểu tại hội thảo để trình Hội đồng khoa học đánh giá trong thời gian tới [15]

Trang 22

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các phần mềm chuyên ngành quản lý đất đai để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý quỹ đất trồng lúa tại xã Tam Thành, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam

- Bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng trạng sử dụng đất, bản đồ hành chính năm 2012

+ Thời gian sử dụng số liệu: năm 2010 - 2013

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai

- Đánh giá tình hình quản lý đất trồng lúa giai đoạn 2010 - 2013 và thực trạng quản lý đất lúa hiện nay

- Phát hiện những khó khăn, những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trồng lúa và việc quản lý đất trồng lúa

- Xây dựng bản đồ và cơ sở dữ liệu quỹ đất trồng lúa của huyện

- Đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả quỹ đất trồng lúa trên địa bàn huyện

3.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu: Dùng phương pháp này

để thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý hệ thống các di tích lịch văn hoá, số liệu đo đạc…để phục vụ cho quá trình nghiên cứu

- Phương pháp xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu, tài liệu: Từ các số liệu,

tài liệu thu thập được tiến hành phân tích, chọn lọc, đưa ra các kết luận, đánh giá phục vụ cho quá trình nghiên cứu

Trang 23

- Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin: Sử dụng phần mềm của hệ

thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng CSDL không gian, dữ liệu thuộc tính phuc vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai

- Phương pháp phân tích bản đồ: Chính là ứng dụng các phần mềm

chuyên ngành để xử lý, biên tập, thành lập Bản đồ chuyên đề

- Phương pháp điều tra, khảo sát ngoại nghiệp: Nhằm đảm bảo độ chính

xác của các tài liệu, số liệu thu thập được

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của cán bộ, các chuyên

viên tại cơ quan thực tập

Trang 24

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Tam Thành là xã đồng bằng của huyện Phú Ninh, nằm cách trung tâm huyện

8 km về phía bắc Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã 16,42km2, phân thành 10 thôn (thôn 1 đến thôn 10) Ranh giới hành chính được xác định:

- Phía Đông giáp : xã Tam An

- Phía Tây giáp : xã Tam Lộc

- Phía Nam giáp : xã Tam Phước

- Phía Bắc giáp : xã Bình An, huyện Thăng Bình

Hình 4.1 Sơ đồ vị trí xã Tam Thành

Xã nằm dọc tuyến ĐH 5 (Tam An – Tam Thành – Tam Lộc), liên thông với quốc lộ 1A, có hệ thống giao thông nội bộ tương đối thuận lợi nên có nhiều lợi thế trong việc trao đổi, giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội với bên ngoài [7]

Trang 25

4.1.1.2 Địa hình

Địa hình ít bằng phẳng, nhiều đồi núi nằm xen kẻ rải rác Có khoảng 35% diện tích là vùng đồi núi, còn lại các vùng đất tương đối bằng phẳng và sông suối Xu hướng địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam [7]

4.1.1.3 Khí hậu - Thuỷ văn

a Khí hậu

Theo tài liệu quan trắc của trạm Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam, các yếu tố khí hậu thời tiết khu vực như sau:

- Nhiệt độ trung bình năm : 26,40C

- Lượng mưa trung bình hàng năm : 2.490 mm

- Lượng bốc hơi trung bình năm : 1.160 mm

- Độ ẩm không khí trung bình : 82%

- Sương mù xuất hiện nhiều từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau,

- Các hướng gió chính: gió mùa đông bắc và gió tây nam, đông nam

Mang đặc điểm chung khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa khu vựa trung bộ, các chỉ số khí hậu thời tiết rất phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, con vật nuôi Tuy nhiên, lượng mưa và lượng nhiệt phân bố không đồng đều theo mùa làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc bố trí mùa vụ và sinh hoạt đời sống nhân dân

b Thủy văn

trên địa bàn xã có 2 sông, suối nhỏ chạy qua là sông Nhà Ngũ và suối Xã Lào chảy theo hướng tây bắc – đông nam; long sông cạn, suối hẹp, lưu lượng thấp và thường thay đổi theo các mùa trong năm

Phía Tây có kênh chính Phú Ninh chạy qua, cung cấp lượng nước quan trọng cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong xã [7]

4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên

a Tài nguyên đất

Theo tài liệu chỉnh lý điều tra bổ sung của Viện Quy hoạch thiết kế Bộ Nông nghiệp năm 1978 trên địa bàn xã có các loại đất như sau:

* Đất xám lục trên hồng tích (X)

Trang 26

Chiếm khoảng 4,04% tổng diện tích, phân bố tập trung ở thôn 7 Đất hình thành trên nền hồng tích cổ, tầng dày 40 – 100 cm, màu xám trắng, tỷ lệ mùn thấp, thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, độ pH 4,5 – 5 Hiện nay đất này đang sử dụng trồng lúa và các loại hoa màu nhưng năng suất thấp.

* Đất đỏ vàng trên đá măcma axit (Fa)

Chiếm khoảng 12,52% tổng diện tích điều tra, phân bố tập trung chủ yếu vùng đồi núi thôn 5 và thôn 10 Đất hình thành do sự phong hoá của các loại đá macma axit, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, độ pH từ 4 – 4,5 Tầng dày thay đổi theo thời theo địa hình, có đá lộ đầu tập trung Loại đất này thường hay bị xói mòn rửa trôi, cần tăng cường trồng rừng để bảo vệ đất

* Đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất (Fs)

Chiếm khoảng 22,42% diện tích điều tra, phân bố ở vùng đồi cao thuộc thôn 1 và thôn 7 Đất hình thành do sự phong hoá của đá biến chất paragơnai, tỷ

lệ thạch anh cao, có màu đỏ vàng đến vàng xám, thành phần cơ giới nặng Tầng dày trung bình 20 – 85 cm, đá lộ đầu tập trung và rải rác Hiện nay, đất đang được sử dụng vào mục đích nông nghiệp

* Đất phù sa có tầng loang lỗ (Pf)

Chiếm 58,78% diện tích điều tra, phân bố hầu hết các thôn trong xã (trừ thôn 7) Đất hình thành do sản phẩm bồi tích của các sông, thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ pH 5 – 6, tầng dày trên 100 cm Đất đang sử dụng chủ yếu vào mục đích nông nghiệp; hiệu quả sản xuất tương đối cao

* Đất phù sa suối (Py)

Chiếm 2,24% diện tích đất điều tra, phân bố chủ yếu ở phía tây thôn 7 Đất hình thành do quá trình bồi lắng của các sông suối, thành phần hỗn tạp Đất thích hợp với cây trồng hằng năm

b Tài nguyên nước

* Nguồn nước mặt

Nguồn nước cung cấp chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt sử dụng từ kênh chính Phú Ninh thông qua các kênh cấp 1, cấp 2 Ngoài ra, còn có 2 con sông chảy qua là sông Nhà Ngũ và sông Xã Lào

* Nguồn nước ngầm

Thay đổi theo điều kiện địa hình, dao động bình quân từ 4 – 10 m Chất lượng nguồn nước tương đối thấp, đa số dân trong xã sử dụng nước ngầm giếng đào

Trang 27

c Tài nguyên rừng

Tổng diện tích rừng toàn xã là 57,43 ha, chủ yếu là rừng sản xuất với các loại cây trồng như keo, bạch đàn… Ngoài ra, có hơn 200 ha đất đồi và rừng cây bụi rải rác có khả năng phát triển rừng [7]

4.1.1.5 Đánh giá điều kiện tự nhiên

a Thuận lợi

- Có tuyến ĐH5 nằm liên thông và cách quốc lộ 1A khoảng 1,5 km, nguồn nông sản dồi dào, có điều kiện giao lưu, trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội với bên ngoài

- Nguồn nước phục vụ tưới tiêu dồi dào, đất sản xuất có độ phì nhiêu cao rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế vườn, kinh

b Khó khăn

- Hệ thống giao thông nội đồng mặc dù đã phân bố ổn định, đều khắp cánh đồng; tuy nhiên chưa được đầu tư nâng cấp, kiên cố hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa trong quá trình sản xuất; Đây cũng là điểm khó khăn cho xã điểm về thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa của tỉnh

- Là nơi có khí hậu khắc nghiệt, lượng mưa tập trung theo mùa nên về mùa khô thiếu nước cho sản xuất, mùa mưa thường xảy ra lũ lụt Mùa mưa lượng nước thường tập trung lớn, xói mòn rủa trôi mạnh làm cho đất đai dễ bị thoái hoá, bạc màu

- Một bộ phận người dân sống bằng nghề ngư nghiệp nên đời sống chưa ổn định, con em không có điều kiện học tập để nâng cao dân trí, thoát nghèo

Trang 28

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế

Tam Thành là xã vùng đồng bằng, nền kinh tế tương đối phát triển, cơ cấu kinh tế của xã thể hiện là: Nông – lâm nghiệp chiếm 75% tổng giá trị sản xuất, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 20% và còn lại 5% là phát triển ngành thương mại – dịch vụ Bình quân thu nhập đầu người 16 triệu đồng/năm Những năm gần đây nền kinh tế xã có bước tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế có xu hướng dịch chuyển dần sang thương mại dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp Cơ cấu kinh tế của xã thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 4.2 Cơ cấu kinh tế của xã Tam Thành

Qua biểu đồ cơ cấu kinh tế của xã Tam Thành ta thấy: Nông, lâm ngiệp chiếm tỷ trọng lớn hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân vẫn diễn ra ổn định; Tiểu thủ công nghiệp là có một số cơ sở nhỏ lẻ làm nghề truyền thống đem thêm thu nhập cho người dân lúc không có mùa vụ; Thương mại dịch vụ ở đây được nói tới là các dịch vụ buôn bán tại chợ của địa phương, các cửa hàng cung cấp trong địa phương [7]

4.1.2.2 Dân số, lao động và thu nhập việc làm

- Dân số và lao động

Tính đến ngày 31/12/2012 tổng dân số toàn xã là 9.048 người, tỉ lệ phát triển dân số chung 1,43%; tổng số hộ gia đình 2.251 hộ Mật độ dân số 550 người/km2

Trang 29

Tổng nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 5.409 người, chủ yếu là lao động nông lâm nghiệp, còn lại là lao động trong các lĩnh vực thương mại dịch

vụ, TTCN và lao động khác Nhìn chung những năm qua mức độ chuyển dịch

cơ cấu lao động còn chậm, lao động nông lâm nghiệp vẫn còn chiếm tỉ lệ cao, lao động trong các ngành nghề khác chưa thật sự ổn định

- Việc làm, thu nhập

Mức sống của đại bộ phận dân số xã phần lớn đã được cải thiện, nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể Bình quân thu nhập đầu người là 15 triệu đồng/năm [7]

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu dân số và lao động

4.1.2.3 Giáo dục

Công tác giáo dục toàn diện trên địa bàn được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ con

em đang theo học tại các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề trong cả nước ngày càng nhiều; kết thúc năm 2012 có 62% học sinh đạt khá giỏi trở lên, 99% học sinh lên lớp Thực hiện tốt kế hoạch phổ cập giáo dục bậc Mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi

Năm học 2012 – 2013, toàn xã có 900 học sinh trong độ tuổi đến trường, ngoài ra còn có gần 200 học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề trong cả nước Hội khuyến học xã

Trang 30

đã tổ chức 2 hội nghị biểu dương học sinh giỏi, học sinh đạt giải các cấp góp phần thúc đẩy phong trào khuyến học trong nhân dân

4.1.2.4 Y tế

Công tác y tế xã luôn được quan tâm, các chương trình y tế quốc gia, y tế

cơ sở và phong trào dân số, gia đình thường xuyên được triển khai có hiệu quả

Xã có 1 trạm y tế đặt tại khu trung tâm, đã được nâng cấp ổn định, đội ngũ cán

bộ gồm 7 người, trong đó có 2 bác sĩ, 3 y sĩ và 2 hộ sinh Tổng diện tích trạm y

tế là 1.337,5 m2, trong đó có 6 phòng khám chữa bệnh và 1 phòng hành chính

Cơ sở y tế của xã hiện nay đã đáp ứng được công tác khám chữa bệnh, sơ cứu ban đầu cho bệnh nhân và được công nhận đạt chuẩn yế Quốc gia ngày 26/02/2008

+ Các tuyến liên thôn, liên xóm: Tổng chiều dài khoảng 50 km, rộng trung bình 2 - 4 m, trong đó có một số tuyến bê tông hoá, còn lại là đường đất chật hẹp, đi lại khó khăn vào mùa mưa lũ

* Thuỷ lợi

Hệ thống thuỷ lợi phân bố tương đối đều khắp các cánh đồng, tuy nhiên phần lớn chưa được bê tông hoá để tương xứng với một xã điểm về thực hiện công tác dồn điền đổi thửa của cả tỉnh Lượng nước chủ động tưới tiêu khoảng 820 ha, chiếm 94% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp

Kênh chính Phú Ninh chạy qua xã chiều dài 1,5 km, rộng 30 m; từ kênh chính có các nhánh kênh cấp II và kênh nội đồng đưa nước đến tất cả các cánh đồng

* Điện

Sử dụng điện lưới quốc gia, chất lượng hệ thống lưới điện tương đối đảm bảo, đáp ứng được nguồn điện sinh hoạt cho nhân dân Hiện toàn xã có 100% số

hộ sử dụng điện

Trang 31

4.1.2.6 Thị trường tiêu thụ

Xã Tam thành là vùng nông thôn, các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây cho ra chủ yếu các loại rau, sắn… Đặc biệt là lúa Năng suất lúa đem lại cho người dân khá cao, họ dùng cho gia đình còn lại đem bán tại các chợ lớn ở các khu vực Tam Phước, Tam Kỳ… Năng suất lúa của địa phương rất quan trọng trong địa bàn huyện và các địa phương lân cận

- Trồng trọt

Trồng trọt là một ngành đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, cây trồng chính: lúa, ngô, sắn, lạc Tổng sản lượng lương thực có hạt 5.962 tấn, bình quân lương thực có hạt đầu người 658,96 kg/người/năm Theo sản lượng của một số cây trồng tại địa phương đem lại, cho thấy việc sử dụng đất vào mục đích trồng trọt đem lại hiệu quả sản xuất cho người dân địa phương

Trang 32

Ngành chăn nuôi đang được đầu tư mở rộng phát triển, con vật nuôi có sự điều chỉnh phù hợp theo nhu cầu tiêu thụ thị trường Số liệu thống kê năm 2012, đàn bò có 968 con, đàn trâu 1.898 con và đàn lợn 6.364 con; đàn gia cầm có khoảng 43.000 con, trong đó chủ yếu là đàn gà (38.000 con).

b Tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ

Lĩnh vực này chủ yếu phát triển theo nhu cầu tự phát trong nhân dân Theo số liệu điều tra toàn xã hiện có một chợ được xây dựng kiên cố, ổn định tại khu trung tâm, khoảng 15 điểm buôn bán nhỏ lẻ và hơn 45 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp khu vực cá thể

4.1.2.8 Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Các khu dân cư nông thôn trên địa bàn xã hình thành lâu đời và dần được mở rộng qua các năm, phần lớn các khu dân cư của xã đều có địa hình cao ráo, phân bố tập trung, ít bị tác động của lũ lụt Tổng diện tích đất khu dân cư nông thôn 304,56 ha, trong đó đất nông nghiệp có diện tích 234,31 ha; đất phi nông nghiệp 65,02 ha, còn lại là đất chưa sử dụng Diện tích đất vườn trong khu dân cư chiếm tỷ lệ lớn hơn so với đất ở (gấp 3,8 lần); bình quân đất

ở cho hộ gia đình là 193 m2/hộ Đất xây dựng trong khu dân cư có tỷ lệ nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của người dân; đất giao thụng diện tích chưa đảm bảo, nhiều tuyến đường còn chật hẹp, đi lại rất khó khăn nhất là vào mùa mưa

Trong định hướng phát triển, việc mở rộng các khu dân cư trên địa bàn

xã tương đối thuận lợi do điều kiện đất chưa sử dụng còn nhiều, mặt khác phần lớn các khu dân cư đều nằm liền kề dễ mở rộng khép kín thành khu tập trung quy mô lớn [7]

4.1.2.9 Đánh giá về điều kiện kinh tế - xã hội

Trang 33

* Thuận lợi

Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên Tam Thành là nơi có nhiều yếu tố thuận lợi; nằm gần quốc lộ 1A, có nhiều lợi thế trong việc trao đổi, giao lưu buôn bán với các cụm kinh tế phát triển vùng đông; nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi; có các nguồn tài nguyên đất đai rộng lớn, độ phì nhiêu tương đối cao là

cơ sở cho phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá

Về nông nghiệp nông thôn, Tam Thành là xã được UBND tỉnh đầu tư kinh phí xây dựng thành xã điểm trong công tác thực hiện dồn điền đổi thửa Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời gian đến Ngoài ra, Tam Thành còn là xã có nguồn nhân lực dồi dào, cần cù và sáng tạo trong lao động sản xuất là một lợi thế cho quá trình phát triển kinh tế

có sẵn Mức độ đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, xã hội như: kênh mương, đường giao thông, các công trình văn hoá, xã hội khác còn ở mức thấp

Cơ cấu kinh tế dịch chuyển còn chậm, nông lâm nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế

4.2 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại xã Tam Thành

4.2.1 Tình hình quản lý đất đai

- Công tác thống kê đất đai hằng năm là cơ sở để đánh giá đúng thực trạng tình hình sử dụng đất ở tại địa phương, nhằm tạo điều kiện cho việc định hướng phát triển thế mạnh và các tiềm năng đất đai hiện có tại địa phương

- Việc xác định ranh giới hành chính cấp xã đã được hoàn thiện theo Nghị định 364/CP của Chính Phủ và hồ sơ được xác lập hoàn thiện năm 1995 Đến năm 2003, theo chủ trương của nhà nước về dồn điền đổi thửa để quy hoạch bố trí cơ cấu cây trồng con vật nuôi nhằm phát triển kinh tế tăng thu nhập cho nông dân trên đơn vị diện tích của từng hộ gia đình tập trung với quy mô lớn nên xã

Trang 34

và đã đạt được kết quả tương đối tốt Hằng năm, xã đã thu hút nhiều đơn vị đầu

tư trong và ngoài tỉnh đến ký hợp đồng làm giống góp phần tăng thu nhập cho người dân,

- Công tác đo đạc lập bản đồ giải thửa tỉ lệ 1/2000 đã được sở Tài nguyên

và Môi trường ký kết với Trung tâm kỹ thuật lưu trữ thuộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tổ chức đo đạc đến nay đã xong tạo điều kiện cho địa phương tiến hành cấp giấy CNQSD đất cho các diện tích đã dồn điền đổi thửa Đến nay, công tác cấp giấy đã đạt được trên 97% thửa đất, số còn lại do chủ hộ không có

ở nhà nên địa phương không thể kê khai đăng ký cấp giấy cho người dân được

- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã giai đoạn 2006 –

2010 và công bố, công khai quy hoạch sử dụng đất và đang tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 Việc lập kế hoạch sử dụng đất đã đi dần vào nề nếp, hàng năm địa phương đều lập kế hoạch sử dụng đất trình UBND huyện phê duyệt

- Về thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai như thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất được thực hiện theo đúng quy định hiện hành UBND tỉnh quy định áp dụng trên địa bàn toàn huyện, làm cơ sở để thu tiền khi nhà nước giao đất, cho thuê đất, đền bù khi nhà nước thu hồi đất và áp tính thuế chuyển quyền sử dụng đất

- Thi hành các quy định pháp luật về đất đai, UBND xã đã quan tâm chỉ đạo các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, tuy nhiên người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (1 trong 6 quyển chung của người sử dụng đất) và sử dụng theo quy hoạch còn thấp

- Qua công tác thanh tra đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, UBND xã đã nghiêm túc xử lý một số trường hợp sai phạm Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành, xử lý các vi phạm pháp luật

về đất đai không chỉ giúp phát hiện và giải quyết các vi phạm pháp luật về đất đai mà qua đó cũng là dịp để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật đất đai, giúp các nhà làm luật hiểu sâu sắc hơn sự phức tạp của mối quan hệ đất đai, từ đó có chính sách điều chỉnh phù hợp và sát thực hơn

- Công tác giải quyết tranh chấp đất đai nếu có, đều được giải quyết kịp thời không để tình trạng khiếu kiện kéo dài xảy ra, mà đặc biệt không có vụ khiếu kiện nào lớn, chỉ có một số trường hợp khiếu nại tranh chấp về cây cối hoa màu xâm lấn về ranh giới, tranh chấp đất đai,… đều được hòa giải tại địa phương và đều được chấp nhận [6]

Trang 35

4.2.2 Tình hình sử dụng đất đai

4.2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai tính đến ngày 01/01/2013 diện tích

tự nhiên của xã là 1642.5800 ha Trong đó, diện tích nhóm đất nông nghiệp là 948.1212 ha, nhóm đất phi nông nghiệp là 295.0385 ha; nhóm đất chưa sử dụng

Trang 36

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 62.9851 3,84

(Nguồn: Thống kê, kiểm kê đất đai Huyện Phú Ninh năm 2012)[5].

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, tổng diện tích tự nhiên của xã khá lớn

1642.5800 ha Cụ thể:

a, Đất nông nghiệp

Tam Thành là xã phát triển chủ yếu là kinh tế nông nghiệp nên đất nông

nghiệp có diện tích cao 948.1212 ha chiếm 57,72% so với tổng diện tích đất tự

nhiên Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 4.3: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp

Qua biểu đồ cơ cấu sử dụng đất có thể thấy đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ chiếm 91,57%, đất lâm nghiệp 6,06%, đất nuôi trồng thủy sản chỉ có 0,31% và còn lại đất nông nghiệp khác chiếm 2,06%

Đất sản xuất nông nghiệp với diện tích 868.2065ha chiếm 52,85% diện tích đất tự nhiên Trong đó, đất trồng cây hàng năm chủ yếu để trồng lúa với diện tích 558.6603 ha chiếm 34,00% diện tích đất tự nhiên và 58,92% diện tích đất nông nghiệp, ngoài đất lúa thì có 165.8531 ha sử dụng để trồng một số cây hoa màu khác như rau cải, ngô, khoai sắn… Tam Thành là xã cũng chú trọng đến phát triển trồng cây lâu năm nên có diện tích tương đối cao 143.6931 ha

Đất trồng cây lâm nghiệp chủ yếu phục vụ cho việc trồng rừng sản xuất với diện tích 57.4395 ha chiếm 3,50% so với tổng diện tích đất tự nhiên và 6,05% diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là trồng cây keo, bạc hà…

Trang 37

Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích nhỏ nhất trong diện tích đất nông nghiệp 2.9752 ha vì địa phương chưa phát triển, chưa kết hợp được ngành nuôi trồng thủy sản với việc trồng lúa và chưa có kinh phí đầu tư Còn lại là diện tích đất nông nghiệp khác với 19.5000 ha.

b, Đất phi nông nghiệp

Tam Thành tuy là xã đồng bằng của huyện Phú Ninh nhưng chưa phát triển trong ngành nghề phi nông nghiệp Đất phi nông nghiệp có diện tích 295.0385 ha chủ yếu sử dụng trong mục đích đất ở và xây dựng các cở sở phục

vụ công tác xã hội của địa phương Có 47.1070 ha là diện tích dùng làm đất ở nông thôn chiếm 2,87% diện tích đất tự nhiên và 15,97% diện tích đất phi nông nghiệp, 52,17% trong đất phi nông nghiệp là đất chuyên dùng Còn lại là đất tôn giáo, tín ngưỡng 2.1087 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 33.9700 ha; đất sông suối

và mặt nước 57.9214 ha

c, Đất chưa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng tại địa phương còn rất nhiều 399.4203 ha chiếm 24,32% tổng diện tích đất tự nhiên cao hơn so với diện tích đất phi nông nghiệp là 104.3818 ha Địa phương cần có nhiều chính sách để sử dụng tốt diện tích đất này

4.2.2.2 Biến động đất đai giai đoạn 2010 – 2012

Bảng 4.4 Biến động đất đai của xã Tam Thành năm 2012 (Đơn vị tính: ha)

Diện Tích Năm 2010

Tăng (+) Giảm (-)

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 2.9752 2.9752

Trang 38

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NT 33.9700 33.9700

2.5 Đất sông suối và mặt nước SM 57.9214 57.9214

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 62.9851 62.9851

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 276.4367 276.7367 -0.3 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 59.9985 59.9985

(Nguồn: Thống kê, kiểm kê đất đai Huyện Phú Ninh năm 2012)[5].

Qua bảng biến động đất đai cho thấy: Tình hình biến động các loại đất của

xã từ năm 2010 đến đầu năm 2013 không cao Đất nông nghiệp giảm 1.1079 ha chủ yếu đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa không thay đổi với 558.6603 ha Đất phi nông nghiệp tăng 1.4079 ha vào nhu cầu đất ở 0.8079 ha và đất có mục đích công cộng là 0.6 ha Đất chưa sử dụng tuy có giảm nhưng không đáng kể, diện tích của loại đất này còn rất cao 399.4203 ha

4.3 Đánh giá tình hình quản lý đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2013 của xã Tam Thành

4.3.1 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý

Hiện tại và trong tương lai công nghệ thông tin phát triển mạnh, nó cho phép ta sử dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp của kinh tế - xã hội và đây cũng là yêu cầu tất yếu đặt ra Để đáp ứng và khai thác tốt phương pháp tiên tiến này trong việc Quản lý đất đai thì yêu cầu cốt lõi đặt ra là phải có sự đổi mới mạnh mẽ trong tổ chức cũng như chất lượng thông tin

Tam Thành là xã đầu tiên của huyện Phú Ninh thực hiện công tác đo đạc dồn diền đổi thửa, cấp GCNQSDĐ cho toàn bộ đất lúa Tuy nhiên, hiện nay các

Trang 39

số liệu điều tra cơ bản, các loại bản đồ, sổ sách… liên quan đến tài nguyên đất còn chưa được thống nhất, lưu trữ cồng kềnh, tra cứu thông tin khó khăn; mặt khác một số cán bộ địa chính trình độ chuyên môn còn hạn chế nhất là trong lĩnh vực tin học… đã làm cho công tác quản lý chưa được hiệu quả.

Tam Thành cũng như các xã, trị trấn trên địa bàn huyện chưa thực hiện được việc quản lý cơ sở dữ liệu đất lúa trên phần mềm chuyên ngành

4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý

a, Người dân

Con người là yếu tố chủ chốt liên quan đến tất cả các hoạt động sử dụng của người dân cũng như quản lý Người dân tại địa phương rất nhiệt tình phối hợp với cán bộ địa chính và các bên liên quan để thực hiện chính sách chủ trương phân chia dồn điền đổi thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho từng thửa đất Tuy nhiên, vẫn còn một số người chưa hiểu biết không chấp nhận thửa đất được phân chuẩn lại làm cho việc cấp giấy bị chậm trễ

Trình độ học vấn của người dân còn thấp nên khi nói đến cơ sở dữ liệu trên phần mềm là vấn đề xạ lạ với họ, việc đối chiếu thửa đất trên bản đồ số và ngoài thực địa khó khăn

b, Công nghệ thông tin

Tam Thành là xã đầu tiên của huyện Phú Ninh được trung tâm đo đạc trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đo đạc lại toàn bộ trong khu vực xã để thực hiện công tác dồn diền đổi thửa đất lúa Các thông tin dữ liệu cấp trên giao lại cho xã chưa đầy đủ và chưa hoàn chỉnh mà xã chưa được nâng cấp các thiết bị công nghệ thông tin nên việc quản lý, cập nhật rất khó khăn

c,Trình độ cán bộ xã

Đội ngũ cán bộ của xã làm từ trước tới nay không quen làm việc trên máy tính, nhiều phần mền hỗ trợ cho chuyên ngành chưa được triển khai rộng nên việc quản lý đất lúa nói riêng và đất đai tại địa phương nói chung chưa được chặt chẽ

4.4 Xây dựng cơ sở dữ liệu

4.4.1 Quy trình thực hiện

Để xây dựng cơ sở dữ liệu cho quỹ đất trồng lúa ta thực hiện theo quy trình sau:

Ngày đăng: 16/08/2014, 15:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Th.S Nguyễn Văn Bình, Bài giảng Kỷ thuật bản đồ số, Đại học Nông lâm Huế, năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Kỷ thuật bản đồ số
[2]. Th.S Trần Thị Phượng, Bài giảng hệ thống thông tin địa lý GIS, trường Đại học Nông lâm Huế, năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng hệ thống thông tin địa lý GIS
[3]. Th.S Đinh Văn Thóa, Giáo trình Quản lý Nhà nước về Đất đai, trường Đại học Nông lâm Huế, năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý Nhà nước về Đất đai
[4]. Phạm Gia Tùng, Bài giảng Tin học chuyên ngành quản lý đất đai, Đại học Nông lâm Huế, năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Tin học chuyên ngành quản lý đất đai
[9]. Luanvan.co “Ứng dụng gis trong xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai phục vụ công tác quản lý đất đai huyện Châu Thành - Tỉnh Đồng Tháp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ứng dụng gis trong xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai phục vụ công tác quản lý đất đai huyện Châu Thành - Tỉnh Đồng Tháp
[12]. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Tổng quan về GIS (thuộc dự án GISHue) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về GIS
[13]. Hoàng Thị Đào, “Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường Đức Ninh Đông, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”, khoá luận tốt nghiệp Đại Học Nông Lâm Huế, năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường Đức Ninh Đông, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”
[5]. Báo cáo biểu mẫu thống kê đất đai tại xã Tam Thành năm 2010 – 2012 Khác
[6]. Báo cáo thuyết minh kiểm kê đất đai năm 2010 – 2012 xã Tam Thành, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam Khác
[7]. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013 của xã Tam Thành, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam Khác
[8]. Hướng dẫn thực hiện Điều 13 Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về quản lý sử dụng đất trồng lúa Khác
[10]. Luật đất đai 2003, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Khác
[11]. Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Khác
[14]. Lê Hoài Phương, Ứng dụng phần mềm MAPINFO để xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất theo vị trí phục vụ cho thị trường bất động sản tại phường Hoà Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  2.1. Các thành phần của một hệ GIS - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
nh 2.1. Các thành phần của một hệ GIS (Trang 10)
Hình 2.2. Các nguồn dữ liệu của GIS - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 2.2. Các nguồn dữ liệu của GIS (Trang 11)
Hình 2.3. Mô tả mối quan hệ dữ liệu không gian và thuộc tính - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 2.3. Mô tả mối quan hệ dữ liệu không gian và thuộc tính (Trang 14)
Hình 2.5. Giao diện màn hình của MICROSTATION - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 2.5. Giao diện màn hình của MICROSTATION (Trang 18)
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí xã Tam Thành - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí xã Tam Thành (Trang 24)
Hình 4.2. Cơ cấu kinh tế của xã Tam Thành - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.2. Cơ cấu kinh tế của xã Tam Thành (Trang 28)
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất xã Tam Thành - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất xã Tam Thành (Trang 35)
Hình 4.4: Quy trình thực hiện cho quá trình nghiên cứu - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.4 Quy trình thực hiện cho quá trình nghiên cứu (Trang 40)
Hình 4.7. Bản đồ sau khi chuyển đổi trên MapInfo - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.7. Bản đồ sau khi chuyển đổi trên MapInfo (Trang 42)
Hình 4.6. Đang chuyển dữ liệu và chuyển dữ liệu thành công - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.6. Đang chuyển dữ liệu và chuyển dữ liệu thành công (Trang 42)
Hình 4.10. Nhập thông tin tại hộp thoại Select - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.10. Nhập thông tin tại hộp thoại Select (Trang 46)
Hình 4.12. Bảng thuộc tính của lớp dc3_thua_vung - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.12. Bảng thuộc tính của lớp dc3_thua_vung (Trang 47)
Hình 4.13.  Kết quả nhập dữ liệu bằng công cụ Info Tool - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.13. Kết quả nhập dữ liệu bằng công cụ Info Tool (Trang 48)
Hình 4.14. Kết quả nhập trường diện tích bằng lệnh Update column - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.14. Kết quả nhập trường diện tích bằng lệnh Update column (Trang 48)
Hình 4.16. Hiển thị thông tin của thửa đất bằng cửa sổ Info Tool - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.16. Hiển thị thông tin của thửa đất bằng cửa sổ Info Tool (Trang 49)
Hình 4.17.  Kết quả gộp Bản đồ địa chính tên Tamthanh_thua trên MapInfo 4.4.4.2. Bản đồ hiện trạng đất trồng lúa - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.17. Kết quả gộp Bản đồ địa chính tên Tamthanh_thua trên MapInfo 4.4.4.2. Bản đồ hiện trạng đất trồng lúa (Trang 50)
Hình 4.18. Bước 1 của quá trình thành lập bản đồ hiện trạng - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.18. Bước 1 của quá trình thành lập bản đồ hiện trạng (Trang 51)
Hình 4.19. Bước 2 của quá trình thành lập bản đồ hiện trạng - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.19. Bước 2 của quá trình thành lập bản đồ hiện trạng (Trang 51)
Hình 4.20. Bước 3 của quá trình thành lập bản đồ hiện trạng - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.20. Bước 3 của quá trình thành lập bản đồ hiện trạng (Trang 52)
Hình 4.22.  Bản đồ hiện trạng đất trồng lúa - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.22. Bản đồ hiện trạng đất trồng lúa (Trang 53)
Hình 4.23. Hộp thoại Update Column và Expression - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.23. Hộp thoại Update Column và Expression (Trang 54)
Hình 4.24. Kết quả cập nhật dữ liệu bằng chức năng Update Column - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.24. Kết quả cập nhật dữ liệu bằng chức năng Update Column (Trang 54)
Hình 4.26. Hộp thoại Data Aggregation - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.26. Hộp thoại Data Aggregation (Trang 56)
Hình 4.27. Kết quả trước và sau khi gộp thửa - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.27. Kết quả trước và sau khi gộp thửa (Trang 56)
Hình 4.28. Kết quả trước và sau khi tách thửa - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.28. Kết quả trước và sau khi tách thửa (Trang 57)
Hình 4.31.  Kết quả xuất dữ liệu từ MapInfo sang Excel - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.31. Kết quả xuất dữ liệu từ MapInfo sang Excel (Trang 58)
Hình 4.33. Kết quả tìm kiếm các thửa đất của ông Lê Hoa - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.33. Kết quả tìm kiếm các thửa đất của ông Lê Hoa (Trang 59)
Hình 4.34.  Hộp thoại Select và Expression - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.34. Hộp thoại Select và Expression (Trang 60)
Hình 4.35.  Kết quả của việc lựa chọn - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.35. Kết quả của việc lựa chọn (Trang 60)
Hình 4.37. Kết quả thống kê các thửa đất theo tình hình cấp GCNQSDD - Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa
Hình 4.37. Kết quả thống kê các thửa đất theo tình hình cấp GCNQSDD (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w