HỆ THỐNG câu hỏi ôn tập THI LUẬT QUỐC tế

17 793 1
HỆ THỐNG câu hỏi ôn tập THI LUẬT QUỐC tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hệ thống các câu hỏi luật quốc tế giúp người học hệ thống lại kiến thức về chủ thể luật quốc tế, nguyên tắc, chế độ pháp lý , quyền ưu đãi miễn trừ về ngoại giao... Ngoài ra còn có những câu hỏi có mức độ khó đòi hỏi tư duy.

* Câu 1: Phân tích nội dung ngtắc: “Không dùng sức mạnh và đe dọa dùng sức mạnh” trong LQT? KN:Sức mạnh theo quan điểm của M-Lênin, sức mạnh bao gồm cả về quân sự, CT, KT và tư tưởng. Tuy nhiên các luật gia TS cho rằng sức mạnh ở đây chỉ là sức mạnh về quân sự. -Sự hình thành của ngtắc này: Trước CM tháng 10 LQT thừa nhận (Quyền chiến tranh). Sau CM tháng 10 NN Xô viết đã lên án chiến tranh và đề ra sắc lệnh coi chiến tranh là tội ác QT chống loài người và là ngtắc của LQT. * Nôi dung: +Không dùng sức mạnh và đe dọa dùng sức mạnh chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập CT của QG khác một cách trái với Hiến chương LHQ +Cấm chiến tranh xâm lược và tuyên truyền chiến tranh +0 dùng sức mạnh và đe dọa dùng sức mạnh để ngăn cản các DT thực hiện quyền tự quyết Các nội dung trên giúp chúng ta hiểu như sau: Tức là cấm chiến tranh xâm lược, bao gồm xâm lược về vũ trang, xâm lược về KT, xâm lược về tư tưởng. Xâm lược ở đây không phải là trực tiếp mà là cả xâm lược gián tiếp. Trg các hình thức xâm lược nêu trên thì xâm lược vũ trang là hành động nguy hiểm nhất vì nó trực tiếp đe dọa hòa bình an ninh thgiới. Từ hành động này sẽ gây nên rối loạn về CT, KT, XH của các QG trên thế giới, xâm lược về KT là hiện tượng 1 QG dùng các biện pháp KT để bắt các QG khác phụ thuộc vào mình về KT, CT như là áp đặt cho các QG khác những điều ước QT về KT và thương mại bất bình đẳng có tính chất nô dòch, trao đổi KT thương mại không ngang giá, ngăn cản QG khác tiến hành những biện pháp Quốc hữu hóa… phong tỏa, cấm vận để phá hoại nền KT của các QG khác. Xâm lược về tư tưởng là hiện tượng 1 QG tiến hành kích động tuyên truyền chiến tranh gây hằn thù DT, tuyên truyền ca tụng vũ khí giết người hàng loạt… nhằm gây hoang mang lo sợ trong ND. LQT hiện đại không chỉ cấm việc đe dọa dùng vũ lực nhằm những mục đích trái với Hiến chương LHQ. Bởi vì hành vi đe dọa dùng vũ lực chống các QG khác là hành vi vi phạm chủ quyền QG, đe dọa hòa bình và ANTG. Các hành động đe dọa như hv tập trung quân đội giáp biên giới các QG khác, tập trận ở biên giới QG khác… LQT hiện đại cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong qhệ QT nhưng cho phép các QG khác dùng vũ lực để tự vệ trg trường hợp bò xâm lược.Quyền này đïc thể hiện trg Hiến chương LHQ cụ thể như sau: +Tham gia vào các biện pháp được tiến hành theo quyết đònh của Hội đồng bảo an LHQ để ngăn ngừa hoặc thủ tiêu mối đe dọa hòa bình, trấn áp các hvi xâm lược or vi phạm khác đối với hòa bình + Tự vệ cá thể hoặc tập thể trg trường hợp bò tấn công vũ trang + Dùng vũ lực đ/v các QG xâm lược như trg đại chiến thgiới II… + Dùng vũ lực để chống lại chính quốc (Đ/v các DT thuộc đòa và phụ thuộc) Câu : Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia? a. Chủ quyền quốc gia: là quyền tối cao của quốc gia trong lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ của mình nghóa là: quốc gia có quyền tối cao về lập pháp, hành pháp, tư pháp trong phạm vi lãnh thổ của mình. Mọi vấn đề kinh tế, chính trò văn hoá xã hội của quốc gia do chính quốc gia đó quyết đònh các cá nhân tổ chức cư trú trên lãnh thổ quốc gia phải tuân theo luật pháp quốc gia đó trừ trường hợp điều ước quốc tế mà quốc gia đó ký kết hoặc tham gia có quy đònh khác. Quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ đối ngoại nghóa là tự quốc gia đó quyết đònh trong việc q/hệ q/tế của mình. b. Ndung nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền quốc gia. -Các quốc gia có quyền bình đẳng về mặt P/Lý. -Mỗi Qgia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ - Mỗi quốc gia có nghóa vụ tôn trọng quyền năng của quốc gia khác. - Sự toàn vẹn về lãnh thổ và độc lập về chính trò là bất di bất dòch. - Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ CT-VH-XH…của mình. - Mỗi quốc gia có nghóa vụ thực hiện đầy đủ và tận tâm các nghóa vụ quốc tế của mình và tồn tại hoà bình cùng các quốc gia khác. c. Quyền chủ quyền của quốc gia. - Được tôn trọng về quốc thể, sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ về chế độ CT-KT-VH. - Được tham gia giải quyết những vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình. -Được tham gia các tổ chức quốc tế hợp tác quốc tế bình đẳng với quốc gia khác. -Đïc ký kết và gia nhập các ĐƯQT có liên quan -Được hưởng đầy đủ các quyền ưu đãi miễn trừ, gánh vác các nghóa vụ khác như QG khác. Câu: Nguyên tắc hoà bình, giải quyết các tranh chấp quốc tế? * Nội dung nguyên tắc hoà bình, giải quyết các tranh chấp quốc tế: Thể hiện nghóa vụ của các quốc gia giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ chỉ bằng biện pháp hoà bình, nghiêm cấm việc dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực. Một khi biênh pháp hoà bình này chưa giải quyết nổi tranh chấp thì phải tìm biện pháp hoà bình khác. Hiến chương LHQ (Điều 33) và Tuyên bố của Đại hội đồng LHQ năm 1970 về những nguyên tắc của LQT điều chỉnh quan hệ hữu nghò và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương LHQ chỉ nêu ra một số biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp như đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, TA, thông qua các cơ quan hay tổ chức quốc tế khu vực hoặc bằng những biện pháp hoà bình khác do các bên thoả thuận lựa chọn. Việc chọn biện pháp hoà bình nào hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của các bên tranh chấp. Việc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế phải bảo đảm phù hợp với tất cả các nguyên tắc cơ bản khác của Luật Quốc tế hiện đại. Điều đó có nghóa là khi giải quyết tranh chấp để bảo vệ lợi ích của mình, các bên tranh chấp không chỉ tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích của nhau phù hợp với công lý mà còn phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích của quốc gia thứ ba. *Câu 2: Lãnh hải, xác đònh lãnh hải và quy chế pháp lý? a. Khái niệm Lãnh hải: Lãnh hải là một vùng biển có chiều rộng xđònh nằm phía ngoài đường cơ sở của QG ven biển (có chiều rộng 12 hải lý, 1 hải lý =1853m). Lãnh hải là một bộ phận lãnh thổ QG, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia. Chủ quyền của quốc gia bao trùm lên cả vùng trời cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển ở phía dưới lãnh hải. (Đường phía ngoài ranh giới lãnh hải là đường biên giới của quốc gia ven biển). b. Xác đònh lãnh hải. - Chiều rộng lãnh hải: công ước luật biển năm 1982 quy đònh “Mọi quốc gia đều có quyền ấn đònh chiều rộng lãnh hải của mình. Chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở vạch ra theo đúng công ước” (điều 3). Ngày 12 tháng 05 năm 1977 chính phủ nước CHXHCNVN đã tuyên bố về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục đòa VN. Điều 1 khẳng đònh: “ lãnh hải của nước CHXHCNVN rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của cácù đảo ven bờ của VN tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trở ra ” . - Xác đònh đường cơ sở: đường cơ sở và là ranh giới phía ngoài của nội thuỷ và là ranh giới phía trong của lãnh hải. Theo công ước luật biển 1982 có hai phương pháp xđònh đường cơ sở: + P/pháp đường cơ sở thông thường: thường được áp dụng với các quốc gia có bờ biển phẳng. Công ước 1982 quy đònh “Trừ khi có quy đònh trái ngược của công ước, đường cơ sở thông thường dùng để tình chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển như đc thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được QG ven biển chính thức công nhận” (Điều 5). “Trong trường hợp những bộ phận đảo cấu tạo bằng san hô hoặc các đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh thì đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải mà ngấn nước triều thấp nhất ở bờ phía ngoài cùng của các mỏm đá, như đã được thể hiện trên các hải đồ được QG ven biển chính thức công nhận” (điều 6). + P/pháp đường cơ sở thẳng: thường được áp dụng với các QG có bờ biển và đòa hình phức tạp, có nhiều đảo ven bờ hoặc những vùng ngấn nước triều thấp nhất 0 thể hiện rõ ràng. Công ước 1982 quy đònh “ở nơi nào bờ biển bò khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển, PP đường cơ sở thẳng nối liền các điểm thích hợp có thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở chung để tính chiều rộng lãnh hải. nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn đònh do có một châu thổ và những đặc điểm tự nhiên khác, các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc theo ngấn nước triều thấp nhấp nhô ra xa nhất và ngay cả trong trường hợp về sau ngấn nước triều thấp nhất có thể chuyển dòch vào phía trong bờ các đường cơ sở đã được vạch ra vẫn có hiệu lực cho tới khi các quốc gia ven biển sửa đổi đúng theo công ước”. Đối với các đảo xa bờ theo công ước 1982 các đảo hoặc quần đảo ở cách bờ biển không quá 2 lần chiều rộng lãnh hải thì chúng được coi như gắn với đất liền để vạch đường cơ sở chung hoặc giữa các đảo nếu khoảng cách 0 quá 24 hải lý thì các đảo đó được coi là một tổng thể liền nhau để vạch đường cơ sở. c. Quy chế pháp lý của lãnh hải * Chế độ qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng nước lãnh hải. Theo điều 17 công ước luật biển 1982 quy đònh “Với điều kiện phải chấp hành công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia có biển hay ko có biển đều được hưởng quyền đi lại ko gây hại trong lãnh hải”. *Quyền tài phán của quốc gia trong lãnh hải. -Quyền tài phán về hình sự: Điều 27 Công ước Luật biển quốc tế 1982 quy đònh: “QG ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự của mình ở trên một tàu nước ngoài đi qua trên lãnh hải để tiến hành việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu đó trong khi nó đi qua lãnh hải, trừ các trường hợp sau đây”. + Nếu hậu quả vụ vi phạm đó mở rộng đếùn quốc gia ven biển . + Nếu vi phạm có t/chất phá hoại hoà bình của ĐNước hay trật tự của lãnh hải + Nếu thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hay một viên chức lãnh sự của Q/gia mà tàu mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đương cục đòa phương. + Nếu các b/pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất MT hay các chất kích thích. Đối với tàu thuyền nước ngoài cầøn chú ý. TH1: Nếu đi từ nội thuỷ của quốc gia ven biển ra lãnh hải thì nước ven biển có quyền áp dụng mọi bp cầøn thiết kể cả kiểm soát, bắt giữ hoặc truy tố trước toà án theo pháp luật của mình khi có hành vi vi phạm xảy ra. Trường hợp nếu thuyền trưởng yêu cầu phải thông báo cho cơ qua ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà tàu mang cờ biết trước khi áp dụng các biện pháp cần thiết thì phải báo cho cacù cơ quan đó biết. Nếu thực sự khẩn cấp thì vừa có thể xử lý vừa thông báo cho cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự của họ. TH2: nếu tàu thuyền đi từ một cảng nước ngoài mà chỉ đi qua lãnh hải, không vào nội thuỷ của quốc gia thì nước ven biển không được quyền tiến hành các biện pháp kiểm tra, bắt giữ nào vì lý do h/sự xảy ra trên tàu -Quyền tài phán về d/sự + Nếu tàu thuyền nước ngoài chỉ đi qua lãnh hải thì quốc gia ven biển không được giữ lại, bắt thay đổi hành trình của chúng để thực hiện quyền tài phán đối với một người ở trên con tàu đó. Trong trường hợp cần thiết phải bắt giữ hay dự thẩm về mặt dân sự, nước ven biển chỉ được quyền tiến hành các biện pháp dân sự cầøn thiết vì tàu thuyền ngoài vi phạm những nghóa vụ đã cam kết hay các trách nhiệm mà tàu thuyền đó phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để được đi qua vùng biển của q/gia ven biển (đ28 khoản 1-2). + Nếu tàu thuyền của nước ngoài dừng lại trong lãnh hải hoặc đang đi qua lãnh hải sau khi đã rời nội thuỷ thì nước ven biển có quyền tài phán về dân sự do luật của qgia ven biển quy đònh (điều 28 khoản 3). *Câu 3: Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao? -K/N: Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là những quyền ưu đãi và miễn trừ đặc biệt mà nước tiếp nhận, phù hợp với luật quốc tế, giành cho cơ quan đại điện ngoại giao và thành viên của cơ quan này nhằm tạo đkiện thuận lơựi cho việc thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, ngoại của các cơ quan đó. LQT hiện đại phân biệt 02 loại quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao. Thứ nhất, dành cho cơ quan đại diện ngoại giao; Thứ hai, dành cho viên chức và nhân viên của cơ quan đại diện. A. Quyền ưu đãi và miễn trừ của các cơ quan đại diện ngoại giao: Quyền ưu đãi và miễn trừ của các cơ quan đại diện ngoại giao được quy đònh trong Công ước VIEN năm 1961 (Từ Điều 20 đến Điều 28) bao gồm: - Quyền bất khả x.phạm về trụ sở. Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả x.phạm, chính quyền nước sở tại không được phép vào nếu không được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao. Nước nhận đại diện có ng/vụ đặc biệt phải thi hành mọi biện pháp thích đáng để nhà cửa của cơ quan khỏi bò xâm chiếm hoặc làm hư hại, an ninh của c.quan không bò quấy rối hoặc phẩm cách, danh dự của c.quan 0 bò xâm phạm. - Tài sản trong trụ sở cũng như các phương tiện đi lại không bò khám xét, trưng dụng, tòch biên hoặc tòch thu v.v. Tuy nhiên, trụ sở của cơ quan đại diện không được dùng vào những mục đích không phù hợp với chức năng của cơ quan đại diện (Khoản 3, Điều 41). Quyền miễn thuế: Trụ sở của cơ quan đại diện được miễn tất cả các thứ thuế và lệ phí, trừ tiền trả cho các dòch vụ cụ thể. -Quyền bất khả x/phạm về hồ sơ lưu trữ và tài liệu của cquan đại diện, bất kể T/gian và đòa điểm. -Quyền tự do liên lạc bằng tất cả các phương diện hợp pháp với CP nước mình, với các cơ quan đại diện khác và cơ quan lãnh sự nước mình đóng tại nước sở tại hoặc nước thứ ba. -Quyền bất khả x/phạm về thư tín, ngoại giao. -Quyền được treo quốc kỳ và quốc huy tại trụ sở kể cả nhà riêng và phương tiện đi lại của người đứng đầu cơ quan đại diện. B. Quyền ưu đãi và miễn trừ của viên chức ngoại giao: Quyền ưu đãi và miễn trừ của viên chức ngoại giao được quy đònh trong Công ước VIEN năm 1961 (từ Điều 29 đến Điều 35) bao gồm: - Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Viên chức ngoại giao không thể bò bắt hoặc giam giữ dưới bất kỳ hình thức nào. Nước nhận đại diện phải đối xử với sự kính trọng thích đáng và có biện pháp hợp lý để tránh xúc phạm với thân thể, tự do và phẩm cách của họ; - Quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, tài liệu, thư tín và phương tiện đi lại; - Quyền tự do đi lại trong phạm vi mà PL của nước sở tại quy đònh, trừ những vùng, lãnh thổ có quy đònh riêng vì lý do an ninh và bí mật quốc gia; - Quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử lý hành chính của nước sở tại. Về quyền dân sự trừ 03 trường hợp sau đây: + Vụ kiện về bất động sản trên l.thổ nước tiếp nhận thuộc sở hữu của viên chức ngoại giao; + Vụ kiện về thừa kế nếu viên chức ngoại giao tham gia tố tụng với tư cách riêng; + Vụ kiện về một nghề nghiệp tự do hoặc hoạt động thương mại của viên chức ngoại giao vượt ra ngoài chức năng chính thức của mình. -Quyền miễn thuế; -Quyền ưu đãi Hải quan. Các quyền ưu đại và miễn trừ cá nhân kể trên cũng đựơc danh cho các thành viên trong gia đình viên chức ngoại giao, nếu họ không phải là công dân của nước sở tại. Để góp phần phục vụ đường lối đối ngoại của mình, NNCHXHCNVN đã ban hành nhiều văn bản PL liên quan đến các cơ quan đại diện ngoại giao và các viên chức ngoại giao như: Pháp lệnh về Hải quan năm 1990, Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ danh cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại VN năm 1993… C. Quyền ưu đãi và miễn trừ của nhân viên hành chính – kỹ thuật và nhân viên phục vụ: Quyền ưu đãi và miễn trừ của nhân viên hành chính – kỹ thuật và nhân viên phục vụ được quy đònh tại Điều 37 Công ước VIEN năm 1961 (Khoản 2, 3, 4). Nhân viên hành chính - ký thuật và các thành viên trong gia đình họ nếu không phải là công dân nước sở tại hoặc không có nơi cư trú thường xuyên của nước này, được hưởng các quyền ưu đãi tương đương với viên chức ngoại giao nhưng có hạn chế hơn: Quyền tự do đi lại hẹp hơn, quyền ưu đãi Hải quan hẹp hơn và quyền ưu đãi, miễn trừ xét xử dân sự và xét xử hành chính chỉ áp dụng khi họ thừa hành công vụ. Nhân viên phục vụ nếu không phải là công dân nước sở tại hoặc không cư trú thường xuyên ở nước sở tại, đựơc hưởng quyền miễn trừ đối với các hành vi thực hiện trong khi thừa hành công vụ của mình và được miễn các thứ thuế đánh vào tiền công lónh về công vụ của mình cũng như quyền miễn trừ ghi ở Điều 33 của Công ước. *Câu 4: Phân tích các trường hợp được hưởng quốc tòch trong LQT. Luật quốc tòch VN có khác trường hợp nào không? Hưởng quốc tòch theo LQT: Quốc tòch là mlh pháp lý giữa 1 người dân với 1 NN nhất đònh, thể hiện thông qua quyền và nghóa vụ của công dân Trên cơ sở chủ quyền QG, mỗi nước qđònh bằng PL nước mình những trường hợp được hưởng quốc tòch. Theo LQT có những cách thức hưởng quóc tòch sau: -Hưởng quốc tòch theo sự sinh đẻ: +Theo ngtắc quyền huyết thống: Đứa trẻ được sinh ra mang q.tòch của bố, mẹ không phụ thuộc đứa trẻ được sinh ra ở trên lãnh thổ nước nào Bố mẹ cùng q.tòch thì đứa trẻ mang q.tòch bố mẹ Bố hoặc mẹ có q.tòch còn người kia không có q.tòch thì mang q.tòch của người có q.tòch Trường hợp bố và mẹ không cùng q.tòch thì không thể xác đònh ngay q.tòch cho đứa trẻ được (P/pháp giải quyết theo q.tòch bố hoặc thỏa thuận giữa bố và mẹ hoặc phải ra tòa) +Theo ngtắc quyền nơi sinh: Đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ nước nào thì mang q.tòch ở nước đó, không kể bố, mẹ có q.tòch ở đâu. Ngtắc này giải quyết các trường hợp sau: Bố, mẹ là người ko q.tòch hoặc q.tòch ko rõ ràng thì đứa trẻ cũng có q.tòch nơi nó được sinh ra. Được sinh ra trên máy bay, tàu thủy thì xác đònh q.tòch theo máy bay, tàu thủy -Hưởng q.tòch theo sự gia nhập: Là việc 1 người được nhập q.tòch của 1 NN nhất đònh do việc xin gia nhập q.tòch của NN đó +Do kết hôn với công dân nước sở tại + Do được nhận làm con nuôi +Do xin vào q.tòch Đ/k xin gia nhập q.tòch: Hoàn thành các thủ tục theo qđònh Phải đủ độ tuổi nhất đònh Có thgian cư trú nhất đònh ở nước xin gia nhập q.tòch Phải có đ/k đảm bảo cuộc sống ở nước xin gia nhập q.tòch Phải nắm bắt được l.sử h/thành cũng như ng/tắc, t/chất bộ máy NN của nước muốn gia nhập - Hưởng q.tòch theo sự lựa chọn: Là quyền đặc biệt của người dân được tự do lựa chọn cho mình 1 q.tòch của 1 NN nhất đònh. Vấn đề này đặt ra trong các trường hợp sau: + Lãnh thổ QG này tách hoặc xác nhập lãnh thổ QG khác +CP hai nước thỏa thuận với nhau về việc di chuyển dân cư từ nước này sang nước khác + Đ/v những người 2 q.tòch thì sẽ lựa chọn 1 trg 2 q.tòch đó +Những người hồi hương -Hưởng q.tòch theo sự phục hồi: Là việc khôi phục lại q.tòch của 1 nước cho 1 người đã mất q.tòch đó Vấn đề phục hồi quốc tòch được áp dụng đ/v những người trước đây ra nước ngoài sinh sống nay trở về tổ quốc và đ/v những người mất q.tòch nước mình do kết hôn hay ly hôn với người nước ngoài. * Ngoài 4 cách thức hưởng q.tòch phổ biến trên còn có trường hợp hưởng q.tòch do được thưởng q.tòch: Thưởng q.tòch là hvi của cơ quan có thẩm quyền của 1 nước công nhận người nước ngoài có công trạng lớn đối với nước mình là công dân nước mình. Việc thưởng q.tòch phải được sự đồng ý của đương sự. Người được thưởng q.tòch sẽ trở thành công dân thực sự của NN thưởng q.tòch, được hưởng đầy đủ quyền và nghóa vụ Người được thưởng q.tòch sẽ trở thành công dân danmh dự của NN thưởng q.tòch * Theo luật q.tòch VN thì vấn đề hưởng q.tòch có giống như LQT ở các trường hợp như: +Theo sự kiện sinh đẻ +Theo sự gia nhập +Do phục hồi quốc tòch Ngoài các trường hợp trên thì luật q.tòch VN có khác các trường hợp là: +Ko có lựa chọn q/tòch +Ko có thưởng quốc tòch Đồng thời luật q.tòch VN 1998 còn có các tr/hợp hưởng q.tòch theo các điều 19, 28, 30. Điều 19:Trẻ sơ sinh bò bỏ rơi trên lãnh thổ VN không rõ cha mẹ là ai thì mang q.tòch VN Điều 28: Khi cha, mẹ có sự thay đổi quốc tòch (Xin nhập quốc tòch VN) thì trẻ chưa thành niên có quyền có quốc tòch theo cha mẹ Điều 30: Đứa trẻ được cha mẹ có q.tòch VN nhận làm con nuôi thì đứa trẻ có q.tòch VN. *Câu 5: Xung đột PL, phương pháp giải quyết xung đột ? Xung đột PL xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống PL đồng thời diều có thể ap dụng để điều chỉnh 1 quan hệ PLK này hay quan hệ PL khác. Xung đột PL có thể được hiểu là trong một tình thế (trang thái) nhất đònh mà hai hay nhiều hệ thống PL đều có thể điều chỉnh một QHPL nhất đònh. *Phương pháp giải quyết xung đột PL: -Phương pháp xung đột: + PP xung đột được hình thành và xdựng trên nền tảng hệ thống các quy phạm xung đột của Qgia( kể cả các quy phạm xung đột trong các ĐƯQT mà quốc gia đó thành viên ). Điều này có nghóa là cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải chọn PL của nước này hay nước kia có liên đới tới các yếu tố nước ngoài để xác đònh quyền và nghóa vụ giữa các bên đương sự. Công việc tiến hành lựahệ thống PL nước nào được áp dụng để giả quyết phải dựa trên các cơ sở quy đònh của cac quy phạm xung đột để giải quyết. Khoa học tư pháp quốc tế coi việc xdựng và thực hiện các quy phạm xung đột là PP giải quyết xung đột. PP này được áp dụng giải quyết rộng rãi hiện nay trong tư pháp quốc tế của các nước trên thế giới. +T.Á khi giải quyết một vụ việc mà các bên trong tranh chấp lại có quôc tòch hoặc nơi cư trú ở các nước khác nhau chẳng hạn thì việc đầu tiên để giải quyết là T.Á đó cần thiết chọn luật cần thiết chon luật thực chất của nước nàop để áp dụng. Giai đoạn chọn luật này T.Á chưa thể đưa ra để phán quyết được mà chỉ đưa ra quyết đònh luật thực chất của nước nào được áp dụng và cac nguyên tắc về quy phạm thực chất nào sẽ được thực thi. +Đôi khi xảy ra trường hợp T.Á ko chọn được luật thực chất để áp dụng bởi chưa có qui phạm xung đột trong lónh vực đó, lúc này T.Á cần xem xét hệ thống PL của nước mình để tìm ra các quy đònh cần thiết để g/quyết vụ việc. +Hạn chế của Phương pháp xung đột là rất trù tượng vì phải có chuyên môn rất sâu trong lónh vực PL mới có thể hiểu được. Tính chất ko nhất quán đối với 1 vụ việc nếu giải quyết ở T.Á có thẩm quyền ở các nược khác nhau trong tư pháp quốc tế đãdẫn đến các bên khi ký kết các hợp đồng cần phải thấy trước luật nước nào có khả năng áp dụng hoặc phải chọn sẵn luật nước nào để áp dụng nước đó. Tóm lại, PP xung đột một mặt nó luôn luôn hoàn thiện và pháp điển hoá trg đkiện quốc tế hoá đời sống thực tế, mặt khác nó luôn lại bổ sung và hoàn thiện hoá trog luật pháp của mỗi quốc gia -PP thực chất: PP thực chất được xdựng trên cơ sở hệ thống các quy phạm thực chất trực tiếp giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế, điều này có nghóa là nó trực tiếp phân đònh quyền và nghóa vụ rõ ràng giữa các bên tham gia quan hệ. Có 2 loại quy phạm thực chất: là quy phạm thực chất thống nhất và quy phạm thực chất xdựng. +Các quy phạm thực chất thống nhất trong các ĐƯQT, tập quán quốc tế. Việc xdựng và hình thành các quy phạm thực chất thống nhất trong các ĐƯQT điều chỉnh các quan hệ thương, sản xuất, dòch vụ, khoa học kỷ thuật … và các quan hệ khác giữa công dân, pháp nhân giữa các quốc gia khác nhau là rất cần thiết nó làm giảm hoặc thậm chí triệt tiêu sự khác biệt trong luật pháp của các quốc gia và có tính chất đơn giản hoá và hữu hiệu hoá trong điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế. Khi đã có những ĐƯQT mà trong đó có các quy phạm thực chất thống nhất cơ quan có thẩm quyền giải quyết cũng nhươ các bên tham gia quan hệ tư pháp quốc tế sẽ chiếu theo đó để xem xét giải quyết thực chất v/đề trên cơ sở áp dụng ngay quy phạm đó. Các quy phạm thực chất thống nhất còn được ghi nhận trong các luật pháp quốc tế ( nhất là trong lónh vực thương mại và hành hải quốc tế ). Hệ thống các quy phạm thực chất thống nhất dù là trong ĐƯQT hay trong tập quán quốc tế điều ko phải là “luật pháp” đứng trên luật quốc gia bởi lẽ chính các quốc gia xdựng và chất thuận các quy phạm đó và chứng tỏ rõ khả năng thuận tiện và hữu hiệu trg việc điều chỉnh các qhệ tư pháp quốc tế. Ngoài ra, các quy phạm thực chất còn hình thành trên cơ sở của các quyết đònh trọng tài thương mại quốc tế. +Các quy phạm thực chất trong quy phạm quốc gia(luật Quốc nội ) Quy phạm thực chất của luật quốc nội được áp dụng đó điều chính các q/hệ dân sự của nước ngoài. Ở các nước đang phát triển như ở nước ta hiện nay quy phạm thực chất thường được quy đònh luật đầu tư nước ngoài, luật về chuyển giao công nghệ … *Ưu thế của PP thực chất: -PP điều chỉnh thực chất là giải quyết trực tiếp quan hệ, nó chỉ áp dụng các qhệ đặc biệt, còn PP xung đột có tính bao quát và toàn diện hơn. -PP điều chỉnh trực tiếp thực chất chỉ sử dụng đối với các bên tham gia quan hệ cụ thể trong cac ko gian giới hạn và đôi khi áp dụng đối vơi chủ thể cụ thể; hơn thế các chủ thể đó lại thường biết trướcd các điều kiện pháp lý đó. - PP điều chỉnh trực tiếp bằng cách các quốc gia lý kết các ĐƯQT mà trong đó có các quy phạm thực chất thống nhất đã tăng khả năng điều chỉnh hửu hiệu của luật pháp, tính khả thi cao hơn. Nó loại bỏ sự khác biệt, thậm chí mâu thuẩn trong luật pháp giữa các nược với nhau *Câu 6 Trình bày các dạng biên giới QG. Ở VN có các dạng biên giới QG nào? Biên giới QG là hàng rào pháp lý được vạch theo tâm trái đất qua cột mốc biên giới, giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất thuộc chủ quyền của 1 QG. Các bộ phận hợp thành biên giới QG: + Biên giới trên bộ: Là đường biên giới trên vùng đất liền, trên đảo, trên sông, trên hồ biên giới hoặc trên biển nội đòa. + Biên giới trên biển là đường trung tuyến (Khi 2 QG nằm đối diện nhau) hoặc đường cách đều (Khi 2 QG nằm kế cận nhau) dùng để phân chia ranh giới vùng nội thủy, lãnh hải giữa 2 QG nếu không có sự thỏa thuận khác. + Đường biên giới QG trên biển là đường vạch ra để phân đònh lãnh hải của QG ven biển với vùng tiếp liền tự nhiên của biển cả. + Biên giới lòng đất: Là biên giới được xác đònh dựa trên đường biên giới trên bộ và trên biển của QG kéo theo đến tận tâm của trái đất + Biên giới trên không: Là biên giới vùng trời của QG bao gồm 2 phần khác nhau: - Phần 1: Là biên giới sườn được ấn đònh theo đường biên giới trên bộ và biên giới trên biển bằng cách kéo dài vuông góc từ mặt đất lên khoảng không - Phần 2: Là phần biên giới trên cao để phân đònh ranh giới vùng trời thuộc chủ quyền của QG và khoảng không gian vũ trụ phía trên * Các loại biên giới QG: + Biên giới theo đòa lý (Biên giới theo đòa hình): Là kiểu biên giới QG được xác đònh dựa theo các đặc điểm thực tế của đòa hình tự nhiên như dãy núi, dãy đồi, sông, biển hồ. + Biên giới theo hình học: Là biên giới hoạch đònh theo những đường thẳng nối các điểm này với các điểm qđònh khác như là ở các nước Châu Phi, Châu Mỹ. +Biên giới theo vó tuyến (Thiên văn): Là biên giới được xđònh theo các kinh tuyến và vó tuyến. Cụ thể như: Biên giới giữa canada và Hoa kỳ * Ở VN có các dạng biên giới: Biên giới theo đòa hình và biên giới theo thiên văn *Câu 7 Đồng chí hiểu như thế nào là: “Chủ quyền lãnh thổ của QG”. Theo LQT lãnh thổ QG bao gồm những dạng nào? QG là 1 thực thể cấu thành bởi 3 yếu tố: Lãnh thổ, dân cư và chủ quyền. Không có chủ quyền thì không thể tồn tại QG theo đúng nghóa của nó. Nói đến QG là nói đến chủ quyền QG. Nói cách khác chủ quyền là thuộc tính CT – Pháp lý không thể tách rời của QG. Chủ quyền QG là quyền tối cao của QG trg P/vi lãnh thổ of mình và quyền độc lập QG trg qhệ QT Quyền tối cao trg phạm vi lãnh thổ của mình đó là quền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền qđònh mọi vấn đề về CT, KT, VH, XH. Các QG cũng như các tổ chức QT khác không được quyền can thiệp vào. Mọi cá nhân tổ chức cư trú hoạt động trên lãnh thổ QG phải tuân thủ PL của QG nếu điều ước QT mà QG thgia ký kết hoặc thgia 0 có qđònh khác Chủ quyền QG trg qhệ QT: Là QG độc lập 0 bò phụ thuộc vào bất cứ QG nào. QG có quyền tự quyết đònh mọi v/đề đối nội, đối ngoại để đảm bảo được chủ quyền QG thì chính QG phải có ng/vụ tuân thủ các ngtắc cơ bản của LQT, các điều ước mà QG thgia ký kết. Hai nội dung của chủ quyền QG caa gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu không có quyền lực tối cao trg phạm vi lãnh thổ của mình thì không thể độc lập trg qhệ QT cũng như quyền lực mà bò phụ thuộc vào người khác thì không thể gọi là quyền tối cao và ngược lại. Trg đ/k QT hóa ngày nay các mặt của đời sống XH thay đổi rất nhanh chóng, sự tùy thuộc vào các QG mặt này, mặt khác ngày 1 gia tăng, nhưng ndung chủ quyền QG vẫn không thay đổi, các QG vẫn là những thực thể độc lập có quyền là quyền lực tối cao trg phạm vi lãnh thổ của mình và độc lập với các QG khác trên cơ sở bình đẳng trg mqh tùy thuộc lẫn nhau. * Theo LQT lãnh thổ QG bao gồm những dạng: +Lãnh thổ QG thuộc chủ quyền hoàn toàn riêng biệt của QG bao gồm: Vùng đất, vùng nước, vùng trời trên chúng và vùng lòng đất dưới chúng. +Máy bay, tàu biển, tàu vũ trụ có mang cờ hiệu hay dấu hiệu đặc biệt khác của QG +Các đường ống dẫn, các công trình thiết bò của QG nằm ngoài lãnh thổ QG như ở biển QT, ở nam cực, ở vùng không phận và khoảng không vũ trụ +Sứ quán QG ở thủ đô nước khác cũng hưởng quy chế như quy chế lãnh thổ QG. *Câu 8: Trách nhiệm của LL CSND trong việc bv chủ quyền QG. Để quán triệt ngtắc tôn trọng chủ quyền QG nêu trên, khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của LL CSND cần chú ý những vẫn đề gì? Chủ quyền QG là quyền tối cao của QG đ/v lãnh thổ bao gồm phương diện quyền lực cũng như phương diện v/c. Như vậy bv chủ quyền QG là bv sự toàn vẹn lãnh thổ QG bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất. Bv chủ quyền QG còn là sự đảm bảo duy trì quyền lực of NN thông qua hệ thống các Cquan lập pháp, hành pháp và tư pháp, duy trì và ko ngừng tăng cường pháp chế XHCN So với LL quân đội ND, nhiệm vụ trọng yếu là bv sự toàn vẹn lãnh thổ của TQ bằng LL vũ trang tinh nhuệ được trang bò khí tài, phương tiện kỹ thuật quân sự ngày đêm bv giữ vứng biên giới QG và giáng trả mọi sự tiến công xâm lược, thì trách nhiệm của LL CSND lại tập trung trg lónh vực đối nội. Theo đó LL CSND là hạt nhân đóng vai trò chủ công trg Ctác bv TT ATXH và ANQG, mà nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là bv Đảng, bv sự vững mạnh của bộ máy chính quyền, bv chế độ KT-CT, nền VH và TT ATXH. Hoàn thành tất cả nhiệm vụ trên là góp phần quan trọng trg việc bv chủ quyền QG. Bởi vì Đảng có vững mạnh mới thực hiện được sự lãnh đạo toàn diện của mình đ/v NN, chính quyền có vững mạnh mới duy trì được sự quản lý của mình đ/v XH, CT ổn đònh, TT ATXH được đảm bảo thì ND mới an tâm lđ SX phát triển KT. KT XH phát triển trên nền tảng vững chắc, có như vậy ta mới làm thất bại được mọi âm mưu chống phá liên tục của các thế lực thù đòch muốn dùng chiến lược “Diễn biến hòa bình” phá hoại ta từ bên trg, hòng làm thay đổi hệ thống CT, biến nước ta thành 1 nước TBCN. Đi ngược lại tiến trình LS, đi ngược lại nguyện vọng của ND VN, xâm phạm quyền độc lập, tự chủ QG trg việc lựa chọn con đường CT. Để bv chủ quyền QG khi thực hiện chức năng nhiệm vụ phòng ngừa đấu tranh chống TP xâm phạm ANQG và TT ATXH cần chú ý những vấn đề sau: +Cần nêu cao tinh thần cảnh giác CM trước mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù đang dùng mọi cách mua chuộc, lung lạc ý chí chiến đấu của ta. +Ko ngừng học tập, trao dồi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức luật cũng như trình độ KHKT đáp ững được y/cầu Ctác ngày càng cao, sẵn sàng đấu tranh hiệu quả với mọi TP. +Không ngừng tăng cường Ctác vận động q/chúng, XD phong trào q/Chúng bv ANTQ (Quốc phòng toàn dân) góp phần tạo nên thế trận ANND *Câu 9: Trình bày các chủ thể của LQT KN: Chủ thể của LQT là các thực thể thgia vào qhệ QT có khả năng thực hiện các quyền và gánh vác những nghóa vụ pháp lý QT trg khuôn khổ và trên cơ sở LQT Có nhiều quan điểm khác nhau về chủ thể của LQT: Theo quan điểm của CN Mác Ln có thể xác đònh chủ thể của LQT có những dấu hiệu sau: +Có sự thgia vào những qhệ QT do LQT điều chỉnh +Có ý chí độc lập không bò lệ thuộc vào các chủ thể khác trg sinh hoạt QT +Có đủ quyền và nghóa vụ riêng biệt đ/v các chủ thể khác thuộc phạm vi điều chỉnh của LQT +Có khả năng độc lập chòu trách nhiệm pháp lý QT do hv của mình gây ra * QG là chủ thể chủ yếu của LQT hiện đại: Để trở thành QG thì phải có các dấu hiệu sau: Có lãnh thổ riêng, có dân cư và chế độ quốc tòch, có CP đại diện cho dân cư, CP quản lý được lãnh thổ. Chủ thể của LQT là bất cứ QG nào độc lập có chủ quyền, không phân biệt lớn nhỏ, giàu nghèo, trình độ phát tiển cũng như chế độ KT, CT, XH. Nếu không có chủ quyền thì đương nhiên QG đó không tồn tại. Vậy ta có thể khẳng đònh rằng đã hình thành QG thì QG đương nhiên là chủ thể của LQT bất kể được sự công nhận hay không công nhận từ phía QG khác. QG là chủ thể đầu tiên cơ bản và chủ yếu của LQT. Bởi vì các QG xuất hiện như các chủ thể ban đầu của LQT, các chủ thể khác của LQT như tổ chức QT, các DT đấu tranh giành quyền tự quyết chỉ xuất hiện từ thế kỷ 19-20. Đa số các quy phạm của LQT được các QG XD. VD: Các Công ước QT phổ biến như Hiến chương LHQ và các điều lệ khác của tổ chức QT đều do QG XD. Có thể nói chắc rằng các ngtắc và quy phạm của LQT chung đều do các QG XD và cũng chính vì vậy mà quy phạm của LQT điều chỉnh chủ yếu qhệ giữa các QG. Vì vậy ta có thể khẳng đònh QG là chủ thể chủ yếu của LQT * Các dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết là chủ thể của LQT: Từ thắng lợi vó đại của CM tháng 10 mở đầu cho kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên giải phóng DT chống chủ nghóa thực dân cũ và mới. LQT hiện đại không ngừng lên án chủ nghóa thực dân mà còn qđònh xóa bỏ CN thực dân dưới mọi hình thức. Khẳng đònh tất cả các DT có quyền tự quyết, có quền tiến hành đấu tranh giành độc lập để thành lập các QG riêng, độc lập của mình… Chính vì vậy các QG đang đấu tranh giành độc lập nhằm thực hiện quyền tự quyết được công nhận là chủ thể đặc biệt của LQT. Các DT đang đấu tranh giành uyền tự quyết phải có các đặc trưng sau: +Tồn tại thực tế cuộc đấu tranh với mục đích thành lập QG độc lập +Cơ quan lãnh đạo cuộc đấu tranh và đại diện cho DT đó trg qhệ QT Tính chất chủ thể of LQT of các DT đang đấu tranh thực hiện quyền tự quyết thể hiện ở 2 điểm sau +Quyền năng chủ thể của các DT đó hạn chế hơn so với QG (Năng lực hv hạn chế) +Tư cách chủ thể của các DT ấy xuất hiện không phụ thuộc vào sự công nhận từ các chủ thể khác của LQT * Các tổ chức QT liên CP là chủ thể đặc biệt hạn chế của LQT hiện đại: Tổ chức QT liên CP là tổ chức QT do QG thỏa thuận thành lập trg quá trình vừa đấu tranh vừa hợp tác với nhau trg ban giao QT. Tổ chức QT có hai loại: Liên QG và phi CP, nhưng chỉ có tổ chức QT liên QG được thành lập phù hợp với các ngtắc của LQT hiện đại mới được thừa nhận là chủ thể của LQT * Các chủ thể mang tính chất QG:Như là thành phố tự do, vùng lãnh thổ tự do, Tòa thánh Va ti căng. Các thực thể này được Hội đồng LHQ bảo trợ. *Câu 10: So sánh sự giống và khác nhau giữa LQT với LQG: -LQT là tổng thể những ngtắc, những quy phạm pháp lý QT được các quốc gia và các chủ thể khác của LQT tham gia XD trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng thông qua đấu tranh và thương lượng nhằm điều chỉnh mqh nhiều mặt, nhưng chủ yếu là CT giữa các chủ thể của LQT với nhau. Trước tiên và chủ yếu là giữa các QG trong trường hợp cần thiết được bảo đảm thực hiện bằn biện pháp cưỡng chế [...]... hơn so với TQQT *Câu 1: Phân tích nội dung ngtắc: “Không dùng sức mạnh và đe dọa dùng sức mạnh” trong LQT? *Câu : Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia? *Câu: Nguyên tắc hoà bình, giải quyết các tranh chấp quốc tế? *Câu 2: Lãnh hải, xác đònh lãnh hải và quy chế pháp lý? *Câu 3: Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao? *Câu 4: Phân tích các trường hợp được hưởng quốc tòch trong LQT Luật quốc tòch VN có... không thể quy trách nhiệm cho chủ thể PL QT về những thi t hại không phải là hệ quả của hv trái PL của họ +Thi t hại phát sinh do lỗi của chủ thể vi phạm PL QT là cơ sở quy trách nhiệm cho chủ thể này đ/v những thi t hại phát sinh Chủ thể vi phạm PL QT không phải chòu trách nhiệm đ/v những thi t hại phát sinh do lỗi của bên bò thi t hại * Câu 16: Đ/k để tập quán QT trở thành nguồn của LQT TQQT khác ĐƯQT... đề gì? *Câu 9: Trình bày các chủ thể của LQT *Câu 10: So sánh sự giống và khác nhau giữa LQT với LQG: *Câu 11: Đặc điểm của các ngtắc cơ bản của LQT Có thể coi ngtắc cơ bản của LQT là nguồn của LQT được không? *Câu 12: Sự giống nhau giữa LQT với LQG Ở nước ta, hiệu lực của luật nào là cao hơn? *Câu 13: Trình bày thế nào là: “Qua lại, vô hại ở lãnh hải” *Câu 14: Có thể coi: “Đại sứ quán của một quốc gia... không có hiệu lưch trực tiếp trên lãnh thổ QG Muốn thi hành trên lãnh thổ QG, các QPPL QT phải được chuyển hóa thành QPPL QG, tức là phải được nội luật hóa Vì quốc gia là 1 thể chế độc lập có chủ quyền, trg lãnh thỏ quốc gia PL có hiệu lực là PL QG Trường hợp khi 1 điều luật của LQG mâu thuẩn với 1 điều ước QT mà QG thgia ký kết hoặc công nhận thì phải tuân thủ qđònh của ĐƯQT mà QG đã ký kết hoặc công... trên sự thông qua trình tự, thủ tục nhất đònh * Khác nhau: -Khác về phương pháp điều chỉnh: +LQG: Quyền uy (VD: Như luật HS, luật HC) và tự nguyện, bình đẳng (VD: Luật dân sự, luật KT) +LQT: Tự nguyện, bình đẳng không bên nào ép buộc bên nào - Khác về chủ thể: +LQG là cá nhân, tổ chức +LQT là quốc gia, tổ chức liên CP, các DT đang đấu tranh giành độc lập - Khác về nguồn: +LQG là tiền lệ pháp – Tập quán... điều ước và tập quán QT -Khác về đối tượng điều chỉnh: +LQG là qhệ XH phát sinh và tồn tại trg nội bộ QG +LQT là các qhệ XH xảy ra ngoài phạm vi lãnh thổ QG, đều là các qhệ XH phát sinh trg sinh hoạt QT như: Qhệ KT, qhệ VH-XH, KHKT - Khác về biện pháp cưỡng chế: +LQG là do các cơ quan có thẩm quyền quyết đònh +LQT là tự các chủ thể thỏa thuận với nhau - Khác về trình tự XD: +LQG thì thông qua các văn... này Cụ thể trg điều 21 công ước luật biển được qđònh như sau: +An toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển +Bv các thi t bò và các hệ thống bảo đảm hàng hải và các thi t bò hay công trình khác +Bv các đường dây cáp và ống dẫn +Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển +Ngăn ngừa những sự vi phạm các luật và qđònh của QG ven biển liên quan đén việc đánh bắt cá +Giữ gìn môi trương của QG ven biển và ngăn... PL QT chưa đến độ gây thi t hại vật chất hoặc phi vật chất Vì vậy chủ thể không thể yêu cầu bồi thường thi t hại hoặc áp dụng các biện pháp chế tài nhất đònh đ/v trường hợp thi t hại chưa phát sinh +Có mqh nhân quả giữa hv trái PL QT và thi t hại phát sinh Về lý luận cũng như thực tiễn, chủ thể vi phạm PL QT phải chòu trách nhiệm về những thi t hại do chính hv của mình gây ra, không thể quy trách nhiệm... công nhận Vì quan điểm này không trái với ngtắc tôn trọng chủ quyền QG Từ sự phân tích trên ta kết luận rằng giữa LQG và LQT ta không thể khẳng đònh luật nào có hiệu luật cao hơn, vì nếu đặt LQT lên trên hay xuống dưới LQG đều vi phạm thậm chí sẽ phủ nhận chủ quyền QG Nếu đặt LQT cao hơn LQG sẽ hạ thấp chủ quyền QG Nếu đặt LQG cao hơn LQT sẽ mất đi quyền bình đẳng trg qhệ QT Các nước có tiềm năng mạnh... biện pháp cưỡng chế (LQT là biện pháp trả đũa, phạt nếu vi phạm trg lónh vực KT) -Qđònh tổng thể các quy phạm -XD dựa trên sự thông qua trình tự, thủ tục nhất đònh * Ở nước ta, không hiệu lực của luật nào cao hơn Vì: Về mặt lý luận cũng nhe trên thực tế LQT và PL QG phải là hệ thống PL độc lập nhưng có mqh, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển Mọi sự thay đổi hay phát triển tiến . và hành hải quốc tế ). Hệ thống các quy phạm thực chất thống nhất dù là trong ĐƯQT hay trong tập quán quốc tế điều ko phải là luật pháp” đứng trên luật quốc gia bởi lẽ chính các quốc gia xdựng. xung đột một mặt nó luôn luôn hoàn thi n và pháp điển hoá trg đkiện quốc tế hoá đời sống thực tế, mặt khác nó luôn lại bổ sung và hoàn thi n hoá trog luật pháp của mỗi quốc gia -PP thực chất: PP. lãnh thổ quốc gia phải tuân theo luật pháp quốc gia đó trừ trường hợp điều ước quốc tế mà quốc gia đó ký kết hoặc tham gia có quy đònh khác. Quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ đối ngoại

Ngày đăng: 15/08/2014, 22:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan