Bài 26. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG I. MỤC TIÊU: Kiến thức: - Phát biểu được khái niệm khúc xạ ánh sáng. - Phát biểu được nội dung định luật khúc xạ ánh sáng. - Nêu được khái niệm chiết suất tuyệt đối và cách tính chiết suất tỉ đối theo chiết suất tuyệt đối. - Phát biểu được nội dung vế sự truyền thẳng ánh sáng. Kĩ năng: - Vẽ đường truyền tia sáng qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. - Giải các bài toán liên quan đến hiện tượng khúc xạ ánh sáng. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: 1. Thước kẻ, phấn màu. 2. Thí nghiệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng. 3. Chuẩn bị phiếu: Phiếu học tập 1 (PC1) - Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? TL1: - Là hiện tượng lệch phương của các tia sáng truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau. Phiếu học tập 2 (PC2) - Để tìm hiểu về sự lệch của tia sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt cần chuẩn bị những gì? TL2: - Hai môi trường trong suốt, nguồn sáng, thước đo góc. Phiếu học tập 3 (PC3) - Phát biểu nội dung định luật truyền thẳng ánh sáng. TL3: - Nội dung định luật khúc xạ ánh sáng. + Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới. + Với mỗi môi trường trong suốt xác định, tỉ số giữa sin góc tới và sin góc khúc xạ luôn không đổi: r i sin sin = hằng số Phiếu học tập 4 (PC4) - Chiết suất tỉ đối là gì? - Chiết suất tuyệt đối là gì? TL4: - Tỉ số sini/sinr gọi là chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường. - Chiết suất tuyệt đối là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với chân không. Phiếu học tập 5 (PC5) - Phát biểu về tính thuận nghịch của chiều truyền sáng. - Quan hệ chiết suất tỉ đối của môi trường này với môi trường khác. TL5: - Ánh sáng truyền đi theo đường nào thì cũng truyền ngược lại được theo đường đó. - Chiết suất tỉ đối của môi trường 1 với môi trường 2 bằng nghịch đảo chiết suất tỉ đối của môi trường 2 với môi trường 1. Phiếu học tập 6 (PC6): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong 1. Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng A. ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua m ặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. B. ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. C. ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. D. ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. 2. Khi góc tới tăng 2 lần thì góc khúc xạ A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. tăng 2 lần. D. chưa đủ dữ kiện để xác định. 3. Trong các nhận định sau về hiện tượng khúc xạ, nhận định không đúng là A. Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới. B. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến. C. Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0. D. Góc khúc xạ luôn bằng góc tới. 4. Nếu chiết suất của môi trường chứa tia tới nhỏ hơn chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ thì góc khúc xạ A. luôn nhỏ hơn góc tới. B. luôn lớn hơn góc tới. C. luôn bằng góc tới. C. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc tới. 5. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với A. chính nó. B. không khí. C. chân không. D. nước. 6. Khi chiếu ánh sáng đơn sắc từ một không khí vào một khối chất trong suốt với góc tới 60 0 thì góc khúc xạ là 30 0 . Khi chiếu cùng ánh sáng đơn sắc đó từ khối chất đã cho ra không khí với góc tới 30 0 thì góc tới A. nhỏ hơn 30 0 . B. lớn hơn 60 0 . C. bằng 60 0 . D. không xác định được. 7. Chiếu một ánh sáng đơn sắc từ chân không vào một khối chất trong suốt với góc tới 45 0 thì góc khúc xạ bằng 30 0 . Chiết suất tuyệt đối của môi trường này là A. 2 . B. 3 C. 2. D. 2/3 . 8. Khi chiếu một tia sáng từ chân không vào một môi trường trong suốt thì thấy tia phản xạ vuông góc với tia tới góc khúc xạ chỉ có thể nhận giá trị A. 40 0 . B. 50 0 . C. 60 0 . D. 70 0 . 9. Trong trường hợp sau đây, tia sáng không truyền thẳng khi A. truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suất có cùng chiết suất. B. tới vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. C. có hướng đi qua tâm của một quả cầu trong suốt. D. truyền xiên góc từ không khí vào kim cương. 10. Chiếu một tia sáng từ benzen có chiết suất 1,5 với góc tới 80 0 ra không khí. Góc khúc xạ là A. 41 0 B. 53 0 . C. 80 0 . D. không xác định được. TL6: Đáp án Câu 1: A; Câu 2: D; Câu 3: D; Câu 4: A; Câu 5: C; Câu 6: C; Câu 7: A; Câu 8: A; Câu 9: D; Câu 10: D. 4. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Bài 26. Khúc xạ ánh sáng I. Khúc xạ ánh sáng 1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng… 2. Định luật khúc xạ ánh sáng… II. Chiết suất của môi trường 1. Chiết suất tỉ đối… 2. Chiết suất tuyệt đối… III. Tính thuận nghịch của sự truyền sáng Học sinh: - Chuẩn bị bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1 ( phút): tìm hiểu về sự khúc xạ ánh sáng. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Quan sát hiện tượng, đọc SGK trả lời câu hỏi PC1. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Quan sát nhí nghiệm, ghi số liệu, dự đoán quan hệ i, r, trả lời câu hỏi PC2. - Trả lời câu hỏi PC3. - Tiến hành TN về hiện tượng khúc xạ. - Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC1. - Nêu câu hỏi PC2. - Khảo sát cụ thể về quan hệ giữa góc khúc xạ và góc tới. - Gợi ý HS trả lời. - Nêu câu hỏi PC 3. Hoạt động 2 ( phút): tìm hiểu về chiết suất của môi trường. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK Trả lời các câu hỏi PC4. - Trả lời C1, C2, C3. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Nêu câu hỏi PC4. - Nêu câu hỏi C1, C2, C3. - Tổng kết ý các ý kiến của HS. Hoạt động 4 ( phút): Tìm hiểu tính thuận nghịch của sự truyền sáng. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC5. - Nêu câu hỏi PC5. Hoạt động 5 ( phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Thảo luận, trả lời câu hỏi theo phiếu PC6. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Cho HS thảo luận theo PC6. - Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến thức trong bài. Hoạt động 6 ( phút): Giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Ghi bài tập về nhà. - Ghi chuẩn bị cho bài sau. - Cho bài tập trong SGK: bài tập 6 đến 8 (trang 192). - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. . trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Bài 26. Khúc xạ ánh sáng I. Khúc xạ ánh sáng 1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng 2. Định luật khúc xạ ánh sáng II. Chiết suất của môi trường 1 Bài 26. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG I. MỤC TIÊU: Kiến thức: - Phát biểu được khái niệm khúc xạ ánh sáng. - Phát biểu được nội dung định luật khúc xạ ánh sáng. - Nêu được khái. Thí nghiệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng. 3. Chuẩn bị phiếu: Phiếu học tập 1 (PC1) - Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? TL1: - Là hiện tượng lệch phương của các tia sáng truyền xiên góc qua