18.03.2010 Chất lượng nước là một chỉ tiêu quan trọng đụng chạm tới tất cả khía cạnh của hệ sinh thái và đời sống con người, như sức khỏe cộng đồng, sản xuất lương thực, hoạt động kinh tế và đa dạng sinh học. Do đó, chất lượng nước cũng là một trong những cơ sở để đánh giá mức độ đói nghèo, thịnh vượng và trình độ văn hoá của một quốc gia. 1. Điều gì xác định chất lượng của nước? Xét trên khía cạnh quản lý, chất lượng nước được xác định bởi nhu cầu sử dụng cuối cùng của nó. Với các mục đích sử dụng nước như giải trí, câu cá, ăn uống, môi trường sống cho động thực vật thủy sinh, mức trong sạch của nguồn nước thường đòi hỏi ở cấp độ cao hơn so với các một số các mục đích khác như đáp ứng nhu cầu cho hoạt động thủy điện. Do đó, theo nghĩa rộng chất lượng nước là bao gồm các nhân tố vật lý, hóa học và sinh học cần thiết để đảm bảo cho nhu cầu sử dụng.(UN/ECE 1995). 2. Tình trạng chất lượng nguồn nước trên thế giới hiện nay ra sao? Chính hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm chất lượng nguồn nước trên toàn thế giới. Tăng trưởng dân số, đô thị hóa cao, chất thải công nghiệp và nguồn bệnh mới cùng sự xâm lấn của nhiều loài sinh vật là nhân tố then chốt gây ra tình trạng suy thoái chất lượng nước. Thậm chí, biến đổi khí hậu cũng ngày càng ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nước. Cùng với đó là những nguy cơ gây ra do sự thiếu hiểu biết của con người về những tác động tiểm ẩn của tự nhiên hay chính những chất thải độc hại do con người thải vào môi trường trong tình trạng hệ thống cơ sở dữ liệu và mạng lưới quan trắc chất lượng nước còn rất thiếu thốn. Bên cạnh đó, tại các nước đang phát triển, việc không xác định được thứ tự ưu tiên đối với chất lượng nguồn nước, hệ thống quản lý yếu kém và thiếu sự phối hợp trong quá trình xác định những thách thức về chất lượng nguồn nước đã dẫn tình trạng suy giảm phân bổ nguồn tài nguyên nước. 3. Tăng trưởng dân số, đô thị hóa, sản xuất công nghiệp tác động như thế nào đến chất lượng nước? Suy giảm chất lượng nước xảy ra khi hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, đô thị hay nước thải sinh hoạt trở nên quá tải; khi hệ thống cơ sở hạ tầng cần thiết bị thiếu thốn hoặc lỗi thời, hay khi chất thải, nước thải được xả trực tiếp vào môi trường. Trong khi đó, việc gia cố hay mở rộng các hệ thống cơ sở hạ tầng này là vô cùng tốn kém và khó mà theo kịp sự phát triển chung. Vì lẽ đó, quản lý nguồn nước thải đang nổi lên như là một thách thức lớn đối với toàn cầu. Chất lượng nước có thể bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm hữu cơ, nguồn bệnh chứa trong nước thải sinh hoạt, nước thải nông nghiệp và các rác thải của con người, những nguồn thải này gây hiện tượng phú dưỡng và thiếu oxy trong nước, nhiễm mặn đối với nước tưới, kim loại nặng, ô nhiễm dầu, các hóa chất khó phân hủy… Suy giảm chất lượng nước còn làm thoái hoá chức năng của hệ sinh thái, gây ra những biến đổi đột ngột và không thể lường trước đối với hệ sinh thái, khi đó, chỉ một ngưỡng giới hạn bị vượt quá thì sẽ lập tức làm cho toàn bộ hệ thống bị biến đổi, thậm chí sụp đổ. 4. Biến đổi khí hậu tác động đến chất lượng nước như thế nào? Biến đổi khí hậu nói chung, nhiệt độ tăng và thay đổi cấu trúc thủy văn nói riêng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước và làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước thông qua các lớp chất trầm tích, chất dinh dưỡng, sự phân hủy các bon hữu cơ Mực nước biển dâng cao cũng sẽ làm tăng diện tích bị xâm mặn tại các cửa sông và của nguồn nước ngầm, tác động đến sự sẵn có của nguồn nước ngọt ở tại thủy vực. Trong khi đó, hiểu biết của con người về những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới nguồn nước vẫn còn rất nhiều hạn chế và nhất là những tác động lên chất lượng nguồn nước. Một cơ chế quản lý mới, mang tính linh hoạt thì luôn đòi hỏi một hệ thống dữ liệu được thu thập đầy đủ nhưng trên thực tế thì hệ thống mạng quan trắc thì ngày càng thu nhỏ lại. Do đó, điều cần thiết ở đây là phải cải thiện những hiểu biết và khả năng mô hình hoá được những tác động của biến đổi khí hậu, có tính đến chu kỳ thủy văn ở các cấp liên quan tới quá trình ra quyết định. 5. Chất lượng nước được duy trì như thế nào? Làm thế nào để xử lý nước bị ô nhiễm? Ngăn ngừa ô nhiễm nước là ưu tiên hàng đầu để duy trì được chất lượng nguồn nước. Bên cạnh đó, còn 2 lựa chọn khác là xử lý và khôi phục nguồn nước. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc xử lý nguồn nước bị ô nhiễm do hoạt động của con người thường phức tạp hơn rất nhiều so với sự ô nhiễm gây ra bởi những nguồn gây ô nhiễm tự nhiên. Tương tự, khôi phục chất lượng nước cũng khó có thể thực hiện vì điều này đồng nghĩa với việc khôi phục cả một hệ sinh thái đã bị suy thoái hay nói cách khác là tiến hành thiết lập lại môi trường tự nhiên vốn có. Bản thân hệ sinh thái cũng cung cấp cho chúng ta chức năng làm sạch thông qua chu trình dinh dưỡng, quá trình giữ phù sa và phá vỡ các chất thải. Ví dụ, các vùng đất ngập nước có thể lọc bỏ dưỡng chất và các chất độc hại ở mức độ cao. Mặt khác, bản thân hệ sinh thái cũng phụ thuộc vào khả năng sẵn có của chất lượng nguồn nước. 6. Chất lượng nước ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người? Bảo đảm chất lượng nước là tối quan trọng đối với sức khỏe của con người môi trường. Để đáp ứng cho nhu cầu nước uống và vệ sinh hàng ngày, mỗi người cần từ 20 đến 40 lít nước sạch, không bị nhiễm các chất nguy hại hoặc vi khuẩn và con số này sẽ tăng lến đến 50 lít nếu phục vụ cho các nhu cầu về tắm giặt hoặc nấu nướng. Nhiều nơi trên thế giới, khối lượng nước cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng Đặc biệt tại các nước đang phát triển, nơi mà tốc độ đô thị hóa tăng nhanh đến chóng mặt, đang phải đối diện với thực tế thiếu thốn các phương tiện xử lý nước thải, dẫn đến tình trạng nguồn nước uống bị nhiễm bẩn và trở thành căn nguyên chủ yếu của nhiều loại bệnh tât và thương vong. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có 4 tỷ trường hợp mắc bệnh tiêu chảy bên cạnh hàng triệu những trường hợp khác mắc các bệnh do không tiếp cận được với nguồn nước an toàn. Và trung bình cứ một năm thì 1,7 triệu người lại chết do tiêu chảy, và phần lớn trong số này là trẻ em dưới 5 tuổi. Sức khỏe của con người trên trái đất hiện đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các loại bệnh liên quan đến nước và các chất hóa học thải vào nguồn nước. Mặc dù từ những năm 1990 nhiều cố gắng mới đã được nỗ lực thực hiện, nhưng việc cung cấp nước sạch và vệ sinh an toàn đến phần lớn dân số vẫn còn là một thách thức. Hiện nay, khoảng 1.1 tỷ người trên thế giới thiếu khả năng tiếp cận với nguồn nước được sạch, và hơn 2,6 tỷ người khó tiếp cận được với điều kiện vệ sinh tốt hơn. 7. Hiện đã có một cam kết quốc tế nào liên quan đến chất lượng nước chưa? Hiện trên thế giới hiện nay chưa có bất cứ một cam kết về môi trường mang tính toàn cầu quy định nghĩa vụ của các nước về vấn đề bảo vệ nguồn nước sạch hoặc coi vấn đề này như một trách nhiệm mang tính quốc gia. Hiệp ước Liên Hợp Quốc năm 1997 về Luật “Sử dụng nguồn nước quốc tế với mục đích phi hàng hải” mà theo đó quy định rằng các nguồn nước liên quốc gia phải được đưa vào sử dụng một cách cân bằng bảo đảm lợi ích giữa các nước có liên quan và phải tính đến việc bảo vệ đúng mức những nguồn nước này. Nhưng trên thực tế, đạo luật này hiện vẫn chưa được thi hành. Tuy nhiên, tầm quan trọng đối với việc bảo vệ nguồn nước sạch đã và đang được nhận thức trong những công cụ quốc tế không mang tính trói buộc. Trong chương 18 về “ Bảo vệ chất lượng và cung cấp nguồn nước sạch: Áp dụng cách tiếp cận tổng hợp đến quá trình phát triển, quản lý và sử dùng nguồn nước” của Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21), đã nêu rõ: để bảo đảm nguồn nước có chất lượng được cung cấp một cách đầy đủ cho toàn bộ dân số trên hành tinh này, thì phải bảo tồn các chức năng thủy văn, sinh học và hóa học của hệ sinh thái song song với việc điều chỉnh các hoạt động của con người để thích ứng được với khả năng có hạn của thiên nhiên cũng như chống lại các bệnh tật do nước gây ra. Liên quan đến nguồn nước dưới đất, vào tháng 12 năm 2008 UNGA (United Nation General Assembly) đã thông qua Nghị quyết A/RES/63/124 về Luật “Các tầng chứa nước liên biên giới” nhằm khuyến khích các nước đi đến các thỏa thuận song phương hoặc mang tính địa phương để quản lý bền vững các tầng chứa nước giữa các quốc gia này. Ở cấp độ địa phương, hiện đã có một lượng lớn các cam kết liên quan đến những vấn đề về chất lượng nguồn nước như Hiệp ước UNECE năm 1992 về Bảo vệ và sử dụng nguồn nước và hồ nước liên biên giới hay Nghị định thư năm 2000 về vấn đề chia sẻ nguồn nước trong cộng động phát triển Nam Phi (SADC). Cộng đồng chung Châu Âu đã thành lập khung làm việc đối với Hoạt động cộng đồng trong lĩnh vực tài nguyên nước trong Chị thỉ 2000/60/EC của Nghị viện Châu Âu. Mục tiêu dài hạn của bản chỉ thị này là ngăn ngừa sự suy thoái của nguồn nước và đưa vào sử dụng các thước đo cần thiết để đạt được một điều kiện nguồn nước tốt ở toàn Châu Âu đến năm 2015. . của nguồn nước thường đòi hỏi ở cấp độ cao hơn so với các một số các mục đích khác như đáp ứng nhu cầu cho hoạt động thủy điện. Do đó, theo nghĩa rộng chất lượng nước là bao gồm các nhân tố. phá vỡ các chất thải. Ví dụ, các vùng đất ngập nước có thể lọc bỏ dưỡng chất và các chất độc hại ở mức độ cao. Mặt khác, bản thân hệ sinh thái cũng phụ thuộc vào khả năng sẵn có của chất lượng. về chất lượng nguồn nước đã dẫn tình trạng suy giảm phân bổ nguồn tài nguyên nước. 3. Tăng trưởng dân số, đô thị hóa, sản xuất công nghiệp tác động như thế nào đến chất lượng nước? Suy giảm chất