Hiểm họa từ phụ gia trôi nổi Những thông tin về việc thực phẩm có chứa phụ gia độc hại khiến không ít bà nội trợ không biết ăn gì, uống gì để đảm bảo sức khỏe vì hầu hết các loại thực phẩm hiện nay đều có phụ gia… Đa dạng phụ gia Phụ gia thực phẩm là các chất được bổ sung thêm vào thực phẩm để món ăn ngon miệng, đẹp mắt, hấp dẫn hơn. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết dùng các chất màu tự nhiên từ thực vật, như màu đỏ từ gấc, cà chua, ớt chín, hạt điều nhuộm, rau dền, vỏ quả thanh long, màu vàng từ nghệ và hoa dành dành, màu tím từ hoa dâm bụt chua, vỏ quả nho, quả dâu, lá cẩm, màu xanh từ lá tre, lá dứa thơm, rau ngót… và hương vị từ các loại hoa để làm phụ gia thực phẩm. Để đáp ứng sản xuất thực phẩm quy mô lớn các nhà khoa học đã tạo ra các chất phụ gia nhân tạo cho vào sản phẩm mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Hiện nay, ngành công nghiệp thực phẩm trên thế giới được phép sử dụng hơn 3.000 loại chất phụ gia trong chế biến thực phẩm. Các chất phụ gia thực phẩm gồm có chất bảo quản, chất tạo vị và điều vị, chất tạo màu, chất tạo cấu trúc và nhóm các phụ gia khác. Mặc dù phụ gia thực phẩm có rất ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng nhưng đây là thứ không thể thiếu trong hầu hết các loại thực phẩm cũng như bữa ăn hàng ngày. Tại Việt Nam có hơn 300 loại phụ gia thực phẩm được Bộ Y tế cho phép sử dụng và sử dụng trong giới hạn cho phép. Đối với phụ gia được phép sử dụng, trên bao bì bao giờ cũng ghi rõ tên hóa chất, thành phần hóa học, tính năng kỹ thuật và tính chất vật lý (dạng lỏng hay rắn…), liều lượng, cách dùng (cho lúc nóng hay nguội…), tính độc với con người, độc với nồng độ bao nhiêu? Hiểm họa từ phụ gia trôi nổi Trên thị trường, người tiêu dùng dễ dàng mua được nhiều loại phụ gia thực phẩm, từ những loại nhập khẩu có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng đến những “phụ gia” được đóng thùng, đóng bao không có bất kỳ thông tin nào về xuất xứ, cách dùng, hạn sử dụng. Theo các chuyên gia, thực phẩm màu càng lòe loẹt, hay trắng quá mức, rau quả xanh tươi một cách bất thường,… thì nguy cơ lạm dụng hóa chất trong sản xuất, chế biến và phụ gia bảo quản công nghiệp càng cao. Phụ gia thường được sử dụng trong thực phẩm là chất bảo quản, phẩm màu và đường hóa học hương liệu. Bên cạnh đó, các chất bảo quản có khả năng gây ung thư cũng được sử dụng phổ biến: Formol, hàn the thường được dùng trong bánh phở, hủ tiếu, bánh nem, chả, dưa chua hay các món rán, xào như tôm lăn bột… Thận trọng khi chọn mua thực phẩm Với những loại thực phẩm bị cho các chất phụ gia vượt quá liều lượng cho phép sẽ gây độc cho người sử dụng. Nếu với liều cao thì sẽ gây nhiễm độc cấp tính, liều thấp sẽ gây nhiễm độc trường diễn, tích tụ dần trong cơ thể, lâu dần sẽ gây bệnh. Vì vậy, người tiêu dùng nên thận trọng khi chọn mua, sử dụng thực phẩm, cần xem kỹ nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, bao bì, nhãn mác. Nếu là hàng nhập khẩu, phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt. Ngoài ra, người mua có thể căn cứ vào số hiệu INS in trên bao bì để biết chất này có được phép sử dụng hay không. Đây là ký hiệu được Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế xác định cho mỗi chất phụ gia khi xếp chúng vào danh mục các chất phụ gia thực phẩm. Những loại không có ký hiệu INS trên bao bì đều là những hàng trôi nổi, không được phép sử dụng. Để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, các nhà sản xuất cần tuân thủ nghiêm túc các quy định về sử dụng phụ gia nghành y tế, đây là biện pháp vừa bảo vệ sức khỏe cộng đồng, vừa bảo vệ và giữ uy tín, thương hiệu sản phẩm . nhiêu? Hiểm họa từ phụ gia trôi nổi Trên thị trường, người tiêu dùng dễ dàng mua được nhiều loại phụ gia thực phẩm, từ những loại nhập khẩu có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng đến những phụ gia . Hiểm họa từ phụ gia trôi nổi Những thông tin về việc thực phẩm có chứa phụ gia độc hại khiến không ít bà nội trợ không biết ăn gì,. chất phụ gia trong chế biến thực phẩm. Các chất phụ gia thực phẩm gồm có chất bảo quản, chất tạo vị và điều vị, chất tạo màu, chất tạo cấu trúc và nhóm các phụ gia khác. Mặc dù phụ gia thực