Nhớ xôi khúc Hà Nội… Xôi khúc còn được gọi là bánh khúc. Sở dĩ xôi có tên ấy là vì vỏ bánh làm bằng bột nếp có trộn lẫn với lá cây rau khúc giã nhỏ, bọc lấy nhân đậu xanh, thịt mỡ… Ở các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ, người ta thường làm xôi khúc vào khoảng tháng 3 âm lịch, khi những cơn mưa phùn mùa xuân còn sót lại, hay vào ngày tám (tháng 8), khi trên những thửa ruộng lúa đã gặt xong, đất đang nghỉ dưỡng cũng là lúc khúc mọc quanh bờ. Có lẽ với nhiều người, xôi khúc chẳng còn gì lạ nữa, nhưng để ăn một chiếc bánh khúc cho đúng là bánh khúc và cảm giác hết vị ngon của nó thì chỉ có thể ở Hà Nội. Đó là cái cảm giác thích thú khi xuýt xoa vừa ăn vừa thổi, những hạt xôi nếp trắng tinh dính đầy bên ngoài lớp bột dẻo thơm, cắn nhẹ một miếng là thấy lớp nhân đậu xanh bùi béo… Xôi khúc được làm bằng gạo nếp xay thành bột rồi trộn lá khúc. Gạo nếp làm bánh khúc bao giờ cũng phải được chọn lựa rất kĩ, bởi nếp có ngon thì bánh mới dẻo và mềm. Lá khúc là thành phần không thể thiếu của bánh khúc. Lá khúc xay nhuyễn vắt lấy nước cốt trộn chung với bột nếp nhào thật kĩ. Nhân bánh làm bằng đậu xanh đãi vỏ, hấp chín, giã tơi, trộn chung với thịt mỡ hay thịt ba rọi, ướp gia vị tiêu, muối vừa ăn. Khi làm bánh thì viên nhân lại thành những phần bằng nhau, lấy một lượng bột vừa đủ, cho phần nhân vào, vo tròn lại sao cho khít miệng bánh. Lúc hấp cứ một lớp nếp hạt, là một lớp bánh, xếp đầy vỉ thì nổi lửa, khoảng 45 phút là chín. Bánh chín lấy ra sẽ có một lớp áo xôi khoác bên ngoài, trông rất đẹp. Mỗi lần có dịp về Hà Nội tôi đều tranh thủ tới tiệm bánh khúc Quân số 35 Cầu Gỗ, Hoàn Kiếm để vừa ăn bánh khúc, vừa uống trà nóng, và im lặng nghe giọng nói ngọt ngào của người Hà Nội… Để thỏa mãn nỗi thèm của bao ngày chờ được ăn thứ bánh dẻo dẻo, thơm thơm này. Ở Sài Gòn, những buổi sớm trên phố, tôi vẫn thấy những chiếc xe đạp chở bánh khúc nóng bán dạo. Cũng là bánh khúc, nhưng bánh khúc Sài Gòn thiếu hẳn hương vị lá khúc, nên dù nhân có nhiều thịt đậu, hay nếp có dẻo thơm tới đâu thì bánh cũng chẳng có nổi mùi thơm đặc trưng kia. Theo như lời chủ tiệm Quân thì đã hơn mấy chục năm rồi gia đình ông gắn bó với tiếng rao mỗi sáng “Bánh khúc nóng đây”. Từ khi mà bánh khúc hãy còn trong thúng, trên đôi quang gánh của bà, của mẹ rong ruổi khắp những con phố cổ Hàng Bạc, Hàng Than… tới giờ thì chỉ việc ngồi tại nhà, nhận đặt bánh qua điện thoại… Nhiều người gốc Hà Nội xưa có dịp trở về Hà Nội, hương vị đầu tiên họ muốn tìm lại vẫn là chiếc bánh xôi khúc, ăn và nhớ lại thời trước đó chỉ mấy hào một chiếc, rồi lên 1 đồng, cho đến giờ kinh tế thị trường là thế mà bánh khúc cũng vẫn chỉ ở giá 5 – 6 đồng chiếc. Hay có gia đình người xa Hà Nội, tận trời tây… đi xa thế mà chẳng thể nào quên được hương vị bánh khúc ở đây. Vẫn thường nhờ người quen đặt mua bánh khúc gửi sang. Với thời gian bánh khúc đã có một đời sống khác, từ đi bằng xe bộ trên đôi quang gánh, bánh khúc di chuyển sang xe máy trong nội thành, xa hơn nữa ra Bắc vào Nam thì đi bằng ô tô, tàu hỏa, máy bay… để rồi những chiếc bánh khúc đã gói cả vào đó những nỗi nhớ, câu chuyện về cuộc sống con người Hà Nội. Nếu có dịp tới Hà Nội bạn cứ thử ăn bánh khúc, ăn rồi sẽ thấy nghiền và mỗi khi xa thì sẽ nhớ hương vị dẻo, thơm, bùi, béo… của xôi khúc Hà Nội. . Nhớ xôi khúc Hà Nội… Xôi khúc còn được gọi là bánh khúc. Sở dĩ xôi có tên ấy là vì vỏ bánh làm bằng bột nếp có trộn lẫn với lá cây rau khúc giã nhỏ, bọc lấy nhân. qua điện thoại… Nhiều người gốc Hà Nội xưa có dịp trở về Hà Nội, hương vị đầu tiên họ muốn tìm lại vẫn là chiếc bánh xôi khúc, ăn và nhớ lại thời trước đó chỉ mấy hào một chiếc, rồi lên 1 đồng,. chiếc bánh khúc đã gói cả vào đó những nỗi nhớ, câu chuyện về cuộc sống con người Hà Nội. Nếu có dịp tới Hà Nội bạn cứ thử ăn bánh khúc, ăn rồi sẽ thấy nghiền và mỗi khi xa thì sẽ nhớ hương