Những ca bỏng … “trời ơi” Pha nước tắm cho bé Bi, chị Nguyễn Thị Kim H (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) để chậu nước nóng ngay cạnh giường, chạy đi lấy khăn và xà phòng. Nhưng được vài bước, chị giật nảy mình vì bé Bi lẫy, rơi từ trên giường vào chậu nước nóng chưa pha. Người lớn lơ đễnh, trẻ em… "lãnh đủ" Theo Tiến sỹ Nguyễn Viết Lượng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Viện Bỏng Quốc gia, có đến 60% trẻ em bị bỏng khi có người lớn… ngay bên cạnh. Rất nhiều những tai nạn hi hữu được đưa đến Viện Bỏng Quốc gia mà nguyên nhân từ sự lơ đễnh của người lớn. Cháu Thân Thị Phương T (xóm Đồng Yên, xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) bị bỏng nặng ở phần thân bên trái, chân, tay vì ngã xuống mặt đường mới rải nhựa. (Ảnh: Vietnamnet). Gần đây nhất, Viện Bỏng Quốc gia đã tiếp nhận một ca bỏng thương tâm. Cháu Phan Đức T, 6 tuổi (Quỳnh Lưu, Nghệ An) nhập viện trong tình trạng phần cổ, vai và ngực bị cháy, mặt và khắp người T có chỗ bị phồng rộp. Hỏi ra mới biết, khi bà nội đang cho lợn ăn, cháu chạy vào bếp gắp những viên than đang đỏ rực lửa bỏ vào trong chiếc ống bơ nối dây thép rồi cứ thế giơ dây lên cao quay tròn. Sự "vô ý" của người lớn trong trường hợp của cháu Nguyễn Thị Thu H (SN 2005, Ba Đình, Hà Nội) khiến nhiều người "biết chuyện" không khỏi "tức anh ách". Cách đây 1 năm, khi đang cùng cậu anh trai hơn bé 2 tuổi chơi trò "bịt mắt bắt dê" ở phòng khách, bé dẫm vào nồi canh mà chị giúp việc vừa bắc xuống để ngay bậu cửa. Hậu quả là 2 chân của bé bị phồng rộp, vùng mông của cháu cũng bị bỏng khá sâu. Hay tai nạn của cháu Hoàng Viết H, 8 tháng tuổi (Thái Nguyên) cũng khiến bố cháu là anh Hoàng Viết X ân hận mãi. Anh có một cửa hàng xe máy nhỏ, dựng ngay trước cửa nhà. Hôm anh đang sửa bình ắc quy cho khách, anh đã đổ axit ra sàn đất nhưng thật không may, bé H đang chơi trong nhà đã bò ra ngoài từ lúc nào và bò vào đúng chỗ anh đổ axit ra sàn. Khi bé H được chuyển đến Viện Bỏng Quốc gia, vùng chân và đùi của bé bị bỏng với độ bỏng sâu tới 15%. Cách đây chưa lâu, hai cháu bé Trần Văn N (6 tuổi) và Trần Văn H (9 tuổi) (Nam Sách, Hải Dương) cũng phải nhập Viện Bỏng Quốc gia vì một lý do… chẳng đâu vào đâu. Vào đêm Trung thu, 2 bé rủ nhau đi xem múa sư tử, thấy sư tử phun lửa thì thích quá nên sán lại gần để xem và do một chút sơ suất, cả xăng, cả lửa từ “đầu rồng” bắn tung tóe ra xung quanh, quần áo 2 cháu bé bốc cháy để rồi một cháu bị bỏng 59%, một cháu bỏng 65% diện tích cơ thể với độ bỏng sâu trên 50%. Ngày 10/9 vừa qua, Bệnh viện Đa khoa huyện Can Lộc, Hà Tĩnh đã tiếp nhận một bệnh nhi mới 11 tháng tuổi là cháu Thân Thị Phương T (xóm Đồng Yên, xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh). Khi được đưa đến viện, cháu Trinh bị bỏng nặng ở phần thân bên trái và chân, tay. Tìm hiểu nguyên nhân, các bác sỹ được biết, cùng ngày anh trai cháu là Thân Văn T (10 tuổi) chở T đi chơi bằng xe đạp. Đến đoạn đường qua xóm Đồng Yên đang thi công, mặt đường vừa được đổ nhựa đang sôi, do bất cẩn cháu Trinh bị ngã xuống đường có nhựa nóng. Không riêng gì những trường hợp bị bỏng do sự thiếu cẩn trọng của những người trong gia đình, theo TS Nguyễn Viết Lượng rất nhiều những trường hợp bỏng thương tâm từ chính sự sơ suất của các nhân viên y tế. Như trường hợp của bệnh nhi Nguyễn Xuân K (TP Bắc Giang), vừa được 3 ngày tuổi, nhập viện trong trường hợp bỏng trên 5% diện tích cơ thể mà nguyên nhân là do nữ hộ sinh BV khi tắm cho bé đã không kiểm tra kỹ nhiệt độ của nước tắm. Bệnh nhi Hà Thị H (Khoái Châu, Hưng Yên) cũng phải nhập viện Bỏng Quốc gia từ sự "cẩu thả" của nữ y tá. Theo mẹ bé H kể, nữ y tá đã đặt đun ấm nước sôi ngay trên kệ, cạnh giường của bệnh nhi H rồi bỏ ra ngoài. Khi sôi, nước trào, chảy ngấm vào trẻ khiến bệnh nhi H bị bỏng khá nặng. Nhưng có lẽ, sơ suất đáng trách nhất là trường hợp xảy ra với bệnh nhi Trần Quốc H (Sơn La), trong lúc tiến hành mổ lấy thai nhi, ê-kíp mổ đã để bản cực của dao điện tiếp xúc với da em bé gây bỏng. "Ngôi nhà an toàn cho trẻ" Theo TS Nguyễn Viết Lượng, trung bình mỗi ngày, Viện Bỏng Quốc gia tiếp nhận khoảng 20 bệnh nhân bỏng, trong đó, khoảng 2/3 là trẻ em (đặc biệt là trẻ từ 1 – 5 tuổi). Nguyên nhân chủ yếu là nước sôi (chiếm khoảng 60% tỷ lệ tác nhân gây bỏng ở trẻ), sau đó đến lửa, điện. Vị trí bỏng hay gặp nhất ở trẻ là chân, tay, hai mông. Hai địa điểm hay bị bỏng nhiều nhất là bếp và phòng khách. Do vậy, theo TS Lượng cần phải xây dựng một “ngôi nhà an toàn” cho trẻ nhỏ. Không chứa đựng nhiều đồ dùng, vật dụng gây cháy nổ; phải ngăn cách trẻ em với khu nấu nướng. Đặc biệt, các đồ nóng như phích nước, nồi cơm điện… phải để ở vị trí tan toàn. TS Lượng cũng cho biết, cách sơ cứu tốt nhất khi bị bỏng là phải nhanh chóng ngâm chỗ bỏng vào nước sạch để giảm đau, hạ nhiệt độ. Sau khi nhúng nước khoảng 15 – 20 phút, dùng băng sạch, ép lại để vết bỏng không bị phồng. Sau khi bị bỏng, trẻ em rất dễ có những hoảng loạn về tinh thần do vậy phải thường xuyên quan tâm, động viên, an ủi các em. . Những ca bỏng … “trời ơi” Pha nước tắm cho bé Bi, chị Nguyễn Thị Kim H (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) để. trẻ em… "lãnh đủ" Theo Tiến sỹ Nguyễn Viết Lượng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Viện Bỏng Quốc gia, có đến 60% trẻ em bị bỏng khi có người lớn… ngay bên cạnh. Rất nhiều những tai. có nhựa nóng. Không riêng gì những trường hợp bị bỏng do sự thiếu cẩn trọng của những người trong gia đình, theo TS Nguyễn Viết Lượng rất nhiều những trường hợp bỏng thương tâm từ chính sự sơ