1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Con cá ngược dòng ppsx

3 237 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 99,15 KB

Nội dung

Con cá ngược dòng “Con cá nhớ đồng, ngược về dòng sông ” Khi nghe tiếng sấm ì ùng dội lại từ đâu đó rất xa, khi nhìn phía chân trời thấy vài tia chớp sáng lòe tưởng tách được da trời làm đôi, người quanh năm gắn với ruộng đồng chặc lưỡi: mùa mưa về rồi. Cá trứng Mùa mưa đến, không chỉ cây lúa trổ đòng, vạn vật tái sinh mà còn là mùa cá đồng sinh sôi nảy nở. Người ta bảo mùa này là mùa của cá trứng. Hầu như cá cái nào cũng ôm bụng trứng, chúng lội ngược dòng tìm về ao sâu, vũng trũng để đẻ trứng rồi bơi đi mất. Trong các loại cá đồng chỉ có cá lóc là đi biển có đôi, đẻ xong cá mẹ và cá bố thay nhau giữ trứng, đến khi trứng nở thành lòng ròng thì chúng lại tiếp tục dẫn đi ăn, canh giữ bầy con có đến nghìn đứa. Những lúc này người đi câu thường cột con vịt nhỏ vào sợi dây “nhợ” nhấp nhấp lưỡi câu nơi có bầy cá con thế nào cũng được một cặp cá lóc to. Cá trứng tất nhiên là con cá cái, bao nhiêu tinh chất chúng dành hết cho con nên thường thịt cá không ngon, cái đầu nó to trơ ra, thân mình thì gầy nhom, còn bụng thì mang toàn trứng là trứng. Người biết mua thường chọn cá sau vài trận mưa đầu mùa, vì lúc này con cá hết nhớt và đang hồi sức nên mập ú. Tuy nhiên mùa mưa dễ bắt cá vô cùng, người ta gọi là đi bắt “cá lên”. Không thể thiếu trong thực đơn Trong bữa ăn của mọi nhà, cá là món hiếm khi vắng mặt. Cá rô mề kho tộ, cá rô tăm tích kho tiêu hay chiên giòn, cá chốt kho sả ớt, cá lóc nấu lẩu mắm, canh chua, cá sặt kho lạt, cá bống kho mỡ hành, đặc biệt khó quên nhất là cá lòng ròng hay cá lóc con kho tiêu. Mẻ cá kho tiêu này phải kho kẹo lại gọi là kho quẹt, mặn mà ngọt, bỏ ớt tiêu cho thiệt cay, ăn với cơm nóng bảo đảm trời có mưa dai cỡ nào cũng không sợ. Cái tiếng “quẹt quẹt” làm hết nồi cá lẫn nồi cơm bao giờ không biết! Miệt đồng bằng mấy năm trở lại đây cá đồng ngày càng ít. Muốn ăn cá đồng thứ thiệt thì phải chịu khó về vùng sâu vùng xa bởi vì cá bây giờ được nuôi trong các lồng, bè, ao, hồ và ăn thức ăn công nghiệp. Do vậy mà con nào cũng béo, mổ bụng ra mỡ cá tươm đầy. Vất vả tìm thức ăn như cá ngoài đồng thì thịt chắc, ngọt và nấu món gì cũng thấy dai dai không mềm mụp. Với đà dân số tăng nhanh như hiện tại, người ta đã không từ bỏ một phương pháp đánh bắt nào nhằm tận thu hết cá. Điển hình như bầy lòng ròng mới nở được dăm ngày, bé tí ti cũng bị thu gom bằng hết, có vài loại sắp bị tuyệt chủng như cá sặt bổi ở miền U Minh hạ, cá dày ở Cà Mau… Không phủ nhận cá đồng bao giờ cũng ngon hơn cá nuôi nhưng làm sao để phân biệt được mới là cái thú. Có người nói ra chợ nhìn con cá nào mình mẩy đen thui, cái đuôi nhọn nhọn thì đích thị là cá ngoài đồng. Thế nhưng mấy ai có được nhiều cá đồng để ngào nào cũng đem bán! Cá lóc ngoài nấu canh chua, nấu cháo, nấu mắm, làm tả pí lù còn đem quết làm chà bông cho trẻ nhỏ. Cá lóc xẻ sống lưng lấy xương ra rồi ướp nước tương, tiêu, tỏi, ớt đem phơi làm khô là món nhắm bắt rượu đế vô cùng. Phổ biến nhất là gỏi khô cá. Dường như loại khô cá đồng nào cũng có thể xé ra trộn gỏi với thứ trái vị chua như cóc, xoài, mận, khế… Cá sặt bổi ngày nay càng hiếm, cá này nếu muối hơi lạt phơi thật khô, nướng lên ăn vừa bùi béo vừa thơm, ngon hơn muối mặn rất nhiều, nhưng làm khô như vậy thời nay được coi là xa xỉ vì giá thị trường của khô sặt lạt gấp đôi khô mặn. Cá rô mề thì dường như chỉ còn là lũ cá được vỗ béo mỗi ngày. Thế nhưng thỉnh thoảng đi chợ vẫn tìm được những rổ cá rô con xíu xiu. Cá con càng nhỏ giá tiền càng cao, người nội trợ đôi khi cảm thấy nhẫn tâm vì trót khoái món kho tiêu trong bữa cơm ngày mưa này. Nói sao cho hết những món ăn dân dã chế biến từ con cá ngoài đồng, chỉ biết rằng cái thuở: “chèo ghe bán cá lòng tong, mũi chảy lòng thòng chẳng có ai mua” đã lùi xa vào dĩ vãng . Con cá ngược dòng Con cá nhớ đồng, ngược về dòng sông ” Khi nghe tiếng sấm ì ùng dội lại từ đâu đó rất xa, khi nhìn. ôm bụng trứng, chúng lội ngược dòng tìm về ao sâu, vũng trũng để đẻ trứng rồi bơi đi mất. Trong các loại cá đồng chỉ có cá lóc là đi biển có đôi, đẻ xong cá mẹ và cá bố thay nhau giữ trứng,. bầy con có đến nghìn đứa. Những lúc này người đi câu thường cột con vịt nhỏ vào sợi dây “nhợ” nhấp nhấp lưỡi câu nơi có bầy cá con thế nào cũng được một cặp cá lóc to. Cá trứng tất nhiên là con

Ngày đăng: 14/08/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w