TÌM HIỂU TƯ TƯƠNG ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC pptx

15 416 2
TÌM HIỂU TƯ TƯƠNG ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÌM HIỂU TƯ TƯƠNG ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG TÁC PHẨM” NÊN HỌC SỬ TA” CỦA HỒ CHÍ MINH “ĐOÀN KẾT-ĐOÀN KẾT- ĐẠI ĐOÀN KẾT “ “THÀNH CÔNG -THÀNH CÔNG- ĐẠI THÀNH CÔNG” 1 LỜI MỞ ĐẦU Không một quốc gia nào, một dân tộc nào ở bất kì một thời đại nào mà sự yên bình, ấm no, hạnh phúc lại có thể có được trong khi dân tộc đó lại không có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Không có một quốc gia nào, dân tộc nào có truyền thống xây dựng và giữ nước trong mấy ngàn năm mà lại không có tinh thần đoàn kết và hơn thế nữa đó là “truyền thống đoàn kết”. Do vậy mà “ đoàn kết” nó là một cái “ bẩm sinh” của bất cứ một dân tộc, một quốc gia nào. Dân tộc ta cũng vậy, đoàn kết là một “ đức tính” có sẵn trong con người Việt Nam ở bất cứ hoàn cảnh nào và điều đó đã được lịch sử chứng minh qua hàng ngàn năm, dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Trong thời đại hiện nay, xu hướng toàn càu hóa, hội nhập nhiều quốc gia nhất là các nước đang phát triển chỉ chú ý tới tiếp thu những yếu tố từ bên ngoài, mà quên đi các yếu tố nội tại, yếu tố quyết định sự sinh tồn của một dân tộc đó thực sự là mối đe dọa và cần được quan tâm hàng đầu của quốc gia đó. “ Dân ta, không biết sử ta” là điều mà xuất hiện nhiều năm trở lại đây, nhất là ở lớp trẻ, cứ như vậy dần dần chúng ta sẽ tự đạnh mất đi lịch sử vinh quang cả ngàn năm xây dựng của mình mà không hay biết nó ra đi từ lúc nào. Và rồi đất nước sẽ chệch khỏi hướng đi, mà là đi lùi vì họ chẳng còn biết họ là ai, họ hoàn toàn mất định hướng, họ mất đi niềm tự hào dân tộc thiêng liêng, sống trong một thế giới không có tình thương, sự che trở, chia sẽ khó khăn hạnh phúc. Chúng ta cần phải thức tỉnh ngay, thay đổi để điều đó không bao giời xẩy ra tai một đất nước có truyền thống đoàn kết mà ít có dân tộc nào trên thế giới có được như chúng ta . 2 PHẦN NỘI DUNG. TƯ TƯỞNG CỦA BÁC VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC THÔNG QUA TÁC PHẨM “ DÂN TA NÊN HỌC SỬ TA” 1.Truyền Thống Đoàn Kết Của Dân Tộc Việt Nam. Ngay từ thời xa xưa tinh thần đoàn kết dân tộc của nhan dân ta đã được thể hiện rõ qua bao nhiêu lần kháng chiến chống giặc ngoại xâm ( chống quân Mông Nguyên, Chống nhà Thanh, nhà Minh …). Cả các phong trào chống Pháp, Mỹ như phong trào Cần Vương, Văn Thân, chống thuế đấu thế kỉ hai mươi, là các thế hệ người Việt Nam đã liên tiếp đoàn kết cùng nhau đứng dậy chống giặc ngoại xâm, mặc dù một số phong trào này chưa đưa đến thành công ( do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau ) song đều nói lên truyền thống yêu nước quật cường của dân tộc. Tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là sự kế thừa và phát triển ở trình độ mới của chủ nghĩa yêu nước và truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức ấy đã được hình thành và củng cố trong mấy ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tinh thần ấy đã tạo nên sức mạnh của cả dân tộc, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững. Đối với mỗi người Việt Nam, yêu nước-nhân nghĩa-đoàn kết đã trở thành một tình cảm tự nhiên lẽ sống và tư duy chính trị. Chúng là cơ sở của ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần dũng cảm hy sinh vì dân, vì nước của mỗi con người Việt nam. Những truyền thống quý báu đó đã được Chủ Tịch Hồ Chí Minh tiếp thu và phát huy trong giai đoạn cách mạng mới của dân tộc, giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc và từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh đã tiếp thu và chuyển hóa những mặt tích cực những giá trị nhân bản của văn hóa phương đông tiêu biểu là: +) Tưởng của nho giáo, trung quân ái quốc. Tư tưởng tích cực của phật giáo. 3 Bên cạnh đó, tưởng này còn được hình thành trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc , như tư tưởng “ Tự do- Bình đẳng –Bác ái” cảu các trào lưa phương tây. 2.Tác Phẩm “ Nên Học Sử Ta” Và Tư Tưởng Đại Đoàn Kết Dân Tộc Mà Bác Đã Gửi Gắm Vào Đó. Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh lãnh tụ kính yêu của dân tộc, của đảng cộng sản Việt Nam cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Trên tiến trình lịch sử lãnh đạo cách mạng, lật đổ ách áp bức tham tàn của Thực dân, Phong kiến giành lại chính quyền về tay nhân dân, xây dựng chế độ XHCN tốt đẹp, toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Người đã gắn liền với sự nghiệp của Đảng, góp phần đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người đã có công truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin, một học thuyết đấu tranh khoa học và tiên tiến nhất của thời đại vào nước ta để từ đó thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng, tạo nên sức mạnh như triều dâng thác đổ phá tan sự cai trị của Đế quốc, Phong kiến. Để tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh đưa cách mạng đến thành công, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã không chỉ học tập, tiếp thu những tinh hoa của thời đại, không chỉ suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng sáng tạo và phát triển những tinh hoa đó cho phù hợp với tình hình cụ thể của nước ta, mà người còn tìm thấy và vận dụng một cách tài tình các yếu tố của truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc. Kho tàng kinh nghiệm đồ sộ vô giá của ông cha ta trong đấu tranh dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm đã trở thành nguồn tài liệu quan trọng để người viết nên những tác phẩm mang tính cương lĩnh của cách mạng Việt Nam trong tình hình mới. Bài viết “Nên học sử ta” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Việt Nam độc lập, số 17, ngày 01 tháng 02 năm 1942. Bằng lời văn ngắn gọn mà súc tích, câu văn giản dị mà thôi thúc, tác phẩm “Nên học sử ta” của Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện những quan điểm lý luận quan trọng, những tư tưởng chiến lược quan trọng có tính chính trị và tính chỉ đạo cao. Ngay từ những câu đầu tiên, Người đã khẳng định vị trí quan trọng của lịch sử dân tộc. Chỉ có thông qua lịch sử và chỉ có nhờ vào kiến thức hiểu biết về lịch sử mà mỗi người dân đất Việt mới hiểu được gốc tích, cội nguồn của dân tộc mình, đất nước mình. Người viết: 4 Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo của tổ tiên và hy vọng vào tiền đồ, tương lai tươi sáng của dân tộc. Chính vì vậy, tất cả chúng ta cần phải hăng hái, tự giác học lịch sử nước nhà để có thể đón nhận được những thông tin, tiếp thu được những kinh nghiệm quí báu từ xa xưa vận dụng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc. Lịch sử không chỉ truyền dạy cho chúng ta nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên mà lịch sử còn tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta, truyền lại cho chúng ta quá khứ vẻ vang của dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, thời nào đất nước ta cũng xuất hiện những nhân tài có công trị nước yên dân, xây dựng cuộc sống thanh bình, hạnh phúc. Đặc biệt là những khi Tổ quốc bị xâm lăng, từ những người nông dân áo vải bình dị đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt có lòng yêu nước nồng nàn, có tài cầm quân thao lược đánh Bắc, dẹp Nam giữ yên bờ cõi, trở thành tấm gương sáng, để lại tiếng thơm cho muôn đời. Thâm hiểu được lịch sử nước nhà giúp cho mỗi con người chúng ta có được niềm tự hào dân tộc thiêng liêng, ông cha ta đã cung nhau đoàn kết vượt qua bao khó khăn gian nan vất vả để giúp cho chúng ta có được cuộc sống bình yên hạnh phúc ngày hôm nay chúng ta phải biết lấy đó làm gương tiếp tục phát huy tinh thần truyền thống quý báu đó. Sự chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau luôn đem đến cho chúng ta một cuộc sống tốt đẹp và đầy ý nghĩa, giúp ta vượt qua mọi khó khăn, vấp ngã. Trong bất cứ thời đại nào thì sức mạnh của tinh thần đoàn kết luôn là sức mạnh lớn nhất của một quốc gia, một dân tộc. Khi tổ quốc lâm nguy dân ta sát cánh bên nhau ắt giành lại được độc lập, khi đất nước yên bình chúng ta vẫn sát cánh bên nhau đất nước ắt sẽ giàu mạnh và phồn vinh. Trong thời kì đầu cách mạng Bác đã “dẫn dắt “ tinh thần đoàn kết dân tộc để cùng đạt một mục tiêu chung đó là giành độc lập và đã thành công ngay từ ban đầu khi tinh thần đoàn kết ấy đã đặt một nền móng vô cùng vững chắc cho cuộc hành trình giành lại tổ quốc. Đoàn kết giúp chúng ta sáng suốt hơn trong mọi hoàn cảnh, tìm và hiểu được gốc rễ của vấn đề rồi giải quyết một cách tối ưu nhất. Trong bối cảnh năm 1942, tình hình thế giới và trong nước tiếp tục có nhiều thay đổi, đòi hỏi toàn dân đoàn kết, sẵn sàng hy sinh thân mình diệt giặc 5 lập công, việc ngợi ca tinh thần bất khuất của các vị anh hùng dân tộc trong lịch sử đã có tác dụng thôi thúc toàn dân, không kể già, trẻ, gái,trai đồng tâm đứng lên xả thân cho tự do, độc lập, đã thể hiện quyết tâm và niềm tin vào cuộc đấu tranh tất thắng. Tác phẩm “Nên học sử ta” của Nguyễn Ái Quốc cũng đã tập trung vạch trần âm mưu và tội ác của bè lũ Đế quốc, Phong kiến. Tổ quốc Việt Nam ta, dân tộc Việt Nam ta muốn được phát triển đi lên đã phải thường xuyên đương đầu với các cuộc xâm lược của kẻ thù phương Bắc, và chúng ta đều giành thắng lợi. Đất nước ta đã từng có độc lập, nhưng do các tập đoàn phong kiến không biết cách đoàn kết toàn dân để tạo nên sức mạnh mà để nước ta lại rơi vào tay kẻ thù, làm cho non sông gấm vóc trở nên xơ xác, điêu tàn, người dân Việt Nam lâm vào cảnh lầm than cơ cực Nội dung vô cùng cấp thiết và quan trọng lúc này là đoàn kết toàn dân. Người chỉ rõ: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lược. Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi dưới ngọn cờ Việt – Minh để đánh đuổi Tây – Nhật, khôi phục lại độc lập, tự do.Bước vào thời kỳ này, tình thế cách mạng nước ta xuất hiện nhiều nhân tố mới. Đó là: Tương quan lực lượng giữa ta và địch đã có những thay đổi rõ rệt, trong khi thế và lực của ta ngày một mạnh lên còn thế và lực của Pháp – Nhật ngày càng suy yếu, bị động, nhưng khả năng để cho chúng ta giành thắng lợi tuyệt đối còn chưa chắc chắn vì mặt trận Việt Minh mới được thành lập, chưa có tầm ảnh hưởng sâu, rộng; sự đoàn kết toàn dân bắt đầu được củng cố, nhưng độ cố kết chưa sâu, chưa bền chắc, dễ bị kẻ thù lợi dụng, chia rẽ, đàn áp Ngay từ thời xa xưa những câu ca dao tục ngữ, những câu tryện dân gian truyền miệng mà thủa nhỏ chúng ta thường được ông bà kể của ông cha ta để lại đã cho thấy sức mạnh của tinh thần đoàn kết, đó là những câu ca dao được đúc kết lại sau những công cuộc xây dựng và giữ nước và cũng có cả trong cuộc sống mưu sinh hằng ngày : “ Một cây làm chẳng nên non” “ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau được coi như “ thiên bẩm” của con cháu Lạc Hồng , thấm sâu vào từng tế bào của con người Việt. Ngay cả trong những từ ngữ, những câu văn của các nhà lãnh đạo Việt từ trước đến nay, gọi những binh sĩ là “ anh em”, nhân dân là “ Đồng 6 Bào”, tổ quốc Việt Nam chính là những con người Việt yêu nước, những con người ấy chính là tổ quốc, anh em tạo nên tổ quốc, tổ quốc là con tim của chúng ta, thiếu đi một con người con tim ấy sẽ bị tổn thương nhưng vết thương ây sẽ lành lại ngay bởi tinh thần đoàn kết không bao giờ mất đi nó sẽ được chuyển ngay vào một sinh linh mới chào đời khác và con tim ấy lại ngày càng một mạnh thêm. Bác nhận định: Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà là tư tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng. Qua thắng lợi của Cách mạng tháng 8, Bác đã chỉ ra: “Vì sao có cuộc thắng lợi đó? Một phần là vì tình hình quốc tế có lợi cho ta. Nhất là vì lực lượng của toàn dân đoàn kết…Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai thắng được lực lượng đó”. Vì vậy, Bác nhấn mạnh “Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”. Bởi vì đại đoàn kết toàn dân tộc chính là nhiệm vụ củ quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng không phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số, người tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người. Dù cách mạng Việt Nam trải qua những thời kỳ lịch sử khác nhau song chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Bác luôn được xây dựng, hoàn thiện và tuân theo những nguyên tắc nhất quán là: Đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm những lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích của nhân dân lao động và quyền thiêng liêng của con người; Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân; Đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đại đoàn kết rộng rãi, lâu dài, bền vững; Đại đoàn kết chân thành, thân ái, thẳng thắn trên tinh thần phê bình, tự phê bình vì sự thống nhất bền vững; Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân. Như vậy đại đoàn kết dân tộc phải là cơ sở và phải đi đến việc thực hiện đoàn kết quốc tế, nếu đại đoàn kết dân tộc là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, thì đoàn kết quốc tế cũng là yếu tố hết sức quan trọng giúp cho cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn và đưa cách mạng Việt Nam lên giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. 7 Trong tất cả người Việt Nam sống ở trong nước hay ở nước ngoài đều tiềm ẩn tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc. Vì vậy, khơi nguồn và phát triển đến đỉnh cao sức mạnh dân tộc và trí tuệ của con người Việt Nam, thực thi chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách sáng tạo, quy tụ lực lượng dân tộc bằng nội dung và hình thức tổ chức thích hợp với mọi đối tượng tập thể, cá nhân trên cơ sở lấy liên minh công nông và trí thức làm nòng cốt dưới sự lãnh đạo của Đảng là một bài học kinh nghiệm lịch sử có giá trị bền vững lâu dài, đặc biệt có ý nghĩa chính trị quan trọng . Trong Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng lao động Việt Nam ngày 3-3-1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc :”Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm 8 chữ là : “Đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”. Nói chuyện với cán bộ tuyên huấn miền núi về cách mạng xã hội chủ nghĩa, Người chỉ rõ : Trước cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm sao cho đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc. Một là đoàn kết. Hai là làm cách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập. Chỉ đơn giản thế thôi . Bây giờ mục đích tuyên truyền huấn luyện là : “Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà ”. Đoàn kết dân tộc là đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân. “đoàn kết toàn dân tộc”. Không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo. Không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, người theo tín ngưỡng với người không theo tín ngưỡng…. “ ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Liên minh công nông lao động trí thức làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, các khái niêm dân, nhân dân có một nội hàm rất rộng, người dùng khái niệm này để chỉ “mọi con dân đất việt”, không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, không phân biệt “già, trẻ, gái trai, giàu nghèo, quý tiện”.Như vậy, dân, nhân dân vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng vừa được hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể, và cả hai đều là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc.Người đão mỗi người dân ở những tầng lớp khác nhau ấy phải biết tin yêu, quý mền nhau mà đem hết tài năng, công sức ra cống hiến cho sự nghiệp chung của đất nước. Đoàn kết phải vì sự nghiệp lâu dài, vì ích quốc gia lợi ích dân tộc, vì sự tiến bộ của mỗi thành viên trong xã hội, Bác nhiều lần nêu rõ “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của tổ quốc;ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ ”. Đoàn kết không phân biệt về tôn giáo, không chia rẽ dân tộc,không phân 8 cách giai cấp, tầng lớp, phải có cách làm ch. Với tinh thần đoàn kết rộng rãi, Người đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình của cách mạng Việt Nam. + Muốn thực hiện được việc đại đoàn kết toàn dân thì ta phải. -> Phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc. -> Phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng. Người Việt Nam ta có truyền thống “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại”. Hồ Chí Minh cho rằng ngay đối với những người lầm đường lạc lối. Trong cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ cứu nước có người nói với Bác về sự chênh lệch về số lượng quân và trang thiết bị của ta với địch Bác đã nói địch có 1,5 triệu quân nhưng chúng ta có cả dân tộc mấy chục triệu người thì thế của ai hơn, hơn nữa đây là đất nước chúng ta, là gia đình của ta, chúng là những kẻ đi xâm lược chúng ta sẽ thắng. Đại đoàn kết dân tộc là tư tưởng cơ bản nhất và xuyên suốt trong mọi chủ trương lãnh đạo của đảng. Nhà nước Việt Nam là một nhà nước của dân do dân và vì dân, do vậy chỉ có sự đoàn kết của nhân dân mới giúp cho đất nước yên bình và phồn vinh, nhà nhà được ấm no hạnh phúc, Đảng phải biết lãnh đạo làm sao cho tinh thần đó luôn được duy trì và phát huy, trong khối đại đoàn kết của chúng ta khi tham bàn về một vấn đề nào đó thì chắc chắn sẽ có những ý kiến trái chiều nhau, những ý kiến đó có thể phù hợp hay chưa phù hợp với hoàn cảnh hiện tại thì khi đó chúng ta phải biết cùng nhau vì cái lợi ích chung của dân tộc mà làm việc thì khi ấy chúng ta mới hoàn thành được sứ mệnh mà nhân dân đã giao phó. Lich sử đã cho chúng ta thấy là, dù toàn dân có tinh thần đoàn kết đi chăng nữa, nhưng nếu không có có một tổ chức chính nghĩa lãnh đạo để toàn dân cùng đi đến một mục tiêu thì sự đoàn kết ấy của nhân dân sẽ luôn chỉ là tiềm năng mà thôi chứ nó không hề hiệu quả trong giải quyết công việc. Bởi khi không có mục tiêu chung với một số lượng người đông như vậy chắc chắn sẽ có những nhóm người theo đuổi những mục tiêu mờ quang không cơ sở và mục đích rõ rang, còn một số người thì chẳng biết làm gì mặc cho số phận đưa đẩy và đây là một cơ hội cực kì thuận lợi cho những thế lực thù địch . Do vậy ĐCSVN là một tổ chức như vậy mà chỉ có ĐCSVN mới lãnh đạo được nhân dân Việt Nam, tinh thần Việt Nam chứ không có một tổ chức nào khác có thể thay thế hay kế thừa, ĐCSVN và tinh thần đại đoàn kết dân tộc là hai bộ phận không bao giờ tách rời nhau của đất nước Việt Nam. 9 Đoàn kết dân tộc đưa ĐCSVN tới thành công và ĐCSVN đưa dân tộc Việt Nam lên đỉnh vinh quang của Chủ Nghĩa Xã Hội, Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng nhưng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân đông đảo, mà không phải là công việc của một số người, của riêng Đảng Cộng Sản. Đảng lãng đạo để nhân dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới do mình làm chủ. Sự nghiệp ấy chỉ có thể được thực hiện bằng sức mạng của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết dân tộc. Điều này đã được Hồ Chí Minh nói khá cặn kẽ, theo quan điểm của Người, đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quan trọng nhất bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Vào mỗi hoàn cảnh cán bộ cần phải có những cách lãnh đạo sao cho phù hợp và hiệu quả để lãnh đạo “ đoàn kết dân tộc”, như đưa ra những tấm gương hết mình vì đất nước, dân tộc mà cống hiện trong thế hệ đi trước hay nhưng con người trong hiện tại lấy đó làm tấm gương cho mọi người học tập và noi theo, lịch sử sẽ giúp ta những điều ấy, lịch sử sẽ ghi lại những con người lỗi lạc, hy sinh vì đất nước, là niềm tự hào của đất nước, cảu dân tộc muôn đời về sau. Trong cuộc sống thường nhật mỗi chúng ta phải biết bỏ qua cho nhau, biết sửa lỗi lầm, và không nên bắt bẻ nhau những điều nhỏ nhặt, những điều không nên có, không nên moi móc những khuyết điểm của người khác ra để làm điều gì đó không hay. Đừng vì một sai lầm cố ý hay vô tình của người khác mà chúng ta có mặc cảm với họ, chúng ta phải giúp đỡ họ tốt hơn bởi đơn giản phải có thói hư tật xấu mới là con ngừơi. Biết nhún nhường và phê bình đúng lúc sẽ giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn, mọi người yêu thương nhau hơn, không còn điều gì hạnh phúc hơn là được sống trong môi trường xã hội ám áp tình thương, điều đó làm cho chúng ta như đang được sống trong chính gia đình của mình vậy. Nếu như chúng ta cứ ganh ghét nhau thì một điều ắt sẽ dẫn tới đó là tình cảm chia rẽ và rất khó có thể tìm thấy niềm vui và thành công trong cuộc sống bởi sẽ chẳng bao giòi có được điều đó vì đầu chúng ta lúc nào cung căng thẳng và nghĩ xem có cách nào “ trả đũa kẻ đó” không thì làm gì có sáng kiến tối ưu nào trong công việc, điều hiển nhiên là niềm vui trong cuộc sống cũng sẽ không có, phải chăng thì nó sẽ là giả tạo mà thôi, điều đó giống như “ huynh đệ tương tàn “ vậy. Đấy sẽ là một cơ hội tốt cho những thế lực thù địch trong thời bình, điều gì sẽ xảy ra nếu các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp trong nước chống phá lẫn nhau, đây là một điều tồi tệ, vô cùng tồi tệ và các doanh nghiệp nước ngoài sẽ nắm quyền chi phối trong khi chúng ta đang “ mải miết” chống phá nhau, sự thống trị về kinh tế kéo theo dần dần đó là chính trị vô hình chung chúng ta đã tạo cơ hội cho chúng xâm lược quốc gia và khi ấy thì chúng ta thực sự là những “ kẻ phản quốc”. Bởi vậy tinh thần đoàn kết dân tộc không chỉ phát huy mạnh mẽ trong thời chiến mà cần phải phát huy mọi lúc mọi nơi, càng thời bình, xã họi càng phát triển thì tinh thần, truyền thống quý báu ấy càng phải phát huy cao hơn 10 [...]... đoàn kết thì dân tộc Việt Nam mới có thể tồn tại và phát triển được Đoàn kết phải luôn là khẩu hiệu tiên phong và thực hiện cũng phải tiên phong 14 MỤC LỤC Trang Lời mở đầu ………………………………………………………………2 Phần nội dung Tư tưởng của Bác về đại đoàn kết dân tộc thông qua tác phẩm “ Nên học sử ta” 1).Truyền Thống Đoàn Kết Của Dân Tộc Việt Nam……………3 2) Tác Phẩm “ Nên Học Sử Ta” Và Tư Tưởng Đại Đoàn Kết Dân Tộc. .. hóa, hiện đại hóa nhằm đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, cần có sự đoàn kết thống nhất cao độ theo tư tưởng Hồ Chí Minh  Đoàn kết làm ra sức mạnh; "Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công"  Đoàn kết là điểm mẹ "Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt " 13 "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công" Đoàn kết trong... đã chứng minh hùng sức sống kỳ diệu và sức mạnh vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc Đại đoàn kết dân tộc, từ chỗ là tư tưởng của lãnh tụ đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối chiến lược của Đảng cộng sản Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa Tư tưởng đó đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm của tất cả những người Việt Nam yêu... đến khối đại 12 đoàn kết dân tộc Hơn lúc nào hết, thực tiễn đất nước đòi hỏi chúng ta phải quán triệt những quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, phải vận dụng sáng tạo và tiếp tục phát triển những quan điểm ấy, phù hợp với những biến đổi của tình hình mới Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc sẽ ngày càng phát triển, hoàn thiện cùng với thực tiễn biến đổi của đất nước Tư tưởng ấy... đã tổng kết thành kinh nghiệm lớn của cách mạng Việt Nam : "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công" Sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta trong bối cảnh mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu với thế giới hiện đại, tình hình quốc tế có nhiều biến động khôn lường, việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo... nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Lịch sử cách mạng Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua cho thấy, lúc nào, nơi nào tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh được quán triệt và thực hiện đúng, thì khi đó, nơi đó cách mạng phát triển mạnh mẽ và giành được thắng lợi Nơi nào, lúc nào rời xa tư tưởng đó thì khi đó, nơi đó cách mạng bị trở ngại và tổn thất Ở thời điểm dân tộc ta đang bước... đáng tiếc Âm vang và hào quang lịch sử nhắc nhở chúng ta phải giữ gìn sự đoàn kết keo sơn gắn bó Sau này trong di chúc thiêng liêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn chúng ta phải giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng “như giữ gìn con ngươi của mắt mình” Qua những phân tích trên ta có thể thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có một vai trò cực kỳ quan trọng Nó không chỉ là lời giải đáp đúng đắn... hoàn toàn và triệt để của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.Việt Nam bước vào hội nhập trong điều kiện đất nước đã hoàn toàn giải phóng, nhân dân được sống trong hoà bình Kế thừa và phát huy truyền thống đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã luôn luôn coi trọng củng cố và không ngừng mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp lãnh đạo nhân dân ta giành hết thắng lợi này đến... là chúng ta đang tiếp nối truyền thống đoàn kết của thế hệ cha anh đi trước Đất nước mà giàu mạnh thì không có một đế quốc nào dám xâm lược vậy chúng ta đóng góp cho sự thịnh vượng của đất nước chính là đang bảo vệ đất nước, đang viết tiếp trang sử hồng của dân tộc KẾT LUẬN Bác một con người lỗi lạc, có tầm nhìn xa trông rộng, hy sinh cả cuộc đời vì quốc gia dân tộc, Bác đã để lại cho chúng ta cả một... luôn cảm thấy tự hào về truyền thống dân tộc của mình Tác phẩm “Nên học sử ta” của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một bài viết quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Người “Nên học sử ta” đã nêu lên những quan điểm mới có tính nguyên tắc chỉ đạo làm phong phú thêm kho tàng tư tưởng lý luận của Đảng Ở tác phẩm này, Người đã khái quát và coi lịch sử là một nguồn tư liệu vô giá, là động lực góp phần . TÌM HIỂU TƯ TƯƠNG ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG TÁC PHẨM” NÊN HỌC SỬ TA” CỦA HỒ CHÍ MINH “ĐOÀN KẾT-ĐOÀN KẾT- ĐẠI ĐOÀN KẾT “ “THÀNH CÔNG -THÀNH CÔNG- ĐẠI THÀNH CÔNG” 1 . Tư tưởng của Bác về đại đoàn kết dân tộc thông qua tác phẩm “ Nên học sử ta”. 1).Truyền Thống Đoàn Kết Của Dân Tộc Việt Nam……………3 2) Tác Phẩm “ Nên Học Sử Ta” Và Tư Tưởng Đại Đoàn Kết Dân. nhà ”. Đoàn kết dân tộc là đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân. đoàn kết toàn dân tộc . Không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo. Không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số,

Ngày đăng: 14/08/2014, 15:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan