Mùa hè tới, xử trí bệnh sốt virus ở bé con Thời tiết thay đổi, giao mùa, nếu mẹ thấy con đột ngột sốt cao tới 39 – 40 độ C, ho, chảy nước mũi, rối loạn tiêu hóa… hãy nghĩ tới bệnh sốt virus. Sốt virus (hay còn gọi là sốt siêu vi trùng) là một trong những chứng bệnh do virus bên ngoài môi trường xâm nhập vào trong cơ thể, gây giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng của con người. Các bé sức đề kháng còn yếu rất dễ mắc bệnh. 80% các bé bị sốt virus đều mang theo những biến chứng như: viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên Bé đã bị sốt virus? Bé thường bị sốt cao, mệt mỏi. Các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol chỉ giúp bé hạ nhiệt độ trong thời gian ngắn rồi lại tăng lên. Khi hạ sốt, trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường. Có các biểu hiện như viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ, đi phân lỏng, chất nhày. Các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau. Sau 2-3 ngày bị sốt, bé bị phát ban mẩn đỏ tương đối dày đặc. Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt hoặc có thể trẻ nôn nhiều lần sau khi ăn. Xử trí khi trẻ bị sốt virus Khi bé sốt cao, không ôm ấp ủ bé. Cởi bớt quần áo, bỏ bớt chăn, cho bé nằm ở nơi thoáng khí, nhưng kín gió. Dùng khăn sữa nhúng nước nóng, lau trườm lên trán, cổ, nách, bẹn để hạ sốt ban đầu. Không dùng đá hoặc nước lạnh trườm cho bé vì nhiệt độ có thể tăng lên. Cho bé uống nhiều nước lọc/bú mẹ/uống nước bù điện giải Oresol. Nên chọn loại Oresol không mùi chứ không phải các loại Oresol hoa quả vẫn bán trên thị trường, pha với nước lọc đúng tỉ lệ hướng dẫn. Trường hợp bé không uống được thì dùng bông sạch chấm nước trên vào môi, miệng bé liên tục để niêm mạc môi, miệng hấp thu nước, tránh thiếu nước và chất điện giải. Có thể phải truyền nước cho bé. Cần theo dõi nhiệt độ của bé thường xuyên. Nếu thấy bé liên tục sốt cao và không có dấu hiệu giảm sốt, lập tức đưa bé đi khám. Trong thời gian bé sốt, mẹ nên cho bé ăn cháo loãng, súp, uống nước cam, chanh… Cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh nôn trớ do bé bị viêm họng và sốt rất mệt. Bác sĩ thăm khám cho trẻ bị sốt virus nặng tại Bệnh viện Bạch Mai – Ảnh: Ngọc Hà (Tuổi Trẻ) Phòng bệnh hơn chữa bệnh Sốt virus là bệnh dễ lây, nhất là trong gia đình và trường học. Nên hạn chế cho bé tiếp xúc với người lớn bị sốt. Khi bé bị sốt, nếu đang đi học, cần cho bé nghỉ học cho đến khi hết sốt, tránh lây cho bé khác. Vệ sinh sạch sẽ cho bé, nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Cho bé ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Hạn chế dùng điều hòa nhiệt độ, giữ vệ sinh ăn uống cho bé. Tỷ lệ trẻ mắc các bệnh do virus ngày càng tăng, hay xuất hiện khi thời tiết đổi mùa. Trong điều kiện bình thường cũng có những virus ký sinh trên đường hô hấp, tiêu hóa, chờ thời cơ để gây bệnh. Sốt virus chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Để hạ sốt, thường dùng paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ một lần. Sốt virus là bệnh thường gặp vào mùa hè, bố mẹ không nên lo lắng quá khi bé mắc bệnh. Tuy nhiên, nên đưa con đi khám sớm khi phát hiện ra các viêm nhiễm kèm theo, để điều trị đúng cách và dứt điểm. . Mùa hè tới, xử trí bệnh sốt virus ở bé con Thời tiết thay đổi, giao mùa, nếu mẹ thấy con đột ngột sốt cao tới 39 – 40 độ C, ho, chảy nước mũi, rối loạn tiêu hóa… hãy nghĩ tới bệnh sốt virus. . dễ mắc bệnh. 80% các bé bị sốt virus đều mang theo những biến chứng như: viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên Bé đã bị sốt virus? Bé thường bị sốt cao, mệt mỏi. Các loại thuốc hạ sốt thông. nôn trớ do bé bị viêm họng và sốt rất mệt. Bác sĩ thăm khám cho trẻ bị sốt virus nặng tại Bệnh viện Bạch Mai – Ảnh: Ngọc Hà (Tuổi Trẻ) Phòng bệnh hơn chữa bệnh Sốt virus là bệnh dễ lây,