Mẹ ơi, con bị sâu răng Tối qua ăn cơm xong, Mít cứ khóc và kêu đau răng. Mẹ vội bảo con há miệng ra xem. Chết thật, răng sữa của con trắng là thế, lại xuất hiện những vết đen trên bề mặt. Con bị sâu răng do bố mẹ? Có nhiều lý do khiến con bị sâu răng. Bố mẹ cũng góp phần làm con bị sâu răng đấy nhé! Vì sự thiếu hiểu biết, chủ quan và thiếu quan tâm tới răng sữa của bé, hay chỉ đơn giản nghĩ rằng răng sữa sẽ được thay thế khi bé lớn lên, các bố mẹ thường ít quan tâm tới bệnh sâu răng của trẻ con. Chỉ đến khi các tổ chức xung quanh răng sưng đỏ, con kêu đau, bố mẹ mới đưa con đi khám. Lớp men và lớp ngà của răng sữa tương đối mỏng, độ canxi hóa thấp nên dễ bị sâu răng. Khi con đã bị sâu răng sữa, bệnh tiến triển nhanh, có khi chỉ cần mới bắt đầu đau thì răng đã sâu lan tới tận tủy. Con bị sâu răng cũng là vì con ăn quá nhiều đồ ngọt. Những đồ ăn có chứa lượng đường cao, có tính bám dính mạnh mẽ và dễ lên men, sinh ra axit làm răng trẻ bị sâu rất nhanh. Con cũng bị sâu răng là do con bú bình, ăn uống thiếu chất. Thông thường, con bị sâu răng sữa, bắt nguồn từ các hố và rãnh. Các vết sâu nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường, nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi chụp Xquang quanh răng. Những lỗ thủng ở bề mặt nhai mà cha mẹ nhìn thấy bằng mắt thường chỉ là những biểu hiện của của lỗ sâu lớn. Khi những vết sâu này biểu hiện ở bề mặt ngoài và mặt trong của răng có nghĩa là tình trạng sâu răng đã trở nên vô cùng nghiêm trọng. Con bị sâu răng là do ăn quá nhiều đồ ngọt Phòng bệnh hơn chữa bệnh Tốt nhất, mẹ nên cho con làm quen sớm với các nha sỹ và phòng khám răng. Mẹ cũng có thể kể cho bé nghe câu chuyện Thỏ đi chữa răng. Trong vòng 6 tháng đầu, kể từ khi bé mọc chiếc răng sữa đầu tiên, mẹ nên cho bé đi khám răng. Chậm nhất là lúc bé 12 tháng tuổi, mẹ cũng nên cho bé đi khám răng một lần. Nên đi khám răng định kỳ cho bé khoảng 3 tháng/lần. Khoảng thời gian thai nghén, mẹ nên dùng những loại đồ ăn có lợi cho men răng của bé sau này như các loại cua, cá, sò, ốc, tôm, sữa… Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế căng thẳng, stress để tránh những nguy cơ lên bào thai như tật sứt môi, hở hàm ếch ở bé sơ sinh. Ngay khi bé mới mọc răng sữa, mẹ có thể vệ sinh răng miệng cho con hằng ngày bằng gạc sạch nhúng vào nước muối ấm (không nên pha nước muối quá mặn vì điều này cũng dễ phá hủy men răng bé). Nếu trong điều kiện đi xa, không có gạc vệ sinh răng bé, bạn có thể cho bé súc miệng bằng nước ấm sau mỗi lần bé bú, uống thuốc… Nếu bé đã đến tuổi sử dụng bàn chải và kem đánh răng, mẹ dùng loại dụng cụ này để vệ sinh răng lợi cho bé. Bảo vệ và chăm sóc răng sữa của bé rất quan trọng Tạo điều kiện cho bé tắm nắng để chống còi xương, hạn chế xương hàm của bé kém phát triển và phòng tránh hiện tượng răng bé mọc lệnh, yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công. Không nên cho bé ngậm bình sữa (hoặc bình nước hoa quả) khi bé nằm trên giường hoặc trên cũi. Các loại đường sữa sẽ phá hủy lớp men răng và gây sâu răng cho bé. Hạn chế những loại đồ uống chứa đường sữa vào buổi tối. Với bé trên 1 tuổi, tốt nhất, bạn chỉ nên cho bé uống nước lọc trước giờ đi ngủ. Tránh cho bé thói quen ngậm đồ ăn, đồ uống trong miệng vì điều này sẽ khiến vi khuẩn có điều kiện tiếp xúc với răng lợi bé lâu hơn và gây nên hiện tượng sâu răng. Pha loãng nước hoa quả đóng hộp với nước lọc và cho bé sử dụng. Nếu phát hiện bé có dấu hiệu sâu răng, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám. Trong trường hợp bị sâu ít, bác sĩ sẽ tiến hành cạo chỗ răng sâu và hàn lại răng cho bé. Trường hợp răng bé bị sâu nặng, bác sĩ sẽ phải nhổ răng đi . trên bề mặt. Con bị sâu răng do bố mẹ? Có nhiều lý do khiến con bị sâu răng. Bố mẹ cũng góp phần làm con bị sâu răng đấy nhé! Vì sự thiếu hiểu biết, chủ quan và thiếu quan tâm tới răng sữa của. của răng sữa tương đối mỏng, độ canxi hóa thấp nên dễ bị sâu răng. Khi con đã bị sâu răng sữa, bệnh tiến triển nhanh, có khi chỉ cần mới bắt đầu đau thì răng đã sâu lan tới tận tủy. Con bị sâu. Mẹ ơi, con bị sâu răng Tối qua ăn cơm xong, Mít cứ khóc và kêu đau răng. Mẹ vội bảo con há miệng ra xem. Chết thật, răng sữa của con trắng là thế, lại xuất hiện