1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình phân tích và hướng dẫn nguồn năng lượng điện hiện nay của nước ta phần 4 docx

10 269 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 458,46 KB

Nội dung

Ngoài ra để ngăn ngừa tác động sai do ảnh hưởng của dòng điện từ hóa khi đóng máy biến áp không tải và khi cắt ngắn mạch ngoài, bảo vệ còn được hãm bằng thành phần hài bậc 2 trong dòng đ

Trang 1

HM - hãm theo thành phần hài bậc 2 trong dòng điện từ hóa MBA Giả sử phía cuộn 1 của máy biến áp nối với nguồn cung cấp, phía cuộn dây 2 và 3 nối với phụ tải Khi bỏ qua dòng điện kích từ của máy biến áp, trong chế độ làm việc bình thường ta có:

Dòng điện đi vào cuộn dây làm việc bằng:

Ilv = IT1- (IT2 + IT3) (2-6)

Các dòng điện hãm:

Các dòng điện hãm được cộng với nhau theo trị số tuyệt đối để tạo nên hiệu ứng hãm theo quan hệ:

I h =(I T1 + I T2 + I T3)K h (2-9)

Trong đó: Kh ≤ 0.5 là hệ số hãm của bảo vệ so lệch

Ngoài ra để ngăn ngừa tác động sai do ảnh hưởng của dòng điện từ hóa khi

đóng máy biến áp không tải và khi cắt ngắn mạch ngoài, bảo vệ còn được hãm bằng thành phần hài bậc 2 trong dòng điện từ hóa IHM

Để đảm bảo tác động hãm khi có ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ cần thực hiện điều kiện:

2.1.2/ Sử dụng cầu chì

Với những máy biến áp không có máy cắt điện, để bảo vệ cho máy biến áp chỉ có thể đặt cầu chì Bảng 2 - 2 nêu ra một số thông số của cầu chì dùng cho máy biến áp ở điện áp 11Kv

Bảng 2 - 2: Thông sồ cầu chì cho máy biến áp 11Kv

S (KVA) I (A) Dòng điện định

mức

Thời gian cắt (s) ở công suất 3xS

100

200

300

500

5.25 10.5 15.8 26.2

16

25

36

50

3

3

10

20

Trang 2

Hình 2 - 8: Bảo vệ quá dòng điện cho

MBA có đặc tính thời gian 2 cấp

• Cấp cắt nhanh

™ Dòng điện khởi động của bảo vệ:

Trong đó:

Ingoài max: Là dòng điện ngắn mạch

ngoài cực đại tính ở điểm N1

2.1.3/ Sử dụng rơle quá dòng

Đối với máy biến áp có máy cắt điện dùng bảo vệ quá dòng có đặc tính thời gian hai cấp Nó được dùng làm bảo vệ chính cho máy biến áp có công suất

bé và làm bảo vệ dự phòng cho máy biến áp có công suất trung bình và lớn để chống ngắn mạch bên trong và bên ngoài cho máy biến áp Với máy biến áp 2 cuộn dây dùng một bộ bảo vệ đặt ở phía nguồn cung cấp, còn với máy biến áp nhiều cuộn dây thường mỗi phía đặt một bộ Nếu

máy biến áp nhiều cuộn dây nối với nguồn từ nhiều

phía thì cần đặt bộ phận định hướng công suất ở phía

nối với nguồn có thời gian tác động bé hơn

Kat:Hệ số an toàn lấy bằng 1.3-1.4

™ Độ nhạy của bảo vệ được kiểm tra khi ngắn mạch 2 pha ở chế độ cực tiểu,

điểm ngắn mạch N2 thỏa mãn điều kiện sau:

Knh=

kd

N

I

I min

(2-12)

™ Thời gian tác động của bảo vệ: ttđ = 0

• Cấp có thời gian

™ Dòng điện khởi động

Trong đó:

Kat: Hệ số an toàn lấy bằng 1.05 - 1.4, trị số nhỏ tương ứng cho tín hiệu quá tải, trị số lớn tương ứng trong điều kiện hai máy làm việc song song, một máy bị cắt ra

Ilv max: Là dòng điện cực đại đi qua máy biến áp Trong điều kiện không biết dòng điện cực đại có thể lấy bằng IđmBA (IđmBA : dòng định mức máy biến áp)

™ Thời gian tác động của bảo vệ:

Trang 3

Với rơle kỹ thuật số hiện nay có hai loại đặc tính thời gian độc lập và phụ thuộc, nên có thể chọn một trong hai đặc tính thời gian phù hợp với điều kiện thực tế

Dù chọn loại đặc tính thời gian nào, công thức tính toán cũng tương tự công thức 2 - 14 Tuy nhiên cách chọn tmax ở mỗi loại đặc tính thời gian có khác nhau

Nếu chọn đặc tính thời gian độc lập, tmax được lấy bằng thời gian lớn nhất của bảo vệ trước nó

Nếu chọn đặc tính thời gian phụ thuộc, ta phải vẽ đường đặc tính thời gian phụ thuộc của bảo vệ trước nó Từ đó chọn thời gian lớn nhất của bảo vệ và tính theo công thức 2 - 14

t: Cấp chọn lọc thời gian lấy bằng 0.3 ữ 0.5s

Trường hợp riêng có thể tính độ phân cấp thời gian t đối với hai cầu chì liền

kề bởi công thức:

Trong đó tcc: Thời gian tác động của cầu chì tại điểm xét phân cấp

Còn độ phân cấp thời gian giữa cầu chì với rơle:

™ Độ nhạy của bảo vệ được kiểm tra bởi dòng ngắn mạch cực tiểu tại điểm

N1

Knh =

kd

N

I

I min

2.1.4/ Bảo vệ khoảng cách

Đối với những máy biến áp có công suất lớn (>100 MVA), người ta sử thường dùng bảo vệ khoảng cách để làm bảo vệ dự phòng thay cho bảo vệ quá dòng điện

Trên hình 2 - 9,trình bày nguyên lý sử dụng bảo vệ khoảng cách để bảo vệ cho máy biện áp (hoặc máy biến áp tự ngẫu) hai cuộn dây Bảo vệ khoảng cách

được đặt cả 2 phía của máy biến áp với 3 vùng tác động phía trước (hướng thuận)

và một vùng tác động phía sau (hướng nghịch)

Bảo vệ khoảng cách ở 2 phía của máy biến áp làm nhiệm vụ dự phòng cho bảo vệ so lệch MBA và cho bảo vệ chính đặt ở thanh góp và các đường dây lân cận với máy biến áp

Trang 4

Vùng thứ nhất:

=

=

s 0.5 0.4

t

X 0.7 Z

1

B

k d

Trong đó: XB là điện kháng của máy biến áp

Vùng thứ hai:

⎪⎭

⎫ Δ +

=

= t t

X 1.3 Z

II

B II

k

I d

Vùng thứ 3 được phối hợp với vùng thứ 2 của các bảo vệ khoảng cách RZD1 và RZD2 đặt ở các đường dây D1 và D2 lân cận với máy biến áp

Hình 2 - 9: Sơ đồ nguyên lý và đặc tính thời gian của bảo vệ khoảng cách đặt ở MBA 2 cuộn dây hoặc MBA tự ngẫu

2.1.5/ Bảo vệ chống chạm đất

Sơ đồ bảo vệ chóng chạm đất đơn giản nhất đặt ở máy biến áp có trung

điểm nối đất trình bày trên hình 2-10,a Sơ đồ dùng một máy biến dòng đặt trên dây trung tính của máy biến áp và một rơle quá dòng với dòng điện khởi động:

Trong đó: Iđm là dòng định mức máy biến áp

Thời gian làm việc chọn theo nguyên tắc bậc thang phối hợp với thời gian của bảo vệ chống chạm đất đặt ở các phần tử lân cận

Trang 5

Hình 2 - 10: Bảo vệ chống chạm đất (a) và chạm vỏ (b) máy biến áp

Bảo vệ quá dòng với trị số khởi động chọn theo (2-20) đảm bảo loại trừ

được tất cả các trường hợp chạm đất xảy ra trong cuôn dây nối hình sao của máy biến áp và vùng lân cận của lưới điện nối với cuộn dây này

Sơ đồ (hình 2 - 10,a) cũng có thể được sử dụng để bảo vệ chống chạm vỏ (thùng) máy biến áp Trong trường hợp này thùng máy biến áp được cách điện với đất và máy biến dòng được đặt trên dây nối giữa thùng với đất (hình 2 - 10,b) Bình thường khi không có chạm vỏ (thùng) dòng điện đi qua biến dòng bằng không nên có thể chỉnh định dòng khởi động của bảo vệ với trị số khá bé và bảo vệ có độ nhạy cao

Hình 2 - 11:Bảo vệ chống chạm đất có giới hạn dùng cho MBA 2 cuộn dây

(a) và MBA tự ngẫu (b)

Với các máy biến áp có công suất lớn, đế bảo vệ chống chạm đất trong cuộn dây nối hình sao của máy biến áp, người ta dùng sơ đồ bảo vệ chống chạm

đất có giới hạn Thực chất đây là loại bảo vệ so lệch dòng điện thứ tự không có miền bảo vệ được giới hạn giữa máy biến dòng đặt ở dây trung tính của máy biến

áp và tổ máy biến dòng nối theo bộ lọc dòng điện thứ tự không đặt ở phía đầu ra của cuộn dây nối hình sao của máy biến áp (Hình 2 - 11,a) Rơle so lệch tổng trở

Trang 6

Trong chế độ làm việc bình thường và ngắn mạch chạm đất ngoài vùng bảo vệ (điểm N1) ta có:

Trong đó: I0 - dòng điện thứ tự không chạy trong cuộn dây MBA

IĐ - dòng điện chạy qua cuộn dây trung tính MBA

Nếu bỏ qua sai số của máy biến dòng, ta có dòng điện thứ cấp chạy qua

điện trở R bằng 0 và điện áp đặt trên rơle so lệch cũng bằng 0

Khi ngắn mạch trong vùng bảo vệ (điểm N2) toàn bộ dòng chạm đất sẽ chạy qua điện trở R tạo nên điện áp đặt trên rơle so lệch rất lớn, rơle sẽ tác động Để bảo vệ chống chạm đất cho cả cuộn dây nối tam giác của máy biến áp, người ta có thể đặt thêm máy biến áp tạo trung điểm nối đất ở đầu ra cuộn tam giác và một bộ bảo vệ thứ 2 tương tự

Nguyên lý so lệch dòng điện thứ tự không cũng có thể được sử dụng để bảo vệ chống chạm đất cho các máy biến áp tự ngẫu (hình 2 - 11,b)

2 2/ Bảo vệ quá tải

Quá tải làm tăng nhiệt độ của máy biến áp Nếu mức quá tải cao và kéo dài, máy biến áp bị tăng nhiệt độ quá mức cho phép, tuổi thọ của máy biến áp bị suy giảm nhanh chóng Để bảo vệ chống quá tải ở các máy biến áp có công suất

bé có thể sử dụng loại bảo vệ chống quá dòng thông thường tuy nhiên rơle quá dòng không thể phản ánh được chế độ mang tải của máy biến áp trước khi xảy ra quá tải

Vì vậy, với máy biến áp có công suất lớn người ta sử dụng nguyên lý hình

ảnh nhiệt để thực hiện bảo vệ chống quá tải Bảo vệ này phản ánh mức độ tăng nhiệt

ở những điểm kiểm tra khác nhau trong máy biến áp và tùy theo mức tăng nhiệt độ

mà có nhiều cấp tác động khác nhau như cảnh báo, khởi động các mức làm mát bằng tốc độ tuần hoàn của không khí hoặc dầu , giảm tải máy biến áp vv…

Nếu các cấp tác động này không mang lại hiệu quả và nhiệt độ của máy biến áp vẫn vượt quá mức cho phép và kéo dài quá thời gian quy định thì máy biến áp bị cắt ra khỏi hệ thống

Các phương pháp bảo vệ quá tải:

Trang 7

2.2.1/ Bảo vệ bằng rơle hơi

Tất cả những hư hỏng trong thùng dầu máy biến áp mà máy biến áp đó

được cách điện bằng dầu đều làm cho dầu bốc hơi và chuyển động Các máy biến áp dầu có công suất từ 500 KVA đến 5 MVA thường được bảo vệ bằng rơle khí có một cấp tác động hoặc 2 cấp tác động cho máy biến áp có công suất lớn hơn 5MVA

Rơle hơi được lắp trên đoạn ống liên thông từ thùng dầu đến bình dãn dầu theo một đầu nhất định của đầu mũi tên trên rơle hơi phải chỉ về phía thùng giãn

nở dầu (cùng với chiều dòng chảy của dầu từ thùng chính qua rơle hơi đến thùng giãn nở dầu khi có sự cố trong máy biến áp) Đoạn ống liên thông dầu có độ nghiêng nhất định so với mặt phẳng ngang khoảng từ 1-100 Đoạn ống liên thông không được có góc, phần cong của ống có bán kính càng lớn càng tốt

Hình 2 - 12: Vị trí lắp rơle hơi và rơle mức dầu của máy biến áp

Rơle hơi hai phao tác động:

• Một phao trên (phao 1) có hình cầu rỗng, nhẹ có thể tự nâng hạ theo mức dầu, trong phao có chứa một tiếp điểm thủy ngân được nối ra hộp nối dây tại mặt trên rơle Khi có sự cố nhẹ hoặc quá tải, hơi sinh ra tập trung ở phía trên, đẩy phao 1 về vị trí nằm ngang làm đóng tiếp điểm thủy ngân

Trang 8

• Một phao dưới (phao 2) có cấu tạo tương tự như phao 1và đựơc liên kết với một cánh chặn Cánh chặn là một tấm kim loại mỏng được treo tại vị trí phía lỗ mặt bích của rơle hơi phía nối vào thùng dầu chính máy biến áp

Do được treo để bề mặt kim loại thẳng góc với hướng dòng chảy của dầu nên cánh chặn tác động theo lưu lượng dòng chảy của dầu Cánh chặn có thể điều chỉnh theo ba trị số lưu lượng dầu là: 65, 100 và 150 cm/s (rơle thường được nhà chế tạo đặt sẵn trị số 100cm/s) Khi máy biến áp vận hành bình thường, dầu chuyển động do giãn nở theo nhiệt độ không đủ để tác động cánh chặn Khi có sự cố bên trong máy biến áp, luồng dầu và hơi sinh ra phụt mạnh từ thùng dầu chính qua rơle hơi đến thùng giãn nở Lưu lượng dầu lớn hơn trị số đã điều chỉnh sẵn sẽ đẩy cho cánh chặn quay, làm cho phao 2 chìm xuống, đóng tiếp điểm thủy ngân , cắt máy cắt

Hình 2 - 13: Nguyên lý cấu tạo rơle hơi

Dựa vào thành phần và khối lượng hơi sinh ra người ta có thể xác định

được tính chất và mức độ sự cố Do đó trên rơle hơi còn có thêm van để lấy hỗn hợp khí sinh ra nhằm phục vụ cho việc phân tích sự cố

2.2.2/ Sử dụng rơle nhiệt độ dầu

Để bảo vệ quá tải người ta sử dụng rơle nhiệt độ dầu, nó bao gồm các tiếp

điểm thường đóng, thường mở, lắp bên trong một nhiệt kế có kim chỉ thị nhiệt Nhiệt kế gồm có cơ cấu chỉ thị quay để ghi số đo, một bộ phận cảm biến nhiệt, một ống mao dẫn nối bộ phận cảm biến nhiệt với cơ cấu chỉ thị Bên trong ống

Trang 9

mao dẫn là chất lỏng (dung dịch hữu cơ) được nén lại Sự co dãn của chất lỏng (trong ống mao) thay đổi theo nhiệt độ mà bộ phận cảm biến nhiệt nhận được, sẽ tác động cơ cấu chỉ thị và các tiếp điểm Các tiếp điểm sẽ thay đổi trạng thái

“mở” thành “đóng”, “đóng” thành “mở” khi nhiệt độ cao hơn trị số đặt trước Bộ phận cảm biến nhiệt được lắp trong một lỗ trụ bọc kín, ở phía trên nắp máy biến

áp, bao quanh lỗ trụ là dầu, để đo nhiệt độ lớp dầu trên cùng của máy biến áp Thường dùng nhiệt kế có 2 hoặc 4 vít điều chỉnh nhiệt độ để có thể đặt sẵn 2 hoặc 4 trị số tác động cho 2 hoặc 4 bộ tiếp điểm riêng rẽ lắp trong nhiệt kế Khi nhiệt độ cao hơn trị số đặt cấp 1, rơle sẽ đóng tiếp điểm cấp 1 để báo hiệu sự cố

“nhiệt độ dầu cao” của máy biến áp Khi nhiệt độ tiếp tục cao hơn trị số đặt cấp

2, rơle sẽ đóng thêm tiếp điểm cấp 2 để tự động cắt máy cắt, đồng thời cũng có mạch báo hiệu sự cố “cắt do nhiệt độ dầu cao”

2.2.3/ Sử dụng rơle nhiệt độ cuộn dây

Rơle nhiệt độ cuộn dây gồm 4 bộ tiếp điểm (mỗi bộ có một tiếp điểm thường mở , một tiếp điểm thường đóng với cực chung) lắp bên trong một nhiệt

kế có kim chỉ thị Nhiệt kế gồm có: cơ cấu chỉ thị quay để ghi số đo, một bộ phận cảm biến nhiệt cơ cấu chỉ thị Bên trong ống mao dẫn là chất lỏng được nén lại Sự co giãn của chất lỏng trong ống mao dẫn thay đổi theo nhiệt độ mà bộ cảm biến nhận được, tác động cơ cấu chỉ thị và 4 bộ tiếp điểm Tác động lên cơ cấu thị và các tiếp điểm, còn có một điện trở nung Cuộn dây thứ cấp của một biến dòng điện đặt tai chân sứ máy biến áp được nối với điện trở nung Nối song song với điện trở nung là một biến trở để hiệu chỉnh Tác dụng của điện nung (tùy theo dòng điện qua cuộn dây máy biến áp) và tác dụng của bộ cảm biến nhiệt lên cơ cấu đo lường cùng các bộ tiếp điểm sẽ tương ứng với nhiệt độ điểm nóng: nhiệt độ của cuộn dây

Có 4 vít điều chỉnh nhiệt độ để đặt trị số tác động cho 4 bộ tiếp điểm Tùy theo thiết kế, các tiếp điểm rơle nhiệt độ có thể được nối vào các mạch: báo hiệu

sự cố “nhiệt độ cuộn dây cao” mạch tự động mở máy cắt để cô lập máy biến áp, mạch tự động khởi động và ngừng các quạt làm mát máy biến áp

Trang 10

2.2.4/ Sử dụng rơle mức dầu

Rơle mức dầu gồm hai bộ tiếp điểm lắp bên trong thiết bị chỉ thị mức dầu

Đối với máy biến áp có bộ đổi nấc điện áp có tải, thùng dãn nở dầu đ−ợc chia làm hai ngăn

Ngăn có thể tích lớn, đ−ợc nối ống liên dầu thông qua rơle hơi đến thùng chính máy biến áp (để có thể tích giãn nở dầu cho máy biến áp)

Ngăn có thể tích nhỏ, sẽ đ−ợc nối ống liên dầu đến thùng chứa bộ đổi nấc

có tải

Thùng chính máy biến áp và thùng bộ đổi nấc đ−ợc thiết kế riêng rẽ, không có liên thông dầu với nhau Vì vậy, có hai thiết bị chỉ thị mức dầu máy biến áp và thiết bị chỉ thị mức dầu bộ đổi nấc có tải

Xem hình vẽ vị trí lắp rơle mức dầu tại máy biến áp sau:

Hình 2 - 14: Vị trí lắp rơle mức dầu tại máy biến áp

Cấu tạo của thiết bị chỉ thị mức dầu gồm hai phần: bộ phận điều khiển và

bộ chỉ thị Bộ phận điều khiển có một phao (3), thanh quay (8), trục quay (9), có lắp nam châm vĩnh cửu (4) Bộ điều khiển lắp trên vỏ máy (đầu thùng giãn nở)

có vòng đệm Bộ phận chỉ thị gồm kim chỉ thị (6) lắp trên trục mang một nam

Ngày đăng: 14/08/2014, 13:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2 - 2: Thông sồ cầu chì cho máy biến áp 11Kv - Giáo trình phân tích và hướng dẫn nguồn năng lượng điện hiện nay của nước ta phần 4 docx
Bảng 2 2: Thông sồ cầu chì cho máy biến áp 11Kv (Trang 1)
Hình 2 - 9: Sơ đồ nguyên lý và đặc tính thời gian của bảo vệ khoảng cách                            đặt ở MBA 2 cuộn dây hoặc MBA tự ngẫu - Giáo trình phân tích và hướng dẫn nguồn năng lượng điện hiện nay của nước ta phần 4 docx
Hình 2 9: Sơ đồ nguyên lý và đặc tính thời gian của bảo vệ khoảng cách đặt ở MBA 2 cuộn dây hoặc MBA tự ngẫu (Trang 4)
Hình 2 - 11:Bảo vệ chống chạm đất có giới hạn dùng cho MBA 2 cuộn dây - Giáo trình phân tích và hướng dẫn nguồn năng lượng điện hiện nay của nước ta phần 4 docx
Hình 2 11:Bảo vệ chống chạm đất có giới hạn dùng cho MBA 2 cuộn dây (Trang 5)
Hình 2 - 10: Bảo vệ chống chạm đất (a) và chạm vỏ (b) máy biến áp - Giáo trình phân tích và hướng dẫn nguồn năng lượng điện hiện nay của nước ta phần 4 docx
Hình 2 10: Bảo vệ chống chạm đất (a) và chạm vỏ (b) máy biến áp (Trang 5)
Hình 2 - 12: Vị trí lắp rơle hơi và rơle mức dầu của máy biến áp. - Giáo trình phân tích và hướng dẫn nguồn năng lượng điện hiện nay của nước ta phần 4 docx
Hình 2 12: Vị trí lắp rơle hơi và rơle mức dầu của máy biến áp (Trang 7)
Hình 2 - 13: Nguyên lý cấu tạo rơle hơi. - Giáo trình phân tích và hướng dẫn nguồn năng lượng điện hiện nay của nước ta phần 4 docx
Hình 2 13: Nguyên lý cấu tạo rơle hơi (Trang 8)
Hình 2 - 14: Vị trí lắp rơle mức dầu tại máy biến áp - Giáo trình phân tích và hướng dẫn nguồn năng lượng điện hiện nay của nước ta phần 4 docx
Hình 2 14: Vị trí lắp rơle mức dầu tại máy biến áp (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w