1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ KIỂM TRA HKI MÔN HÓA – ĐỀ 6 docx

8 434 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 147,44 KB

Nội dung

ĐỀ KIỂM TRA HKI MÔN HÓA – ĐỀ 6 251. Từ isopentan nếu mất 1 nguyên tử H thì có thể tạo bao nhiêu gốc hiđrocacbon hóa trị 1? a) 3 gốc b) 4 gốc c) 5 gốc d) 2 gốc 252. Anđehit thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với tác chất nào? a) O 2 /Mn 2+ b) Dung dịch AgNO 3 /NH 3 c) Cu(OH) 2 /OH - , t˚ d) H 2 /Ni, t˚ 253. Anđehit thể hiện tính khử khi tác dụng với tác chất nào? a) Dung dịch bão hòa NaHSO 3 b) H 2 /Ni, t˚ c) Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 d) Cả (a), (b), (c) vì anđehit có tính khử đặc trưng 254. Để phân biệt nhanh ba chất lỏng không màu: Axit metacrilic, Axit fomic, Phenol, dùng được thuốc thử nào dưới đây? a) Nước brom b) Thuốc thử Tollens (Dung dịch AgNO 3 /NH 3 ) c) Quì tím d) CaCO 3 255. Hỗn hợp A gồm hai ankin. Nếu đốt cháy hết m gam hỗn hợp A, rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi dư thì khối lượng bình tăng 27,24 gam và trong bình có 48 gam kết tủa. Khối lượng brom cần dùng để phản ứng cộng vừa đủ m gam hỗn hợp A là: a) 22,4 gam b) 44,8 gam c) 51,2 gam d) 41,6 gam 256. Công thức thực nghiệm (công thức nguyên) của một anđehit no mạch hở A là (C 4 H 5 O 2 ) n . Công thức có mang nhóm chức của A là: a) C 2 H 3 (CHO) 2 b) C 6 H 9 (CHO) 6 c) C 4 H 6 (CHO) 4 d) C 8 H 12 (CHO) 8 257. A là một chất hữu cơ chứa một loại nhóm chức. A không tác dụng kim loại kiềm. Đốt cháy a mol A thu được 4a mol CO 2 và 3a mol H 2 O. a mol A tác dụng vừa đủ dung dịch có hòa tan 2a mol NaOH, thu được một muối và một rượu. A là: a) Este của axit oxalic b) Este của etylenglicol c) Este đa chức hai nhóm chức este d) (a) hoặc (b) 258. A là một este có công thức thực nghiệm (C 3 H 5 O 2 ) n . Một mol A tác dụng vừa đủ hai mol KOH trong dung dịch, tạo một muối và hai rượu hơn kém nhau một nguyên tử cacbon trong phân tử. A là: a) Metyl etyl malonat b) Metyl Vinyl malonat c) Vinyl alyl oxalat d) Metyl etyl ađipat 259. Hai chất X, Y được tạo bởi ba nguyên tố C, H, O. Tỉ khối hơi của mỗi chất so với heli đều bằng 18,5. Cả hai chất đều tác dụng được với dung dịch kiềm và đều cho được phản ứng tráng bạc. Hai chất đó có thể là: a) HOOC-CHO; HCOOCH=CH 2 b) HO-CH 2 CH 2 CHO; HOCCH 2 COOH c) HCOOCH 2 CH 3 ; HOC-COOH d) Axit acrilic; Etyl fomiat 260. A là chất hữu cơ có thành phần nguyên tố là C, H, O và Cl. Khối lượng mol phân tử của A là 122,5 gam. Tỉ lệ số mol của C, H, O, Cl lần lượt là 4 : 7 : 2 : 1. Đem thủy phân A trong dung dịch xút thì thu được hai chất có thể cho được phản ứng tráng gương. A là: a) HCOOCH 2 CH(Cl)CHO b) HCOOCH=CH 2 CH 2 Cl c) HOC-CH 2 CH(Cl)OOCH d) HCOO-CH(Cl)CH 2 CH 3 261. A là một este có công thức phân tử C 16 H 14 O 4 . Một mol A tác dụng được với bốn mol NaOH. Muối natri thu được sau phản ứng xà phòng hóa nếu đem đốt cháy chỉ thu được CO 2 và xôđa. A có cấu tạo đối xứng. A là: a) Este của axit sucxinic (HOOCCH 2 CH 2 COOH) với phenol b) Este của axit malonic (HOOCCH 2 COOH) với một phenol thường và một Cresol (Metylphenol) c) Este của axit oxalic với hai cresol (CH 3 C 6 H 4 OOC-COOC 6 H 4 CH 3 ) d) Cả (a), (b), (c) 262. Chất A được tạo bởi bốn nguyên tố: C, H, N và O. Đốt cháy 1 mol A thu được 3 mol CO 2 , 0,5 mol N 2 và 3,5 mol H 2 O. Tỉ khối hơi của A là 89/29. A tác dụng được với NaOH lẫn H 2 SO 4 . A làm mất màu nước brom. A là: a) Alanin (CH 3 CH(NH 2 )COOH b) Axit 3-aminopropannoic c) (a), (b) d) Amoni acrilat 263. Hỗn hợp A gồm hai ankin. Cho 1,32 gam hỗn hợp A làm mất màu vừa đủ 400 gam dung dịch Br 2 3,2% do có sự tạo sản phẩm cộng dẫn xuất tetrabrom. Hỗn hợp A: a) gồm axetilen và metyl axetilen b) gồm C 3 H 4 và C 4 H 6 c) gồm C 2 H 2 và C 4 H 6 d) phải có axetilen 264. Phản ứng xà phòng hóa là: a) Phản ứng điều chế xà phòng b) Phản ứng cho chất béo nấu với dung dịch xút c) Phản ứng thủy phân este trong dung dịch kiềm d) (a), (b) 265. Cho isobutan phản ứng với Br 2 nguyên chất, theo tỉ lệ số mol 1 : 1, hiện diện ánh sáng, đun nóng ở 127˚C, thu được sản phẩm hữu cơ gồm: a) hỗn hợp isobutyl bromua và tert-butyl bromua với tỉ lệ số mol xấp xỉ nhau b) chủ yếu là tert-butyl bromua c) metan; 1,2-đibrom propan d) hỗn hợp gồm isobutyl bromua, tert-butyl bromua và isobutan chưa phản ứng hết 266. A là một hiđrocacbon. A tác dụng brom tạo B là một dẫn xuất brom. Tỉ khối hơi của B so với metan bằng 11,75. A có thể là: a) C 2 H 4 b) C 2 H 6 c) C 8 H 12 d) (a), (b) 267. A là một chất hữu cơ chứa một loại nhóm chức, A không tác dụng với dung dịch kiềm. A cho được phản ứng tráng gương. Hơi của 8,6 gam A có cùng thể tích với 2,8 gam khí nitơ đo trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. A là: a) HOC-C 2 H 4 -CHO b) Pentanal c) (a), (b) d) Benzanđehit 268. Đun nóng hỗn hợp A gồm: 0,1 mol axeton; 0,08 mol acrolein; 0,06 mol isopren và 0,32 mol hiđro có Ni làm xúc tác, thu được hỗn hợp các khí và hơi B. Tỉ khối hơi của B là 375/203 . Hiệu suất H 2 đã tham gia phản ứng cộng là: a) 87,5% b) 93,75% c) 80% d) 75,6% 269. Số oxi hóa của N trong nitrobenzen và anilin lần lượt là: a) +4; -2 b) +3; -3 c) +2; -3 d) Tất cả đều không phù hợp 270. Trị số hằng số phân ly ion K b của metylamin, đimetylamin và trimetylamin lần lượt là: 4,4.10 -4 ; 9,6.10 -4 ; 7,4.10 -5 . Độ mạnh tính bazơ của ba chất này tăng dần là: a) Metylamin < Đimetylamin < Trimetylamin b) Trimetylamin < Đimetylamin < Metylamin c) Trimetylamin < Metylamin < Đimetylamin d) Đimetylamin < Metylamin < Trimetylamin 271. Loại hợp chất hữu cơ nào tác dụng được với dung dịch kiềm: a) Axit hữu cơ; Phenol; Rượu đa chức có chứa hai nhóm –OH liên kết ở hai nguyên tử cacbon cạnh nhau b) Este; Dẫn xuất halogen; Muối của axit hữu cơ c) Xeton; Anđehit; Ete; Dẫn xuất halogen d) Axit hữu cơ; Phenol; Este; Dẫn xuất halogen 272. Trùng ngưng m gam glixin (axit aminoetanoic), hiệu suất 80%, thu được 68,4 gam polime và 21,6 gam nước. Trị số của m là: a) 112,5 gam b) 72 gam c) 90 gam d) 85,5 gam 273. Thực hiện phản ứng tráng gương 36 gam dung dịch glucozơ 10% với lượng dư dung dịch bạc nitrat trong amoniac, nếu hiệu suất phản ứng 100% thì khối lượng bạc kim loại thu được là: a) 33,33 gam b) 4,32 gam c) 8,64 gam d) 2,16 gam 274. A là một α-amino axit. Cho biết 1 mol A phản ứng vừa đủ với 1 mol HCl, hàm lượng Clo có trong muối thu được là 19,346%. Công thức của A là: a) CH 3 CH(NH 2 )COOH b) CH 3 (NH 2 )CH 2 COOH c) HOOCCH 2 CH 2 CH(NH 2 )COOH d) HOOCCH 2 CH(NH 2 )CH 2 COOH 275. Hỗn hợp A gồm hai amino axit no mạch hở, đồng đẳng kế tiếp, có chứa một nhóm amino và một nhóm chức axit trong phân tử. Lấy 23,9 gam hỗn hợp A cho tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 3,5M (có dư), được dung dịch D. Để tác dụng hết các chất trong dung dịch D cần dùng 650 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức hai chất trong hỗn hợp A là: a) H 2 NCH 2 COOH; CH 3 CH(NH 2 )COOH b) CH 3 CH(NH 2 )COOH; CH 3 CH 2 CH(NH 2 )COOH c) CH 3 CH 2 CH(NH 2 )COOH; CH 3 CH 2 CH 2 CH(NH 2 )COOH d) CH 3 CH 2 CH 2 CH(NH 2 )COOH; CH 3 CH 2 CH 2 CH 2 CH(NH 2 )COOH 276. A là một hợp chất hữu cơ. Đốt cháy một lượng A thu được 8,96 lít CO 2 (đktc) và 5,4 gam H 2 O. Nếu cho a mol A tác dụng hết với NaHCO 3 thì có tạo a mol khí CO 2 , còn nếu cho a mol A tác dụng hết với Kali kim loại cũng có tạo a mol khí H 2 . Công thức của A là: a) HOCH 2 CH 2 CH 2 COOH b) HOCH 2 COCH 2 COOH c) HOOCCH 2 CH 2 COOH d) HOCH 2 CH 2 OCH 2 COOH 277. X và Y hai chất hữu cơ mạch hở đồng phân, khi cháy chỉ tạo CO 2 và nước có số mol bằng nhau. X làm mất màu nước brom. X cộng hiđro thu được rượu đơn chức. Đốt cháy 1 mol X cần dùng 5,5 mol khí oxi. Công thức của X và Y là: a) C 3 H 6 O b) CH 2 =CHCH 2 c) CH 3 CH=CHCH 2 OH d) CH 2 =CHCHO 278. Số đồng phân đơn chức của C 4 H 8 O 2 là: a) 6 b) 5 c) 7 d) 4 279. Công thức phân tử của este được tạo bởi axit benzoic và ruợu benzylic có dạng là: a) C n H 2n -18 O 2 b) C n H 2n – 20 O 2 c) C n H 2n – 14 O 2 d) C n H 2n – 16 O 2 280. Hỗn hợp A gồm hai anđehit đơn chức no mạch hở. Đốt cháy m gam hỗn hợp A thu được 22,88 gam CO 2 . Cũng m gam hỗn hợp A phản ứng vừa đủ với 4,032 lít H 2 (đktc) (có Ni làm xúc tác, đun nóng), thu được hỗn hợp hai rượu. Đốt cháy hết lượng rượu này rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng P 2 O 5 lượng dư. Khối lượng bình P 2 O 5 tăng t gam. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của t là bao nhiêu? a) 35,48 gam b) 12,6 gam c) 22,88 gam d) Một giá trị khác 281. X là một xeton đơn chức no mạch hở. Một thể tích hơi X có cùng khối lượng với 2,15 thể tích khí metylaxetilen (các thể tích hơi, khí đo trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). X có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với dữ kiện này? a) 6 b) 5 c) 4 d) 3 282. Độ dài liên kết giữa C với C trong các phân tử: Etan, Etilen, Axetilen và Benzen theo thứ tự tăng dần như sau: a) Etan < Etilen < Axetilen < Benzen b) Benzen < Axetilen < Etilen < Etan c) Axetilen < Etilen < Benzen < Etan d) Axetilen < Benzen < Etilen < Etan 283. A là chất monome (đơn phân tử) mà trùng hợp thì thu được polime (cao phân tử) là cupren. Lấy 112 lít khí A (đktc) đem trùng hợp, thu được 117 gam cupren. Hiệu suất phản ứng trùng hợp này là: a) 90% b) 80% c) 70% d) 100% 284. Hỗn hợp A gồm 0,1 mol anđehit metacrilic và 0,3 mol khí hiđro. Nung nóng hỗn hợp A một thời gian, có mặt chất xúc tác Ni, thu được hỗn hợp hơi B gồm hỗn hợp các rượu, các anđehit và hiđro. Tỉ khối hơi của B so với He bằng 95/12. Hiệu suất anđehit metacrilic đã tham gia phản ứng cộng hiđro là: a) 100% b) 80% c) 70% d) 65% 285. Hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ đồng đẳng đơn chức, hơn kém nhau 14 đvC trong phân tử. Hỗn hợp A tác dụng được kim loại kiềm cũng như dung dịch kiềm, nhưng không tác dụng được NaHCO 3 . Một mol hỗn hợp A cộng hợp vừa đủ ba mol H 2 . 3,52 gam hỗn hợp A phản ứng vừa đủ 300ml dung dịch NaOH có pH = 13. Công thức hai chất trong A là: a) Phenol, Cresol b) C 7 H 7 OH, C 8 H 9 OH c) C 8 H 9 OH, C 9 H 11 OH d) C 9 H 12 O, C 10 H 14 O 286. Số mol mỗi chất có trong 3,52 gam hỗn hợp A ở câu (285) là: a) 0,015mol; 0,015mol b) 0,018mol; 0,012mol c) 0,01 mol; 0,02mol d) 0,02mol; 0,03mol 287. Etanol là chất hữu cơ nhưng hòa tan trong nước vô hạn là do có sự tạo liên kết hiđro giữa etanol với nước và gốc hiđrocacbon kỵ nước C 2 H 5 - không lớn. Với tỉ lệ số mol số mol giữa etanol và nước 1 : 1, thì có thể có 4 cách tạo liên kết giữa hai chất này trong dung dịch: O H O C 2 H 5 H H (I) a) b) O H H O C 2 H 5 H c) O H H O H H d) O H O C 2 H 5 H C 2 H 5 Kiểu liên kết nào bền nhất a) b) c) d) 288. A là một chất hữu cơ. Đốt cháy 1 mol A tạo ra 4 mol CO 2 và 3 mol H 2 O. A bị thủy phân, có xúc tác, thu được hai chất hữu cơ đều cho được phản ứng tráng gương. Công thức của A là: a) Vinyl fomiat b) HOC-COOCH=CH 2 c) HCOOCH=CH-CH 3 d) HCOOCH 2 CH=CH 2 289. Nylon-6,6 là một loại tơ sợi tổng hợp được tạo ra do: a) Sự trùng ngưng giữa axit ađipic với hexametylenđiamin b) Sự trùng ngưng giữa axit tereptalic với etylenglicol c) Sự trùng ngưng của axit ω-aminoenantoic d) Sự Clo hóa PVC 290. Capron là một tơ sợi tổng hợp, được điều chế từ monome (chất đơn phân) là Caprolactam ( NH C O ) Một loại tơ Capron có khối lượng phân tử là 14 916 đvC. Số đơn vị mắt xích có trong phân tử loại tơ sợi này là: a) 200 b) 150 c) 66 d) 132 291.A là một hợp chất hữu cơ, khi cháy chỉ tạo ra CO 2 và H 2 O. Phần trăm khối lượng của Oxi trong A là 26,67%. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp của A? Biết rằng tỉ khối hơi của A nhỏ hơn 4 a) 3 b) 4 c) 5 d) 6 292. X là một chất hữu cơ được tạo bởi ba nguyên tố là Cacbon, Hiđro và Oxi. Thành phần phần trăm khối lượng của oxi là 34,78%. X không tác dụng được kim loại kiềm. Phân tử X chứa ít hơn 3 nguyên tử O. X là chất nào? a) Axeton b) Metyl fomiat c) Đimetyl ete d) Một chất khác 293. A là một chất hữu cơ. Đốt cháy 1 mol A thu được 4 mol CO 2 và 3 mol H 2 O. Cũng 1 mol A tác dụng được KHCO 3 dư tạo 1 mol CO 2 , còn cho 1 mol A tác dụng hết với Na thì thu được 1 mol khí H 2 . A không cho được phản ứng trùng hợp. A là chất nào trong các chất cho dưới đây? a) HOOC-CH 2 -CH 2 -COOH b) HO-CH 2 -CO-CH 2 -COOH c) HO-CH 2 -CH 2 -O-CH 2 -COOH d) HO-CH 2 -CHCH-COOH 294. A là một anđehit mà khi đốt cháy A tạo số mol CO 2 bằng số mol A đã đem đốt. A là anđehit nào? a) Etanđial b) Axetanđehit c) Acrolein d) Fomanđehit 295. Đốt cháy một thể tích hơi axit hữu cơ, thu được hai thể tích khí CO 2 trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. Axit hữu cơ này có thể là chất nào sau đây? a) Axit fomic b) Axit oxalic c) Axit etanoic d) (b), (c) 296. A là một hiđrocacbon. Hơi A nặng hơn khí metan 6,5 lần. Cho 1,04 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 , thu được 3,18 gam một chất không tan có màu vàng nhạt. Hiđro hóa A, thu được chất 3-etylhexan. A có thể là: a) HC C C CH CH 2 CH CH CH 2 b) HC C CH CH CH 2 CH 2 C CH c) HC C CH C C CH 3 CH 2 CH d) HC C C C CH CH CH CH 2 297. A là một chất hữu cơ, khi đốt cháy A tạo ra CO 2 , H 2 O và N 2 . Phần trăm khối lượng các nguyên tố trong A là 34,29% C; 6,67% H; 13,33% N. Công thức phân tử của A cũng là công thức đơn giản của nó. Công thức phân tử của A là: a) C 3 H 7 NO 3 b) C 3 H 5 NO 3 c) CH 3 NO 2 d) Một công thức khác 298. X là một chất hữu cơ có công thức đơn giản là CHO. Đốt cháy x mol X thu được số mol CO 2 nhỏ hơn 6x. X có thể có tối đa bao nhiêu công thức phân tử phù hợp với dữ kiện này? a) 5 công thức b) 3 công thức c) 2 công thức d) 4 công thức 299. A là một chất hữu cơ. Đốt cháy 1 mol A thu được 2 mol CO 2 . A cho được phản ứng tráng gương. A tác dụng được Mg, tạo ra một chất khí. Công thức phân tử của A là: a) C 2 H 2 O 4 b) C 2 H 4 O 3 c) C 2 H 2 O 2 d) C 2 H 2 O 3 300. Trị số hằng số phân ly ion Ka của các chất: Phenol; p-Cresol; p-Nitrophenol; 2,4,6- Trinitrophenol (Axit picric); Glixerin là: 7.10 -15 ; 6,7.10 -11 ; 1,28.10 -10 ; 7.10 -8 ; 4,2.10 -1 . Cho biết nhóm metyl (CH 3 -) đẩy điện tử, còn nhóm nitro (-NO 2 ) rút điện tử. Hãy chọn chất có trị số Ka thích hợp tăng dần đã cho trên a) Phenol < p-Cresol < p-Nitrophenol < Axit picric < Glixerin b) Glixerin < p-Cresol < Phenol < p-Nitrophenol < Axit picric c) p- Nitrophenol < Axit picric < Phenol < Glixerin < p-Cresol d) Glixerin < p-Nitrophenol < Phenol < p-Cresol < Axit picric . ĐỀ KIỂM TRA HKI MÔN HÓA – ĐỀ 6 251. Từ isopentan nếu mất 1 nguyên tử H thì có thể tạo bao nhiêu gốc hiđrocacbon hóa trị 1? a) 3 gốc b) 4 gốc c) 5 gốc. d) 41 ,6 gam 2 56. Công thức thực nghiệm (công thức nguyên) của một anđehit no mạch hở A là (C 4 H 5 O 2 ) n . Công thức có mang nhóm chức của A là: a) C 2 H 3 (CHO) 2 b) C 6 H 9 (CHO) 6 c). gồm axetilen và metyl axetilen b) gồm C 3 H 4 và C 4 H 6 c) gồm C 2 H 2 và C 4 H 6 d) phải có axetilen 264 . Phản ứng xà phòng hóa là: a) Phản ứng điều chế xà phòng b) Phản ứng cho

Ngày đăng: 14/08/2014, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN