Giúp trẻ vượt qua biến cố P. bước vào cấp 2 và đang ở tuổi teen đầy biến động về tâm lý thì bố của em qua đời sau một cơn bạo bệnh, để lại nhiều hụt hẫng, buồn thương và nỗi lo cho ba mẹ con P. Sau đó, P. bỗng thay đổi hẳn và “lột xác” thành một cậu bé khó bảo, ngang ngạnh, dễ bị kích động, hay gây hấn và tính tình rất hung hăng. Đó chỉ là một trong những trường hợp trẻ em có sự thay đổi lớn về tính cách theo chiều hướng xấu sau một biến cố to lớn trong cuộc sống đã được trị liệu tâm lý tại Đơn vị Tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng 1. Và nhờ thế, trẻ đã sớm “trở về” với con người thật của mình. Ảnh minh họa: Internet Tuy nhiên, với những phụ huynh không hiểu biết về tâm lý, có thể họ sẽ cho rằng, trẻ như… “rắn mất đầu” nên lì lợm hơn, hung hăng hơn, cần dạy trẻ “đến nơi đến chốn” và xiết chặt kỷ luật mới mong trẻ nên người… Hậu quả là vấn đề của trẻ càng nặng nề hơn… Thật ra, những trường hợp như P., y học gọi là rối loạn thích ứng trước những thay đổi lớn trong cuộc sống. Được nâng đỡ, vượt qua nhanh Mọi người đều có stress và cần thích ứng với những thay đổi trong đời sống. Tuy nhiên, những thay đổi lớn và căng thẳng dễ gây ra rối loạn thích ứng ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Trẻ sẽ có những phản ứng cảm xúc hoặc thay đổi hành vi trước một sự cố gây căng thẳng thần kinh hoặc những thay đổi trầm trọng và đột xuất như sự “ra đi” của người thân trong gia đình, mất một đồ vật quan trọng đối với trẻ, phải chuyển nhà, thay đổi trường lớp… Rất may là rối loạn này thường không kéo dài quá ba tháng và trong giai đoạn trẻ bị căng thẳng (stress), việc tư vấn tâm lý có thể giúp ích cho trẻ và gia đình. Phản ứng của trẻ trước một biến cố có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Trẻ có thể có hành vi trầm cảm, cảm thấy rất buồn, hay u sầu, thích ở một mình và lánh xa mọi người; trẻ có thể khóc nhiều, khó ngủ, chán ăn và cảm thấy thất vọng. Trẻ cũng có thể có hành vi lo âu, có những biểu hiện căng thẳng, đau đầu, đau bụng, hay cáu gắt, hoặc bỗng trở nên giận dữ, khó tính… Tuy nhiên, có một số trường hợp, trẻ có thể vừa trầm cảm vừa lo âu. Điều đáng lo là khi trẻ có hành vi giận dữ, với những biểu hiện khởi đầu là bất tuân các qui tắc trong gia đình và nội qui trường lớp như trốn học, đánh bạn và có những biểu hiện hung hăng rất khác so với trước khi gặp sự cố. Cần tìm ra nguyên nhân và điều trị tâm lý Không có cách nào phòng ngừa những sự cố gây stress trong cuộc sống; cũng khó có thể dự đoán cách phản ứng của một người với những sự thay đổi; nhưng có một kinh nghiệm là nếu trẻ được nâng đỡ tốt tại nhà, trường học hoặc trong cộng đồng thì trẻ có thể đối phó tốt hơn với những thay đổi trong cuộc sống. Để điều trị rối loạn thích ứng, trước hết phải tìm ra sự cố khiến trẻ stress và gây ra rối loạn thích ứng; rồi đưa trẻ đến gặp chuyên viên tâm lý để xác định là bị rối loạn thích ứng hay mắc một bệnh lý khác như lo âu, trầm cảm. Phụ huynh cần trao đổi với chuyên viên tâm lý về những yếu tố gây stress; điều này có thể giúp ích một cách hiệu quả trong việc làm cho trẻ giảm bớt căng thẳng. Tùy theo tình huống cụ thể, trẻ sẽ được tư vấn về giới tính hoặc về cách thích ứng trong tang chế, trong môi trường học tập mới… Mặt khác, phụ huynh cũng cần nói chuyện với trẻ về biến cố hoặc một sự thay đổi nào đó trong cuộc sống để nâng đỡ, động viên và giúp trẻ thích nghi, đối phó với tình huống stress. Một điều cần lưu ý là nếu các triệu chứng trầm cảm hoặc lo âu kéo dài quá 6 tháng, nên đưa trẻ đến gặp BS tâm thần để được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm hoặc lo âu. . Giúp trẻ vượt qua biến cố P. bước vào cấp 2 và đang ở tuổi teen đầy biến động về tâm lý thì bố của em qua đời sau một cơn bạo bệnh, để lại nhiều. thẳng (stress), việc tư vấn tâm lý có thể giúp ích cho trẻ và gia đình. Phản ứng của trẻ trước một biến cố có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Trẻ có thể có hành vi trầm cảm, cảm thấy. mới… Mặt khác, phụ huynh cũng cần nói chuyện với trẻ về biến cố hoặc một sự thay đổi nào đó trong cuộc sống để nâng đỡ, động viên và giúp trẻ thích nghi, đối phó với tình huống stress. Một