Ảnh minh họa. Phiền phức vì bệnh đổ mồ hôi Đổ mồ hôi quá nhiều tại vùng nách, tay, chân là triệu chứng không nguy hiểm nhưng thường khiến chủ nhân mất tự tin trong giao tiếp hoặc bỏ lỡ các cơ hội nghề nghiệp. Gây mất tự tin Những đối tượng như doanh nhân, tiếp viên, chuyên viên thẩm mỹ, thợ làm tóc, hoạt náo viên… thường xuyên giao tiếp, bắt tay hoặc làm những công việc cần sự hỗ trợ từ bàn tay sẽ bị cản trở bởi hiện tượng đổ mồ hôi quá mức. Y học gọi đó là sự tăng tiết mồ hôi. Bệnh này thường được điều trị tại các cơ sở thẩm mỹ, nhưng hầu hết bệnh nhân do không có kiến thức hoặc điều kiện để theo đuổi việc điều trị sẽ âm thầm chịu đựng, "ngụy trang" bằng cách dùng các hóa chất như dung dịch khử mùi, mỹ phẩm lăn nách… Cá biệt có trường hợp phải chuyển đổi nghề nghiệp do căn bệnh tế nhị này. Theo y văn, bệnh tăng tiết mồ hôi là một trạng thái cường giao cảm hoặc tăng hoạt động của trung tâm bài tiết mồ hôi. Sự tiết mồ hôi là cách mà cơ thể tự làm mát mình đáp ứng với môi trường nóng bức hoặc sự vận động cơ thể nhiều Tuy nhiên, việc tăng tiết mồ hôi sẽ trở nên bất thường khi mồ hôi tiết ra ngoài quá mức giới hạn bình thường mà không do một nguyên nhân cụ thể nào gây ra. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể nhưng nhiều nhất là ở nách, bàn tay, bàn chân… Điều này khiến cơ thể thường xuyên ẩm ướt và gây ra mùi khó chịu, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt của người bệnh và những người xung quanh. Bệnh trầm trọng lên mỗi khi có xúc cảm đột ngột như vào phòng thi, nhận tin vui - buồn bất ngờ Ảnh minh họa. Có nhiều phương pháp Theo TS Trần Thị Anh Tú (chuyên gia thẩm mỹ), các trường hợp tăng tiết mồ hôi có thể được điều trị tại chỗ bằng cách bôi aluminum chloride 20% vào các buổi tối. Loại thuốc này cũng có thể được đưa vào cơ thể bằng phương pháp điện chuyển ion. Các hạt điện tích của thuốc được đưa vào sâu qua da, nhưng cần phải thường xuyên thực hiện hằng ngày hoặc hằng tuần Dung dịch nhôm cloruahay Kali- Permanganat hoặc formon hay bột khô có tính chất làm khô da hay hút nước, tác dụng thường chỉ mang tính tạm thời. Các thuốc kháng cholinergic như Pro-banthine hoặc Glycopyrrolate cũng có tác dụng giảm tiết mồ hôi toàn thân trong vòng 4-6 giờ. Khi tất cả các phương pháp trên thất bại, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ hạch giao cảm ngực (cắt hạch giao cảm bằng ống soi trong màng phổi; bằng đốt điện hạch qua da) hoặc hủy hạch giao cảm ngực bằng cách tiêm huyết thanh nóng qua da vào chuỗi hạch giao cảm. Và điều quan trọng, việc phẫu thuật phải được tiến hành bởi các bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao, cơ sở thẩm mỹ uy tín. Cần lưu ý, việc cắt bỏ hạch giao cảm ngực như trên có thể cho kết quả lâu dài nhưng chỉ có khả năng làm khô được vùng dưới hai cánh tay, bàn tay còn ở bàn chân thì vẫn rất khó điều trị, chủ yếu chỉ dùng phương pháp thoa tại chỗ. Công nghệ thẩm mỹ phát triển, còn có thể điều trị tăng tiết mồ hôi bằng việc tiêm botox (sản phẩm lâu nay thường dùng xóa nếp nhăn). Việc điều trị bằng botox còn giúp khắc phục các hạn chế mà bệnh nhân thường e ngại như: rủi ro trong phẫu thuật, đau sau khi phẫu thuật, thời gian nghỉ dưỡng sau phẫu thuật kéo dài gây ảnh hưởng đến công việc, mất thời gian thoa thuốc, uống thuốc Tiến trình được thực hiện như sau, bác sĩ sẽ chích botox vào vùng da bị tăng tiết mồ hôi. Mỗi lần trị liệu khoảng 20 phút, với nhiều liều botox nhỏ đưa vào vị trí quanh các tuyến mồ hôi bằng loại kim cực nhỏ. Botox sẽ tác động làm các cơ liên quan việc tiết mồ hôi thư giãn, giảm co rút, từ đó sẽ giảm việc tiết mồ hôi. Ngay sau chích bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường. Botox bắt đầu phát huy tác dụng sau chích khoảng 2-3 ngày (có thể giảm tiết mồ hôi, cùng với việc giảm mùi hôi đến 90%), và phát huy tối đa tác Tại Mỹ, 2,8% dân số bị bệnh tăng tiết mồ hôi, trong đó hơn một nửa bị tăng tiết mồ hôi nách, nhưng chỉ có khoảng 38% bệnh nhân tìm đến bác sĩ để điều trị, số còn lại vẫn âm thầm chịu đựng. dụng khoảng sau 1 tuần. Cũng như các phương pháp thẩm mỹ điều trị bằng botox, hiệu quả trị liệu mỗi đợt có thể kéo dài từ 6 - 9 tháng hoặc lâu hơn, tùy từng trường hợp. Sau đó, khi thuốc hết tác dụng, mồ hôi tăng dần trở lại, sẽ tiếp tục chích lại. Lưu ý là, việc tiêm botox vào mỗi bàn chân, tay hoặc nách giúp giảm tiết mồ hôi hiệu quả, nhưng lại gây yếu cơ khi cầm nắm nên cần được bác sĩ tư vấn kỹ trước khi thực hiện. Điều trị bằng đông y Chính vì đây là căn bệnh tế nhị, nên các b ệnh nhân thường tự mày mò hoặc truyền cho nhau các bài thu ốc tự biên trên các diễn đàn về sức khỏe như giảm tiết mồ hôi bằng cách xông bàn tay với bồ kết, khử mùi b ằng cách dùng phèn chua tán nhỏ thành bột để bôi v ào nách và lòng bàn chân. Lương y Đinh Công Bảy - Tổng thư k ý Hội Dược liệu TP.HCM nhấn mạnh, các ph ương pháp trên hiện chưa được chứng minh về cơ sở y học. C òn trong Đông y thì thường dùng cây lá lốt và mu ối hột nấu nước để ngâm tay chân, hoặc xông bằng lá ngải cứu. Chứng ra mồ hôi tay, chân có liên quan đ ến rối loạn thần kinh thực vật (hạch giao cảm) làm tăng tiết mồ hôi, n ên Đông y có thể điều chỉnh bằng một số cách như t ập luyện khí công, dư ỡng sinh, thái cực quyền, yoga, ẩm thực trị liệu, châm cứu, ngâm thuốc, dùng thu ốc uống bằng các loại dược liệu có tác dụng dư ỡng tâm, an thần, bổ khí huyết, cố biểu liễm hãn hoặc chỉ hãn (b ảo vệ phần da lông và làm hết ra mồ hôi)… Đ ể giúp giải quyết chứng ra mồ hôi tay, chân… Đông y thường dùng những bài thuốc dưỡng tâm an thần nh ư Thiên vương bổ tâm đơn, Toan táo nhân thang, Bá t ử dưỡng tâm hoàn, Cam mạch đại táo thang… Cùng m ột số món ăn như thịt trai hầm với bông hẹ; hoàng k ỳ hầm với hồng táo; tim heo hầm với đương quy, đ ảng sâm; bao tử heo hầm với gạo nếp, hạt sen. Nư ớc sắc hạt sen, hồng táo và rễ cây lúa nếp… . Ảnh minh họa. Phiền phức vì bệnh đổ mồ hôi Đổ mồ hôi quá nhiều tại vùng nách, tay, chân là triệu chứng không nguy hiểm nhưng. phải chuyển đổi nghề nghiệp do căn bệnh tế nhị này. Theo y văn, bệnh tăng tiết mồ hôi là một trạng thái cường giao cảm hoặc tăng hoạt động của trung tâm bài tiết mồ hôi. Sự tiết mồ hôi là cách. tay sẽ bị cản trở bởi hiện tượng đổ mồ hôi quá mức. Y học gọi đó là sự tăng tiết mồ hôi. Bệnh này thường được điều trị tại các cơ sở thẩm mỹ, nhưng hầu hết bệnh nhân do không có kiến thức hoặc