Cha mẹ chú ý: bệnh ngoài da ở trẻ – nhẹ mà hóa nặng Với đặc điểm là nhiệt độ nóng, khí hậu ẩm, mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các virus, vi khuẩn, kí sinh trùng “làm tổ” và có cơ hội lây lan, gây ra các bệnh ngoài da. Trong những ngày nắng nóng kéo dài, tình trạng trẻ em đến xếp hàng và chờ khám ở các khoa nhi của các bệnh viện không còn gì là mới mẻ. Trẻ em có sức đề kháng thấp, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ dễ mắc một số bệnh nguy hiểm. 4 mùa trong năm, mùa hè là mùa xuất hiện nhiều dịch bệnh nhất, đặc biệt là các bệnh xảy ra với trẻ con. Với đặc điểm là nhiệt độ nóng, khí hậu ẩm, mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các virus, vi khuẩn, kí sinh trùng “làm tổ” và có cơ hội lây lan, gây ra các bệnh ngoài da. Đến bây giờ, chị Hoa (Thanh Oai, Hà Nội) – mẹ Nhím nghĩ lại vẫn không khỏi giận mình vì đã quá coi thường sức khỏe của con. Bé Nhím 1 tuổi rưỡi và trộm vía rất “mát da mát thịt”. Từ nhỏ chưa bao giờ Nhím bị nổi mề đay hay ngứa ngáy gì. Chính vì vậy mà khi thấy tay và chân bé có những đám mụn nổi lên, chị chỉ nghĩ là rôm sẩy mà thôi (do nhà chị không có điều hòa nên chị nghĩ vì nóng quá mà con chị nổi rôm). Thế nhưng đã đến một tuần rồi mà các nốt này không lặn đi, đã thế còn lan ra một số vùng khác, cho dù mẹ đã làm đủ mọi cách được mách, từ tắm lá canh giới đến xát chanh… Những nốt này ngày một nhiều hơn, đỏ hơn làm bé bị ngứa và đặc biệt xuất hiện cả ở miệng khiến bé khó ăn, chị Hoa mới vội vàng cho con đi khám và “ngã ngửa” khi biết con chị bị bệnh chân- tay-miệng. Trường hợp thứ hai là bé Cún – 18 tháng. Từ hồi bắt đầu vào vụ nóng, Cún đã có dấu hiệu chán ăn, hay ngứa và hay gãi liên tục. Các nốt mụn ban đầu khá nhỏ, nhưng do người lớn không để ý nên cứ để bé gãi trầy xước da và lan khắp cơ thể. Bà nội thấy thế không cho Cún tắm vì sợ gió lạnh, nước lạnh làm cho bệnh của cháu lại càng nặng hơn. Nhưng đến khi thấy con có dấu hiệu sốt, kéo dài cả ngày không đỡ, chị Loan (Hai Bà Trưng) mới cho con đi khám. Các bác sĩ đã mắng chị vì không giữ sạch sẽ cho con và đáng lẽ bé chỉ bị rôm sẩy bình thường nhưng do để quá lâu, dẫn đến nhiễm trùng và viêm da. Rôm sẩy, viêm da, bệnh chân tay miệng là những bệnh gặp nhiều nhất ở trẻ em. Trường hợp nhẹ, các bé chỉ bị rôm – hiện tượng này là do viêm các nang tuyến chân lông khiến chúng lồi lên trên mặt da thành các bọc nước nhỏ, đỏ và ngứa. Trẻ bị rôm sẩy là do chân các lỗ chân lông bị bít lại do các bụi bẩn. Kết hợp với cơ thể trẻ tăng cường hoạt động là tăng các tuyến mồ hôi và tuyến nhầy trong cơ thể, tăng thải nhiệt làm cho cơ thể càng “bí hơn”. Ở trẻ nhỏ, đặc biệt các vùng kín như bẹn, nách, cổ (dưới cằm), khe mông… có thể do quá bí nên mồ hôi không thoát đi được làm cho trẻ có thể nổi mụn ngứa, thậm chí lở loét cả da. Các mẹ thường chủ quan nghĩ rằng rôm sẩy ở trẻ sẽ tự hết. Nhưng trên thực tế, nếu không biết cách chăm sóc, những nốt rôm bình thường có thể tạo điều kiện cho nấm phát triển, gây nên: hắc lào, lang ben, nấm kẽ, nấm tóc… thậm chí dẫn đến ghẻ lở, chấy, rận… Nhìn chung, xử trí khi bé bị rôm rất đơn giản. Đó là tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng hoặc quả chanh để làm thông các tuyến hồ hôi hoặc dùng kem bôi chống ngứa. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, nếu không chú ý lau sạch và khô mồ hôi thì chỉ sau vài giờ những vùng da kín như bẹn, nách cổ (dưới cằm), khe mông có thể nổi mụn ngứa, thậm chí loét chợt da. Bệnh chân-tay-miệng về thực chất cũng là bệnh ngoài da nhưng thực chất là do một nhóm virus thuộc nhóm virus ruột gây nên. Chẩn đoán bệnh thường dựa trên các biểu hiện lâm sàng là loét miệng kèm nổi sẩn ở lòng bàn tay, bàn chân, tuy nhiên có những trẻ chỉ biểu hiện loét miệng đơn thuần hoặc chỉ nổi sẩn ngoài da, đặc biệt nếu chỉ nổi ở mông rất dễ lầm với hăm tã. Bệnh chân-tay- miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em độ tuổi dưới 10 tuổi, những cũng có thể gặp ở người trưởng thành.Trẻ nhũ nhi, trẻ em và thiếu niên là những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh và biểu hiện bệnh nhiều nhất vì chúng chưa có kháng thể chống lại bệnh này. Đây là một bệnh dễ lây lan, từ người sang người do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt hoặc phân của người bệnh… Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh, thời gian ủ bệnh thường từ 3-7 ngày với triệu chứng ban đầu là sốt. Bệnh chân-tay-miệng thường là bệnh nhẹ và có khả năng tự khỏi sau 7-10 ngày mà không cần điều trị, ít gặp các biến chứng. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt hiếm gặp do bệnh chân-tay- miệng có thể gây ra là viêm màng não mủ do virus với các biểu hiện như sốt, nhức đầu, cứng cổ, đau lưng. Trường hợp này bệnh nhân bắt buộc phải nhập viện. Các biến chứng do bệnh chân-tay- miệng gây ra có thể là viêm cơ tim cấp, viêm phổi, thậm chí có thể gây tử vong. Hiện nay chưa có phương pháp phòng bệnh đặc hiệu cho các bệnh ngoài da nói chung và bệnh chân-tay-miệng nói riêng. Biện pháp phòng bệnh được phổ biến và khuyến khích vẫn là giữ vệ sinh cho trẻ để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Cha mẹ cần thực hiện tốt quy tắc vệ sinh cho con: rửa tay sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc dọn dẹp các vật dụng có phân trẻ. Dậy trẻ biết che miệng khi ho và hắt hơi. Vệ sinh đồ chơi sạch sẽ. Nếu trẻ có biểu hiện sốt hoặc loét miệng, tiết nhiều nước bọt thì nên cho trẻ nghỉ học để chăm sóc ở nhà. . Cha mẹ chú ý: bệnh ngoài da ở trẻ – nhẹ mà hóa nặng Với đặc điểm là nhiệt độ nóng, khí hậu ẩm, mùa hè là điều kiện thuận. và viêm da. Rôm sẩy, viêm da, bệnh chân tay miệng là những bệnh gặp nhiều nhất ở trẻ em. Trường hợp nhẹ, các bé chỉ bị rôm – hiện tượng này là do viêm các nang tuyến chân lông khiến chúng lồi. thể gặp ở người trưởng thành .Trẻ nhũ nhi, trẻ em và thiếu niên là những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh và biểu hiện bệnh nhiều nhất vì chúng chưa có kháng thể chống lại bệnh này. Đây là một bệnh dễ