“Bẫy chết người’ với trẻ từ cây cảnh trong nhà doc

5 164 0
“Bẫy chết người’ với trẻ từ cây cảnh trong nhà doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

“Bẫy chết người’ với trẻ từ cây cảnh trong nhà ( 10:47 AM | 17/10/2011 ) Trong nhà, có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn cho con trẻ mà các bậc cha mẹ không ngờ tới. Trúc Đào, Hoa Hồng Môn hay Đỗ Quyên… là loại cây cảnh đẹp, nhưng ít ai biết, đây là loại cây dược liệu có thể khiến trẻ dễ dàng bị nhiễm độc. 1. Trúc Đào Trúc Đào là loại cây bụi, cao khoảng 2 – 6m, có hoa nhỏ mọc thành cụm ở đầu mỗi cành, màu sắc đa dạng như trắng, vàng, hồng… vì thế rất được chuộng làm cây cảnh. Được đánh giá là có độc tính cao như cây Lá Ngón. Trẻ em chỉ cần ăn phải 1 lá cây Trúc Đào là có thể dẫn tới tử vong. Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ cây hoa Trúc Đào. Cây Trúc Đào. Không cần phải dính mủ Trúc Đào mà chỉ cần vô tình hít phải khói từ cây Trúc Đào bị đốt cũng gây ra vấn đề. Đặc biệt, khi lá được sắc khô, độc tính của nó còn cao hơn gấp bội. Ngoài ra, chỉ cần dùng nước có hoa Trúc Đào rơi xuống là đã có thể bị ngộ độc… Khi bị ngộ độc Trúc Đào, nạn nhân có những triệu chứng từ đường ruột đến tim: buồn nôn, tổn thương vùng bụng, loạn nhịp tim; nếu nặng, chất độc có thể gây tác động đến hệ thần kinh trung ương. 2. Hoa Hồng Môn Hoa Hồng Môn. Loại hoa có cánh hình trái tim được mệnh danh là ‘trái tim của Hawai’, có tác dụng trang trí cao, hút nhiều chất khí độc và rất được ưa chuộng trồng làm cây cảnh trong nhà. Tuy đẹp nhưng lá và cành lại chứa rất nhiều độc tố. Ăn phải loại hoa này, bé sẽ khó nuốt do đau nhức miệng, tiếp đến là sưng và bỏng rát vùng họng, dạ dày, ruột. Chất độc của hoa hồng môn cũng làm giọng nói của trẻ bị khàn đi. 3. Đỗ Quyên Hoa Đỗ Quyên. Tên khoa học cây hoa Đỗ Quyên là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chứa độc tố mang tên andromedotoxin và arbutin glucosit. Theo các nghiên cứu, một lượng từ 100 – 225g lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25kg. Khi bị ngộ độc, trẻ thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, nôn mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Vì thế, tránh trồng hoa Đỗ Quyên trong nhà, trên bàn nhất là các gia đình có trẻ nhỏ nhằm tránh nhầm lẫn khi ăn phải. 4. Cẩm Tú Cầu Cẩm Tú Cầu. Những bông hoa rực rỡ và rất ‘bắt mắt’ này có thể khiến bé bị đau bụng sau vài giờ ăn phải. Bé có thể bị ngứa da nôn mửa , yếu ớt và toát mồ hôi. Một số còn bị hôn mê và ngừng nhịp tim. Nếu ưa thích vẻ đẹp của Cẩm Tú Cầu, bạn nên trồng ở nơi tránh xa tầm với của con trẻ. Đặc biệt, phải thường xuyên để mắt đến trẻ để tránh rùi ro đáng tiếc có thể xảy ra. 5. Thiên Điểu Hoa Thiên Điểu. Thiên Điểu có cấu tạo rất độc đáo, gồm ba lá dài màu cam rực rỡ và ba cánh hoa màu lam ánh tím, bao phía dưới là tràng hoa màu lam sẫm. Do đó, nó là loại hoa kiểng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, loài hoa được mệnh danh “chim thiên đường” này lại chứa rất nhiều chất độc làm hại đường tiêu hóa. Chất độc khi đi vào cơ thể theo đường miệng sẽ gây hại cho đường ruột, gây tiêu chảy cho trẻ. Ngoài ra, khi tiếp xúc lâu với hoa, trẻ sẽ có cảm giác thấy khó chịu, chóng mặt, buồn nôn. Lưu ý: - Tốt nhất, các bố mẹ, ông bà, người trông trẻ nên cẩn thận, tuyệt đối không để các bé nghịch, cầm hay cho bất cứ loại lá cây nào vào miệng. - Trong trường hợp trẻ bị ngộ độc hoa, lá của cây cảnh, bạn nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Việc đầu tiên cần làm là kích thích nôn, rửa ruột để giảm thiểu và loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể một cách nhanh nhất. Một số biện pháp ‘cấp tốc’ như uống nước chè, nước cam thảo sắc hay than hoạt tính cũng giúp ích cho việc ngăn chặn chất độc lan tỏa trong cơ thể . “Bẫy chết người’ với trẻ từ cây cảnh trong nhà ( 10:47 AM | 17/10/2011 ) Trong nhà, có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn cho con trẻ mà các bậc cha mẹ không ngờ tới làm cây cảnh. Được đánh giá là có độc tính cao như cây Lá Ngón. Trẻ em chỉ cần ăn phải 1 lá cây Trúc Đào là có thể dẫn tới tử vong. Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ cây. không để các bé nghịch, cầm hay cho bất cứ loại lá cây nào vào miệng. - Trong trường hợp trẻ bị ngộ độc hoa, lá của cây cảnh, bạn nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Việc đầu tiên cần làm là kích

Ngày đăng: 14/08/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan