Đôi khi cha mẹ vô tình nói những lời làm tổn thương con trẻ. (Ảnh minh họa). 7 câu nói với trẻ "sắc hơn dao" - Tâm hồn con trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm, vì thế dẫu có tức giận thế nào thì bạn cũng nên kiềm chế, tránh nói những lời gây tổn thương cho trẻ. Những lời nói tích cực có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như nhận thức của con trẻ. Ngược lại, những lời thô lỗ, tiêu cực khiến trẻ lệch lạc nhận thức, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con trẻ. Do đó, các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý ngôn từ để tránh làm tổn thương con. Các bậc cha mẹ đều mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho sự phát triển của con trẻ. Nhưng thật không may, chỉ vì một phút lỡ lời họ đã khiến con trẻ tổn thương. Đôi khi, cha mẹ nghĩ rằng, không sao, rồi mọi chuyện sẽ ổn, nhưng thực tế lại không như thế. Hãy nhớ, tâm hồn con trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm vì thế dẫu có tức giận thế nào thì bạn cũng nên kiềm chế, tránh nói những lời gây tổn thương cho trẻ. Đừng quát mắng con trước mặt bạn bè. (Ảnh minh họa). 1. Bí kíp thành công đầu tiên của những cha mẹ giỏi nuôi con là không bao giờ tức giận và nói con“Đồ ngốc, im ngay’ trước mặt bạn bè của con. Trẻ con là thế, đôi khi rất phiền nhiễu và ngốc nghếch nhưng không phải vì thế mà bạn mắng chửi con trước mặt bạn bè chúng. Sẽ tốt hơn khi bạn có một cuộc trò chuyện riêng tư với trẻ và nói về những hành vi sai lệch của chúng. 2. “Con nên làm giống như anh/ chị”, câu nói này như một cách gián tiếp bạn đang phủ nhận cá tính, cách suy nghĩ và con người của trẻ. Mỗi đứa trẻ là một cá tính, một nhận thức khác nhau. Bất kỳ sự so sánh nào cũng dễ gây tổn hại đến các mối quan hệ. Thay vì so sánh, bạn nên tập trung ‘khám phá’ những ưu, nhược điểm để giúp trẻ sớm hoàn thiện bản thân. 3. ‘Đừng làm phiền bố/mẹ, con không thấy bố mẹ đang rất bận ư?’. Con trẻ luôn muốn được gần gũi cha mẹ để được nựng nịu và thương yêu. Đôi khi, có thể bạn đang rất căng thẳng và mệt mỏi, con trẻ bỗng chạy đến khoe với bạn về một điểm số cao vừa đạt được hay một việc tốt vừa làm… thì bạn cũng không nên tỏ ra bực dọc, khó chịu và có lời nói như ‘hắt hủi’ trẻ như thế. Dẫu biết, công việc gấp gáp và cần bạn giải quyết ngay, nhưng đừng ‘keo kiệt’ một vài phút để nghe con nói. Đừng so sánh con với anh/ chị khác. (Ảnh minh họa). 4. “Sao con không thể hành động người lớn hơn?”. Câu nói này ảnh hưởng rất nhiều đến lòng tự tin của trẻ. Mọi đứa trẻ đều muốn cảm nhận rằng mình có thể làm được một việc gì đó, hoặc được tin tưởng mình có khả năng làm được điều gì đó. Nếu con bạn mắc sai lầm, bé sẽ có cơ hội học được một điều mới. Thật sai lầm nếu bạn cho rằng con chỉ là “đứa bé to đầu” khi chúng đánh rơi một đồ vật hay làm đổ thức ăn ra bàn. Những lời nói chỉ trích sự non nớt, vụng về của con sẽ khiến bé càng trở nên căng thẳng và bối rối. 5. “Bố/ mẹ chỉ đùa với con thôi’. Một số bậc cha mẹ quan niệm rằng, việc đùa giỡn với trẻ sẽ giúp trẻ ý thức và chuẩn bị tinh thần cho cuộc sống bên ngoài. Thế nhưng, đây là nhận thức hoàn toàn sai. Sự trọc ghẹo của cha mẹ, người thân dễ khiến trẻ cảm thấy bối rối, xấu hổ và dần lung lay niềm tin rằng gia đình là nơi trú ngụ an toàn và bình yên nhất. 6. ‘Con của bố mẹ luôn ngoan ngoãn và không bao giờ có hành động xấu”. Câu nói này như ‘ngòi nổ’ khiến trẻ bùng phát sự tức giận và phá bĩnh. Bằng sự khéo léo và tế nhị, hãy để con cảm nhận sự vui mừng hay tức giận của bố mẹ về hành động của mình. 7. “Con chậm chạp quá, để đó bố/ mẹ tự làm”. Con trẻ sẽ cảm thấy mình thật vô dụng và không được bố mẹ tín nhiệm. Trẻ thường thích làm việc và góp sức vào một vài công việc nào đó. Vì vậy, đừng cố ngăn cản hay trách mắng khi con muốn giúp đỡ bạn. Hãy để bé làm những công việc vừa sức để bé cảm nhận mình là người có ích và mình cũng quan trọng. . Đôi khi cha mẹ vô tình nói những lời làm tổn thương con trẻ. (Ảnh minh họa). 7 câu nói với trẻ "sắc hơn dao" - Tâm hồn con trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm, vì thế dẫu. nghe con nói. Đừng so sánh con với anh/ chị khác. (Ảnh minh họa). 4. “Sao con không thể hành động người lớn hơn? ”. Câu nói này ảnh hưởng rất nhiều đến lòng tự tin của trẻ. Mọi đứa trẻ đều. con. Trẻ con là thế, đôi khi rất phiền nhiễu và ngốc nghếch nhưng không phải vì thế mà bạn mắng chửi con trước mặt bạn bè chúng. Sẽ tốt hơn khi bạn có một cuộc trò chuyện riêng tư với trẻ và nói