1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

''''Bốc hỏa'''' vì con, làm sao đây? ppsx

4 195 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 191,72 KB

Nội dung

Đôi khi, trò quậy phá của con trẻ khiến cha mẹ thực sự đau đầu. (Ảnh minh họa). 'Bốc hỏa' vì con, làm sao đây? - Khi cáu giận, cha mẹ dễ nói ra những lời làm tổn thương con trẻ, để đến khi nguôi ngoai lại ước 'giá như ' Hình phạt quá mức và những lời nhiếc móc chỉ càng khiến tình cảm cha mẹ - con cái rạn nứt và cách xa nhau. Khi cáu giận, cha mẹ dễ nói ra những lời làm tổn thương con trẻ, để đến khi nguôi ngoai lại ước 'giá như ". Để tránh tình trạng đó, bạn nên học cách kìm chế cảm xúc khi rơi vào những tình huống khiến mình 'sôi máu' nhé! Những cách dưới đây sẽ giúp bạn 'hạ nhiệt' nhanh chóng đấy! Hình phạt quá mức chỉ khiến cho mối quan hệ cha mẹ với con cái nhanh rạn nứt và khoảng cách. (Ảnh minh họa). 1. Hít thở sâu Khi bạn yêu cầu con dọn gọn đề chơi và chuẩn bị đi ngủ nhưng 5 phút sau bạn quay lại kiểm tra thì đồ chơi vẫn vung vãi. Bạn cảm thấy cáu và muốn trút giận lên con. Những phút như thế, bạn đừng quên hít thật sâu và thở ra thật mạnh để lấy lại kiểm soát cho mình. Đồng thời, dành ra một chút thời gian để nghĩ xem mình sẽ xử trí ‘kẻ bướng bỉnh’ như thế nào. 2. Đếm ngược từ 10 – 1 Nghe có vẻ buồn cười nhưng đếm nhẩm sẽ giúp bạn ‘hạ hỏa’ nhanh hơn. Bạn sẽ bình tĩnh nhìn nhận lỗi của con và tìm ra giải pháp hợp lý nhất, để hình phạt không trở thành một nỗi ám ảnh trong suốt tuổi thơ của bé. Hãy đếm ngược từ 10 xuống 1 để sự bực tức của bạn giảm dần từ 10 xuống 1 nhé! Vì vậy, khi tức giận với con, bạn hãy học cách kìm chế cảm xúc của mình. (Ảnh minh họa). 3. Hạ giọng cuối câu Nhà ngôn ngữ học Heather Summers khuyên các bậc phụ huynh nên hạ thấp giọng nói của mình ở cuối câu để trẻ có cảm giác bình yên hơn. Giọng nói dịu dàng nhưng dứt khoát dễ khiến trẻ vâng lời và tiếp thu những lời nói của cha mẹ hiệu quả hơn. Việc cao giọng chì chiết cùng với khuôn mặt đỏ gay, cáu bẳn chỉ làm cho trẻ sợ, co rúm người chứ không hề mang lại hiệu quả như cha mẹ mong muốn. 4. Giúp trẻ thể hiện cảm xúc Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến trẻ ương bướng, không nghe lời là do chúng không biết cách thể hiện mong muốn của mình. Do đó, hãy thấu hiểu và dạy trẻ cách cư xử, thể hiện cảm xúc. 5. Thiết lập nguyên tắc Bạn cần thiết lập những nguyên tắc rõ ràng để dạy trẻ. Khi bạn yêu cầu trẻ: “Con, tắt tivi đi”. 5 phút sau bạn quay lại vẫn thấy con đang chăm chú xem tivi, bạn lại nhắc: “Con, ý mẹ là con hãy tắt tivi, nếu không con sẽ ngồi ngoài phòng khách hết đêm nay đấy”. 5 phút sau, con bạn vẫn không động tĩnh gì, vẫn say sưa xem tivi… Bạn nhắc đi nhắc lại nhưng kết quả vẫn không khả quan. Nguyên nhân chính là do lời nói của bạn không đủ uy lực, nên trẻ sẽ nghĩ rằng: “Không làm cũng chẳng sao”. Do đó, thái độ dứt khoát và việc đưa ra nguyên tắc, có hình phạt rõ ràng đối với những trẻ ương bướng là điều cha mẹ cần làm. Hãy cho trẻ thấy hậu quả chúng sẽ phải gánh chịu vì không nghe lời. . cha mẹ thực sự đau đầu. (Ảnh minh họa). 'Bốc hỏa' vì con, làm sao đây? - Khi cáu giận, cha mẹ dễ nói ra những lời làm tổn thương con trẻ, để đến khi nguôi ngoai lại ước 'giá. trẻ sẽ nghĩ rằng: “Không làm cũng chẳng sao . Do đó, thái độ dứt khoát và việc đưa ra nguyên tắc, có hình phạt rõ ràng đối với những trẻ ương bướng là điều cha mẹ cần làm. Hãy cho trẻ thấy hậu. tắc rõ ràng để dạy trẻ. Khi bạn yêu cầu trẻ: Con, tắt tivi đi”. 5 phút sau bạn quay lại vẫn thấy con đang chăm chú xem tivi, bạn lại nhắc: Con, ý mẹ là con hãy tắt tivi, nếu không con sẽ

Ngày đăng: 13/08/2014, 23:22

w