Thiên ba mươi hai: THÍCH NHIỆT Can mắc bệnh nhiệt, tiểu tiện vàng trước, bụng đau, hay nằm, mình nóng [1]. Nhiệt tranh với hàn, thời nói cuồng và kinh “hiếp” mãn và đau, tay chân vật vã (táo), không thể nằm yên [2]. Gặp ngày Canh, Tân xung thêm, gặp ngày Giáp, Aát mồ hôi ra nhiều [3]. Nếu khi nghịch, thời chết, ngay từ ngày Canh Tân [4]. Nên thích ở kinh Túc Quyết âm và Thiếu dương [5]. Nếu khí nghịch thời đầu nhức choáng váng, vì mạch xung lên đầu [6]. Tâm mắc bệnh nhiệt, thoạt tiên có ý như không vui, vài ngày sau mới phát nhiệt [7]. Nếu hàn tranh với nhiệt, thời bỗng Tâm thống, phiền, muộn, hay ọe, đầu nhức, mặt đỏ, không có mồ hôi [8]. Gặp ngày Nhâm, Qúi nặng thêm, gặp ngày Bính, Đinh thời mồ hôi toát ra nhiều. Nếu khí nghịch thời chết ngay từ ngày Nhâm, Qúi [9]. Nên thích ở kinh Thủ Thiếu âm và Thái dương, Tỳ mắc bệnh nhiệt, thoạt tiên đầu nặng, dưới má đau. Tâm phiền, sắc mặt xanh muốn ọe, mình nóng [10]. Nếu hàn với nhiệt tranh, thời yếu đau không thể cúi ngửa, phúc mãn và tiết tả, hai quai hàm đau [11]. Gặp ngày giáp, Aát nặng thêm, ngày Mậu, Kỷ mồ hôi toát ra nhiều. Nếu khí nghịch thời chết ngay từ ngày Giáp, Aát [12]. Thích ở kinh Túc Thái âm và Dương minh [13].Phế mắc bệnh nhiệt, thoạt tiên ngoài da ghê rợn và quyết, đứng các chân lông ghét phong hàn, lưỡi vàng, mình nóng [14]. Hàn với nhiệt tranh thời thở suyễn và ho, đau chạy khắp hung, và lưng, khó thở đầu nhức không thể chịu được, mồ hôi toát ra rồi lại rét [15]. Gặp ngày Bính, Đinh nặng thêm, gặp ngày Canh, Tân, mồ hôi ra nhiều. Nếu khí nghịch thời chết ngay từ ngày Bính, Đinh [16]. Thích ở kinh Thủ Thái âm, Dương minh, huyết ra bằng hạt đậu, khỏi ngay [17]. Thận mắc bệnh nhiệt, thoạt tiên yếu đau, xương ống chân mỏi nhức, khát nhiều, uống nước luôn, mình nhiệt [18]. Hàn với nhiệt tranh thời cổ đau mà cứng, xương ống chân lạnh và mỏi nhức dưới bàn chân nóng, không muốn nói [19]. Nếu khí nghịch thời cổ đau, đầu nhức ê ẩm [20]. Gặp ngày Mậu, Kỷ nặng thêm, gặp ngày Nhâm, Qúi thoát nhiều mồ hôi, nếu khí nghịch, sẽ chết ngay từ ngày Mậu, Kỷ [21]. Thích ở kinh Túc Thiếu âm, Thái dương [22]. Phàm gặp ngày “sở thắng” thời mồ hôi ra. (Ngày bản khi vượng, gọi là sở thắng) [23]. Can mắc bệnh nhiệt, má bên tả đỏ trước, tâm mắc bệnh nhiệt, sắc mặt đỏ trước, Phế mắc bệnh nhiệt, má bên hữu đỏ trước. Thận mắc bệnh nhiệt, mép đỏ trước [24]. Khi bệnh chưa phát, thấy hiện sắc đỏ thời thích ngay, thế gọi là “Trị vị bệnh” [25]. Bệnh nhiệt phát ra ở bộ vị (mặt), đến kỳ thời khởi (như Can bệnh nhiệt, má bên tả đỏ trước, gặp ngày Giáp Aát, mồ hôi ra nhiều mà khỏi v.v) [26]. Nếu thích để cho bệnh khí quay nghịch lại thuận, ba lần “Chu” (tức qua ba lượt) sẽ khỏi. Nếu lại nghịch, tức “trùng nghịch” sẽ chết [27]. Phàm các chứng nên ra mồ hôi, gặp ngày “sở thắng” mồ hôi sẽ ra nhiều [28]. Phàm chữa bệnh nhiệt, trước cho uống nước lạnh, rồi mới thích, lại phải cho mặc áo lạnh, ở nơi lạnh, toàn thân lạnh rồi mới thôi [29]. 30) Phàm bệnh nhiệt, trước hung, hiếp đau, tay chân vật vã, thích Túc Thiếu dương, bổ Túc Thái âm. Nếu bệnh nặng, phải thích 59 huyệt. khâm khư, đôn bạch, đại đô [30]. 31) Bệnh nhiệt, thoạt tiên đau ở cánh tay, thích Thủ Dương minh, Thái âm, mồ hôi ra, sẽ thôi. Thương dương, liệt khuyết [31]. Bệnh nhiệt, thoạt tiên phát ở đầu, thích huyệt Thái dương ở thái dương cổ, mồ hôi ra sẽ thôi. Thiên trụ [32]. Bệnh nhiệt, thoạt tiên phát ra ở ống chân, thích Túc Dương minh, mồ hôi ra sẽ thôi [33]. Bệnh nhiệt, thoạt tiên minh nặng, xương đau, tai điếc, hay nhắm mắt, Thích Túc Thiếu âm, nếu bệnh nặng, phải thích 50 huyệt [34]. Bệnh nhiệt, thoát tiên, chóng mặt mà nhiệt, Hung, Hiếp mãn, thích Túc Thiếu âm, Thiếâu dương. Dũng tuyền, Nhiên cốc, Túc khiếm âm, Địa vũ hội [35]. Mạch sắc của Thái dương “vinh” lên xương gò má, đó là bệnh nhiệt. Nếu chưa kịp lan sang bộ khác, hãy nói: “hãy để cho có mồ hôi”, đợi đến ngày “sở thắng” sẽ khỏi. Nếu cùng với mạch sắc của quyết âm cùng phát hiện, chẳng qua ba ngày sẽ chết [36]. Mạch sắc của Thiếu dương “vinh” lên trước má đó là bệnh nhiệt. Nếu chửa kịp lan sang bộ khác hãy nói: “hãy để cho có mồ hôi, đợi đến ngày “sở thắng” sẽ khỏi. Nếu cùng với mạch sắc của Thiếu âm cùng phát hiệu, chẳng qua ba ngày sẽ chết [37]. Khí huyệt của nhiệt bệnh, khoảng dưới xương sống đốt thứ ba, chủ về Hung trung nhiệt, khoảng đốt thứ tư, chủ về Cách trung nhiệt, khoảng đốt thứ sáu, chủ về Tỳ nhiệt, khoảng đốt thứ bảy, chủ về Thận nhiệt [38]. Nếu muốn lấy Vinh, nên lấy ở trên đốt thứ mười bốn, tức Câu cốt, và chỗ lõm ở đốt thứ ba trên xương cổ [39]. Sắc hiện ở dưới má, ngược lên gò má, là chứng tiết tả, ngày xuống dưới Nha sa là chứng Phúc mãn, làn ra sau xương gò má là chứng hiếp thống, nếu đau ở má là đau ở Cách [40] . Thiên ba mươi hai: THÍCH NHIỆT Can mắc bệnh nhiệt, tiểu tiện vàng trước, bụng đau, hay nằm, mình nóng [1]. Nhiệt tranh với hàn, thời nói cuồng và kinh “hiếp” mãn và đau, tay chân vật. (táo), không thể nằm y n [2]. Gặp ng y Canh, Tân xung thêm, gặp ng y Giáp, Aát mồ hôi ra nhiều [3]. Nếu khi nghịch, thời chết, ngay từ ng y Canh Tân [4]. Nên thích ở kinh Túc Quyết âm và Thiếu. khí nghịch thời chết ngay từ ng y Bính, Đinh [16]. Thích ở kinh Thủ Thái âm, Dương minh, huyết ra bằng hạt đậu, khỏi ngay [17]. Thận mắc bệnh nhiệt, thoạt tiên y u đau, xương ống chân mỏi