Ô nhiễm tại gia - Kẻ bắn phá "pháo đài" sức khỏe Mỗi khi bước chân vào nhà, đóng chặt cửa lại, nhiều người đã thở phào nhẹ nhõm vì cho rằng mình đã thoát được cảnh ô nhiễm ngoài trời và đang sống trong cảnh "không khí thần tiên" tại gia. Rất tiếc là trên thực tế mọi chuyện không phải lúc nào cũng đúng như vậy. Kẻ "khủng bố" sức khỏe vô hình Vậy nguyên nhân gì khiến cho ngôi nhà thân yêu của chúng ta lại trở thành cái bẫy cho sức khỏe của chính mình? Các nhà khoa học đã phát hiện ra hàng nghìn nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong ngôi nhà có người ở. Chúng ta biết rằng, chỉ riêng khói thuốc lá đã có chứa từ 2.000 tới 5.000 hợp chất hóa học, trong đó có 200 thành phần độc hại và có ít nhất 40 hợp chất được xác định là nguyên nhân gây ung thư ở người và động vật. Chỉ hít phải khói thuốc do người hút thuốc thả ra trong nhà cũng đã cướp đi 30.000 sinh mạng mỗi năm. Còn trong nhà chúng ta có hàng nghìn hợp chất hóa học không tốt cho sức khỏe con người. Chúng phát sinh ra một cách tự nhiên từ khói, khí gas, bụi, các chất hóa học của mỹ phẩm, chất tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng và rất nhiều chất gây ô nhiễm khác từ các thiết bị hiện đại trong nhà (ôtô, xe máy, máy điều hòa, tủ lạnh, bếp gas, lò vi sóng, TV ), từ vật liệu xây dựng (đá ốp granit, đá lát, sơn tường, thảm rải sàn, vật liệu trang trí và sắp đặt…) từ các tác phẩm nghệ thuật (tranh sơn dầu, tượng đá, hoa giấy…), từ đồ nội thất làm bằng bột gỗ, ván ép… Nguồn khí độc ảnh hưởng nhiều nhất tới sức khỏe của tất cả các thành viên trong gia đình là bếp từ bếp củi, bếp than cho tới bếp gas. Trong một không gian hẹp và không được thông gió, bất cứ loại bếp gì đều thải khí CO2 và như vậy tác động lên sức khỏe con người, đặc biệt khi cháy, khí gas còn sinh ra khí dioxit nito có thể làm giảm khả năng hô hấp và làm xấu đi tình trạng của người mắc bệnh phổi. Nồng độ khí carbon cao trong nhà không chỉ khiến cho sự thông minh của trẻ em ngày càng mai một, dẫn tới sự học tập ngày một sút kém (vì chỉ số IQ của chúng thấp hơn 3,4 điểm so với những trẻ được hít thở không khí trong lành) mà còn làm ảnh hưởng tới trí tuệ của con người ở tất cả mọi lứa tuổi và là một trong những yếu tố gây ra một số bệnh như Alzheimer và Parkinson. Theo thống kê, môi trường trong nhà có trên 100 loại hợp chất hữu cơ bay hơi từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó phải kể tới các hợp chất formaldehyde hay còn gọi là phóc-môn (HCHO). Đây là chất khí không màu, dễ tan trong nước và có mùi hắc. Trong tự nhiên, formaldehyde có sẵn trong gỗ, trong các loại hoa quả như táo và cà chua và đặc biệt với lượng rất lớn trong khói động cơ, khói thuốc lá, khói đốt gỗ, dầu và khí hóa lỏng. Ngoài ra, formaldehyde còn có mặt trong các sản phẩm công ngiệp như: Sơn và dầu bóng; gỗ ép; keo; vải; Chất chống cháy; các chất bảo quản và chất cách ly (trong thực phẩm). Ở điều kiện an toàn cho môi sinh, không khí chỉ được phép chứa một lượng formaldehyde ở nồng độ dưới 0,03 ppm. Ở nồng độ 0,1 ppm trở lên có thể gây ho và dị ứng da. Với nồng độ 0,3 ppm có thể gây chảy nước mắt. Còn nếu ở khoảng 2-3 ppm gây đau rát cho mắt, mũi và họng. Từ năm 2004, WHO đã xếp formaldehyde vào nhóm các chất gây ung thư (carciogenic) vòm họng, ung thư thanh quản và các bộ phận của hệ hô hấp cho người. Vì formaldehyde không tồn tại ở dạng độc lập, chúng có trong dung dịch hay các hợp chất khác có trong gia đình và chỉ hóa hơi khi có điều kiện thích hợp (khi độ ẩm và nhiệt độ tăng), do đó sự tồn tại của formaldehyde ở môi trường trong nhà luôn cao hơn môi trường ngoài trời. Hàng triệu tre em dưới 5 tuổi trên thế giới tử vong mỗi năm do ô nhiễm không khí trong nhà. Vì vậy sự ô nhiễm formaldehyde đối với sức khỏe cũng diễn ra liên tục và có tính tích lũy, dẫn tới suy nhược hệ thần kinh trung ương, gây kích ứng cho mắt, mũi-họng, gây nhức đầu, choáng váng, rối loạn thị giác và nhiều tổn hại khác và cuối cùng sự phơi nhiễm lâu dài trên sẽ biến thành thảm họa - gây ung thư cho người và động vật. Côn trùng và hóa chất độc hại Cùng chung với một ngôi nhà của chúng ta có biết bao loại côn trùng gây hại khác và thói quen dùng hóa chất từ hương diệt muỗi, keo dính kiến, thuốc xịt dán… cho tới bả đánh chuột để tiêu diệt chúng cũng khiến chúng ta vạ lây. Để bảo vệ quần áo, rất nhiều người cho băng phiến vào tủ. Đây là một hydrocarbon ở thể rắn - tinh thể màu trắng - có tên gọi Naphtalen (C10H8), dễ bay hơi cũng như dễ cháy và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Hít băng phiến với nồng độ cao khiến cho máu thiếu nhiều hồng cầu nên từ một đứa trẻ đang khoẻ mạnh, da hồng hào, ăn ngủ tốt biến thành trẻ hư hay quấy khóc, vật vã, ăn kém đi, có màu da dần dần xanh tái rồi vàng nhạt. Nguyên nhân là do băng phiến có chứa các chất naphthalene và chất diễn sinh napthol. Những chất này làm cho trẻ mắc bệnh tan máu. Vì thế trẻ em, trẻ sơ sinh và bà mẹ mang thai tránh tiếp xúc với băng phiến. Để cải tạo môi trường không khí trong nhà, không ít người có điều kiện kinh tế đã trang bị cho gia đình mình các thiết bị công nghệ mới từ máy điều hòa nhiệt độ tới máy tạo ozone nhằm làm sạch không khí, giúp khử độc và đem lại bầu không khí trong lành như ý muốn. Trên thực tế, nhiều nhà sau khi được trang bị máy điều hòa nhiệt độ, các thành viên trong gia đình "đổ bệnh". Nguyên nhân? Do tiết kiệm điện năng chạy máy điều hòa, nên chủ nhân thường đóng chặt cửa, khiến khí oxy trong không khí giảm, nhưng lượng CO2 lại tăng. Hậu quả là thán khí quá nhiều trong phòng hẹp đã gây ra các chứng niêm mạc, đường hô hấp bị phù nề, tăng tiết dịch, làm tắc các lỗ thông trong mũi và xoang, từ đó đổ bệnh về viêm mũi, viêm xoang. Bộ lọc các máy này có thể lấy đi những chất kích thích như nấm mốc, khói, bụi, thậm chí là tế bào da người bay lơ lửng trong không khí cùng nhiều loại nấm mốc và vi khuẩn sống trong môi trường và tích chúng lại. Vì vậy, theo định kỳ nếu không được vệ sinh đúng mức, bộ lọc này lại là ổ phát tán chất độc, virus gây bệnh ra môi trường khiến cho không khí ô nhiễm hơn trước đó và như vậy máy lạnh lại trở thành "máy gây ra một số bệnh" như viêm phổi, viêm não nặng, thậm chí gây chết người. Từ khi xuất hiện máy tạo khí ozone, các nhà quảng cáo đã ca ngợi đây là thiết bị vi diệu vì ozone có thể biến hầu hết các chất gây ô nhiễm không khí thành chất vô hại bằng cách tạo ra các phản ứng mà kết quả thu được chỉ là nước, carbon dioxide và oxy. Song trên thực tế, quá trình diễn ra phản ứng ozone kết hợp với nhiều hóa chất có trong không khí bên trong các ngôi nhà phải có một thời gian rất dài - vài tháng thậm chí vài năm. Hơn nữa, ngay cả đối với những hợp chất mà ozone có thể dễ dàng tạo ra được cũng không phải bao giờ là vô hại. Ví dụ, phản ứng của ozone với một số chất gây mùi khó chịu ở thảm làm bằng chất liệu tổng hợp mới đưa vào sử dụng sẽ tạo ra aldehydes và axit formic - hai chất gây kích thích phổi. Hay phản ứng của ozone với một số thành phần có trong nước lau nhà và nước hoa xịt phòng như terpene, limonene sẽ tạo ra các chất gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt với formaldehyde sẽ tạo ra chất gây kích thích đường hô hấp, gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Do tốc độ gia tăng dân số, mỗi một ngày trôi qua, một tấc đất càng trở nên đắt hơn vàng. Vì thế ao, chuôm, giếng cũ… đều bị san lấp để nhà mọc lên. Không có ít trường hợp, sau khi dọn về nhà mới trên đất ao hồ chưa được bao lâu mà người trong nhà thay nhau ra đi hết lượt. Nguyên nhân rất đơn giản: Ao, chuôm, giếng cũ… là nơi tụ khí của địa tầng phía dưới. Khi san lấp nó, ta sẽ biến không gian trong nhà thành túi khí độc lộ thiên. Vì vậy để an lạc được trên mảnh đất này, các cụ thường cắm sâu vào lòng đất những ống tre rỗng (ngày nay là ống nhựa) để dẫn khí độc từ túi khí dưới đất thoát ra ngoài trời sao cho nó không tích tụ ở trong nhà và như vậy cắt đứt mầm gây họa cho gia đình. Ngôi nhà không chỉ là một tổ ấm che mưa che nắng trong suốt cuộc đời ta mà còn phải là "pháo đài cho sức khỏe". Để nó thực hiện được chức năng trên, ta phải chăm chút nó một cách khoa học giống như lời các cụ vẫn dạy cháu con: "Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon cơm" Để tạo ra một môi trường lý tưởng trong ngôi nhà của chúng ta, bất kể diện tích và thường lợi dụng yếu tố tự nhiên, trong đó nắng và gió đóng vai trò hết sức quan trọng. Các cụ đã dạy rằng ở đâu ánh nắng m ặt trời chiếu tới thì ở đó vô b ệnh tật vì nấm mốc, vi trùng không có chỗ dung thân. Ở đâu mà thông thoáng thì cuộc sống tinh thần và vật chất sảng khoái v ì không phải hít thở không khí ngột ngạt nặng mùi ô nhiễm. Ở những nơi có diện tích dùng để làm vườn, các cụ thường trồng cây xanh bởi bóng râm của nó có thể sánh ngang với 80% công suất máy lạnh chạy trong nhà. Các gia đình không nên lạm dụng tính năng của máy tạo ozone. Bệnh ung thư do 80% tác nhân từ môi trường sống Một báo cáo mới đây của Tổ ch ức Y tế thế giới (WHO) cho thấy chất lượng không khí trong nhà và cao ốc văn phòng trên toàn th ế giới đang sút giảm nghiêm trọng. WTO ước tính có gần 1 tỉ người, ph ần lớn là trẻ em và ph ụ nữ, đang hít thở không khí trong nhà v ới mức ô nhiễm gấp 100 lần cho phép của tổ chức này. Còn theo Cơ quan b ảo vệ môi trường Mỹ, mức độ ô nhiễm không khí trong nhà thường cao gấp 2 đến 5 lần so với ở ngoài trời đã khiến cho ngân sách quốc gia thiệt hại hàng tỉ USD vì chi phí chăm sóc sức khỏe, nghỉ bệnh, giảm năng suất làm việc. Tại Trung Quốc, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh dịch, mỗi năm có tới 2,2 triệu người, trong đó gần một nửa dưới 5 tu ổi, bị thiệt mạng do các vấn đề sức khỏe liên quan tới ô nhiễm không khí trong nhà. Báo cáo trên còn cho thấy mức độ ô nhiễm không khí trong nhà trên cả nước cao gấp 5-10 l ần so với không khí ngoài trời. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện K, mỗi năm có khoảng 77.457 ca mới mắc bệnh ung thư, trong đó 80% là do môi trường sống và ch ỉ có khoảng 5% do gen di truyền. . Ô nhiễm tại gia - Kẻ bắn phá "pháo đài" sức khỏe Mỗi khi bước chân vào nhà, đóng chặt cửa lại, nhiều người đã thở phào nhẹ nhõm vì cho rằng mình đã thoát được cảnh ô nhiễm. vấn đề sức khỏe liên quan tới ô nhiễm không khí trong nhà. Báo cáo trên còn cho thấy mức độ ô nhiễm không khí trong nhà trên cả nước cao gấp 5-1 0 l ần so với không khí ngoài trời. Tại Việt. "không khí thần tiên" tại gia. Rất tiếc là trên thực tế mọi chuyện không phải lúc nào cũng đúng như vậy. Kẻ "khủng bố" sức khỏe vô hình Vậy nguyên nhân gì khiến cho ngôi