1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Nghịch lý sức khỏe từ cà phê ppt

5 269 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 162,31 KB

Nội dung

Nghịch lý sức khỏe từ cà phê Trên thị trường thực phẩm, sản phẩm có chứa cafein ngày càng chiếm thị phần rất đáng kể. Xung quanh cà phê có nhiều tranh luận về lợi ích, tác hại. Cà phê với hệ thần kinh Cafein kích thích hệ thần kinh trung ương tim, làm tỉnh táo, tăng hoạt động trí não, thể lực; nhịp tim, huyết áp. Tuy nhiên, người nghiện cà phê có thể bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, mệt mỏi, suy kiệt, rối loạn thần kinh. Các nghiên cứu công bố mấy năm gần đây cho biết: Cà phê không làm mất ngủ, rối loạn thần kinh Cafein có chu kỳ bán hủy 6 giờ. Một tách cà phê có 100mg cafein. Nếu sáng sớm uống một tách thì lượng cafein trong cơ thể lúc trưa 50mg, lúc tối 25mg, trước khi ngủ 12mg. Ngay cả khi uống 6 giờ trước lúc ngủ thì cũng chỉ còn khoảng 50mg. Lượng cafein đó không đủ tạo ra hiệu năng chống sự buồn ngủ, không thể gây mất ngủ. Sự kích thích của cafein chỉ như một cách khởi động tạm thời, sau đó thần kinh vẫn hoạt động theo nhịp sinh lý bình thường, không chống lại được sự buồn ngủ làm tăng sự tỉnh táo khi sự hoạt động đã đến ngưỡng giới hạn, không giúp gì cho việc học tập, không tích lũy lại gây rối loạn thần kinh. Trước đó, các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy trong cà phê chất chlrogenic; có thể dùng chất này chế tạo thuốc giúp cho ngủ ngon hơn, ổn định nhịp tim, khống chế chứng đau thắt ở tim; hơn nữa chất này còn hy vọng để dùng chữa động kinh. Cà phê không ảnh hưởng đến thai sản Nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển chứng minh người mang thai uống cà phê vừa phải không gây hại cho thai, không ảnh hưởng đến cân nặng trẻ sơ sinh, không kéo dài thời gian mang thai; tuy nhiên nên tránh dùng cà phê vào đầu thai kỳ. Cafein citrat được chứng minh là có lợi ích ngắn và dài hạn trong điều trị trẻ em ngừng thở do đẻ non, loạn sản phổi phế quản ở trẻ sinh thiếu tháng. Cà phê với hệ tim mạch Cafein làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Theo đó, suy luận người nghiện cà phê có thể gặp nguy cơ loạn nhịp tim, mắc tăng huyết áp, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đột qụy. Tuy nhiên những nghiên cứu được công bố gần đây (2006-2007) cho các kết quả ngược lại: Cà phê không gây ra bệnh tăng huyết áp Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ trong 33 năm trên nam sinh viên y khoa kết luận: cà phê làm tăng huyết áp ngắn hạn lúc mới dùng, nhưng cơ thể nhanh chóng thích nghi, không tạo ra bệnh tăng huyết áp; hơn nữa còn thấy tỷ lệ bị bệnh tăng huyết áp trong nhóm dùng cà phê thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không dùng cà phê (Nội san Y khoa Mỹ 3/2002). Cà phê làm giảm nguy cơ tim mạch Một nghiên cứu (Health Journal -2006) cho biết: Cà phê dư thừa sẽ được enzym chuyển hóa đưa về gan. Người có gen không vững bền, quá trình này bị trở ngại, cafein dư thừa sẽ tồn tại trong máu gây nguy cơ tim mạch. Các nhà khoa học Đại học Toronto, Canada nghiên cứu trên 42.024 người Puerto Rica nghiện cà phê nặng, trong 10 năm, thu được một con số đáng kinh ngạc là quá nửa họ chết vì bệnh tim mạch. Nếu mỗi ngày uống 2-3 tách cà phê thì người có gen bình thường có 36% nhưng người có gen không bền vững lại có tới 64% bị nguy cơ tim mạch. Song nghiên cứu cũng ghi nhận người bình thường mỗi ngày uống 2-3 tách thì giảm được 22% nhưng uống hơn 4 tách chỉ giảm được 1% mắc bệnh tim mạch so với người không uống. Cà phê làm giảm nguy cơ đột quỵ Bác sĩ Yangmei Li - Đại học Cambdidge Anh (báo cáo tại Hội nghị đột quỵ Mỹ năm 2010) nghiên cứu trên 9.978 nam và 12.254 nữ (trong cư dân Anh) tuổi trung bình 59 tuổi (39 - 79) trong 12 năm, trong đó có 17.087 người uống mỗi ngày bình quân 3,7 tách và 4.425 người chưa bao giờ uống cà phê, ghi nhận có 885 trường hợp đột quỵ. Sau khi hiệu chỉnh với các yếu tố liên quan nhận thấy: nhóm uống cà phê mỗi ngày một tách giảm được 36% nguy cơ đột quỵ, uống nhiều cà phê hơn không làm tăng sự bảo vệ. Cà phê có những tác động khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau trên các cá thể khác nhau. Cà phê với các bệnh khác Các bác sĩ Nhật Bản sau khi nghiên cứu 90.000 đối tượng, kết luận: uống cà phê có tác dụng phòng chống ung thư đặc biệt ung thư gan, ruột. Các chất trong cà phê chống lại gốc tự do, bảo vệ màng tế bào, ngăn ngừa sự đột biến DNA, mặt khác các nghiên cứu gần đây cho biết người uống cà phê ít bị nhiễm Helicobacter Pylori, một vi khuẩn gây viêm loét, do thế mà góp phần ngăn ngừa ung thư. Theo Hội Ung thư Mỹ, phần lớn các công trình nghiên cứu cho thấy, cà phê không có mối liên hệ với ung thư vú, phổi, tuyến tụy, tiền liệt tuyến và các ung thư khác. Nghiên cứu của Đại học Y Nijmegen Hà Lan (2002) cho biết: tiêm hoạt chất cafein vào tĩnh mạch, độ nhạy của insulin giảm 15%, nồng độ axít béo tự do tăng lên; từ đó suy ra uống cà phê có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường. Tuy nhiên, nghiên cứu sau này của Richie (2007), Huxley (2009) thì lại thấy người uống cà phê giảm nguy cơ tiểu đường so với người không uống. Từ các nghiên cứu trên có thể đưa ra kết luận: “Người bình thường uống cà phê điều độ từ 2 - 3 tách mỗi ngày không có hại cho sức khỏe mà có lợi là giảm nguy cơ tim mạch, đột quỵ”. . Nghịch lý sức khỏe từ cà phê Trên thị trường thực phẩm, sản phẩm có chứa cafein ngày càng chiếm thị phần rất đáng kể. Xung quanh cà phê có nhiều tranh luận về lợi ích, tác hại. Cà phê. dùng cà phê thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không dùng cà phê (Nội san Y khoa Mỹ 3/2002). Cà phê làm giảm nguy cơ tim mạch Một nghiên cứu (Health Journal -2006) cho biết: Cà phê dư. uống cà phê, ghi nhận có 885 trường hợp đột quỵ. Sau khi hiệu chỉnh với các yếu tố liên quan nhận thấy: nhóm uống cà phê mỗi ngày một tách giảm được 36% nguy cơ đột quỵ, uống nhiều cà phê hơn

Ngày đăng: 13/08/2014, 20:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w