Hệ lụy của việc ăn mặn Các nhà khoa học quốc tế ở Đại học Duka (Mỹ) và Australia vừa kết thúc nghiên cứu và phát hiện thấy nhóm ăn mặn, ăn nhiều muối là những người dễ mắc bệnh nghiện rượu, bia, thuốc lá, cà phê cho đến các loại thuốc gây nghiện cao cấp khác, kể cả ma túy. Kết luận trên được dựa vào nghiên cứu trên người và chuột. Theo đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra một số gen nhất định trong loài động vật gậm nhấm liên quan đến một vùng có trong não gọi là vùng dưới đồi (hypothalamus) làm nhiệm vụ kiểm soát sự cân bằng của muối, năng lượng, sự sinh sản và nhịp sinh học. Khi các gen này bị kích hoạt sẽ làm cho con vật “nghiện” muối, mức kích hoạt này tương tự ở nhóm gen gây kích hoạt nghiện cocain, cần sa và ma túy. Tiến sĩ, phó giáo sư y học W. Liedtke, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: đây là phát hiện rất mới về tác hại của việc nghiện đồ mặn, điều mà từ trước tới nay chưa được sáng tỏ và cũng là lý do khẳng định những người nghiện các chất kích thích rất thích ăn mặn và vì sao bệnh nghiện lại khó cai, bởi nó có liên quan đến yếu tố di truyền. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng hai kỹ thuật để tìm hiểu về tác dụng của muối lên vùng dưới đồi não chuột, một là dùng thuốc lợi tiểu, hai là sử dụng hormone stress ACTH để làm tăng nhu cầu muối. Cuối cùng đã phát hiện ra các gen “bật lên” hoặc “tắt đi” ở những con chuột nghiện thức ăn mặn. Cơ chế này lặp đi lặp lại khi muối được hấp thụ vào máu của chuột. Với việc bổ sung muối (natri clorua) vào cho chuột, các nhà khoa học đã phát hiện ra cơ chế thay đổi trong một số tế bào thần kinh của đồi não, chúng phồng lên và nhờ chất hiển thị màu người ta phát hiện thấy rõ 2 protein là DARPP-32 và ARC. Các tế bào thần kinh là bằng chứng cho thấy hành vi nghiện muối ở chuột, nó hưởng ứng nhanh mỗi khi cơ thể được bổ sung chất mặn. Qua kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học hiểu sâu thêm về cơ chế gây nghiện ở con người để sớm tìm ra phương pháp cai nghiện, đồng thời khuyến cáo mọi người không nên lạm dụng muối trong ăn uống, bởi muối là thủ phạm gây ra rất nhiều căn bệnh nan y, trong đó có bệnh cao huyết áp, sỏi mật và loãng xương. Thực ra thì bản thân muối cũng có tác dụng nhất định, giúp điều chỉnh hàm lượng máu trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ gây tác dụng ngược, làm tăng huyết áp, tăng bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh sỏi thận, lý do sỏi hình thành trong thận và không hòa tan trong nước tiểu, tạo ra những cơn đau thận. Sỏi được hình thành từ lượng canxi dư thừa trong cơ thể nên việc tiêu thụ muối quá nhiều là nguyên nhân khiến cho tình trạng bệnh thận thêm trầm trọng. Ngoài ra, muối còn là thủ phạm làm tăng bệnh mỏng, giòn và loãng xương. Vì lý do này, giới chuyên môn khuyến cáo, mỗi ngày một người trưởng thành chỉ nên ăn dưới 3,8g muối, từ 50 tuổi trở ra ăn khoảng 3g, riêng nhóm bị bệnh cao huyết cao và sỏi thận thì ăn ít hơn. . Hệ lụy của việc ăn mặn Các nhà khoa học quốc tế ở Đại học Duka (Mỹ) và Australia vừa kết thúc nghiên cứu và phát hiện thấy nhóm ăn mặn, ăn nhiều muối là những người. hiện rất mới về tác hại của việc nghiện đồ mặn, điều mà từ trước tới nay chưa được sáng tỏ và cũng là lý do khẳng định những người nghiện các chất kích thích rất thích ăn mặn và vì sao bệnh nghiện. “bật lên” hoặc “tắt đi” ở những con chuột nghiện thức ăn mặn. Cơ chế này lặp đi lặp lại khi muối được hấp thụ vào máu của chuột. Với việc bổ sung muối (natri clorua) vào cho chuột, các nhà