Món ăn - Bài thuốc từ lợn Theo Đông y, thịt nạc lợn (trư nhục) có vị ngọt, mặn, tính bình, vào tỳ vị thận. Có tác dụng tư âm nhuận táo. Dùng cho các trường hợp nhiễm trùng, sốt cao, mất nước, ho khan, táo bón, tiểu đường, suy kiệt thiểu dưỡng. Dưới đây xin giới thiệu với bạn đọc một số món ăn bài thuốc có bộ phận của lợn được ghi trong các y văn. Canh thit lợn kỷ tử đương quy đại táo: Thịt lợn nạc 200g, kỷ tử 15g, đương quy 20g, đại táo10 quả thêm nước gia vị nấu thành canh, vớt bỏ bã đương qui. Dùng cho các trường hợp đau đầu hoa mắt chóng mặt, cơ thể suy nhược, huyết hư thiếu máu, sau khi bị bệnh dài ngày, mỏi mệt gầy yếu (bổ âm, bổ huyết, bổ can thận). Chân giò hầm lạc nhân đại táo. Nước thịt lợn hầm (dùng cho bệnh nhân bị nhiệt bệnh sốt cao mất nước): Thịt lợn tươi 500g thái lát to cho nước, đun to lửa, hớt bỏ váng bã, gạn lấy nước, thêm muối tiêu, gia vị, để nguội cho uống. Canh chân giò (dùng cho sản phụ sau đẻ bị thiếu sữa): Chân giò 2 cái, mộc thông 21g. Trước tiên đem mộc thông nấu lấy nước (bỏ bã) đem nấu với chân giò, thêm gia vị thích hợp. Chân giò hầm lạc nhân đại táo: Chân giò 2 cái, lạc nhân 50g, đại táo 10 quả, thêm gia vị hầm nhừ. Dùng cho các trường hợp thiếu máu, giảm bạch cầu và tiểu cầu. Cháo tiết lợn cá diếc: Huyết lợn 2 bát, cá diếc 100g, gạo tẻ 100g, bột tiêu lượng thích hợp. Tất cả nấu cháo. Dùng cho các trường hợp thiếu máu. Rượu bổ huyết lợn (dùng cho các trường hợp rong huyết sau đẻ, rong kinh): Huyết lợn 1 bát, thêm dấm rượu lượng thích hợp đun nóng cho uống. Dùng cho các trường hợp rong huyết sau đẻ, rong kinh. Cháo đậu xanh, gan lợn (dùng cho các trường hợp phù nề, tiểu giắt buốt, tiểu ít, suy dinh dưỡng): Gan lợn 300g thái lát, đậu xanh 80g, gạo tẻ 30g nấu cháo thêm gia vị cho ăn khi còn nóng. Gan lợn sào om với nước huyền sâm: Gan lợn 500g, huyền sâm 60g, đem huyền sâm nấu lấy nước; đem gan và nước huyền sâm thêm muối gia vị nấu tiếp, đun nhỏ lửa, khi gần cạn và gan chín nhừ cho thêm dầu thơm đảo đều. Dùng cho các trường hợp đau đầu ù tai, hoa mắt, chóng mặt đau lưng, mờ mắt, giảm thị lực, khô mắt. Lòng lợn hầm sa nhân, chỉ xác: Dạ dày lợn 1 cái, chỉ xác 12g, sa nhân 5g. Chỉ xác, sa nhân bỏ trong dạ dày lợn khâu buộc chặt lại, thêm nước, gia vị nấu hầm nhừ; lấy bỏ bã chỉ xác, sa nhân. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa tử cung, thoát vị bụng, người già yếu thoát vị cơ năng. Cao bì lợn: Bì lợn 60g, cạo sạch, hơ trên bếp than cho chín phồng, đem nấu thành cao lỏng, cho thêm bột gạo rang và mật nấu sắc thành cao. Ăn khi đói, mỗi lần 1 thìa, ngày 3 - 4 lần. Dùng cho các trường hợp khô rát da, bong da mặt và nhăn thành nhiều nếp, các trường hợp đau sưng họng, môi khô họng khát, cảm giác nóng sốt sau bệnh viêm nhiễm dài ngày, táo bón kiết lỵ. Canh bì lợn đại táo: Bì lợn tươi 500g, đại táo 250g, đường phèn lượng thích hợp. Đem bì lợn làm sạch thái lát dài, thêm nước nấu dạng canh lỏng, khi bì lợn đã chín nhừ cho thêm đại táo đã tách bỏ hột, tiếp tục nấu cho chín nhuyễn; cho tiếp đường phèn khuấy đều, để nguội. Chia ăn vào các bữa phụ điểm tâm thường ngày. Dùng cho các trường hợp xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng . Món ăn - Bài thuốc từ lợn Theo Đông y, thịt nạc lợn (trư nhục) có vị ngọt, mặn, tính bình, vào tỳ vị thận. Có tác dụng. Dưới đây xin giới thiệu với bạn đọc một số món ăn bài thuốc có bộ phận của lợn được ghi trong các y văn. Canh thit lợn kỷ tử đương quy đại táo: Thịt lợn nạc 200g, kỷ tử 15g, đương quy 20g,. cơ năng. Cao bì lợn: Bì lợn 60g, cạo sạch, hơ trên bếp than cho chín phồng, đem nấu thành cao lỏng, cho thêm bột gạo rang và mật nấu sắc thành cao. Ăn khi đói, mỗi lần 1 thìa, ngày 3 - 4