Món ăn – bài thuốc từ cẩu tích Cẩu tích còn có tên khác là kim mao cẩu tích, lông cu ly, cây lông khỉ, cù liền, cù lần. Cẩu tích là loài quyết thực vật mọc hoang ở khắp nơi. Thu hái quanh năm, tốt nhất là cuối thu sang đông; cắt bỏ cuống lá và rễ con, cạo lông phủ xung quanh, thái mỏng, phơi khô. Theo Đông y, cẩu tích vị đắng ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, trừ phong thấp. Thuốc có tác dụng chống viêm, tác dụng cầm máu do tính chất cơ học của lớp lông màu vàng. Dùng chữa phong hàn, tê thấp, đau lưng nhức mỏi, chứng tiểu tiện són không cầm, di tinh, bạch đới. Liều dùng: 10g - 20g, dùng với các vị thuốc khác. Lông dùng để đắp cầm máu vết thương. Một số món ăn - bài thuốc dùng cẩu tích Thịt lợn hầm cẩu tích, đỗ trọng, hoài sơn: Cẩu tích 15g, đỗ trọng 15g, hoài sơn 15g, thịt lợn nạc 200g. Cho cẩu tích, đỗ trọng vào trong túi vải xô nấu lấy nước. Lấy nước sắc nấu với hoài sơn, thịt lợn nạc thành canh súp, thêm gia vị thích hợp. Dùng cho người cao tuổi tiểu nhiều, di niệu, đau nhức cột sống thắt lưng. Rượu bổ thận tráng dương: Cẩu tích 18g, đỗ trọng 15g, tục đoạn 15g, uy linh tiên 15g, ngưu tất 15g, ngũ gia bì 15g, rượu 30 độ 1000ml. Ngâm 7 ngày, ép chiết lấy nước. Mỗi lần uống 20ml, ngày 2 lần: sáng, chiều. Dùng cho các bệnh chứng phong thấp, đau mỏi lưng gối. Thịt chó hầm cẩu tích: Cẩu tích 15g, kim anh tử 15g, câu kỷ tử 15g, thịt chó nạc 500g thêm nước gia vị nấu hầm nhừ. Dùng cho các trường hợp di tinh, di niệu, yếu bại hai chân, người cao tuổi tiểu nhiều. Ngoài ra, cẩu tích còn có tác dụng bổ thận, trừ thấp. Bổ thận khoẻ lưng: Trường hợp gan và thận suy nhược, lưng đau buốt, đái vặt không nín được, phụ nữ đới hạ. Cẩu tích 16g, ngưu tất 12g, thỏ ty tử 12g, sơn thù du 12g, đỗ trọng 12g, thục địa 16g, cao ban long 12g. Cao ban long để riêng; sắc các vị khác lấy nước, hoà cao ban long vào để uống. Chữa phong thấp, chân tay tê bại không muốn cử động: Cẩu tích 20g, tùng tiết 4g, đỗ trọng 8g, mộc qua 12g, tục đoạn 8g, tần giao 12g, tang chi 8g, ngưu tất 8g, quế chi 4g. Sắc 2 - 3 lần và cô đặc lấy 200 - 250ml, chia uống 2 lần trong ngày Chữa thận hư, đau lưng, đau mỏi, đi tiểu luôn luôn, bạch đới, di tinh: Cẩu tích 15 g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, dây tơ hồng 8g, kim anh tử 8g. Sắc uống trong ngày. Chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, chân tay yếu mỏi hoặc bại liệt co quắp: Cẩu tích 15g, tục đoạn 12g, bổ cốt toái 12g, bạch chỉ 4g, đương quy 10g, xuyên khung 4g. Trừ thấp giảm đau:Trường hợp nhiễm gió ẩm hoặc rét ẩm, tứ chi và thân thể đau cứng tê buốt. Bài thuốc hoàn: Cẩu tích 12g, ô đầu chế 12g, tỳ giải 12g, tô mộc 8g. Tán bột làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 8g, chiêu với nước đun sôi. Trị đau các khớp xương do rét ẩm. Bài thuốc sắc: Cẩu tích 12g, ngưu tất 12g, mộc qua 12g, tang chi 12g, tùng tiết 12g, tần cửu 12g, quế chi 12g, đương quy 12g, hổ cốt 12g, thục địa 12g. Sắc với nước hoặc ngâm rượu, uống. Trị khí huyết đều hư, cảm gió ẩm, đau khớp và tứ chi, thân thể đều đau. Kiêng kỵ: Những người thận hư mà có nhiệt, bí tiểu tiện hoặc nước tiểu vàng đỏ thì không nên dùng đơn thuốc có cẩu tích . Món ăn – bài thuốc từ cẩu tích Cẩu tích còn có tên khác là kim mao cẩu tích, lông cu ly, cây lông khỉ, cù liền, cù lần. Cẩu tích là loài quyết thực vật mọc. 10g - 20g, dùng với các vị thuốc khác. Lông dùng để đắp cầm máu vết thương. Một số món ăn - bài thuốc dùng cẩu tích Thịt lợn hầm cẩu tích, đỗ trọng, hoài sơn: Cẩu tích 15g, đỗ trọng 15g, hoài. Bài thuốc hoàn: Cẩu tích 12g, ô đầu chế 12g, tỳ giải 12g, tô mộc 8g. Tán bột làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 8g, chiêu với nước đun sôi. Trị đau các khớp xương do rét ẩm. Bài thuốc sắc: Cẩu