1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Để con ngon giấc cả đêm (P.1) ppt

4 141 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 150,75 KB

Nội dung

Biết được nguyên nhân khiến bé mất ngủ sẽ giúp bé ngủ sâu và ngon hơn. (Ảnh minh họa). Để con ngon giấc cả đêm (P.1) - Khi bé lớn dần, về đêm bé thường hay giật mình, ngủ không yên giấc khiến mẹ vô cùng lo lắng. Nếu giống những người mới làm mẹ khác, hẳn bạn sẽ thở phào và ăn mừng khi thiên thần vừa chào đời của mình ngủ ngoan suốt đêm. Nhưng rồi khi bé mọc răng, đi nhà trẻ… bạn sẽ lại bắt đầu mất ngủ. Bé đang lớn dần nhưng về đêm vẫn có thể giật mình thức giấc. Một vài trường hợp như vậy cần được chữa trị. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số vấn đề tiêu biểu cùng cách xử trí, cả tức thời và lâu dài nhé: 1. Bé chạy sang phòng bạn, nói rằng có quái vật đuổi mình. Có thể là: Một cơn ác mộng. Các bé thường bắt đầu mơ thấy ác mộng vào khoảng 3 tuổi và đó là kết quả bình thường của sự phát triển não bộ. Bác sĩ Judith Owen, giám đốc phòng khám chuyên về rối loạn giấc ngủ trẻ nhỏ cho biết, “Về mặt nhận thức, có hai việc xảy ra cùng lúc với trẻ ở tuổi mầm non: Trí tưởng tưởng của trẻ phát triển, và chúng đang nhận thức rõ hơn về thế giới xung quanh. Từ đó, chúng cũng cảm thấy sợ hãi hơn bởi vì đã biết có điều gì đó có thể làm mình bị đau.” Bé có thể bắt đầu gặp ác mộng khi lên 3 tuổi. (Ảnh minh họa). Giải pháp tức thời: Hãy trấn an con nhưng đừng nhân nhượng. Nếu để con ngủ chung, bé có thể sẽ hiểu mình chỉ được an toàn khi ngủ cùng bố mẹ, và có điều gì đó thật sự đáng sợ trong phòng bé. Thay vào đó bạn hãy đưa con về giường, nói vài câu vỗ về và hẹn gặp lại bé sáng hôm sau. Biện pháp lâu dài: Bạn có thể giúp con bằng cách hình thành kỹ năng đối đầu với sợ hãi. Hãy yêu cầu con kể bạn nghe những giấc mơ vào buổi sáng hôm sau, và khi bé kể đến đỉnh điểm, bạn hãy khuyến khích bé sử dụng trí tưởng tượng của mình để tạo một kết thúc mới và tích cực (người khổng lồ đáng sợ nghe tiếng mẹ gọi nên đã chạy trốn, hoặc nó trở nên hiền lành và ở lại ăn tối cùng bé). Cách khác là yêu cầu bé vẽ lại cơn ác mộng của mình, sau đó vò nát và quăng vào sọt rác. Bạn cũng có thể làm một chiếc vòng “trừ mơ” và treo ở đầu giường con nằm, kể cho bé nghe câu chuyện của người da đỏ – khi treo chiếc vòng này gần giường thì những cơn ác mộng sẽ tránh xa, nhường chỗ cho chỉ những giấc mộng đẹp mà thôi. Nếu bé tiếp tục cảm thấy khó chịu bởi những cơn ác mộng, hãy thảo luận vấn đề này với bác sĩ. Bạn có biết? Những điều đáng sợ mà bé đã trải qua, như lạc mẹ khi đi chơi công viên, có thể khiến bé gặp ác mộng. Bé tè dầm ban đêm là bình thường. (Ảnh minh họa). 2. Bé không bao giờ đái dầm ban ngày nhưng đến đêm lại làm chăn gối ướt sũng. Có thể là: Tè dầm là bình thường. Nhiều bé đang tập ngồi bô không thể nín tiểu đến tận 12 tiếng đồng hồ vào buổi tối – nó ngoài khả năng kiểm soát của bé. Lên 5 tuổi, khoảng 15% bé vẫn tè dầm, nhưng hầu hết đều “khỏi”. Nếu bé đã không tè dầm trong hơn 6 tháng và đột nhiên lại bắt đầu gây “lụt lội”, bạn hãy cho bé đi khám. Đó có thể là dấu hiệu bệnh lý như nhiễm trùng đường tiểu, giải quyết vấn đề chính này sẽ đồng thời giải quyết hiện tượng tè dầm của bé. Giải pháp tức thời: Hãy tập cho con thói quen đi vệ sinh trước khi đi ngủ. Bạn có thể nói, “Con không cần phải đi vệ sinh nhưng đừng tè dầm đấy nhé.” Hãy cho bé mặc tã đi ngủ cho đến khi sáng hôm sau bé thức dậy mà tã vẫn khô ráo; sau vài tháng như vậy thì không cần cho bé mặc tã nữa. Bạn cũng hãy nhớ nếu con tè dầm thì đừng để cảm xúc chen vào, đừng để bé cảm thấy mình là kẻ thất bại vì cảm giác này sẽ làm bé bị stress. Cuối cùng, đừng để bé uống nước nhiều trong khoảng một tiếng trước khi ngủ. Biện pháp lâu dài: Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc để bé không tè dầm nhưng thường chỉ nên dùng vào những trường hợp cần thiết, bất khả kháng như đi cắm trại. Ngay sau khi ngừng dùng thuốc, bé có thể sẽ lại tè dầm chứ chẳng giải quyết được gì. Bạn có biết? Tè dầm có tính di truyền. Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu không biết rõ lý do nhưng nếu bố/mẹ gặp khó khăn trong việc giữ chăn mền khô ráo về đêm, thì con sinh ra cũng có thể giống vậy. . bé mất ngủ sẽ giúp bé ngủ sâu và ngon hơn. (Ảnh minh họa). Để con ngon giấc cả đêm (P. 1) - Khi bé lớn dần, về đêm bé thường hay giật mình, ngủ không yên giấc khiến mẹ vô cùng lo lắng. Nếu. nữa. Bạn cũng hãy nhớ nếu con tè dầm thì đừng để cảm xúc chen vào, đừng để bé cảm thấy mình là kẻ thất bại vì cảm giác này sẽ làm bé bị stress. Cuối cùng, đừng để bé uống nước nhiều trong. đừng nhân nhượng. Nếu để con ngủ chung, bé có thể sẽ hiểu mình chỉ được an toàn khi ngủ cùng bố mẹ, và có điều gì đó thật sự đáng sợ trong phòng bé. Thay vào đó bạn hãy đưa con về giường, nói

Ngày đăng: 13/08/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN