Món ăn thuốc trị bệnh răng miệng Xưa có câu “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng”. Đau răng tuy không nguy hiểm nhưng gây nhức buốt và khổ sở vô cùng. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức răng như sâu răng, viêm lợi, do ăn uống không khoa học,… Người lớn, trẻ em đều mắc nhưng trẻ em thường mắc nhiều hơn. Theo Đông y, nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bội, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Bên cạnh việc dùng thuốc, nên kết hợp ăn uống để tăng hiệu quả điều trị. Sau đây là một số món ăn – bài thuốc chữa đau răng, bạn đọc có thể tham khảo. Nên ăn canh cá nấu mộc nhĩ hoa hiên khi lợi bị chảy máu. Đau răng Bài 1:Cháo sinh thạch cao: thạch cao sống 60 - 90g, gạo lức 100g. Cho gạo đã đãi sạch và thạch cao vào nồi, nước 1 lít, đun to lửa cho sôi, sau đun nhỏ lửa, ninh thành cháo rồi bỏ thạch cao, thêm đường trắng, chia 2 lần ăn trong ngày. Bài 2: Canh xương lợn nấu rễ bồ hòn: xương sống lợn 200g, rễ bồ hòn 30g, muối vừa đủ, nước 1.200ml. Tất cả cho vào nồi đun to lửa, sau hạ nhỏ lửa đun cạn còn 400ml, cho muối gia vị ăn trong ngày. Sâu răng Bài 1: Cháo đậu phụ thương nhĩ: đậu phụ 1 bìa, thương nhĩ tử 25g, gạo lức 100g. Đem thương nhĩ tử bọc trong túi vải rồi cho vào nồi cùng đậu phụ và gạo đã vo sạch nấu thành cháo, chia làm 2 lần ăn trong ngày. Công hiệu: tán phong, khử thấp, thanh nhiệt, tiêu viêm, chấn thống trị sâu răng. Bài 2: Cháo huyền sâm với sinh, thục địa: huyền sâm 15g, thục địa 15g, sinh địa 15g, gạo lức 100g. Trước hết cho 3 vị với nước nấu kỹ rồi đổ gạo đã vo sạch vào nấu thành cháo, chia 2-3 lần ăn trong ngày. Bài 3: Cháo dạ dày lợn nấu củ cải: dạ dày lợn chín 100g, củ cải trắng 100g, hành củ 10g, gừng sống 5g, gạo lức 100g, gia vị vừa đủ. Cho dạ dày lợn và củ cải đã thái vào chảo dầu xào chín, cho tiếp các gia vị vào rồi múc ra bát. Gạo đã vo sạch với 1 lít nước nấu thành cháo. Cháo chín múc vào bát củ cải dạ dày lợn. Ăn 2 lần trong ngày. Răng lợi chảy máu Bài 1: Cháo chi tử, ngẫu tiết: chi tử 10g, ngẫu tiết 15g (đốt ngó sen), thạch cao sống 15g, gạo lức 100g. Cho thạch cao sống vào nước đun 30 phút rồi cho chi tử và đốt ngó sen vào nấu thành cháo, gạn bỏ bã lấy nước, rồi đổ gạo đã vo sạch nấu thành cháo. Ngày dùng 1 liều, dùng liền trong 7 ngày. Bài 2: Cháo dấm, ngọc trúc: ngọc trúc 15g, gạo lức 100g, dấm gạo vừa đủ. Cho nước vào ngọc trúc nấu kỹ, rồi bỏ bã, đổ gạo đã vo sạch vào nấu thành cháo, chia ăn 2 lần trong ngày. Cháo đậu phụ thương nhĩ thanh nhiệt tiêu viêm tốt cho người bị sâu răng. Bài 3: Cháo hoa hiên với sinh địa: rau hoa hiên 60g, sinh địa 15g, đốt ngó sen tươi 30g, gạo lức 100g. Cho 3 vị trên nấu lấy nước rồi đổ gạo đã vo sạch vào nấu thành cháo. Chia ăn ngày 2 lần. Bài 4: Cháo hà thủ ô nấu vỏ áo hạt lạc: hà thủ ô 15g, vỏ áo lạc nhân 3g, gạo lức 60g. Cho nước ngâm mềm hà thủ ô rồi ninh lấy nước thuốc, đổ gạo vào với vỏ áo lạc nhân, thêm nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi nhỏ lửa nấu thành cháo. Ngày dùng 1 liều, liên tục 4-5 ngày. Bài 5: Canh cá vàng nấu mộc nhĩ hoa hiên: thịt cá vàng lớn 250g, mộc nhĩ ngâm nở 250g, hoa hiên ngâm nở 250g, muối dầu bột ngọt vừa đủ. Cá làm sạch, thái nhỏ, đem xào dầu 1 lát. Mộc nhĩ hoa hiên rửa sạch thái nhỏ.Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu với cá chín nhừ rồi cho muối, bột ngọt vừa ăn là được. Ăn nóng ngày 2 bữa sáng và tối. Bài 6: Bì lợn nấu táo tàu: bì lợn 500g, táo tàu 250g, đường phèn 250g. Bì lợn làm sạch, thái miếng, cho vào nồi đất, nước vừa đủ, đun to lửa 15 phút rồi chuyển đun nhỏ lửa trong 2 giờ. Táo rửa sạch, luộc nước sôi 15 phút rồi đun nhỏ lửa 1-2 giờ, đem nhập cả 2 vào đun tiếp. Khi thấy bì lợn chín nhừ thì cho đường phèn vào, trộn đều các thứ là được. Chia 2-3 lần ăn trong ngày. . Món ăn thuốc trị bệnh răng miệng Xưa có câu “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng . Đau răng tuy không nguy hiểm nhưng gây nhức buốt và khổ. thận. Bên cạnh việc dùng thuốc, nên kết hợp ăn uống để tăng hiệu quả điều trị. Sau đây là một số món ăn – bài thuốc chữa đau răng, bạn đọc có thể tham khảo. Nên ăn canh cá nấu mộc nhĩ hoa. hiểm nhưng gây nhức buốt và khổ sở vô cùng. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức răng như sâu răng, viêm lợi, do ăn uống không khoa học,… Người lớn, trẻ em đều mắc nhưng trẻ em thường mắc nhiều