LÝ LUẬN VĂN HÓA HỌC Ở TRUNG QUỐC pps

33 394 1
LÝ LUẬN VĂN HÓA HỌC Ở TRUNG QUỐC pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LÝ LUẬN VĂN HÓA HỌC Ở TRUNG QUỐC ThS. Nguyễn Ngọc Thơ (Đại học Quốc gia Tp.HCM) 1. Lược sử hình thành và phát triển nghiên cứu văn hóa học ở Trung Quốc a. Quá trình hình thành và phát triển Theo sự phát triển chung của khoa học trên toàn thế giới nói chung và tại Trung Quốc nói riêng, văn hóa học (dưới đây viết tắt là VHH) đã hình thành và trở thành một khoa học độc lập được nhiều giới trong xã hội chú ý. Nguyên nhân hình thành và phát triển VHH ở Trung Quốc có thể tóm gọn qua bốn yếu tố chính sau: (1) Nhu cầu cải cách xã hội toàn diện, xây dựng cuộc sống văn hóa mới. (2) Sự phát triển theo chiều sâu trong tư duy khoa học của giới nghiên cứu Trung Quốc (3) Là yêu cầu và là bước phát triển tất yếu của nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở Trung Quốc từ sau 1949. (4) Sự kích thích của trào lưu nghiên cứu văn hóa và VHH toàn cầu. Văn hóa Trung Quốc vốn có truyền thống lâu đời, các nghiên cứu văn hóa ở Trung Quốc vốn rất phong phú đã và đang làm nền tảng cho VHH hình thành và phát triển thuận lợi. Trào lưu nghiên cứu văn hóa và VHH đầu tiên ở Trung Quốc hình thành vào đầu thập niên 1930. Từ sau phong trào Ngũ Tứ, nhiều cuộc luận đàm về văn hóa đông – tây, khoa học và huyền học nổ ra ở Trung Quốc, trong đó vấn đề được thảo luận nhiều nhất là văn hóa. Một số nhà nghiên cứu không hài lòng với các đánh giá, nhìn nhận đương thời về văn hóa nên đã đơn phương đi tìm lối đi riêng cho mình. Lý Đại Chiêu 李大钊 là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ VHH tại Trung Quốc. Năm 1924 trong cuốn “Sử học yếu luận. Hệ thống lịch sử học” bàn về lịch sử học, Lý Đại Chiêu cho lịch sử học có ba hệ thống lớn: lịch sử học phổ thông, lịch sử học đặc thù và triết học lịch sử, trong đó lịch sử học phổ thông phân ra hai phần lý luận và ký thuật. Phần lý luận bao gồm chính trị học, kinh tế học, pháp lý học, luân lý học, tôn giáo học, văn học, triết học, mỹ học, giáo dục học gọi chung là nhân văn học hay văn hóa học [Lý Vinh Thiện 1996: 46]. Tuy nhiên tác giả này không giải thích ý nghĩa nội hàm của thuật ngữ này. Năm 1926, Trương Thân Phủ 张申府 trong cuốn “Văn minh và văn hóa” cũng sử dụng thuật ngữ này nhưng cũng không giải thích. Mãi đến năm 1932, nhà nghiên cứu Hoàng Văn Sơn 黄文山 công bố hai cuốn “Văn hóa học kiến thiết luận” và “Văn hóa học phương pháp luận” mới bước đầu đặt nền móng lý luận cho sự hình thành khoa học VHH độc lập về sau. Đến năm 1948 ông công bố cuốn “Sự kiến lập Văn hóa học” càng củng cố thêm nền tảng khoa học của hệ thống lý luận mà ông đề xuất. Cùng thời kì với Hoàng Văn Sơn còn có Diêm Hoán Văn 阎焕文 với cuốn “Văn hóa học” (1934), Chu Khiêm Chi 朱谦之 với “Triết học văn hóa” (1935), Trần Tự Kinh 陈序经 với “Khái quan văn hóa học” (1947), v.v Bên cạnh đó, Lương Tấu Minh 梁漱溟, Phùng Hữu Lan 冯友兰, Hạ Lân 贺麟, Trương Đông Tôn 张东荪 v.v. đứng ở góc nhìn triết học văn hóa cũng đã công bố nhiều tác phẩm bình luận có giá trị. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa như Lương Khải Siêu 梁启超, Trần An Nhân 陈安仁, Liễu Di Trừng 柳诒澄, Trần Đăng Nguyên 陈登原, Thường Nãi Đức 常乃德 v.v., nhà nhân loại học Lâm Huệ Tường 林慧祥, các nhà dân tộc học Giang Thiệu Nguyên 江绍原, Cố Hiệt Cương 顾颉刚, Dung Triệu Tổ 容肇祖 v.v cũng có đóng góp đáng kể trong việc hình thành VHH ở Trung Quốc trong giai đoạn đầu [Lý Vinh Thiện 1996: 46]. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới học giả về sau, các tác giả trên đây đều thiếu sự chỉ đạo của lịch sử quan duy vật. Dù vậy, họ vẫn được mệnh danh là những người đi đầu trong việc sáng lập VHH ở Trung Quốc. Giai đoạn 1949 – 1979, hoạt động nghiên cứu VHH nói riêng, khoa học xã hội nói chung tại Trung Quốc bị ngưng trệ bởi nhiều lý do khách quan khác nhau. Trong suốt 30 năm này, Trung Quốc chỉ xuất bản duy nhất cuốn “Yếu luận sử văn hóa Trung Quốc” có liên quan đến văn hóa và VHH. Bên ngoài đại lục, một số tác giả hoặc ở Hồng Kông, Đài Loan, hoặc từ đại lục ra đã tiếp tục nghiên cứu và công bố một số công trình tiêu biểu. Chẳng hạn Hoàng Văn Sơn năm 1968 sau 30 năm tìm tòi và nghiên cứu đã xuất bản cuốn “Hệ thống văn hóa học” rất được giới khoa học chú ý. Trong tác phẩm này, ông đã chú trọng xem xét các vấn đề trực tiếp của VHH như loại hình, kết cấu hệ thống VHH, so sánh hệ thống VHH đông, tây và sự biến thiên, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa trên thế giới. Năm 1983, ông lại tiếp tục công bố cuốn “Văn hóa học và vị trí của nó trong hệ thống khoa học”, góp phần củng cố vị trí của VHH tại Trung Quốc. Trước đó, Tiền Mục 钱穆 năm 1952 cũng công bố cuốn “Đại nghĩa văn hóa học” ở Đài Loan (tái bản năm 1979). Cùng năm này Đông Thời Anh 东时英 cho ra cuốn “Văn minh luận hoành” cũng có ảnh hưởng nhất định. Mãi đến thập niên 1980, Trung Quốc đại lục phát triển nền kinh tế hàng hóa. Trong xu thế đó, giới nghiên cứu VHH Trung Quốc mới trở lại nghiên cứu lý luận VHH. Tiêu biểu trong giai đoạn này có Đàm Quang Quảng 覃光广 với cuốn “Từ điển Văn hóa học” (1988), Hàn Dân Thanh với cuốn “Văn hóa luận” (1989), Hứa Tô Dân 许苏民 với cuốn “Triết học văn hóa” (1990), Quách Tế Dũng 郭齐勇 với cuốn “Khái luận văn hóa học”, Hồ Tiêu với “Hiện tương văn hóa học” (1991), Nghiêm Xuân Bảo 严春友, Nghiêm Xuân Hữu 严春宝 với “Văn hóa toàn tức luận” (1991), Lưu Thủ Hoa 刘守华 với “Thông luận văn hóa học” (1992), Dương Kính Giang 杨镜江 với “Dẫn luận Văn hóa học” (1992), Lý Vinh Thiện (李荣善) với “Dẫn luận văn hóa học” (1996), Chung Kính Văn (钟敬文) với “Văn hóa học dân tục: tóm tắt nội dung và quá trình phát triển” (1996), Tôn Khải Phi 孙凯飞 với “Văn hóa học: hiện đại quốc phú luận” (1997), Lưu Mẫn Trung 刘敏中 với “Văn hóa học học – văn hóa học và quan niệm văn hóa” (2000), Ngô Khắc Lễ 吴克礼 với “Giáo trình văn hóa học” (2002), Phương Hán Văn (方汉文) với “Văn hóa học so sánh” (2003), Khoa Văn hóa học Đại học Sư phạm Hoa Trung với “Giáo trình văn hóa học” (2004), v.v Bên cạnh đó, các tác giả còn công bố nhiều báo cáo, bài viết có giá trị về văn hóa học, chẳng hạn Trương Thân Phủ (张申府) với các bài viết “Văn hóa học kiến thiết luận”, “Văn hóa học phương pháp luận”, “Văn hóa học pháp tắc luận”, “Vấn đề lý luận trong xây dựng văn hóa học và văn hóa Trung Quốc”, “Văn hóa Trung Quốc nhìn nhận dưới lập trường của văn hóa học” v.v đăng trên các học báo Đại học Trung Sơn, Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Đại học Trung ương vào các năm 1926-1927 [Hoàng Văn Sơn 1949: 10], Dư Cận (余近) với “Tóm lược về quá trình kiến lập Văn hóa học và triển vọng phát triển” đăng trên “Xã hội học tấn” (?), Điền Đan (田丹) với “Lý luận Văn hóa học của GS. Trần Tự Kinh và mối quan hệ với các vấn đề xã hội” đăng trên “Sử học Nguyệt san” (kì 1/2005), v.v Các tác giả giai đoạn này đều vận dụng tư tưởng triết học văn hóa chủ nghĩa Mác, đồng thời tiếp thu các thành quả nghiên cứu của phương Tây nên rất có giá trị, được giới học thuật Trung Quốc đánh giá cao [Lưu Thủ Hoa 1992: 20; Hướng Tường 1997: 10-11]. Nhiều đơn vị nghiên cứu trong nhiều trường đại học, học viện đã đầu tư nhân lực, vật lực cho nghiên cứu lý luận VHH, nhờ đó hệ thống lý luận VHH ở Trung Quốc ngày càng hoàn thiện. Cho đến hôm nay, hàng loạt công trình nghiên cứu lý luận VHH ở nhiều cấp độ, nhiều góc độ đã được công bố, góp phần củng cố nền tảng lý luận để xây dựng VHH thành một khoa học độc lập. b. Đặc điểm và thành tựu Nghiên cứu VHH ở Trung Quốc mang tính hiện thực. Nó phục vụ cải cách toàn diện tại Trung Quốc. VHH Trung Quốc áp dụng tư tưởng chủ nghĩa Mác, phù hợp với xu thế nghiên cứu khoa học tổng hợp tại quốc gia này. Sự hình thành của hệ thống VHH có lợi cho nhận thức VHH phổ biến trong xã hội, giúp người Trung Quốc nhân thức và đánh giá đầy đủ về văn hóa Trung Quốc. Hiện tại, nghiên cứu VHH ở Trung Quốc đang ở giai đoạn hình thành và củng cố giai đoạn đầu nên thành quả nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ xây dựng và hoàn thiện hệ thống lý luận VHH để khoa học này thể hiện đầy đủ vai trò và vị trí của nó trong hệ thống khoa học Trung Quốc. Trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo tại Trung Quốc, nhiều đơn vị nghiên cứu và đào tạo khoa học về văn hóa và văn hóa học đã ra đời, góp phần tích cực vào công cuộc nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào cuộc sống. Khoa Văn hóa học, Đại học Sư phạm Hoa Trung là đơn vị đào tạo và nghiên cứu VHH đầu tiên được thành lập ở Trung Quốc (Vũ Hán, Hồ Bắc). Tiếp theo sau đó là Khoa Văn hóa học quốc tế, Đại học Chiết Giang; Khoa Văn hóa học cộng đồng, Học viện Âm nhạc Vũ Hán (Hồ Bắc), Khoa In ấn, truyền thông và văn hóa học, Đại học Thanh Hoa; Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa học, Đại học Trung Sơn; Viện nghiên cứu Văn hóa học – Dân tục học; Học viện Khoa học Xã hội Liêu Ninh; Trung tâm nghiên cứu Văn hóa học dân gian, Đại học Sư phạm Bắc Kinh; v.v. Một số trường đại học, trung tâm nghiên cứu đang chuẩn bị hệ thống lý luận và cơ sở cho sự hình thành đơn vị nghiên cứu, đào tạo VHH trong tương lai. Một số trang web chuyên đăng tải nội dung xoay quanh các vấn đề lý luận văn hóa học, văn hóa và văn hóa Trung Quốc đã xuất hiện và được giới học giả quan tâm, chẳng hạn www.culstudies.com, www.cctv.com/folklore.html, v.v 2. Lý luận văn hóa học ở Trung Quốc a. Khái niệm văn hóa học VHH trong tiếng Anh là culturology, tiếng Pháp và tiếng Đức là culturologie, còn được hiểu là khoa học văn hóa. Xét về định nghĩa, do khái niệm văn hóa có nhiều tầng nghĩa khác nhau mà giới khoa học vẫn chưa thống nhất nên khó có thể đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh nhất về VHH. Các nhà VHH Trung Quốc bắt đầu từ nhận định của nhà nghiên cứu người Mỹ L. White để đi tìm một định nghĩa cho riêng mình. White cho rằng “VHH là một khoa học không dùng quan điểm tâm lý học, cũng không dùng quan điểm của xã hội học, VHH dùng nhân tố văn hóa để giải thích các vấn đề có liên quan đến hành vi con người”. Tác giả Trung Quốc Ngô Trạch Lâm 吴泽霖 trong cuốn “Từ điển Nhân loại học” cũng có lối giải thích tương tự, cho rằng VHH là một khoa học “coi văn hóa là hiện tượng có loại hình đặc biệt để tiến hành nghiên cứu. Khoa học này tìm cách dùng các nhân tố văn hóa đơn lẻ, không dùng các sinh vật hay các hiện tượng tâm lý để giải thích các hiện tượng văn hóa ” [Lý Vinh Thiện 1996: 48]. Hoàng Văn Sơn 黄文山 [1971] thì cho rằng VHH là một khoa học về văn hóa, một khoa học kinh nghiệm, một khoa học quy phạm. Trước tiên, VHH không phải là khoa học tự nhiên vì “hệ thống văn hóa mà nó nghiên cứu hình thành từ sự kết hợp giữa “đạo” 道 (tức hệ thống giá trị), “khí” 气 (hệ thống vật chất) và “động nhân con người” 人之动因 (hệ thống hành), do vậy VHH không thể tách rời giá trị và mụch đích của nhân loại, là một khoa học mục đích, một khoa học lý giải”. “Nhà VHH trong lĩnh vực văn hóa là một “nhà công tác cộng đồng”, “nhà tham dự cộng đồng”. Ông nhấn mạnh rằng không thể vì tính trừu tượng và phi xác định cũa đối tượng mà cho VHH là một khoa học ước lượng theo phương pháp thực nghiệm bài xích. VHH không phải là thần học hay huyền học mà là một khoa học kinh nghiệm, nó giống như khoa học tự nhiên cũng kiếm tìm và kiến lập nguyên tắc. Tuy nhiên, VHH không giống với khoa học tự nhiên vì VHH luôn chú ý đến “hệ số chủ nghĩa nhân bản”, và vì thế nó giống với các khoa học xã hội khác, có quy phạm đặc thù, trở thành một khoa học quy phạm [Hoàng Văn Sơn 1971: 174-177]. Diêm Hoán Văn thì nêu ra hai lý do cho sự hình thành của văn hóa học, rằng “Văn hóa học là một khoa học cụ thể, có hệ thống nghiên cứu sinh mạng con người”, và “văn hóa học là con đường tìm hiểu lịch sử văn hóa hợp lý nhất” [Hoàng Văn Sơn 1949: 12]. Tác giả Tiền Mục [1952] thì cho rằng “VHH là một khoa học nghiên cứu ý nghĩa và giá trị nội tại của cái tổng thể mang tính truyền thống, tính tổng hợp của đời sống con người”. Cụ thể VHH là một “khoa học nghiên cứu giá trị nhân sinh”. Tác giả Đàm Quang Quảng trong cuốn “Từ điển văn hóa học” [1988] thì cho rằng “VHH là một khoa học mới nổi nghiên cứu các hiện tượng văn hóa hay hệ thống văn hóa”. “VHH chủ yếu bàn đến các vấn đề nguồn gốc, diễn biến, sự truyền bá, kết cấu, chức năng, bản chất của các hiện tượng văn hóa, tính chất chung và riêng của văn hóa, quy luật đặc thù và quy luật phổ biến của văn hóa” [Đàm Quang Quảng 1988: 117]. Lý Vinh Thiện [1996: 48-51] còn thêm rằng “VHH không nghiên cứu nội dung cụ thể của các tiểu hệ thống mà là trên cơ sở của các khoa học chuyên môn phân tích tổng hợp các quan hệ lẫn nhau giữa các tiểu hệ thống trong toàn bộ hệ thống văn hóa, từ đó nắm được tính chất, đặc trưng, kết cấu, chức năng, sự truyền bá, loại hình, sự biến thiên của hệ thống văn hóa, thông qua đó rút ra quy luật chung”. Nhà nghiên cứu Lưu Thủ Hoa cũng đưa ra khái niệm tương tự với Lý Vinh Thiện [Lưu Thủ Hoa 1992: 24]. VHH là một khoa học tổng hợp xem xét toàn bộ hoạt động con người ở góc độ chỉnh thể. VHH nghiên cứu chỉnh thể hoạt động của con người, nó không thay thế được các khoa học cụ thể. Ngược lại các khoa học cụ thể cũng không thể thay thế được vai trò của VHH. VHH thể hiện sự tuy duy của văn hóa đối với chính văn hóa, hay còn gọi là sự tự giác văn hóa. Trước đây văn hóa nhân loại phat triển vô ý thức, chưa có quy luật. Từ sau khi VHH ra đời, nhân loại bắt đầu suy nghĩ trở lại về hành vi văn hóa của mình. Do vậy sự xuất hiện của VHH còn làm tiêu chí cho sự phát triển của văn hóa nhân loại. VHH là vật phái sinh của văn hóa, nó làm cho văn hóa tự nhận thức chính mình, thông quy tư duy văn hóa sẽ tự thể hiện mình tốt hơn. VHH kêu gọi con người hãy sáng tạo văn hóa theo quy luật phát triển của văn hóa nếu không muốn tiến đến chỗ diệt vong. VHH không chỉ dừng lại ở nghiên cứu tổng hợp quá khứ mà còn là khoa học chỉ điểm văn hóa nhân loại trong tương lai cũng như điều tiết hành vi nhân loại. Nhiệm vụ này các khoa học khác không thay thế được [Nghiêm Xuân Hữu, Nghiêm Xuân Bảo 1991: 36]. VHH cũng như các khoa học xã hội khác, có đối tượng nghiên cứu đặc thù của mình, vì thế nó có thể trở thành một khoa học độc lập. Là một khoa học xã hội, VHH phải áp dụng phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội trong thế giới quan khoa học và sự chỉ đạo của phương pháp luận mới có thể hình thành và phát triển bền vững. Chỉ khi nghiên cứu VHH mới có thể hiểu được bản chất văn hóa, quy luật của sự phát triển văn hóa cũng như các mối quan hệ lẫn nhau giữa văn hóa và xã hội, văn hóa và cá nhân, mới hiểu được vị trí, tác dụng, ý nghĩa của văn hóa trong đời sống xã hội, từ đó thúc đẩy phát triển văn hóa. Do vậy, khi bắt đầu nghiên cứu VHH, nhà nghiên cứu cần tìm hiểu đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu VHH. b. Đối tượng nghiên cứu của VHH VHH là một khoa học mang tính tổng hợp, đối tượng chính là hiện tượng văn hóa, bản chất văn hóa, quy luật hình thành và phát triển của văn hóa. VHH coi việc khảo sát các hiện tượng văn hóa làm hướng đạo nhập môn, coi việc tìm hiểu bản chất văn hóa, quy luật hình thành và phát triển văn hóa làm nhiệm vụ trọng tâm. Trên tổng thể VHH nghiên cứu trí tuệ của con người và năng lực sáng tạo thực tiễn của con người trong hoạt động sống, bao gồm cả phương thức tư duy cùng với những biểu hiện và quy luật diễn biến của nó. VHH không giống với khoa học tự nhiên có đối tượng nghiên cứu là một chủng loài, một phương diện nào đó của tự nhiên cùng với quy luật phát triển của nó. Còn VHH có đối tượng là con người và văn hóa của họ. VHH cũng không giống như các khoa học xã hội nhân văn cụ thể chỉ lấy các khía cạnh, khâu đoạn hay các phương diện cụ thể của hiện tượng xã hội làm đối tượng nghiên cứu. VHH không những không trực tiếp nghiên cứu các hiện tượng xã hội cụ thể mà cũng không cần khảo sát cụ thể bất kì một hiện tượng văn hóa, xã hội đơn phương nào. VHH tiến hành khảo sát và nghiên cứu tổng hợp các hiện tượng văn hóa xã hội nhằm tìm ra bản chất, quy luật vận hành và phát triển của chúng trên bình diện tổng thể. Xét về đối tượng nghiên cứu, VHH ở một chừng mực nhất định có quan hệ mật thiết với các khoa học xã hội cụ thể khác. Các kết quả nghiên cứu của các khoa học cụ thể khác sẽ cung cấp cho VHH nguồn tư liệu phân tích cụ thể, góp phần làm nền cho các khảo sát tổng hợp của VHH. Bản thân các khoa học cụ thể cũng là đối tương nghiên cứu của văn hóa. Do VHH chủ yếu quan tâm đến tổng thể hệ thống văn hóa nên tác giả Lý Vinh Thiện [1996: 50] này chia kết cấu hệ thống lý luận của VHH thành “cộng thời thái” (共时态) và “lịch thời thái” (历时态). Ở phương diện “cộng thời thái”, VHH phải nghiên cứu các vấn đề bản chất, thuộc tính, kết cấu, chức năng, công dụng, loại hình v.v. của văn hóa. Bản chất văn hóa chính là nền tảng của toàn bộ hệ thống lý luận văn hóa. Phân tích bản chất văn hóa sẽ cung cấp khung nhận thức để từ đó lý giải chính xác về bản chất con người, lý giải các hiện tượng văn hóa muôn hình vạn trạng, các hình thái văn hóa và sự khác biệt về giai tầng, cấu trúc trong nội bộ hệ thống văn hóa. Nghiên cứu chức năng, công dụng của các tiểu hệ thống của văn hóa sẽ có lợi cho việc xác định ý nghĩa của chúng đối với sự sinh tồn và phát triển của con người. Ở phương diện “lịch thời thái”, nhà văn hóa phải nghiên cứu nguyên nhân và quy luật chung của nguồn gốc, quá trình tích lũy, sự truyền bá, sự biến thiên và phát triển của văn hóa. VHH phải bàn đến nhân tố tác dụng tương quan phát sinh từ văn hóa, văn minh, từ đó rút ra động lực nội tại của sự hình thành văn hóa, nêu bật tính ngẩu nhiên và tất nhiên của sự hình thành văn hóa. c. Phạm vi nghiên cứu Do mục đích nghiên cứu khác nhau nên Lý Vinh Thiện [1996: 51-53] chia phạm vi nghiên cứu VHH làm VHH lý luận và VHH ứng dụng. VHH lý luận, còn gọi là VHH vĩ mô, chú trọng đến nghiên cứu lý luận tổng thể hệ thống văn hóa, nòng cốt nghiên cứu là quan hệ con người – văn hóa, thể hiện chủ yếu ở quá trình “nhân hóa”, quan hệ giữa văn hóa - tự do, văn hóa và xã hội, văn hóa và đời sống con người, bản chất văn hóa và giá trị luận văn hóa nhằm rút ra được quy luật chung nhất của sự phát triển của văn hóa. VHH lý luận bao gồm lý luận cơ bản VHH, lịch sử tư tưởng VHH, lịch sử VHH v.v Hiện tại nghiên cứu VHH lý luận tại Trung Quốc còn rất non yếu. VHH ứng dụng còn gọi là VHH vi mô (vi quan) chú trọng nghiên cứu các hiện tượng văn hóa cụ thể, ứng dụng các nguyên lý cơ bản, phương pháp và kết luận của nghiên cứu vào thực tiễn hoạt động xã hội, từ đó tìm ra biện pháp giải quyết tương ứng. Lĩnh vực này bao gồm VHH nhận thức, VHH khoa học, VHH chính trị, VHH kinh tế, VHH quân sự, VHH tâm lý, VHH đô thị, VHH quản lý, VHH nghệ thuật, VHH giáo dục, VHH sinh thái, VHH nông thôn, VHH doanh nghiệp, VHH tôn giáo v.v Trước xu thế phát triển của nghiên cứu VHH hiện tại ở Trung Quốc cùng với đà phát triển không ngừng của kinh tế, VHH ứng dụng ngày càng được chú ý nhiều hơn trong xã hội Trung Quốc. Về hai lĩnh vực sử học văn hóa và VHH so sánh, các tác giả Trung Quốc không đạt được sự thống nhất. Trong khi một số tác giả cho hai lĩnh vực này thuộc VHH nhưng Lý Vinh Thiện [1996: 52] lại phủ nhận điều này. Theo ông, sử học văn hóa coi quá trình phát sinh, phát triển của văn hóa nhân loại làm đối tượng nghiên cứu, do vậy nó là một phân ngành khoa học của sự phát triển, giống như lịch sử văn học, lịch sử nghệ thuật, lịch sử khoa học kỹ thuật, lịch sử triết học v.v Còn VHH so sánh thuộc lĩnh vực nghiên cứu văn hóa chứ không thuộc VHH. Theo ông, cả ba đều là phân khoa học của nghiên cứu văn hóa. Trong hệ thống nghiên cứu văn [...]... Hoàng Văn Sơn (1971), Hệ thống văn hóa học, Trung Hoa Thư cục, Đài 7 Hoàng Văn Sơn (1949), Văn hóa học và vị trí của nó trong hệ thống khoa học, Viện Nghiên cứu Kinh tế Xã hội Tây Nam, Đại học Lĩnh Nam, Trung Hoa thư cục (Đài Loan) tái bản năm 1982 8 Hướng Tường (1997), Văn hóa học triết học, NXB Phổ cập khoa học Thượng Hải 9 Lưu Mẫn Trung (2000), Văn hóa học học – Văn hóa học và quan niệm văn hóa, ... Thông luận văn hóa học, NXB Giáo dục Cao đẳng 11 Lý Vinh Thiện (1996), Dẫn luận văn hóa học, NXB Đại học Tây Bắc 12 Nghiêm Xuân Hữu, Nghiêm Xuân Bảo (1991), Văn hóa toàn tức luận, NXB Nhân dân Sơn Đông 13 Quách Tề Dũng (1990) Khái luận văn hóa học, NXB Nhân dân Hồ Bắc 14 Tôn Khải Phi (1997) Văn hóa học: Quốc phú luận hiện đại, NXB Quản lý Kinh tế Bắc Kinh 15 Tiền Mục (1952), Văn hóa học đại nghĩa, Trung. .. nghiên cứu văn hóa học , Học báo Đại học Sư phạm Hoa Trung, kì 6, trang 47-58 2 Chu Khiêm Chi (1935), Triết học văn hóa, Thương vụ ấn thư quán 3 Dương Kính Giang (1992), Dẫn luận Văn hóa học, NXB Đại học Sư phạm Bắc Kinh 4 Dương Tiêu, Hồ Chí Minh (1989), Dẫn luận Văn hóa học, NXB Giáo dục Hà Bắc 5 Điền Đan (2005), Lý luận văn hóa học của G.S Trần Tự Kinh và mối quan hệ với các vấn đề xã hội”, Sử học nguyệt... phát triển Sự giao thoa của hai khoa học này làm tiền đề xuất hiện của xã hội học văn hóa Tuy VHH và xã hội học văn hóa đều có đối tượng nghiên cứu là con người, xã hội, văn hóa song xã hội học văn hóa dung lý luận xã hội học trong nghiên cứu trong khi VHH có hệ thống lý luận và phương pháp riêng của mình - VHH và nhân loại học Xét về từ nguyên, nhân loại học là khoa học nghiên cứu con người và chủng... Với tư cách là một khoa học tổng hợp, VHH còn có quan hệ ở nhiều cấp độ khác nhau với văn học, nghệ thuật, luân lý học, thần thoại học, dân tục học, tâm lý học, kinh tế học, giáo dục học, chính trị học, pháp luật học v.v VHH sẽ tìm thấy nhiều nguồn tư liệu quan trọng trong các khoa học này (Nguồn: Nghiêm Xuân Hữu, Nghiêm Xuân Bảo [1991: 45]) g Hệ thống khoa học nghiên cứu văn hóa học Các tác giả Nghiêm... đầy đủ các mô thức lý luận song lại chú ý hơn ở sự kết hợp giữa tư liệu thực tế và suy luận lý luận, không quá trừu tượng và khái quát như triết học (triết học văn hóa) Tóm lại, triết học nghiên cứu bản thể thế giới, còn VHH nghiên cứu bản thể văn hóa Mục tiêu trực tiếp của VHH là con người và văn hóa, khác với mục tiêu của triết học - VHH và xã hội học Xét ở nghĩa rộng, xã hội học nghiên cứu tổng thể... từ phương pháp nghiên cứu tâm lý học đến phương pháp triết học nhân văn Trước đây, các nhà VHH Trung Quốc thường chỉ chú ý đến các hiện tượng văn hóa trong đời sống hiện thực như văn hóa kinh tế, văn hóa chính trị v.v., thường coi văn hóa là một hiện tượng tâm lý, bỏ qua nhiệm vụ căn bản của VHH là thúc đẩy sự phát triển của con người Theo bản thể luận, các hiện tượng văn hóa đều là hiện tượng con người,... xã hội Triết học còn là phương pháp luận và xuất phát điểm khoa học, vừa làm lý luận trong thực hiện vừa chỉ đạo cho lý luận trong nghiên cứu Triết học là một khoa học tổng thể nghiên cứu con người và thế giới khác quan Triết học Chủ nghĩa Mác là cơ sở lý luận của VHH ở Trung Quốc, là kim chỉ nam trong nghiên cứu và là phương pháp thực tiễn cụ thể của VHH Triết học cung cấp cho các khoa học khác sự... triết học trong hệ thống khoa học xã hội Tuy các nhà nghiên cứu VHH tại Trung Quốc giai đoạn đầu vay mượn lý luận VHH của giới nghiên cứu phương Tây nhưng họ đã dần củng cố hệ thống lý luận mang tính đặc trưng của thực tiễn khoa học tại Trung Quốc Vận dụng tư tưởng chủ nghĩa Mác làm nền tảng, VHH Trung Quốc phát triển theo hướng thể hiện tính hiện thực nhằm phục vụ công cuộc đổi mới đờng sống văn hóa. .. học văn hóa vẫn khác với VHH Tuy triết họccũng nghiên cứu hiện tượng văn hóa nhưng nó nghiên cứu tất cả các hiện tượng của giới tự nhiên, xã hội con người lẫn tư duy, từ đó rút ra quy luật phổ biến chung nhưng triết học (triết học văn hóa) thiên về khuynh hướng suy luận (tư biện), logic, hình nhi thượng, còn VHH thì thiên về mặt lý luận, thuộc loại lý luận trung hình” Tuy VHH có đầy đủ các mô thức lý . viết Văn hóa học kiến thiết luận , Văn hóa học phương pháp luận , Văn hóa học pháp tắc luận , “Vấn đề lý luận trong xây dựng văn hóa học và văn hóa Trung Quốc , Văn hóa Trung Quốc nhìn. hóa học học – văn hóa học và quan niệm văn hóa (2000), Ngô Khắc Lễ 吴克礼 với “Giáo trình văn hóa học (2002), Phương Hán Văn (方汉文) với Văn hóa học so sánh” (2003), Khoa Văn hóa học Đại học Sư. với Văn hóa toàn tức luận (1991), Lưu Thủ Hoa 刘守华 với “Thông luận văn hóa học (1992), Dương Kính Giang 杨镜江 với “Dẫn luận Văn hóa học (1992), Lý Vinh Thiện (李荣善) với “Dẫn luận văn hóa học

Ngày đăng: 13/08/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan