Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
425,33 KB
Nội dung
CÁC GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU SO SÁNH VĂN HÓA Phương Hán Văn Người dịch: Th.S. Nguyễn Ngọc Thơ (Đại học Quốc gia Tp.HCM) (Trích trong cuốn Văn hóa học so sánh, NXB Đại học Sư phạm Quảng Tây, Quế Lâm, 2003) Trên tổng thể, nghiên cứu lịch sử giao lưu văn hóa nhân loại có thể phân làm ba giai đoạn: · Từ thượng cổ đến thế kỷ XIX là giai đoạn so sánh trực quan · Cao trào tư tưởng “chủ nghĩa so sánh” thế kỷ XIX thể hiện giai đoạn thứ hai của sự phát triển · Thời đại toàn cầu hóa thế kỷ XX đánh dấu sự phát triển mới của nghiên cứu so sánh văn hóa. 1: Sơ kì nghiên cứu so sánh văn hóa Nhà triết học phương Tây Kant có một câu nói: dám tìm kiếm tri thức (tiếng Latin: Sapere audi) Câu nói này càng có ý nghĩa đặc thù đối với các học giả Trung Quốc đương đại, vì chúng ta đang đối mặt với thời đại toàn cầu hóa mà một trong những đặc trưng quan trọng của thời đại này là các dân tộc trên thế giới cùng chung quá trình cách tân và cùng có khởi điểm mới trong ý nghĩa sáng tạo lịch sử. Từ sau Chủ nghĩa Khai sáng, sự phát triển vượt bậc của khoa học phương Tây đã tạo ra nhiều cống hiến quan trọng cho văn hóa thế giới, cũng như xây dựng nên nhiều loại hình khoa học mới cho nền học thuật đương đại. Từ đó về sau, văn hóa phương Tây dần dà trở thành loại hình chủ đạo của thế giới, mở đầu cho quá trình hiện đại hóa. Song chúng ta không thể chỉ đánh giá tích cực về nó, vì ngoài những tác dụng thúc đẩy lớn lao đối với các mặt kinh tế, văn hóa thế giới ra thì nó cũng mang đến không ít những khuyết điểm khó tránh khỏi. Tuy rằng các khiếm khuyết ấy không phải là quan trọng nhưng chúng ta không thể tránh được chúng, chúng ta cần phải phát hiện và phòng chống kịp thời để tránh những tác hại ngày càng lớn của chúng. Trong đó, quá trình đơn nhất hóa và nhất thể hóa càng ngày càng uy hiếp tính đa dạng trong văn hóa nhân loại. Điều này đòi hỏi chúng ta phải đi tìm quan niệm và mô thức văn hóa mới, có thể nói là, văn hóa thế giới đang trong thời điểm chuyển mình một lần nữa. Sự giao thoa văn hóa Đông – Tây sâu đậm khiến cho trí tuệ văn minh cổ xưa của thế giới phương Đông được cả thế giới quan tâm, tạo ra cho các học giả phương Đông đặc biệt là các học giả Trung Quốc một cơ hội sáng tạo mới. Trong mấy thế kỷ gần đây, các học giả Trung Quốc chủ yếu chỉ tiếp nhận và học hỏi các mô thức khoa học và tư tưởng khoa học từ phương Tây. Hiện tại ở phương diện nào đó, các học giả Trung Quốc đang đứng trước những cơ hội sáng tạo khoa học mới do vì sự sáng tạo của đa chủng văn hóa rồi sẽ thay thê những sáng tạo của văn hóa đơn nhất – vốn là một xu thế phát triển quan trọng của phát triển khoa học thế giới hiện đại. Văn hóa học so sánh chính là một khoa học mới mà các học giả Trung Quốc có thể tự sáng tạo ra hệ thống lý luận cho riêng mình. Muốn sáng tạo khoa học mới, mô thức khoa học và tư tưởng khoa học của văn hóa học, trước tiên chúng ta phải nhận thức mới về lịch sử và văn hóa nhân loại. Văn hóa nhân loại từ khởi thủy đến hôm nay đã trải qua quá trình lịch sử hàng chục vạn năm. Nếu tính từ thời kì đồ đá cũ thì ước khoảng 50 vạn năm. Căn cứ vào ý kiến của các nhà khảo cổ, thời đại trước khi nhân loại có văn tự thuộc thời kì tiền sử, gần nhất với thời đại hiện đại là thời kì đồ đồng cách đây ước khoảng 2500 năm đến 5000 năm về trước; thời kì đồ đá mới trước thời đại đồ đồng cách đây khoảng 5000 đến 7500 năm về trước. Còn thời kì đồ đá cũ lùi về khoảng 7500 năm đến 40 vạn năm trước. Từ khoảng thời gian lâu dài từ thời kì đồ đá cũ đến nay, nhân loại từ thời nguyên thủy bước vào thời kì hiện đại đã sáng tạo ra trong vũ trụ này nhiều sản phẩm trước đây chưa từng có. Những sáng tạo của nhân loại thể hiện ở nhiều lĩnh vực, chủng loại từ nông nghiệp, chăn nuôi (mục nghiệp), ngư nghiệp, công nghiệp, chính trị, pháp luật, đạo đức, học thuật, văn học – nghệ thuật v.v , song nếu nhìn ở góc độ nghĩa rộng thì tất cả các sáng tạo ấy đều là sáng tạo văn hóa. Nhìn trên tổng thể, hành vi của nhân loại đều là hành vi sáng tạo văn hóa khác nhau. Thế giới hiện đại có hàng trăm quốc gia, có hàn ngàn hàng vạn dân tộc, mỗi dân tộc / quốc gia đều có văn hóa riêng của mình. Trong bối cảnh lịch sử nhân loại diễn ra lâu dài; xã hội, quốc gia, dân tộc của các dân tộc được phân định cực kỳ phong phú như thế thì nghiên cứu so sánh văn hóa là hết sức cần thiết. Xét các thời đại lịch sử, chúng ta có thể nghiên cứu theo chiều dọc. Các thời đại lịch sử khác nhau có văn hóa khác nhau, thậm chí có thể cùng một thời đại lại có nhiều loại văn hóa khác nhau. Lấy ví dụ thời kì đồ đá cũ ở châu Âu, nhà khảo cổ Trung Quốc nổi tiếng Bùi Văn Trung đã từng chia ra như sau: Thời kì đồ đá cũ: * Sơ kì thời đồ đá cũ: Văn hóa Chellean; Văn hóa Acheullean * Trung kì thời đồ đá cũ: văn hóa Mousterian * Hậu kì thời đồ đá cũ: văn hóa Aurignacian; văn hóa Solutrean; văn hóa Magdalenia * Thời kì quá độ đồ đá cũ – đồ đá mới: văn hóa Azilian Chỉ lấy khu vực châu Âu nhỏ bé mà thời kì đồ đá cũ có thể chia ra nhiều như vậy thì văn hóa các dân tộc và các khu vực khác của thế giới thì khỏi phải nói. Hơn nữa, trong quá trình diễn biến của văn hóa, một mặt thời gian cách tân hay thay thế của mỗi một loại văn hóa càng ngày càng ngắn đi, cho nên ở các thời đại về sau hình thái văn hóa càng ngày càng đa dạng hơn; mặt khác còn có hiện tượng dung hợp hay giao thoa giữa các hình thái văn hóa, chẳng hạn như văn hóa Hy Lạp – La Mã cổ đại về sau dung hợp với văn hóa Ki-tô giáo hình thành nên văn hóa cận hiện đại ở thế giới Âu – Mỹ. Văn hóa Trung Hoa từ các thời kì Hạ - Thương – Chu trở đi đã bắt đầu giao lưu với văn hóa của các tập đoàn tộc người lân cận (nguyên gốc: tứ di). Quá trình ấy có tác dụng rất lớn trong tiến trình phát triển văn hóa Trung Hoa, giúp văn hóa Trung Hoa phát triển càng hoàn thiện hơn. Vì thế, chúng ta cần tiến hành so sánh hình thái văn hóa của các thời kì lịch sử khác nhau để tìm hiểu sự phát triển văn hóa qua từng thời kì, hình thái văn hóa trải qua quá trình tương tác, biến đổi đã hình thành nên truyền thống văn hóa như thế nào. Đặc biệt là đối với các loại hình văn hóa chủ đạo, mang tầm thế giới thì chỉ khi thông qua so sánh mới có thể hiểu được đặc điểm của chúng, mới có thể biết được truyền thống văn hóa được lưu truyền và cách tân như thế nào. Ngoài ra, xét ở phương diện ý nghĩa đồng đại, trong mối quan hệ bình hành theo chiều ngang giữa các nền văn minh thế giới, chúng ta cũng cần thông qua so sánh để tìm hiểu những điểm tương đồng và dị biệt giữa chúng. Văn hóa thế giới sản sinh ra ở các dân tộc thuộc các khu vực khác nhau giữa chúng cũng có những điểm tương đồng, những dị biệt nhất định. Vấn đề quan trong trong nghiên cứu văn hóa chính là xem xét mối quan hệ giữa các nền văn hóa khác nhau như thế nào. Loại hình văn hóa thế giới có thể nói là phong phú, đa dạng, mỗi một dân tộc đều có từ một loại hình văn hóa trở lên. Bất kì loại văn hóa nào cũng có thể làm mục tiêu trong nghiên cứu so sánh. Thế nhưng, để có thể nắm được bản chất tình hình cơ bản của văn hóa thế giới và nghiên cứu đặc trưng tổng thể của văn hóa thế giới chúng ta không thể không chọn những nền văn hóa có dân số tương đối đông và ảnh hưởng tương đối lớn để làm loại hình đại diện. Chúng tôi có thể thanh minh: ở đây không phải là bỏ qua văn hóa thiểu số mà ngược lại, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng văn hóa các dân tộc trên thế giới là bình đẳng, không phân biệt cao thấp. Giữa văn hóa Zulu ở châu Phi, văn hóa Indians ở châu Mỹ và văn hóa Ki-tô giáo phương Tây đều ngang bằng như nhau, đều là kho báu của xã hội loài người. Do đó, nghiên cứu so sánh giữa chúng sẽ rất quý giá. Xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu, chúng tôi bắt tay là các loại hình văn hóa cụ thể, phân văn hóa thế giới ra thành các loại hình văn hóa chủ đạo để tiến hành công tác so sánh. Đây là công trình nghiên cứu so sánh từ góc độ công bằng, đồng đại giữa các nền văn hóa. Vi thế, nghiên cứu so sánh văn hóa giữa lịch đại và đồng đại, giữa lịch sử và hiện thực đều không thể thiếu được. Hơn nữa, mỗi phương thức nghiên cứu so sánh lịch đại và đồng đại đều được tiến hành từ cùng một góc nhìn, chỉ khi kết hợp hai phương thức này lại với nhau mới có lợi cho việc so sánh văn hóa. Đây chính là mục tiêu chủ yếu của văn hóa so sánh. Vì thế, chúng ta phải xây dựng một khoa học chuyên môn để nghiên cứu các hình thái văn hóa phong phú của thế giới, chẳng hạn nét tương đồng và khác biệt giữa chúng, quy luật phát triển lịch sử và tính đặc thù giữa chúng. Sự phát triển của văn hóa học so sánh có thể nói là đã trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất tính từ thời thượng cổ đến thế kỷ XIX, là sơ kì của lịch sử văn hóa so sánh. Trong thời kì này, giữa văn hóa các dân tộc có hiện tượng giao lưu và ảnh hưỡng lẫn nhau tạo nên sự xuất hiện của phương thức so sánh thô sơ trực quan ban đầu, thiên về hình thức, song nó đã đặt nền móng nhất định cho so sánh văn hóa về sau. Các học giả thời kì tiên Tần đã tiến hành nghiên cứu so sánh và đánh giá văn hóa Trung Nguyên với các khu vực văn hóa khác. Các nghiên cứu này chủ yếu chỉ so sánh văn hóa Trung Hoa với các khu vực văn hóa lân cận. Văn hóa Trung Hoa cũng như nhiều nền văn hóa cổ khác đều phát sinh từ đa nguyên, do đó việc tiến hành so sánh văn hóa giữa các nguồn văn hóa là rất hữu ích. Sớm nhất có thể tính đến các phần ghi chép về các vùng đất khác trong Giáp Cốt Văn, Bốc Từ, trong đó có rất nhiều ghi chép về “thổ phương”, “quỷ phương”, “mục phương” v.v , ám chỉ các vùng đất lân bang. Mảnh 513 của cuốn “Ân Hư Thư Khế Tinh Hoa” do La Chấn Ngọc viết có khắc “phương chinh vu mục” để chỉ các cuộc chinh phục các sắc dân thiểu số phía Bắc. Ta có thể kiểm chứng trong Quách Mạt Nhược toàn tập (Chương Khảo Cổ Biên): “Quốc gia du mục nằm ở phía Bắc đất Ân, do vậy thổ phương chính là phía bắc đất Ân. … Các từ “thổ phương”, “quỷ phương” trong Bốc Từ chính là chỉ vùng đất của các bộ tộc Hiểm Doãn (chỉ nhóm dân tộc cổ đại ở phía bắc Trung Quốc)” (1). Mãi đến thời Chu Tuyên Vương mới diệt được họa Hiểm Doãn. Còn thư tịch ghi chép về giao lưu văn hóa giữa Trung Nguyên và các cùng đất lân cận thì không sao kể xiết, trong đó có lẽ quan trọng nhất chính là ghi chép của Chu Mục Vương khi tây hành. Năm 279 sau Công nguyên phát hiện được bộ Mục Thiên Tử Truyện trong ngôi mộ Ngụy An Vương thời Chiến Quốc tại Cấp Huyện hay trong các điển tịch cổ đại Trúc Thư Kỷ Niên, Sử Ký đều có ghi chép về chuyến đi săn này của Chu Mục Vương, nên nhận định trên là có căn cứ lịch sử. (…) Đây là một trong những nghiên cứu văn hóa so sánh sớm nhất trên thế giới, trong đó tiến hành so sánh giữa các vùng đất khác nhau như Hoài Di, Hải Đại v.v., chỉ ra điểm khác biệt về tập tục sinh hoạt, chế độ chính trị, môi trường địa lý v.v Một số học giả đương đại đứng ở góc độ văn hóa so sánh để xem xét Thượng Thư . Vũ Cống, cho rằng các khu vực được phân định trong tác phẩm gồm hai khu vực văn hóa lớn của Trung Hoa là Hoàng Hà và Trường Giang, đồng thời cũng là so sánh giữa văn hóa Trung Nguyên và các vùng văn hóa xung quanh. Bản thân tôi cũng tán thành quan điểm này. Ngoài ra, về các so sánh quan niệm văn học, lịch sử, triết học cụ thể, Trung Quốc cổ đại cũng từ rất sớm có các tiền lệ, đó chính là nghiên cứu so sánh giữa văn học và văn hóa của vị công tử nước Ngô Quý Trát thời Xuân Thu Chiến Quốc khi thưởng thức nhạc lễ. Ngô Công tử Quý Trát (576 – 485 tr.CN) là cháu 20 đời sau của Thái Bá, quý tử của Ngô Vương Thọ Mộng. Ghi chép về Ngô Công tử Quý Trát thưởng nhạc trong Tả Truyện. Tương Công năm 29 là một kì văn thiên cổ đặc sắc: Ngô Công tử Quý Trát nhận lời mời đến dự … mời đến thưởng thức Chu nhạc, nghe hát các bài Chu Nam, Triệu Nam. (…) Đoạn văn này không những có thể được xem là một điển hình sớm nhất của văn học so sánh mà còn có thể được xem như khởi đầu của văn hóa so sánh. “Phong” Thập Ngũ Quốc là một tập hợp văn hóa cả bác học lẫn dân gian về phong thổ, nhân tình thế thái của 15 quốc gia thời bấy giờ, do đó khi so sánh 15 quốc gia với nhau sẽ đạt được tính toàn diện. Sau thời Tần Hán, tinh thần chủ thể của văn hóa Trung Hoa càng tập trung hơn, làm cơ sở hình thành các so sánh với văn hóa các nước (dân tộc) lân cận, đặc biệt là về phía tây. Chúng tôi đã từng nhắ đến thuyết “Nhị Đông Tam Tây” trong văn hóa so sánh, trong đó “Tam Tây” để chỉ (1) các nước tây vực thời cổ đại, (2) “tây thổ” cổ đại - Ấn Độ, (3) phương Tây ngày nay – tức thế giới Âu Mỹ hiện tại. Cả ba đều có những mối quan hệ giao lưu quy mô lớn với văn hóa Trung Hoa. Con đường tơ lụa cổ đại khai thông, Kinh Phật đông truyền, Phật giáo, Ki tô giáo và Islam truyền vào Trung Á, Tây Á; Trịnh Hòa vượt biển, cổ quý tộc Nguyên Đại Mông tây ching các quốc gia phía Tây v.v đã viết rất nhiều các tác phẩm có so sánh văn hóa Trung Hoa với các vùng đất mà họ đặt chân đến. Thời gian ấy bắt đầu xuất hiện các trứ tác văn hóa so sánh như Sử Ký, Đại Đường Tây Vực ký v.v Sử Ký chương Đại Uyển Liệt Truyện rất khác với các ghi chép cổ tịch trước đó, miêu tả rất thật về khu vực phía tây Trung Quốc – bốn nước An Tức, Điều Chi, Lê Hiên và Yểm Thái. Theo kết quả khảo chức của các học giả, An Tức chính là Ba Tư, Điều Chi để chỉ bán đảo Arab (cũng là Đại hực trong ghi chép thời Đường), Lê Hiên có thể đến tận lãnh thổ La Mã; còn Yểm Thái chỉ vùng đất phía đông bắc Biển Caspian. Đại Đường Tây vực ký càng miêu tả tỉ mỉ và phong phú hơn, có thể đượcc xem như tác phẩm đánh dấu mốc son huy hoàng trong lịch sử nghiên cứu so sánh văn hóa Đông – Tây, một trong những kinh điển của văn hóa học so sánh. Các tác phẩm Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyện, Đại Đường Tây vực cầu pháp Cao tăng truyện, Vãng Ngũ Thiên Trúc Quốc Truyện, Chư Phồn Chí, Thích Ca Phương Chí, Tây Du Lục, Dị Thành Chí, Chân Lạp Phong Thổ Ký v.v là các tác phẩm quan trọng thời sơ kì của văn hóa so sánh. Ở phương Tây từ thời Hy Lạp cổ đại đã có ghi chép về văn hóa phươn Đông từ Ai Cập, Ba Tư và Trung Hoa. Sử gia trước Herodotus là Aristeas cũng đã ghi chép về “người Sai” (塞人) vùng Trung Á mà sau này nhiều sử gia phương Tây khác trong một thời gian dài cứ cho rằng nhóm “người Sai” sống du mục ở Trung Á này là người Trung Hoa. Theo tác phẩm Cathay and the Way Thither (Cổ đại Trung Quốc văn kiến lục – những điều nghe thấy về Trung Hoa cổ đại) của Henry Yule, nhà địa lý học người La Mã cổ Strabo cũng đã từng có đoạn miêu thuật về người Trun Quốc (cho là người Sares) ước vào khoảng năm 54 tr.CN – 24 sau CN: “Các lãnh chúa cùng khai phá cương vực đến các nước Sares và Phryni mới thôi”. Theo chúng tôi, người Sares trong ghi chép này và “người Sai” bên trên là khác nhau, song các tác giả phương Tây cổ đại đôi khi hòa lẫn chúng với nhau thành một tộc. Tuy nhiên, cả hai đều không phải là người Trung Quốc, có thể họ là những dân tộc thiểu số nào đó sinh sống vào vùng đất khoảng giữa Á – Âu vậy thôi. Vào thời Augustus, nhà thơ P.V. Mano đã đôi lần nhắc đến người Sares tron thơ song ông cũng khôn xác định được vùng đất cu trú của họ, chỉ nói rằng đó là vùng đất vào khoảng Trung Á, Tây Á hay Cực Đông gì đó. Gần đây các nghiên cứu lịch sử thông thương Đông – Tây không ngừng phát hiện ra các hiện thực lịch sử của các chuyến đi của các sứ đoàn, quân đoàn Hy Lạp – La Mã cổ đại đã từng đặt chân đến miền Tây Trung Quốc. Từ sau thời Trung Thế Kỷ trở đi, nhất là sau khi Nguyên triều lập quốc, phương Tây mới hiểu rõ về Trung Quốc. Đến khi các nhà thám hiểm Marco Polo, Odoric de Pordrnone, Pain del Capine, G. de Rubouck v.v. lần lượt đến Trung Quốc thì phương Tây mới hình dung rõ ràng về Trung Quốc. Khi các tác phẩm Marco Polo du ký, Hành trình đông du của Odoric de Pordrnone giới thiệu ở phương Tây đã gây ra một chấn động tại châu lục này, khiến cho họ cảm thán không ngớt về các thành tựu to lớn của một nền văn hóa lạ lẫm ở tận vùng Viễn Đông xa xôi.Song cũng từ đó xuất hiện nhiều ngộ nhận do hiểu biết nửa vời gây ra. Điều đáng tiếc là đế quốc Nguyên từng gây kinh hoàng hai châu lục Á – Âu tồn tại ngắn ngủi, sau khi Nguyên triều lụi tàn thì giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và phương Tây nhạt dần, cả hai tiếp tục phát triển khá độc lập lẫn nhau. Thời kì gián đoạn ấy dài khoảng 200 năm, đến thế kỷ XVII ở châu Âu lại xuất hiện hiện tượng “cơn sốt Trung Hoa”. Đầu tiên là một loạt các giáo sĩ châu Âu du nhập vào Trung Quốc, chẳng hạn cuốn Tiếp xúc văn hóa giữa Trung Quốc và phương Tây thế kỷ XVIII của A. Reichwein có viết: “Thế kỷ XVII, XVIII, các giáo sĩ Ki-tô nối thông chiếc cầu giao lưu văn hóa châu Âu và Viễn Đông”. Một trng những công việc quan trọng mà họ bắt đầu tiến hành chính là dịch thuật các kinh điển Trung Hoa, hình thành sơ bộ hệ thống “Hán học” tại châu Âu. Cũng cần nhấn mạnh rằng sự hình thành của ngành Hán học châu Âu là một phương diện của chỉnh thể Đông phương học (Orientalism) tại phương Tây, là thành quả tổng hợp của các nghiên cứu của thế giới phương Tây từ thời cổ đại trở về sau. Tác giả lừng danh Edward W. Said trong cuốn Đông phương học có miêu tả đơn giản như sau: “Ở thế giới Ki-tô giáo phương Tây, mốc thời gian ngành Đông phương học chính thức hình thành được cho là từ năm 1312 khi Công hội Ki-tô Vienne (Church Council of Vienne) quyết định “thành lập hàng loại các lớp tiếng Arab, tiếng Hy Lạp cổ, tiếng Do Thái (Hebrew), Syria ở các trường đại học ở Paris, Cambridge, Bologna, Avignon, Salamanca v.v. Nói chung, mãi đến thế kỷ XVIII, các học giả Đông phương học đều là các học giả Thánh Kinh, các chuyên gia Islam (do Công hội Ki-tô Vienne đã bắt đầu nghiên cứu Trung Quốc). … đến trung kì thế kỷ XIX, Đông phương học đã trở thành một kho báu học thuật rộng lớn (*). Nói thật, các nghiên cứu Đông phươn học ở phương Tây vẫn đang tồn tại quan niệm “dĩ Âu vi trung”, có thể cho là hiện tượng văn hóa hậu thực dân. Song, hiện thực lịch sử mà ta không thể phủ nhận là trong khoảng 300 năm từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, ngành Đông phương học đã phát huy tác dụng lịch sử quan trong trong việc thúc đẩy giao lưu văn hóa Đông – Tây. Sau đó, nghiên cứu Hán học phát triển mạnh mẽ, trở thành cốt lõi trong Đông phương học. Ở đây cũng cần nói thêm rằng, một số nhà lý luận Đông phương học hiện tại như Sayyid trong cuốn Đông phương học chủ yếu lấy văn hóa Arab làm đối tượng nghiên cứu và ít liên hệ đến lý luận Hán học. Thực tế thì Hán học từ trước đã trở thành bộ phận quan trọng nhất trong các bộ phận hợp thành Đông phương học. Điều mà chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh là cho đến nay vẫn chưa có một cột mốc xác lập ngành Hán học thế giới được toàn thể công nhận. Chúng tôi cho rằng nếu quan sát lịch sử nghiên cứu Hán học ở phương Tây, trễ nhất là Loạt nghiên cứu của các giáo sĩ truyền giáo Bắc Kinh về lịch sử, khoa học, nghệ thuật, đạo đức, phong tục Trung Quốc của Pháp (còn gọi là Trung Quốc luận tùng) cũng đã xác lập ngành Nghiên cứu Hán học tương đối toàn diện và có ảnh hưởng. Phương Tây xuất bản loạt sách này từ những năm 1776 đến 1791, tổng cộng 15 quyển, được xem như một cự tác quan trọng của ngành nghiên cứu giao lưu văn hóa Trung Quốc – phương Tây. Chúng ta có thể coi sự ra đời của bộ sách này là cột mốc quan trọng đánh dấu ngành Hán học quốc tế ra đời. Mối giao lưu Trung Quốc – phương Tây không ngừng tăng cường, nhiều tác phẩm nghiên cứu theo hướng so sánh văn hóa ồ ạt ra đời, nhiều học giả và tác giả yêu thích nghiên cứu Trung Quốc và phương Đông nổi tiếng xuất hiện như Gottfriend Wilhelm Leibniz, Wolf, Goethe, Schlegel, [...]... các nhà khoa học như Brunel chẳng hạn gọi là :chủ nghĩa so sánh Từ năm 1821 về sau, tôn giáo học so sánh, thần thoại học so sánh, chính trị học so sánh, sử học so sánh, triết học so sánh, kinh tế học so sánh, văn hóa học so sánh v.v theo chủ nghĩa so sánh lần lượt ra đời, hình thành một cao trào so sánh Sự xuất hiện của các khoa học theo chủ nghĩa so sánh này đã đặt nền móng quan trọng cho văn hóa. .. của nghiên cứu so sánh văn hóa, loại so sánh văn hóa nguyên thủy mang tính tự phát này không còn đáp ứng được nhu cầu, do đó đã sản sinh nhận thức mang cả tính truyền thống lẫn lý tính về so sánh văn hóa, đưa loại nghiên cứu này bước vào giai đoạn phát triển thứ hai của nó 2: Trung kì nghiên cứu so sánh văn hóa Cột mốc quan trọng của giai đoạn mới trong nghiên cứu văn hóa so sánh chính là sự xuất hiện... hóa đối với lý luận văn hóa so sánh Loại nghiên cứu này trước mắt có hai phương diện nền tảng: (1), toàn cầu hóa có ảnh hưởng và tác dụng gì đối với lý luận cơ bản của nghiên cứu văn hóa so sánh? Đây chính là quan hệ về lý luận nền giữa toàn cầu hóa và nghiên cứu văn hóa so sánh Mục đích của nó là muốn giải quyết các vấn đề lý luận cơ bản của khoa học văn hóa so sánh, vấn đề đã từng tồn tại trong các. .. của việc tiến hành nghiên cứu so sánh văn hóa của các dân tộc, do vậy chính chủ nghĩa so sánh đã cung cấp tư duy và phương pháp cho văn hóa học so sánh Dĩ nhiên, sự ra đời của các nghiên cứu so sánh này cũng có nguồn gốc lịch sử đặc biệt Trước tiên, từ thế kỷ XVII trở đi, sự giao lưu và phát triển của văn hóa thế giới đã bước vào một giai đoạn mới Hiện tượng toàn cầu hóa văn giai đoạn sơ kì đã xuất... của văn hóa so sánh không phải là giới thiệu và giải thích lý luận văn hóa phương Tây bao hàm trong lý luận toàn cầu hóa mà là hệ thống lý luận đặt ra để đối diện với thực tiễn toàn cầu hóa mà các dân tộc có thể tiếp nhận được Văn hóa học so sánh phải cung cấp công cụ khoa học và lý luận cho nghiên cứu văn hóa đa dân tộc Thứ hai, văn hóa học so sánh cũng phải tiến hành nghiên cứu thực tiễn đối với các. .. luôn luôn vượt qua các nhận thức cảm tính thông thường Tuy Marx không sử dụng cụm từ văn hóa so sánh nhưng “sản phẩm tinh tinh thần của các dân tộc” và sản phẩm vật chất mà Marx đã nói đến đã chỉ ra nền tảng của văn hóa so sánh một cách rõ ràng Là sản phẩm của thời đại lịch sử mới, văn hóa so sánh là khoa học tiến hành nghiên cứu so sánh tư duy và phương pháp đối với văn hóa của các dân tộc khác nhau... các nền văn hóa, nghiên cứu hìn thái thể hiện văn hóa, đặc điểm chung cũng như quy luật của chúng, sau đó căn cứ vào những điểm tương đồng và dị biệt văn hóa để quan sát các mặt đối lập, xung đột hay hài hòa, dung hợp giữa chúng Cốt lõi của lý luận này là phá bỏ ranh giới văn hóa để nghiên cứu văn hóa, từ đó có thể hình thành các quan niệm về giao lưu văn hóa và đối thoại văn hóa Loại nghiên cứu này... phần đi khai phá chủ động nghiên cứu văn hóa các dân tộc lạc hậu hơn Các học giả tiên phong trong các lĩnh vực nhân loại học văn hóa, ngôn ngữ học so sánh, tôn giáo học so sánh về sau đều mang trong mình trạng thái tâm lý chủ nghĩa thực dân văn hóa Sau thế kỷ XIX là thời kì văn hóa so sánh phát triển nhanh nhất, thế nhưng sự phát triển ấy vẫn tồn tại các xung đột nội tại Nói một cách khái quát, nó thể... thông trường phái văn hóa học lịch sử, có ảnh hưởng quan trọng đến khoa học văn hóa học so sánh về sau Nhân vật đại diện cho trường phái văn hóa lịch sử là các nhà tư tưởng người Đức thế kỷ XVIII như Herder Johann Gottfried von, Alexander von Humboldt v.v vẫn giữa thái độ mâu thuẫn của văn hóa đối với quan niệm chủ nghĩa trong các nghiên cứu so sánh văn hóa Một mặt họ thừa nhận văn hóa thế giới do đa... trung tâm dẫn lực (1)” Ở đây, văn hóa dân tộc (bản địa) được xem như một chỉnh thể hữu cơ độc lập, nó có tính đối kháng cao Sự tiếp xúc với văn hóa ngoại lai, văn hóa các dân tộc khác có chăng chỉ là chiều đồng hóa của văn hóa bản địa ấy đối với các nền văn hóa khác, và chỉ có những nền văn hóa đã biến đổi thông qua đồng hóa mới có thể gia nhập vào hạt nhân văn hóa của nền văn hóa bản địa này Chúng tôi . sánh văn hóa, đưa loại nghiên cứu này bước vào giai đoạn phát triển thứ hai của nó. 2: Trung kì nghiên cứu so sánh văn hóa Cột mốc quan trọng của giai đoạn mới trong nghiên cứu văn hóa so sánh. giá văn hóa Trung Nguyên với các khu vực văn hóa khác. Các nghiên cứu này chủ yếu chỉ so sánh văn hóa Trung Hoa với các khu vực văn hóa lân cận. Văn hóa Trung Hoa cũng như nhiều nền văn hóa. học so sánh, chính trị học so sánh, sử học so sánh, triết học so sánh, kinh tế học so sánh, văn hóa học so sánh v.v theo chủ nghĩa so sánh lần lượt ra đời, hình thành một cao trào so sánh .