1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tăng sắc tố Becker doc

5 324 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 123,1 KB

Nội dung

Tăng sắc tố Becker - Bệnh thường gặp khi tiếp xúc nhiều với nắng Bệnh tăng sắc tố Becker thường gặp ở độ tuổi 20 - 30, tỷ lệ mắc ở nam giới cao gấp 6 lần ở nữ giới, yếu tố thuận lợi là tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Bệnh dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác như bớt tế bào hắc tố bẩm sinh, dát café sữa, bớt thượng bì. Yếu tố thuận lợi Bệnh tăng sắc tố Becker được ghi nhận ở tất cả các chủng tộc. Mặc dù đây là bệnh mắc phải nhưng một số trường hợp ghi nhận bệnh xuất hiện từ khi sinh. Hầu hết các trường hợp bệnh xuất hiện ở độ tuổi 20 - 30 và tỷ lệ mắc ở nam giới cao gấp 6 lần ở nữ giới. Một số trường hợp có tính chất gia đình. Da bình thường (ảnh trên) và da tăng sắc tố. Nguyên nhân gây bệnh tăng sắc tố Becker Bệnh sinh của bệnh tăng sắc tố Becker đến nay chưa thật sáng tỏ. Các tác giả cho rằng đây là hamartoma dạng cơ quan "organoid hamartoma" có nguồn gốc từ ngoại bì và trung bì phôi thai. Sự tăng theo từng giai đoạn của các receptor androgen và mức độ nhạy cảm của receptor này cũng cao hơn với androgen được cho là giả thuyết mang tính chấp nhận của sinh bệnh học của bệnh. Giả thuyết về tăng nhạy cảm với androgen còn được giải thích thêm bằng các biểu hiện khác như rậm lông, dày gai, dày trung bì, trứng cá, tăng sản tuyến bã. Sự kích thích androgen cũng được nhấn mạnh thêm bằng biểu hiện tăng sợi cơ trơn tại trung bì của tổn thương. Tăng sắc tố cũng được phát hiện tương tự như trong biểu hiện da đặc trưng giới do sự tăng thành phần melanin tại tế bào sừng thượng bì và thường thấy sau khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng gây hậu quả bỏng nắng. Bệnh tăng sắc tố Becker dễ nhầm với bệnh gì? Bệnh tăng sắc tố Becker cần phân biệt với bớt tế bào hắc tố bẩm sinh, dát café sữa, bớt thượng bì. Bệnh Becker có thể phân biệt với bớt bẩm sinh bằng các biểu hiện như tăng sắc tố, kích thước lớn và mọc nhiều lông trên tổn thương, trong đó bớt bẩm sinh thường xuất hiện từ khi sinh, nổi cao và bờ đều. Dát café sữa thường xuất hiện từ khi sinh, hoặc ngay sau sinh, tổn thương hoàn toàn là dát, bằng phẳng mặt da và không quá phát triển lông trên tổn thương. Mặc dù bớt thượng bì và bệnh Becker có mối liên quan do chúng đều là hamartoma liên quan đến thượng bì. Bớt thượng bì thường xuất hiện theo dạng dải, đặc biệt là đường Blaschko, phát triển nổi cao, sùi và ít tăng sắc tố và không có lông. Điều trị bằng cách nào? Điều trị bằng các phương pháp trang điểm, phẫu thuật ghép da, laser Biểu hiện tăng sắc tố có thể được điều trị tốt bằng Q-switched Ruby và Nd-YAG, nhưng tỷ lệ tái phát cao và lông vẫn còn tại tổn thương. Trong một nghiên cứu sử dụng laser màu xung dài có kết quả giảm sắc tố và lông hơn 90% sau 3 lần điều trị. Do bệnh tăng sắc tố Becker dễ chẩn đoán nhầm với các bớt tế bào hắc tố có lông khác, sinh thiết làm mô bệnh học đôi khi cần thiết. Người bệnh bị bệnh Becker cần được khám kỹ các bất thường khác của mô mềm và xương. . chất gia đình. Da bình thường (ảnh trên) và da tăng sắc tố. Nguyên nhân gây bệnh tăng sắc tố Becker Bệnh sinh của bệnh tăng sắc tố Becker đến nay chưa thật sáng tỏ. Các tác giả cho rằng. hậu quả bỏng nắng. Bệnh tăng sắc tố Becker dễ nhầm với bệnh gì? Bệnh tăng sắc tố Becker cần phân biệt với bớt tế bào hắc tố bẩm sinh, dát café sữa, bớt thượng bì. Bệnh Becker có thể phân biệt. Tăng sắc tố Becker - Bệnh thường gặp khi tiếp xúc nhiều với nắng Bệnh tăng sắc tố Becker thường gặp ở độ tuổi 20 - 30, tỷ lệ mắc ở nam giới cao gấp 6 lần ở nữ giới, yếu tố thuận

Ngày đăng: 13/08/2014, 12:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w