ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN HÓA HỌC - SỐ 29 ppsx

4 425 1
ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN HÓA HỌC - SỐ 29 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN HÓA HỌC - SỐ 29 Thời gian làm bài 45 phút 1. Khi đốt khí NH 3 trong khí clo, khói trắng bay ra là A. NH 4 Cl B. HCl C. N 2 D. Cl 2 2. Dung dịch NH 3 có thể hòa tan Zn(OH) 2 là do A. Zn(OH) 2 là hiđroxit lưỡng tính B. Zn(OH) 2 là một bazơ ít tan C. Zn(OH) 2 có khả năng tạo thành với NH 3 phức chất tan D. NH 3 là một hợp chất có cực và làm một bazơ yếu 3. Hiện tượng nào xảy ra khi dẫn khí NH 3 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng? A. Bột CuO từ màu đen sang màu trắng B. Bột CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ, có hơi nước ngưng tụ C. Bột CuO từ màu đen chuyển sang màu xanh, có hơi nước ngưng tụ D. Bột CuO không thay đổi màu 4. Hỗn hợp gồm O 2 và N 2 có tỉ khối hơi so đối với hiđro là 15,5. Thành phần phần trăm của O 2 và N 2 về thể tích là A. 91,18% và 8,82% B. 22,5% và 77,5% C. 25% và 75% D. một kết quả khác 5. Dùng 4,48 lít khí NH 3 (đktc) sẽ khử được bao nhiêu gam CuO? A. 48 g B. 12g C. 6g D. 24g 6. Một nguyên tố R có hợp chất với hiđro là RH 3 . Oxit cao nhất của R chứa 43,66% khối lượng R. Nguyên tố R đó là A. nitơ B. phốt pho C. vanađi D. một kết quả khác 7. Sản phẩm khí thoát ra khi cho dd HNO 3 loãng phản ứng với kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại là A. NO B. NO 2 C. N 2 D. Tất cả đều sai 8. Hiện tượng nào xảy ra khi cho mảnh đồng kim loại vào dd HNO 3 loãng? A. không có hiện tượng gì B. dung dịch có màu xanh, H 2 bay ra C. dung dịch có màu xanh, có khí nâu bay ra D. dung dịch có màu xanh, có khí không màu và hoá nâu trong không khí. 9. Trộn 2 lít NO với 3 lít O 2 . Hỗn hợp sau phản ứng có thể tích (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất) là A. 3 lít B. 4 lít C. 5 lít D. 7 lít 10. Thể tích N 2 thu được khi nhiệt phân 40g NH 4 NO 2 là A. 4,48 lít B. 44,8 lít C. 14 lít D. 22,5 lít 11. Câu nào sai trong các câu sau khi nói về muối nitrat? A. Đều tan trong nước B. Điều là chất điện li mạnh C. Đều không màu D. Đều kém bền đối với nhiệt 12. Cho 13,5 g nhôm tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dd HNO 3 thu được hỗn hợp khí NO và NO 2 có tỉ khối so với H 2 là 19,2. Nồng độ mol của dd axit ban đầu là A. 0,05 M B. 0,68 M C. 0,86 M D. 0,9 M 13. Nhiệt phân Cu(NO 3 ) 2 thu được các chất thuộc phương án nào? A. Cu, O 2 , N 2 B. Cu, NO 2 , O 2 C. CuO, NO 2 , O 2 D. Cu(NO 2 ) 2 , O 2 14. Để tinh chế NaCl có lẫn NH 4 Cl và MgCl 2 , người ta làm như sau: A. đun nóng hỗn hợp (để NH 4 Cl thăng hoa. rồi cho dd kiềm dư vào, tiếp theo là cho dd HCl vào, lọc kết tủa, cô cạn phần nước lọc. B. cho dd HCl vào và đun nóng C. cho dd NaOH loãng vào và đun nóng D. hòa tan thành dd rồi đun nóng để NH 4 Cl thăng hoa 15. Công thức hóa học của magie photphua là A. Mg 2 P 2 O 7 B. Mg 2 P 3 C. Mg 3 P 2 D. Mg 3 (PO 4 ) 2 16. Tiêu chuẩn đánh giá phân đạm loại tốt là tiêu chuẩn nào sau đây? A. Hàm lượng % nitơ có trong phân đạm B. Hàm lượng % phân đạm có trong tạp chất C. Khả năng bị chảy rữa trong không khí D. Có phản ứng nhanh với H 2 O nên có tác dụng nhanh với cây trồng 17. Phân kali được đánh giá bằng hàm lượng % của chất nào? A. K B. K 2 O C. Phân kali đó so với tạp chất D. Cách khác. 18. Câu nào đúng trong các câu sau đây? A. Nitơ không duy trì sự hô hấp vì nitơ là một khí độc B. Vì có liên kết ba, nên phân tử nitơ rất bền và ở nhiệt độ thường khá trơ về mặt hóa học C. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ thể hiện tính khử D. Trong phản ứng N 2 + O 2  2NO, nitơ thể hiện tính oxi hóa và số oxi hóa của nitơ tăng từ 0 đến +2 19. Phân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ ứng với 50% P 2 O 5 . Hàm lượng (%) của canxi đihiđrophotphat trong phân bón này là A. 69,0 B. 65,9 C. 71,3 D. 73,1 20. Thành phần khối lượng của photpho trong Na 2 HPO 4 ngậm nước là 11,56%. Tinh thể hiđrat ngậm nước đó có số phân tử H 2 O là A. 0 B. 1 C. 7 D. 12 21. Có ba lọ axit riêng biệt chứa các dung dịch : HCl, HNO 3 , H 2 SO 4 không có nhãn. Dùng các chất nào sau đây để nhận biết? A. Dùng muối tan của bari, kim loại đồng B. Dùng giấy quỳ tím, dung dịch bazơ C. Dùng dung dịch muối tan của bạc D. Dùng dung dịch phenolphtalein, giấy quỳ 22. Thể tích NH 3 cần dùng để điều chế 6300 kg HNO 3 nguyên chất là A. 2240 lít B. 2240 m 3 C. 2240 dm 3 D. Không có giá trị nào đúng 23. Một hỗn hợp khí X gồm 3 oxit của nitơ : NO, NO 2 , N x O y . Biết % V NO = 45% ; 2 NO NO %V 15% ;%m 23,6%   . Công thức của N x O y là A. NO 2 B. N 2 O 5 C. N 2 O 4 D. N 2 O 3 24. Để điều chế HNO 3 trong phòng thí nghiệm, hoá chất nào sau đây được chọn làm nguyên liệu chính? A. NaNO 3 , H 2 SO 4 đặc B. N 2 và H 2 C. NaNO 3 , N 2 , H 2 , HCl D. AgNO 3 , HCl 25. Nếu toàn bộ quá trình điều chế HNO 3 có hiệu suất 80% thì từ 1 mol NH 3 sẽ thu được một lượng HNO 3 là A. 63g B. 50,4 g C. 78,75g D. Kết quả khác 26. Câu nào sau đây sai ? Trong nhóm nitơ, từ nitơ đến bitmut: A. Độ âm điện các nguyên tố giảm dần B. Bán kính của nguyên tử các nguyên tố tăng dần C. Năng lượng ion hoá của các nguyên tố giảm dần D. Nguyên tử các nguyên tố đều có cùng số lớp electron. 27. Khi cho HNO 3 tác dụng với kim loại không tạo ra được sản phẩm nào? A. NH 4 NO 3 B. N 2 C. NO D. N 2 O 5 28. Chất nào có thể hoà tan được AgCl? A. Dung dịch HNO 3 B. Dung dịch H 2 SO 4 đặc C. Dung dịch NH 3 D. Dung dịch HCl. 29. Phản ứng nào sau đây không chứng minh tính khử của NH 3 ? A. 4NH 3 + 5O 2  4NO + 6H 2 O B. NH 3 + HCl  NH 4 Cl C. 8NH 3 + 3Cl 2  6NH 4 Cl + N 2 D. 2NH 3 + 3CuO  3Cu + 3H 2 O + N 2 30. Cho kim loại Cu tác dụng với dd HNO 3 đặc. Hiện tượng nào sau đây là đúng nhất? A. Khí màu đỏ thoát ra B. Dung dịch không màu khí màu nâu thoát ra, C. Dung dịch chuyển sang màu xanh, khí không màu thoát ra, D. Dung dịch chuyển sang màu xanh, khí màu nâu đỏ thoát ra. Đáp án đề số 29 1. A 2. C 3. B 4. D 5. D 6. B 7. A 8. D 9. B 10. C 11. C 12. B 13. C 14. A 15. C 16. A 17. B 18. B 19. B 20. C 21. A 22. B 23. A 24. A 25. B 26. D 27. D 28. C 29. B 30. D . ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN HÓA HỌC - SỐ 29 Thời gian làm bài 45 phút 1. Khi đốt khí NH 3 trong khí clo, khói trắng bay. thường khá trơ về mặt hóa học C. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ thể hiện tính khử D. Trong phản ứng N 2 + O 2  2NO, nitơ thể hiện tính oxi hóa và số oxi hóa của nitơ tăng từ 0. ra. Đáp án đề số 29 1. A 2. C 3. B 4. D 5. D 6. B 7. A 8. D 9. B 10. C 11. C 12. B 13. C 14. A 15. C 16. A 17. B 18. B 19. B 20. C 21. A 22. B 23. A 24. A 25. B 26. D 27. D 28. C 29. B 30.

Ngày đăng: 13/08/2014, 10:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan