Cấu trúc vốn tối ưu của một doanh nghiệp-Phần I Cấu trúc vốn tối ưu của một doanh nghiệp. Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là xây dựng cấu trúc vốn của doanh nghiệp như thế nào, vốn chủ sở hữu bao nhiêu, vay ngân hàng bao nhiêu để có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, hay còn gọi là xây dựng cấu trúc vốn tối ưu. Đây là một vấn đề khá thú vị cả trong nghiên cứu lý luận lẫn áp dụng trong thực tiễn. Một cấu trúc vốn tối ưu được định nghĩa là một cấu trúc vốn trong đó chi phí sử dụng vốn bình quân nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp đạt lớn nhất. Vấn đề cốt lõi của cấu trúc vốn tối ưu là khi doanh nghiệp vay nợ, doanh nghiệp tận dụng được lợi thế của lá chắn thuế từ nợ vay, bản chất của vấn đề này là lãi suất mà doanh nghiệp trả cho nợ được miễn thuế (thuế được đánh sau lãi vay). Một cách đơn giản ta có thể hình dung là giá trị của doanh nghiệp khi vay nợ sẽ bằng giá trị của doanh nghiệp không vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế từ nợ. Trong trường hợp đặt biệt là khi doanh nghiệp vay nợ vĩnh viễn thì hiện giá của tấm chắn thuế sẽ bằng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp nhân với nợ vay (TCD). Mặt trái của vay nợ là vay càng nhiều nợ thì sẽ xuất hiện chi phí kiệt quệ tài chính và “một lúc nào đó” hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính (y) sẽ làm triệt tiêu hiện giá của của lá chắn thuế từ nợ vay(PV của tấm chắn thuế). Một điều kiện nữa của cấu trúc vốn tối ưu là còn phải xem xét đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tức là thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) phải vượt qua điểm bàng quang để doanh nghiệp có thể tận dụng được đòn cân nợ. Nay bài viết này chỉ bàn về vấn đề cấu trúc vốn tối ưu tại điểm nợ vay “một lúc nào đó” mà chi phí sử dụng vốn nhỏ nhất, tức là giả định trước là EBIT đã thoả mãn cho doanh nghiệp tận dụng được đòn cân nợ. Điều này có cơ sở là vì khi thành lập doanh nghiệp với một qui mô nhất định ta đã phải dự tính doanh thu, chi phí và nhu cầu vốn trước, vấn đề tiếp theo là ta xác định vốn vay bao nhiêu và vốn cổ phần bao nhiêu để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp. Giả định ta có một dự án ABC mà chủ sở hữu bỏ ra là $200, tình hình kinh doanh như sau: doanh thu hàng năm là $400, định phí $40, biến phí chiếm 70% doanh thu là $280, thu nhập trước thuế là $40, thuế suất thuế thu nhập 40%, lãi ròng là $24, thu nhập trên vốn chủ sở hữu ROE = 12%. Giả định lãi vay ngân hàng là 8%(*), tỷ lệ này không đổi cho doanh nghiệp khi vay nợ từ $0 đến $200. Yêu cầu đặt ra là chúng ta đi tìm cấu trúc vốn của doanh nghiệp khi vay nợ bao nhiêu và giảm vốn chủ sở hữu đến bao nhiêu thì có cấu trúc vốn “tối ưu”. Xác định giá trị của doanh nghiệp khi tăng mức độ vay nợ như thế nào? Ta biết rằng hiện giá của lá chắn thuế từ nợ vay theo tỷ lệ vay nợ là một đường thẳng như đồ thị dưới đây. Giá trị của doanh nghiệp sẽ bằng $200+ TCD. ất nhiên là không thể phát biểu rằng doanh nghiệp càng vay nợ thì giá trị doanh nghiệp càng cao, vậy giá trị doanh nghiệp phải được bù trừ với hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính. Vấn đề là cho đến hiện nay chưa có một công trình nào lượng hoá được hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính. . Cấu trúc vốn t i ưu của một doanh nghiệp- Phần I Cấu trúc vốn t i ưu của một doanh nghiệp. Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà quản trị t i chính doanh nghiệp là xây. cấu trúc vốn của doanh nghiệp như thế nào, vốn chủ sở hữu bao nhiêu, vay ngân hàng bao nhiêu để có thể t i đa hóa giá trị doanh nghiệp, hay còn g i là xây dựng cấu trúc vốn t i ưu. Đây là một. l i của cấu trúc vốn t i ưu là khi doanh nghiệp vay nợ, doanh nghiệp tận dụng được l i thế của lá chắn thuế từ nợ vay, bản chất của vấn đề này là l i suất mà doanh nghiệp trả cho nợ được miễn