PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM A. CƠ CẤU CHƯƠNG 1. Tổng quan và mục tiêu 2. Chương trình sản phẩm tín dụng 3. Hội đồng Phê duyệt Chương trình Sản phẩm Mới 4. Quy trình phê duyệt sản phẩm mới 5. Nội dung bản đề án chương trình sản phẩm mới 6. Triển khai thử nghiệm sản phẩm mới 7. Đánh giá xem xét lại sau khi triển khai sản phẩm mới B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. Tổng quan và mục tiêu Chương này miêu tả quy trình triển khai các sản phẩm tín dụng mới hay áp dụng những thay đổi đối với các sản phẩm tín dụng hiện tại ở NHNo&PTNT VN nhằm mục đích xây dựng một quy trình phê duyệt sản phẩm mới và đánh giá sản phẩm mới một cách hiệu quả. Điều này sẽ giúp NHNo&PTNT VN đạt được mức độ linh họat cao trong quá trình phát triển sản phẩm mới. Mục đích cụ thể của quy trình này bao gồm: - Các Sản Phẩm mới và/hoặc thay đổi sản phẩm hiện có được phát triển và triển khai theo một quy trình đã định trước. - Quy trình cho phép xem xét và đưa vào áp dụng các Sản phẩm mới và thay đổi sản phẩm hiện có một cách hiệu quả và kịp thời. - Các mục tiêu kinh doanh được cân bằng với nhu cầu có xem xét các rủi ro liên quan đến Sản Phẩm mới. - Tất cả các bên có thể có lợi ích từ sản phẩm mới đều có cơ hội tham gia ý kiến trước khi sản phẩm đó được chính thức đưa ra. Quy trình này giúp ngân hàng đảm bảo xác định được và cân nhắc cẩn trọng tất cả các rủi ro chính yếu (bao gồm cả rủi ro về danh tiếng). 2. Chương trình sản phẩm tín dụng Một chương trình sản phẩm tín dụng là một quy trình đánh giá rủi ro chuẩn tắc được Ngân hàng áp dụng khi một sản phẩm tín dụng mới được đưa ra thị trường hay một sản phẩm tín dụng được điều chỉnh để đưa ra thị trường. Quy trình Chương trình sản phẩm tín dụng mới giúp Ngân hàng có một cơ cấu đánh giá rủi ro hiệu quả được áp dụng thông suốt trong toàn hệ thống của ngân hàng. Một chương trình sản phẩm tín dụng là điều kiện cần trước khi đưa sản phẩm tín dụng mới hay sản phẩm tín dụng được sửa đổi ra thị trường. Bộ phận có trách nhiệm phát triển sản phẩm tín dụng mới / thay đổi sản phẩm tín dụng. Công tác phát triển sản phẩm tín dụng mới hoặc thay đổi sản phẩm tín dụng có thể phát sinh từ các Ban Tín dụng hoặc Ban Nghiờn cứu Chiến lược kinh doanh của NHNo&PTNT VN. Các Ban Tín dụng và Ban Nghiờn cứu Chiến lược kinh doanh khi đề xuất sản phẩm mới hoặc thay đổi sản phẩm tín dụng sẽ chịu trách nhiệm hoàn tất chương trình sản phẩm tín dụng. 3. Hội đồng Phê duyệt Chương trình Sản phẩm Mới “Hội đồng Phê duyệt Chương trình Sản phẩm Mới” được thành lập để đảm nhận trách nhiệm xem xét và phê duyệt tất cả các sản phẩm mới hoặc những thay đổi đối với sản phẩm tín dụng hiện có trước khi chúng được đưa ra thị trường. Hội đồng này được triệu tập họp khi cần thiết. Hội đồng cũng có thể xem xét và phê duyệt chương trình sản phẩm mới hoặc thay đổi sản phẩm tín dụng hiện có thông qua việc thông tin liên lạc nội bộ giữa các thành viên Hội đồng. Nếu một đề xuất về một sản phẩm mới có tính phức tạp cao cần phải được thảo luận trực tiếp giữa các thành viên của Hội đồng thì Bộ phận đề xuất sản phẩm mới phải chịu trách nhiệm tổ chức một cuộc họp của Hội đồng. Trong trường hợp đó, tờ trình về sản phẩm mới phải được gửi tới các thành viên Hội đồng tối thiểu 10 ngày làm việc trước ngày dự định họp. Các thành viên của Hội đồng Phê duyệt Chương trình Sản phẩm Mới Hội đồng Phê duyệt Chương trình Sản phẩm Mới bao gồm những thành viên sau: - Đại diện Ban điều hành NHNo&PTNT VN (gồm Tổng giám đốc và 2 Phó Tổng Giám đốc) - Đại diện Hội đồng quản trị - Trưởng Ban Nghiờn cứu Chiến lược kinh doanh - Trưởng ban nghiệp vụ nơi sẽ triển khai đưa sản phẩm ra thị trường (với sản phẩm tín dụng là ban tín dụng liên quan) - Trưởng Ban tín dụng - Trưởng Ban Pháp chế - Trưởng Ban tài chính – kế toán - Trưởng Ban Kế hoạch tổng hợp - Trưởng Ban kiểm tra kiểm toán nội bộ: Bộ phận Kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập - Trưởng các Phòng ban có thể có liên quan (tuỳ thuộc tính chất của sản phẩm mới) 4. Quy trình phê duyệt sản phẩm mới Quy trình phê duyệt sản phẩm mới bao gồm các bước chính sau đây: Tại Trung tâm điều hành 1. Ban Nghiờn cứu Chiến lược kinh doanh và/hoặc Ban Tín dụng soạn thảo bản đề xuất ý tưởng về sản phẩm mới trình Ban Lãnh đạo thông qua về nguyên tắc. 2. Ban Nghiờn cứu Chiến lược kinh doanh và/hoặc Ban Tín dụng phối hợp lập Ban/Tổ Đề án đề nghiên cứu xây dựng Đề án chi tiết. Trong Đề án chi tiết phải nêu rõ các rủi ro và giải pháp kiểm soát rủi ro liên quan đến sản phẩm mới đó. Chi tiết về nội dung sẽ được nêu rõ trong phần Nội dung bản đề án chương trình sản phẩm mới dưới đây. Trong quá trình nghiên cứu xây dựng đề án phải lấy ý kiến đóng góp của các phòng ban liên quan trong ngân hàng. 3. Chương trình sản phẩm mới được đệ trình lên Hội đồng Phê duyệt Chương trình Sản phẩm Mới để phê duyệt. 4. Sau khi chỉnh sửa Đề án chương trình sản phẩm mới theo ý kiến của Hội đồng Phê duyệt Chương trình sản phẩm mới, Hội đồng Phê duyệt sẽ thông qua một lần nữa. 5. Bản đề án sau đó sẽ được trình lên HĐQT để phê duyệt lần cuối. 6. Ban Nghiờn cứu Chiến lược kinh doanh và/hoặc Ban Tín dụng phải duy trì hồ sơ của toàn bộ các sản phẩm được phê duyệt kèm theo các điều kiện phê duyệt. Tại Chi nhánh Phòng tín dụng đề xuất ý tưởng về sản phẩm mới, lập bản đề xuất ý tưởng trình lên Ban Nghiờn cứu Chiến lược kinh doanh Trung tâm điều hành NHNo&PTNT VN. Ban Nghiờn cứu Chiến lược kinh doanh sẽ phối hợp với Ban Tín dụng triển khai nghiên cứu. 5. Nội dung bản đề án chương trình sản phẩm mới Bản đề án phê duyệt sản phẩm mới phải được gửi đến các thành viên Hội đồng ít nhất 10 ngày trước ngày Hội đồng dự kiến họp. Điều này nhằm cho phép các uỷ viên Hội đồng có đủ thời gian để xem xét bản đề án và nếu cần sẽ yêu cầu đơn vị đề xuất cung cấp thông tin bổ sung hay giải thích trước khi trả lời. Bản đề án phê duyệt sản phẩm mới phải đề cập các vấn đề sau đây. Đề mục chính Các vấn đề cần đề cập Miêu tả sản phẩm mới Đặt tên sản phẩm mới Loại sản phẩm Bản chất của sản phẩm Tính phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng. Vị thế của sản phẩm trên thị trường Vị thế của sản phẩm trên thị trường (ví dụ, mâu thuẫn với sản phẩm khác) Phân tích về tác động của sản phẩm mới đối với khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Dự tớnh phản ứng của khỏch hàng và đối thủ cạnh tranh đối với sản phẩm tớn dụng mới của Ngõn hàng Các vấn đề về rủi ro tín dụng Dự tớnh những rủi ro cú thể phỏt sinh khi triển khai sản phẩm tớn dụng mới. Hạn chế về thời hạn cho vay, ví dụ cho vay tuần hoàn, cho vay theo mùa; có thời hạn tối đa hay tối thiểu không; có hạn chế gì đối với kỳ hạn trả nợ như phải trả định kỳ nhiều lần hay trả một lần v.v. Tài sản thế chấp, ví dụ nêu hạn chế về tỷ lệ tối thiểu giữa tài sản thế chấp trên trị giá khoản vay; có yêu cầu về tài sản thế chấp bắt buộc nào không. Các rủi ro khác Nêu và đánh giá rủi ro về thị trường, về pháp lý, về danh tiếng và hoạt động Về rủi ro pháp lý, nêu rõ các yêu cầu về hồ sơ pháp lý cần phải có Về rủi ro hoạt động, có sự tách biệt trách nhiệm hay không. Các loại rủi ro khác bao gồm yêu cầu về xin giấy phép, bảo hiểm, các yếu tố kinh tế trong nước và khu vực Giải pháp giảm thiểu và quản lý rủi ro Đưa ra giải pháp giảm thiểu những rủi ro đã xác định Xác định những rủi ro không thể đưa ra được giải pháp giảm thiểu hoặc khắc phục hay không thể đưa ra giải pháp giảm thiểu rủi ro một cách kinh tế. Các biện pháp kiểm soát Các bước kiểm soát cần phải có để quản lý các rủi ro nêu trên Các thao tác về hoạt động cần phải có để thực hiện được các bước kiểm soát đó Ai sẽ là người thực hiện các thao tác này và họ phải nhận những hướng dẫn gì. Đề xuất hạn mức tớn dụng ỏp dụng cho loại sản phẩm mới. Phân tích về tác động nguồn lực Các yêu cầu về cơ sở hạ tầng Các tác động khác như kỹ năng nhân lực cần có để quản lý sản phẩm Bảng cân đối tài sản Tác động của sản phẩm mới đối với bảng cân đối tài sản Rủi ro và hiệu quả Đánh giá tiềm năng thị trường đối với sản phẩm mới Phân tích kinh tế và mô hình tài chính Kết quả và rủi ro mong đợi Kế hoạch triển khai sản phẩm ra thị trường Kế hoạch triển khai sản phẩm ra thị trường: lựa chọn thị trường (địa bàn) làm thí điểm, phân tích rõ lý do lựa chọn thị trường đó; xác định khoảng thời gian triển khai thí điểm cần thiết. Xem xét đánh giá sau khi sản phẩm được triển khai 6. Triển khai thử nghiệm sản phẩm mới Sau khi bản đề án về sản phẩm mới đã được phê duyệt, các phòng ban nghiệp vụ tín dụng liên quan tiến hành thực hiện triển khai sản phẩm ra thị trường nhằm mục đích thử nghiệm. Việc triển khai được thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt trong đề án. 7. Đánh giá xem xét lại sau khi triển khai sản phẩm mới Sau khi đưa sản phẩm ra thị trường trong vòng 6 tháng kể từ ngày triển khai, phải làm báo cáo đánh giá lại mọi chương trình sản phẩm mới. Quá trình đánh giá lại sẽ xác nhận rằng sản phẩm đã được đưa ra thị trường theo đúng như phê duyệt của Hội đồng phê duyệt sản phẩm và không có các vần đề về rủi ro mới nào phát sinh. Báo cáo đánh giá sau khi triển khai sản phẩm mới phải được gửi đến Hội đồng sản phẩm mới. Hội đồng sản phẩm mới sẽ phối hợp với Ban tín dụng xây dựng chính sách và quy trình áp dụng rộng rãi sản phẩm mới trong toàn hệ thống hoặc tại những chi nhánh NHNo&PTNT có điều kiện phù hợp. . nhiệm phát triển sản phẩm tín dụng mới / thay đổi sản phẩm tín dụng. Công tác phát triển sản phẩm tín dụng mới hoặc thay đổi sản phẩm tín dụng có thể phát sinh từ các Ban Tín dụng hoặc Ban Nghiờn. của ngân hàng. Một chương trình sản phẩm tín dụng là điều kiện cần trước khi đưa sản phẩm tín dụng mới hay sản phẩm tín dụng được sửa đổi ra thị trường. Bộ phận có trách nhiệm phát triển sản. trình sản phẩm tín dụng Một chương trình sản phẩm tín dụng là một quy trình đánh giá rủi ro chuẩn tắc được Ngân hàng áp dụng khi một sản phẩm tín dụng mới được đưa ra thị trường hay một sản phẩm