1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÌM HIỂU KINH TẾ MÔI TRƯỜNG - PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ - 4 potx

15 382 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 405,93 KB

Nội dung

Barry Field & Nancy Olewiler 46 Có lý do để dùng từ “tối đa” ở đây. Những nhập liệu dùng để sản xuất một loại sản phẩm nào đó có thể được sử dụng để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ khác. Chi phí cơ hội bao gồm chi phí tiền mặt, nhưng còn rộng hơn nữa. Một số nhập liệu thực tế được sử dụng trong sản xuất nh ưng lại không được xem là chi phí bằng tiền. Ví dụ, những người tình nguyện hốt rác trên đường hay trong các công viên có chi phí cơ hội: đó là họ có thể dùng thời gian này để làm việc khác có tiền. Song quan trọng hơn là nhiều quá trình sản xuất đưa chất thải vào môi trường và gây thiệt hại môi trường. Đây chính là chi phí cơ hội của việc sản xuất mặc dù chúng không thể hiện bằng tiền trong bảng báo cáo thu nhập của công ty. Chi phí cơ hội rất cần thiết khi cần phải ra những quyết định liên quan đến việc chọn lựa cách sử dụng một tài nguyên cho mục đích này hay mục đích khác. Đối với một tổ chức công quyền với một ngân sách nhất định, thì chi phí cơ hội của một chính sách là giá trị của những chính sách khác mà họ có thể thực hiện. Còn đối với một người tiêu dùng chi phí cơ hội c ủa thời gian đi tìm một món hàng nào đó chính là giá trị cao nhất của một việc làm khác mà họ có thể có. Làm thế nào để đo lường chi phí cơ hội? Thường không thiết thực nếu đo lường theo số lượng các vật chất khác lẽ ra đã được sản xuất. Chúng ta cũng thường không có đủ thông tin để đo lường giá trị của các sản phẩm lẽ ra đã được sản xuất. Nên trong thực tế, ta đo lường chi phí cơ hội bằng các giá trị của những nhập liệu sử dụng trong sản xuất. Để làm việc này, ta phải đảm bảo là các giá trị của nhập lượng là chuẩn xác. Nếu thị trường bị biến dạng ta có thể dùng giá mờ (shadow price) để đo lường chi phí cơ hội. Giá mờ đo lường chi phí thực trong điều kiện thị trường hoạt động hoàn hảo. Ví dụ, lao động tình nguyện phải được định giá theo mức lương hiện hành mặc dù trong thực tế khoản này không phải chi trả. Nếu không có thị trường, như trường hợp của môi trường, thì ta phải tính ra một giá trị nào đó. Phần 2 sẽ đề cập một số kỹ thuật đánh giá. Một khi các nh ập lượng được hạch toán và đánh giá chính xác, thì tổng giá trị này có thể được xem là chi phí cơ hội của sản xuất. Đây là công việc cực kỳ quan trọng đối với các nhà kinh tế môi trường. Đường chi phí Thông tin chi phí có thể được tổng kết thành các đường chi phí, đó là việc miêu tả các chi phí sản xuất bằng đồ thị. Và cũng như trường hợp giá sẵn lòng trả, chúng ta sẽ phân biệt giữa chi phí biên (MC) và tổng chi phí (TC) của quá trình sản xuất:  Chi phí biên đo lường lượng chi phí gia tăng khi tăng thêm một đơn vị sản phẩm.  Tổng chi phí là chi phí sản xuất ra tổng số lượng sản phẩm. Xét đường chi phí trong hình 3-6, là chi phí mà một vườn táo cung cấp táo sạch cho thị trường. Hình vẽ cũng có dạng tương tự như các hình trước, với số lượng sản phẩm trên trục hoành và số tiền trên trục tung. Biểu đồ ở trên cùng biểu diễn chi phí biên dưới dạng bậc thang. Biểu đồ này cho thấy phải tốn 1,67$ để sản xuất ra đơn vị sản phẩm đầu tiên. Nếu công ty muốn tăng sả n phẩm lên 2 đơn vị thì phải chi thêm 2$ cho đơn vị thứ hai. Đơn vị thứ ba thêm vào sẽ làm tăng thêm 2,33$ cho tổng chi phí, và cứ tiếp tục như thế. Đo lường bằng chi phí biên phân phối chuẩn, nó là các khoản chi phí thêm vào, hay là khoản tăng thêm của tổng chi phí, khi sản lượng tăng lên một đơn vị. Như vậy khi giảm sản xuất từ năm còn bốn đơn vị sẽ làm giảm tổng chi phí 3$, đây chính là chi phí biên c ủa đơn vị sản phẩm thứ năm. Barry Field & Nancy Olewiler 47 Đường dạng bậc thang không tiện cho phân tích nên ta giả định là xí nghiệp có thể sản xuất ra từng lượng sản phẩm nhỏ với giá trị số nguyên. Giả định này sẽ cho ta đường chi phí biên liên tục, như trong biểu đồ (b) của hình 3-6. Để dễ tính toán, đường chi phí biên sẽ lại là đường thẳng. Chúng ta có thể sử dụng đường chi phí biên để xác định tổng chi phí sản xuất. Tổng chi phí là diện tích dưới đường chi phí biên. Ví dụ từ hình 3-6 minh họa cách tính tổng chi phí. Ví dụ: Tính tổng chi phí từ đường chi phí biên của táo Tổng chi phí để sản xuất ra 5 đơn vị sản lượng là bao nhiêu? 1. Sử dụng đường chi phí biên bậc thang, cộng phần diện tích của các thanh từ 0 đến 5 đơn vị. Đơn vị đầu tiên = 1,67$, đơn vị thứ hai bằng 2,00$, đơn vị thứ ba bằng 2,33$, đơn vị thứ tư bằng 2,67$, đơn vị thứ năm bằng 3,00$. Tổng chi phí = 11,67$. 2. Sử dụng đường MC tuyến tính, tính phần diện tích bên dưới đường thẳng từ 0 đến 5 đơn vị. Đó là phần hình chữ nhật (diện tích a), cộng với hình tam giác (diện tích b). Diện tích a có đường cao = 1,67$ và dài = 5, tổng chi phí là 8,35$. Diện tích b có đáy là 5 và đường cao là 1,33$ (3 – 1,67). Diện tích của b là (5 × 1,33$) = 3,32$. Tổng chi phí là 11,67$. Barry Field & Nancy Olewiler 48 CUNG VÀ ĐƯỜNG CHI PHÍ BIÊN, TỔNG CUNG Chi phí sản xuất biên là yếu tố chính trong việc xác định hành vi cung của các công ty trong trường hợp cạnh tranh. Đường chi phí biên của một cong ty là đường cung, chỉ ra số lượng hàng hóa mà xí nghiệp muốn cung cấp ở các mức giá khác nhau. Xét biểu đồ (a) trong hình 3-7 cho trường hợp vườn táo. Giả sử vườn này có thể bán sản phẩm ở giá 2$. Vườn này sẽ tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất ra lượng sản phẩm mà chi phí biên của s ản phẩm cuối là bằng 2$, nghĩa là với lượng sản phẩm là 2 kg. Ở các mức sản lượng thấp hơn mức này, thì nhà vườn còn có thể tăng được lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng. Còn ở các mức sản lượng cao hơn mức này, thì chi phí biên để sản xuất một đơn vị sản phẩm cao hơn giá, do vậy để tối đa hóa lợi nhuận nhà vườn nên giảm s ản xuất. 0 1 2 3 4 5 6 7 1 2 1,67 3 4 Sản lượng táo $ (a) 3 4 2 1,67 1 1 0 2 3 4 5 7 Sản lượng táo (b) $ b a MC Đường chi phí biên của vườn táo. Biểu đồ (a) mô tả chi phí biên bằng chiều cao của mỗi thanh, biểu đồ (b) là hàm tuyến tính của cùng số liệu. Tổng chi phí là phần diện tích nằm dưới đường chi phí biên. Nếu sản xuất 5 đơn vị táo, tổng chi phí được tính bằng tổng của các thanh từ thứ nhất đến thanh thứ năm ở biểu đồ (a) hoặc bằng tổng diện tích a cộng b ở biểu đồ (b). Tổ ng chi phí của 5 đơn vị là 11,67$ 6 Hình 3-6: Tổng chi phí và chi phí biên của táo (a) Barry Field & Nancy Olewiler 49 Hình 3-7: Xây dựng đường tổng cung từ các đường chi phí sản xuất biên Các nhà kinh tế nghiên cứu các đường cung của ngành, cũng như của các xí nghiệp. Đường cung hay đường chi phí biên của một ngành là đường cung của các xí nghiệp sản xuất ra cùng một loại sản phẩm. Ta gọi đây là tổng cung, cũng tương tự như khái niệm tổng cầu đã đề cập. Đường tổng cung của các xí nghiệp sản xuất ra cùng một loại sản phẩm là tổng các đường cung của các xí nghiệp ấy theo trục hoành. Giả sử chúng ta có hai vườn táo. Biểu đồ (b) trình bày đường chi phí biên của vườn thứ hai. Cung thị trường là tổng các đường chi phí biên của các vườn. Nguyên tắc cũng giống như khi xây dựng đường tổng cầu cho hàng hóa tư nhân. Hãy chọn một mức giá, rồi cộng các số lượng được cung cấp ở mức giá ấy. Đây là tổng theo trục hoành. Biểu đồ (c) trong hình 3-7 đại diện cho đường tổng cung. Lấy ví dụ, ở m ức giá 2$, vuờn thứ nhất cung cấp 2 đơn vị, vườn hai không cung cấp (bởi vì giá thấp hơn chi phí sản xuất tối thiểu của họ) vì thế đường tổng cung ở giá này là hai đơn vị. Để hoàn tất đường tổng cung ta lấy nhiều mức giá khác nhau, rồi cộng dồn các số lượng cung cấp của mỗi vườn. Ví dụ, ở mức giá 4$, vườn 1 cung cấp 8 đơn vị và vườn 2 cung cấp 2 đơn vị, tổng mức cung cấp như thế là 10 đơn vị. Các đường chi phí biên có thể diễn tả theo phương pháp đại số. Bảng 3-2 cho số liệu của từng vườn và tổng cung. Bảng 3-1: Cách tính đường tổng cung táo sạch Giá ($/kg) Lượng cung của vườn 1 (kg/tuần) Lượng cung của vườn 2 (kg/tuần) Tổng cung (kg/tuần) 1 0 0 0 2 2 0 2 3 5 1 6 4 8 2 10 5 11 3 14 Đường cung Q S = 3P - 4 Q S = P - 2 Q S = 4P – 6 Đường chi phí biên của 2 vườn táo được cộng lại để tạo đường tổng cung. Người sản xuất tối đa hóa lợi nhuận sẽ đặt giá thị trường bằng với chi phí biên của nó. Tại mỗi mức giá, các cột kế tiếp cho thấy số lượng cung của mỗi nhà cung cấp và tổng cung. Đường chi phí biên là đường cung của vườn. Vườn luôn sản xuất tại mức sản lượng mà giá bằng chi phí biên nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Biểu đồ (a) và (b) thể hiện đường cung của hai vườn táo, Biểu đồ (c) thể hiện đường tổng cung hình thành bằng cách cộng sản lượng của hai vườn tại từng mức giá. Với mức giá 4$/kg, vườn 1 cung cấp 8 kg, vườn 2 cung cấp 2 kg, tạo ra tổng cung là 10 kg. 5 1 3 4 2 8 6 2 4 5 4 3 1 2 5 4 2 1 3 2 4 6 8 10 2 4 6 8 10 Lượng táo Lượng táo Lượng táo (a) $ $ (b) (c) Đường cung của vườn 1 $ Đường cung của vườn 2 Đường tổng cung Barry Field & Nancy Olewiler 50 Xây dựng đường chi phí biên bằng đại số Từ dữ liệu của bảng 3-2 và các biểu đồ miêu tả ở hình 3-7, chúng ta có thể minh họa đường chi phí biên của mỗi công ty. Đường chi phí biên (MC) được biểu diễn bởi các các đường cung theo giá và cho rằng mỗi nhà sản sản xuất tối đa hóa lợi nhuận bằng cách đặt giá bằng với chi phí biên (như là ghi chú trong bảng). Đường MC của vuờn thứ nhất MC: = 4/3 + 1/3 Q S Đường MC của vườn thứ hai MC: = 2 + Q S Đường MC tổng: MC: = 3/2 + ¼Q S Tổng cung được ký hiệu là Q S như trong bảng trên: Q S = 4P – 6. Các phương trình này đặt nền tảng cho việc xác định cân bằng thị trường trong chương tiếp theo. CÔNG NGHỆ Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hình dạng của đường chi phí biên là công nghệ sản xuất. Công nghệ nghĩa là năng lực sản xuất vốn có với phương pháp và máy móc sử dụng. Bất kỳ quá trình sản xuất hiện đại nào cũng sử dụng nhiều loại hàng hóa tư bản (máy móc và thiết bị) có công suất, lao động, qui trình, nguyên liệu khác nhau. Số lượng sản phẩm mà một xí nghiệ p sản xuất từ một nhóm nhập liệu tùy thuộc vào năng lực máy móc và nhân lực. Ngay trong cùng một ngành, các đường chi phí biên có thể khác nhau. Một số xí nghiệp có thể cũ hơn, nghĩa là họ làm việc với các thiết bị cũ hơn và có đặc điểm chi phí khác. Các xí nghiệp có cùng thời gian hoạt động cũng có thể có công nghệ sản xuất khác; những quyết định quản lý trong quá khứ có thể đã khiến các xí nghiệp này có các m ức chi phí biên khác nhau hôm nay. Khái niệm công nghệ là rất quan trọng trong kinh tế môi trường vì chúng ta dựa vào những thay đổi công nghệ để tìm cách tạo ra sản phẩm dịch vụ và hàng hóa với ít tác động có hại tới môi trường hơn và cũng để xử lý chất thải tốt hơn. Trong một mô hình đơn giản, tiến bộ kỹ thuật cho phép đuờng chi phí dịch chuyển xuống thấp. Tiến bộ kỹ thuật cho phép tạo thêm sản ph ẩm với chi phí biên thấp hơn. Nó cũng làm giảm tổng chi phí sản xuất. Xem hình 3-8, đường chi phí biên 1 (hay MC 1 ) là chi phí biên của xí nghiệp trước khi có cải tiến kỹ thuật ; MC 2 là chi phí biên sau khi có một số cải tiến kỹ thuật. Nói cách khác thay đổi công nghệ đã dịch chuyển đường chi phí biên xuống. Chúng ta có thể xác định tổng chi phí sản xuất sẽ giảm bao nhiêu khi có sự thay đổi công nghệ. Xem xét số lượng đầu ra q*, với MC 1 thì tổng chi phí để sản xuất số lượng q* được thể hiện bằng diện tích a+b, khi chi phí biên giảm xuống đường MC 2 thì tổng số chi phí sản xuất chỉ còn là b. Thay đổi công nghệ sẽ giảm tổng chi phí một lượng tương đương với diện tích a. Thay đổi công nghệ thường không xảy ra khi không có nỗ lực; thường nó cần quá trình nghiên cứu và pháp triển (Rearch and Development – R&D). R&D trong công nghệ môi trường rõ ràng là hoạt động cần được khuyến khích. R&D là một trong các tiêu chuẩn chúng ta cần sử dụng trong việc đánh giá các chính sách môi trường xem chúng có tạo nên khuyến khích cho các cá nhân, các công ty và các ngành để tham gia vào các chương trình R&D đầy triển vọng hay không. Nói một cách đơn giản, khuyến khích thực hiện R&D đồng nghĩa với tiết kiệm chi phí nhờ áp dụng các công nghệ, nguyên liệu và các quy trình s ản xuất mới. Tiết kiệm chi phí được biểu diễn trong hình 3-8 (diện tích a) thể hiện chỉ một phần của sự khuyến khích. Đây là những tiết kiệm chi phí sẽ xảy ra hàng năm. Tuy nhiên, tổng các khoản tiết kiệm chi phí hàng năm mới chính là những khuyến khích do việc áp dụng R&D. Barry Field & Nancy Olewiler 51 Hình 3-8: Tác động của tiến bộ kỹ thuật đối với đường chi phí biên NGUYÊN TẮC CÂN BẰNG BIÊN Bây giờ chúng ta sẽ bàn luận về một nguyên tắc kinh tế học đơn giản nhưng rất quan trọng, được sử dụng nhiều trong các chương tiếp theo. Nguyên tắc này được gọi là Nguyên tắc cân bằng biên. Để hiểu được nguyên tắc này, hãy tưởng tượng chúng ta có một công ty sản xuất một sản phẩm nhất định, và hoạt động của công ty được chia ra tại hai nhà máy. Mỗi nhà máy sản xuất ra cùng một sản phẩm vì vậy tổng lượng sản phẩm của công ty sẽ là tổng sản phẩm được sản xuất ra ở cả 2 nhà máy. Nhưng chúng ta hãy giả sử rằng hai nhà máy này được xây dựng ở những thờ i điểm khác nhau và sử dụng các công nghệ khác nhau. Nhà máy cũ là nhà máy A như trong hình 3-9 với công nghệ cũ hơn sẽ có đường chi phí biên bắt đầu gần điểm gốc và tăng nhanh khi sản xuất gia tăng. Nhà máy mới B trong hình 3-9 sử dụng công nghệ mới sẽ có chi phí biên cao hơn ở mức sản lượng thấp nhưng chi phí sẽ không tăng nhanh khi gia tăng sản xuất. Bây giờ xem xét một tình huống mà ở đó hai nhà máy này muốn sả n xuất lượng tổng sản phẩm là 100 đơn vị. Bao nhiêu sản phẩm sẽ được sản xuất ở mỗi nhà máy để có được 100 đơn vị tổng sản phẩm với tổng mức chi phí thấp nhất? Có phải tốt nhất là mỗi nhà máy sẽ sản xuất 50 sản phẩm? Điều này được miêu tả trong hình 3-9 ở mức sản lượng 50 chi phí biên của nhà máy A là 12$ trong khi nhà máy B là 8$. Tổng chi phí sản xuất bao gồ m tổng chi phí ở mỗi nhà máy hay ( a + b + c) + (d). Nhưng điểm quan trọng ở đây là: Chúng ta có thể hạ thấp chi phí sản xuất 100 sản phẩm bằng cách phân phối lại sản xuất. Giảm sản xuất ở nhà máy A một sản phẩm thì chi phí sẽ giảm 12$. Tăng sản xuất ở nhà máy B lên một sản phẩm thì chi phí sẽ tăng 8$. Công ty vẫn sản xuất 100 sản phẩm nhưng tiết kiệm được 12 – 8 = 4$. Như vậy tổng chi phí củ a hai nhà máy gộp chung sẽ giảm. q * $ a MC 2 MC 1 b Số lượng đầu ra Tiến bộ cộng nghệ được biểu diễn bằng đường chi phí biên dịch xuống. Lượng q * được sản xuất với công nghệ mới làm giảm tổng chi phí một diện tích là a Barry Field & Nancy Olewiler 52 Hình 3-8: Nguyên tắc cân bằng biên Khi chi phí biên của hai nhà máy là khác nhau, sản xuất nên được phân bố lại theo cách giảm sản lượng ở nhà máy có chi phí cao để chuyển dần về nhà máy có chi phí thấp hơn nhằm giảm tổng chi phí. Thực tế, chi phí tổng cộng để sản xuất 100 sản phẩm ở 2 nhà máy sẽ ở mức tối thiểu chỉ khi chi phí biên của 2 nhà máy bằng nhau – đó chính là nguyên tắc cân bằng biên. Trong hình, điều này xảy ra khi số lượng sản phẩm của nhà máy A là 38 s ản phẩm và của nhà máy B là 62 sản phẩm. Tổng chi phí bây giờ sẽ là a + (d + e). Mục đích của nguyên tắc cân bằng biên là giảm thiểu chi phí tổng cộng cho sản xuất một lượng sản phẩm nhất định. Mục tiêu này trở thành hiện thực khi sản xuất được phân phối theo cách cân bằng chi phí biên giữa các nguồn sản xuất. Hay nó đơn giản hơn: Nguyên tắc cân bằng biên đòi hỏi là tổng sản lượng được phân phối giữa các nguồn sản xuất sao cho chi phí sản xuất biên của các nguồn là bằng nhau. Nguyên tắc này sẽ rất có giá trị khi mà chúng ta giải quyết vấn đề giảm thiểu phát thải từ những nguồn phát thải nhất định, sẽ được giới thiệu ở chương 5 và sử dụng trong phần 4. TÓM TẮT Chương này giới thiệu sơ lược một số công cụ kinh tế vi mô cơ bản. Các chương sau sẽ dựa vào các ý tưởng này, đặc biệt là nguyên tắc cân bằng biên và trên các đồ thị khi chúng ta nhắc đi nhắc lại các số đo tổng và số đo biên. Khi bắt đầu xem xét các vấn đề thực tế về phân tích môi trường và thiết lập chính sách, chúng ta sẽ dễ dàng chuyển sang vô số các chi tiết mà bỏ quên các khái niệm kinh tế h ọc cơ bản. Những khái niệm kinh tế cơ bản, như trình bày trong chương này, giúp chúng ta nhận định các đặc điểm kinh tế học cơ bản của các vấn đề và giúp triển khai giải pháp cho các vấn đề ấy. Số lượng sản xuất Số lượng sản xuất Nhà máy A Nhà máy B Khi có 2 nhà máy khác nhau sản xuất cùng một sản phẩm, công ty sẽ giảm thiếu tổng chi phí sản xuất bằng cách cân bằng chi phí sản xuất biên của 2 nhà máy. Ví dụ, để sản xuất 100 sản phẩm với tổng chi phí thấp nhất khi chi phí biên bằng nhau thì nhà máy có chi phí thấp sẽ sản xuất nhiều hơn (62 sản phẩm) trong khi nhà máy có chi phí cao sẽ sản xuất ít hơn (38 sả n phẩm). Kết quả thu được là tổng chi phí sẽ thấp hơn so với khi cả hai nhà máy cùng sản xuất 50 sản phẩm. Nhà máy A MC A Nhà máy B MC B a b c 12 38 50 d e 50 62 Barry Field & Nancy Olewiler 53 CÁC THUẬT NGỮ CHÍNH Khả năng chi trả Giá sẵn lòng trả biên Tổng cầu Kinh tế vi mô Lợi ích Chi phí cơ hội Đường cầu Giá mờ Nguyên tắc cân bằng biên Tổng chi phí Đường cầu nghịch đảo Tổng giá sẵn lòng trả Chi phí biên Giá sẵn lòng trả BÀI TẬP 1. Đường cầu nước đóng chai của Alvin là Q d A =8 – 5P. Đường cầu của Betty là Q d B = 6 – P. Hãy tính giá sẵn lòng trả tổng cộng và giá sẵn lòng trả biên của Alvin và Betty cho 4 chai nước đóng chai và hãy minh họa bằng đồ thị. 2. Với cùng các biểu thức như ở câu 1, tính đường tổng cầu cho nước đóng chai, giả sử chỉ có Alvin và Betty là người tiêu thụ. Xây dựng đường tổng cầu nếu như có 5 người như Alvin và 10 người như Betty. 3. Tính toán và vẽ biểu đồ đường cung cho bóng tennis của 3 nhà sản xuất với các đường MC như sau: A: MC = 3 + 3Q S với Q cho mỗi nhà sản xuất là 1.000 đơn vị sản phẩm B: MC = 4 + 6Q S C: MC = 1 + 1Q S 4. Nếu giá bóng tennis là 4$ cho mỗi container, thì các nhà sản xuất này có còn sản xuất không? Giải thích tại sao có thể hay tại sao không. Mỗi nhà sản xuất muốn sản xuất thì phải ở mức giá là bao nhiêu? 5. Đường chi phí biên thường phi tuyến như chúng ta giả sử đơn giản trong chương này. Tại sao lại như vậy? Vẽ đường chi phí biên của một công ty mà công ty này không thể gia tăng số lượng sản phẩm vượt quá 500 sản phẩm mỗi tháng. 6. Quay lại câu 3. Nếu thay đổi công nghệ làm dịch chuyển đường chi phí biên của nhà sản xuất B đến gần đường chi phí biên của nhà sản xuất C, hãy tính chi phí tiết kiệm được của nhà sản xuất B ở mức sản lượng là 2 sản phẩm (trong 1.000 sản phẩm). 7. Giả sử 3 nhà sản xuất bóng tennis như câu 4 thuộc cùng một công ty và mỗi nhà sản xuất là một nhà máy của công ty này. Hãy dùng Nguyên tắc cân bằng biên để giải thích làm thế nào công ty xác định được sản lượng cho mỗi nhà máy. CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Điều gì sẽ xảy ra với đường tổng cầu khi người tiêu dùng mong chờ giá sản phẩm tăng (hay giảm) trong tương lai? Tình huống này có làm suy yếu lý thuyết được trình bày trong chương này? 2. Lôgic của việc cho lợi ích bằng với giá sẵn lòng trả có thể cho chúng ta kết luận rằng làm sạch không khí mà người thu nhập thấp đang thở có thể tạo ra lợi ích ít hơn so với làm sạch không khí thở của người thu nhập cao. Liệu diều này có làm xói mòn ý tưởng cho rằng lợi ích là bằng với giá sẵn lòng trả? Các nhà kinh tế sẽ giải quyết vấn đề khó xử này như thế nào? 3. Các loại yếu tố nào ảnh hưởng đến hình dạng của đường chi phí biên? Các đường chi phí biên trong cùng ngành có khác nhau đáng kể không? 4. Hãy giải thích cho một người không học kinh tế tại sao các giá trị biên là rất quan trọng trong phân tích kinh tế học. Bạn sẽ đối đầu như thế nào với lập luận của người này rằng họ không bao giờ quyết định dựa vào sự định giá biên? Barry Field & Nancy Olewiler 54 CHƯƠNG 4 HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG Chương này bao gồm các mục tiêu sau: đưa ra khái niệm hiệu quả kinh tế như là một chỉ số để khảo sát xem nền kinh tế hoạt động như thế nào và như là một tiêu chuẩn cho việc thẩm định xem nền kinh tế đó có hoạt động đúng với khả năng của nó hay không. Hiệu quả kinh tế là một khái niệm đơn giản nhưng là một khái niệm nhận được nhiều đề nghị xem như là một tiêu chuẩn để đánh giá s ự hoạt động của một hệ thống kinh tế hoặc một phần của hệ thống kinh tế đó. Nhưng khái niệm này cần được dùng với sự cẩn trọng. Có phải một hệ thống thị trường, tự bản thân nó, sẽ cho ra các kết quả đạt hiệu quả kinh tế? Một xí nghiệp riêng lẻ hay một nhóm các xí nghiệp có thể được đánh giá hiệu quả khi kh ảo sát các chi phí và những lợi ích tư nhân từ hoạt động kinh doanh. Song, để đánh giá kết quả về mặt xã hội của các xí nghiệp này, chúng ta phải sử dụng khái niệm “hiệu quả kinh tế” với nghĩa rộng hơn. Hiệu quả kinh tế phải bao gồm toàn bộ các giá trị về mặt xã hội và cả các kết quả của những quyết định kinh tế, đặc biệt là những kế t quả về môi trường. Thảo luận về mối liên hệ giữa hiệu quả kinh tế và tính công bằng cũng rất quan trọng. Mục tiêu thứ hai của chương này là nhằm giải đáp câu hỏi liệu rằng một hệ thống thị trường, tự bản thân nó, có thể tạo được kết quả mang tính hiệu quả xã hội hay không. Hiệu quả xã hội nghĩa là tất cả thị trường hoạt động mà không có bất kỳ sự biến dạng nào, kể cả biến dạng gây nên ô nhiễm. Chúng ta khảo sát các nguồn gốc của những thất bại thị trường về môi trường, chúng có thể ngăn cản thị trường đạt được hiệu quả xã hội. Từ điều này sẽ dẫn đến chương tiếp theo, chương mà chúng ta sẽ khảo sát vấn đề về chính sách; đó là, nếu một nền kinh tế không đạt hiệu quả xã hội, và các vấn đề môi trường nảy sinh thì các loại chính sách nào chúng ta có thể sử dụng để hiệu chỉnh tình trạng này? Hiệu quả kinh tế là một tiêu chí có thể áp dụng ở nhiều mức độ: để sử dụng nguyên liệu đầu vào và để xác định các mức sản lượng đầu ra. Chúng ta tập trung vào mức độ thứ hai vì cuối cùng chúng ta mong muốn áp dụng ý tưởng cho “đầu ra” là chất lượng môi trường. Có hai vấn đề cần được quan tâm là:  Sản lượng cần phải sản xuất là bao nhiêu?  Sản lượng thực tế được sản xuất là bao nhiêu? Vấn đề đầu xoay quanh khái niệm về hiệu quả, vấn đề thứ hai liên quan đến cách thức thị trường hoạt động bình thường. HIỆU QUẢ KINH TẾ Trong chương trước, chúng ta đã xem xét đến 2 mối quan hệ: quan hệ giữa sản lượng với giá sẵn lòng trả, và quan hệ giữa sản lượng với chi phí sản xuất biên. Chỉ xét riêng một trong hai mối quan hệ này thì không thể cho chúng ta biết được mức sản lượng mong muốn tốt nhất theo quan điểm xã hội. Để xác định mức sản lượng này, chúng ta phải kết hợp chúng với nhau. Quan điểm chính yếu của hiệu quả kinh tế là nên có sự cân bằng giữa lợi ích biên và chi phí biên của quá trình sản xuất. Barry Field & Nancy Olewiler 55 Hiệu quả cũng phải có một điểm tham chiếu. Điều “có hiệu quả” đối với một người, trong quan điểm cân bằng giữa chi phí và lợi ích của chính người đó, có thể lại “không hiệu quả” cho người khác. Chúng ta muốn có một khái niệm của hiệu quả mà có thể áp dụng cho tổng thể nền kinh tế. Điều này có nghĩa là khi ta xem xét đến chi phí biên, ta phải xem xét toàn bộ nhữ ng khoản chi phí của việc sản xuất ra đối tượng cụ thể đang được nói đến, không quan tâm đến ai là người tạo ra và những chi phí này có được định giá trên thị trường hay không. Khi ta bàn về giá sẵn lòng trả biên, ta phải khẳng định rằng nó đại diện chính xác cho tất cả các giá trị mà con người trong xã hội đặt ra cho đối tượng, bao gồm cả các giá trị phi thị trường. Điều này không nhất thiết có nghĩa rằng tất cả mọi người sẽ đưa ra giá trị cho tất cả hàng hóa, nó chỉ có nghĩa là không có giá trị nào bị bỏ quên. Hiệu quả xã hội đòi hỏi tất cả giá trị thị trường và phi thị trường hợp nhất trong lợi ích biên và chi phí biên của sản xuất. Nếu điều này được thỏa mãn, hiệu quả xã hội đạt được khi lợi ích biên bằng với chi phí biên của quá trình sản xuất. Làm thế nào chúng ta có thể xác định được mức sản lượng đạt hiệu quả xã hội? Chúng ta có thể dùng phân tích đồ thị và đại số bằng cách kết hợp hai mối quan hệ đã thảo luận ở chương trước lại với nhau. Trong hình 4-1, chúng ta vẽ đường tổng giá sẵn lòng trả biên (MWTP) và đường tổng chi phí biên (MC) cho loại sản phẩm đang nói đến. Chương 3 đã diễn giải về nguồn gốc c ủa các đường này. Cân bằng hiệu quả xã hội xảy ra tại mức sản lượng mà MWTP = MC. Hình 4.1 thể hiện sản lượng cân bằng là 40 đơn vị và MWTP tương ứng là 20$. Cũng có thể tìm ra điểm cân bằng hiệu quả sản xuất xã hội bằng cách phân tích đại số. Ví dụ tại trang sau minh họa cho cách này. Hình 4-1: Xác định mức sản lượng đạt hiệu quả xã hội MWTP bằng MC xác định điểm cân bằng đạt hiệu quả xã hội. Sản lượng cân bằng (Q E ) là 40 đơn vị với MWTP tương ứng là 20$. Tại điểm cân bằng hiệu quả xã hội, thặng dư xã hội đạt cực đại. Thặng dư xã hội, phần diện tích (a+b) nhận được từ sự chênh lệch giữa tổng giá sẵn lòng trả và tổng chi phí. Ví dụ: Cách giải bằng phân tích đại số mức sản lượng hiệu quả xã hội 1. Để xác định vị trí cân bằng hiệu quả xã hội, xác định phương trình của MWTP và MC. Ký hiệu Q D là lượng cầu hàng hóa và Q S là lượng cung hàng hóa. Phương trình được xây dựng với dạng tuyến tính để dễ dàng cho sự tính toán. Giá a b c 40 Q E Xuất lư ợ n g MC ( Chi p hí biên ) MWTP ( Giá sẵn lòn g trả biên ) 60 80 100 20 20 40 60 80 100 [...]... này không chắc đúng trong trường hợp có các vấn đề môi trường nảy sinh do thất bại thị trường THỊ TRƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ XÃ HỘI Có phải một thị trường không được kiểm soát giống trong hình 4- 2 sẽ dẫn đến một mức cân bằng hiệu quả xã hội? Đây là một vấn đề cơ bản trong kinh tế So sánh hình 4- 1 và hình 4- 2 Chúng trông có vẻ giống nhau, nhưng thực sự có một điểm khác nhau lớn Hình 4- 1 thể hiện một mức sản lượng... trường để xác định mức sản lượng này hay không? Các nhà kinh tế lo lắng về vấn đề này bởi vì Canada, nhìn chung, là một nền kinh tế thị trường Về mọi mặt, một hệ thống thị trường bình thường sẽ cho những kết quả kinh tế tốt hơn nhiều hệ thống khác Một hệ thống thị trường cũng chứa đựng các cơ chế khuyến khích mà, trong nhiều trường hợp, có thể được khai thác nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng môi trường. .. sản phẩm riêng biệt Hình 4- 2 thể hiện mức sản lượng và mức giá được xác lập trên thị trường cạnh tranh cho loại sản phẩm đó Như vậy, có phải hai mức sản lượng này (QM và QE là 40 đơn vị) trên thực tế là giống nhau? Câu trả lời là đúng nếu như đường cung và đường cầu thị trường, như được vẽ trên hình 4- 2 , cũng là đường chi phí biên và đường giá sẵn lòng trả, như thể hiện ở hình 4- 1 Đây mới là bản chất... chương 9, sự công bằng về kinh tế là một trong những tiêu chí để đánh giá các chính sách môi trường 8 Khái niệm và cách tính chiết khấu được thảo luận trong chương 6 Barry Field & Nancy Olewiler 57 THỊ TRƯỜNG Vấn đề cốt lõi của phần này là: liệu rằng một hệ thống thị trường có cho ta kết quả đạt hiệu quả xã hội? Hệ thống thị trường này là một hệ thống mà các quyết định kinh tế chủ yếu về sản xuất bao... trị môi trường được quan tâm đến, sẽ có rất nhiều khác nhau giữa giá trị thị trường và giá trị xã hội Những thất bại thị trường là nguyên nhân gây ra sự khác nhau đó Thất bại thị trường có thể ảnh hưởng đến cả bên cung cũng như bên cầu của thị trường Về phía cung, thất bại thị trường có thể tạo ra sự khác biệt giữa đường cung thị trường chuẩn và đường chi phí xã hội biên (hay chi phí biên thực tế) ... phải được tự do điều chỉnh Barry Field & Nancy Olewiler 58 Giá Hình 4- 2 : Xác định điểm cân bằng trong thị trường cạnh tranh 100 D 80 60 a 40 S PM 20 b c 20 40 QM 60 80 100 Xuất lượng Điểm cân bằng thị trường được xác định khi đường cầu (D) bằng đường cung (S) Theo trường hợp trên, mức giá cân bằng PM là 20$ và sản lượng cân bằng QM là 40 QM sẽ là mức sản lượng cân bằng đạt hiệu quả xã hội (QE) nếu như... giác với đáy bằng 40 và đường cao là 80 Diện tích a bằng ½ (40 nhân 80) = 1.600$.(7) 2 Tính diện tích b: Phần diện tích b là một tam giác khác có đáy bằng 40 và đường cao 20, tính được giá trị diện tích là 40 0$ 3 Tổng diện tích (a+b) = 1.600$ + 40 0$ = 2.000$ = giá trị xã hội ròng 4 Ở đây không cần tính diện tích phần c bởi vì nó nằm ngoài phương trình: Giá trị xã hội ròng = (a+b+c) - (c) = (a+b) Các... các kết quả kinh tế, sự nhấn mạnh tương đối về hiệu quả và sự công bằng là một vấn đề gây ra rất nhiều tranh cãi Đó là các tranh cãi trong các đấu trường chính trị, và là các cuộc tranh cãi cả trong chính các nhà kinh tế học Vấn đề phân phối và công bằng được thảo luận xuyên suốt trong sách này Chương 6 sẽ thuyết minh về các thuật ngữ mô tả các tác động phân phối của các chính sách môi trường Trong... Điều này được minh họa trên hình 4- 2 , với QM là số lượng cân bằng được mua và bán trên thị trường, và PM là mức giá cân bằng Để một thị trường làm việc hiệu quả, phải có sự cạnh tranh giữa các người bán và giữa các người mua Không một ai trong đó đủ lớn để hoạt động của họ có thể làm ảnh hưởng đến giá thị trường, hoặc là có đủ quyền lực để có thể điều khiển cách mà thị trường hoạt động Giá cả phải được... MWTP bằng với MC và trước tiên xác định sản lượng cân bằng mà tại đó QD = QS = QE, với QE là sản lượng cân bằng 100 – 2QE = 0.5QE QE = 40 3 MWTP tại vị trí cân bằng có thể được xác định bằng cách thay QE vào hoặc phương trình MWTP hoặc phương trình MC: MWTP = 100 - 2 (40 ) = 20$ Sự bằng nhau của giá sẵn lòng trả biên và chi phí sản xuất biên dùng xác định xem sản lượng có đạt hiệu quả xã hội hay không . Nancy Olewiler 54 CHƯƠNG 4 HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG Chương này bao gồm các mục tiêu sau: đưa ra khái niệm hiệu quả kinh tế như là một chỉ số để khảo sát xem nền kinh tế hoạt động như. đúng trong trường hợp có các vấn đề môi trường nảy sinh do thất bại thị trường. THỊ TRƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ XÃ HỘI Có phải một thị trường không được kiểm soát giống trong hình 4- 2 sẽ dẫn đến. hội? Đây là một vấn đề cơ bản trong kinh tế. So sánh hình 4- 1 và hình 4- 2 . Chúng trông có vẻ giống nhau, nhưng thực sự có một điểm khác nhau lớn. Hình 4- 1 thể hiện một mức sản lượng đạt hiệu

Ngày đăng: 13/08/2014, 01:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w