1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN HÓA pdf

2 310 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN HÓA (Thời gian làm bài: 180 phút) Câu 1: 2,5 điểm 1/ Hãy so sánh độ bền lực hút VanĐecVan trong CO và trong N 2 . Chất nào dễ hóa lỏng hơn? giải thích. (0,5 điểm) 2/ Viết công thức Liuyt, cho biết hình dạng phân tử, trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm trong các phân tử sau đây: Be(CH 3 ) 2 ; XeF 4 . (1,0 điểm) 3/ Dung dịch A chứa hai muối MgCl 2 0,0010M và FeCl 3 0,001M. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch A. Có thể tách riêng hai muối trong dung dịch A ra khỏi nhau không? Nếu có thì pH thích hợp để tách riêng hai muối đó là bao nhiêu? (1,0 điểm) Cho biết: Tích số tan (Ks) của Mg(OH) 2 = 10 -11 , Fe(OH) 3 = 10 -39 . Khi nồng độ của ion ≤ 10 -6 M thì coi ion được tách hết khỏi dung dịch. Câu 2: 4,25 điểm 1/ a/ Cân bằng theo phương pháp ion-electron và viết phương trình ion của phản ứng hoá học sau: (1,0 điểm) (1) MnSO 4 + KMnO 4 + H 2 O  MnO 2 + … (2) VO 4 3- + Fe 2+ + … VO 2+ + … + … b/ Cho E o MnO 4 - ,H + /MnO 2 = 1,64v ; E o MnO 2 ,H + /Mn 2+ = 1,23v. Hãy tính hằng số cân bằng K của phản ứng (1). (0,5 điểm) c/ Lập sơ đồ pin sao cho khi pin hoạt động thì xảy ra phản ứng (1). (0,25 điểm) 2/ Tính thể tích dung dịch NaOH 0,100M cần để trung hoà 100 ml dung dịch H 3 PO 4 0,050M đến pH = 7,26. (1,0 điểm) Biết pKa (H 3 PO 4 ): 2,23 ; 7,26; 12,32. 2/ Cho vào bình chân không dung tích 1 lít một lượng 4,4 gam khí CO 2 và một lượng dư cacbon (rắn) ở 1000 o C, xảy ra cân bằng: CO 2 (k) + C(r)  2CO(k) Tại cân bằng, khối lượng mol phân tử trung bình của hỗn hợp khí bằng 36 gam/mol. a/ Tính áp suất của hệ tại thời điểm cân bằng và tính giá trị Kp.(1,0 điểm) b/ Nếu ban đầu đã cho vào bình 1,2 gam cacbon(rắn) thì đã cho bao nhiêu mol khí CO 2 vào bình? Biết rằng tại cân bằng có lượng dư cacbon là không đáng kể.(0,5 điểm) Câu 3: 3,0 điểm 1/ Cho phản ứng PCl 3 (k) + Cl 2 (k)  PCl 5 (k) H = -86 KJ.mol -1 Hỏi ở nhiệt độ cao hay thấp thì phản ứng tự xảy ra? Giải thích.(0,5 điểm) 2/ Cho phản ứng: 2NO + 2H 2  2H 2 O + N 2 Bằng thực nghiệm, người ta đã xác định được phản ứng có bậc 2 đối với NO và bậc 1 đối với H 2 . a/ Tìm đơn vị của hằng số tốc độ phản ứng k, nếu nồng độ tính ra mol/lít và thời gian tính ra giây (s). (0,5 điểm) b/ Chứng minh rằng cơ chế sau đây phù hợp với kết quả thực nghiệm ở trên.(1,0 điểm) NO N 2 O 2 ( 1 ) N 2 O 2 H 2 N 2 H 2 O 2 ( 2 ) H 2 O 2 H 2 H 2 O ( 3 ) 2 2 + + + k 1 k 2 K can bang nhanh can bang cham can bang nhanh 3/ Giải thích tại sao cho rượu etylic tác dụng với axit HCl đặc thì thu được etyl clorua, còn khi cho tác dụng với axit HI đặc thì thu được etan? (1,0 điểm) Biết: Liên kết H-Cl C-H C-Cl H-I C-I Cl-Cl I-I E lk (Kcal/mol) -103 -98 -83 -71,2 -53,5 -58 -36,1 Chấp nhận năng lượng liên kết C-C, C-H, O-H trong các chất là như nhau. Câu 4: 2,25 điểm 1/ Đun nóng ở 400 o C hỗn hợp hai muối của kim loại kali, sau một thời gian thu được khí A không màu và sản phẩm rắn B. Cho B vào một lượng dư dung dịch của FeSO 4 , sau đó thêm tiếp dd H 2 SO 4 , rồi đun nóng nhẹ, thu được khí D không màu. Khí D kết hợp dễ dàng với khí A tạo nên khí E có màu nâu đỏ, khi làm lạnh xuống nhiệt độ thấp thì màu nâu đỏ giảm dần đến không màu. Xác định hai muối ban đầu, khí A, khí D, khí E, viết các phương trình phản ứng xảy ra. (1,5 điểm) 2/ Viết phương trình phản ứng của các dung dịch muối sau đây (nếu có) với dung dịch Na 2 CO 3 và với dung dịch Na 2 S: FeCl 3 ; ZnCl 2 ; KCl; AlCl 3 ; BaCl 2 . Cho biết tên loại phản ứng hoá học đã xảy ra. (1,0 điểm) Câu 5: 4,0 điểm 1/ Hãy so sánh và giải thích: (2,0 điểm) a/ Nhiệt độ sôi của (CH 3 ) 2 N- CH 2 COOH và (CH 3 ) 2 P-CH 2 COOH. b/ Tính chất axit của RCOOH, ROH, RSO 2 OH, RH, ArOH c/ Tính chất bazơ của NH (A), ClCH 2 CH 2 NH 2 (B), CH 2 CONH 2 (C), CH 3 CH 2 NH 2 (D), (CH 3 CH 2 ) 2 NH (E) 2/ Metyl tert-butyl ete (MTBE) được dùng làm chất phụ gia pha vào xăng không chì. Điều chế MTBE từ CH 3 OH và các hoá chất khác. Một học sinh đề nghị các phương pháp sau: CH 3 OH CH 3 Cl MTBE ( 1 ) CH 3 OH CH 3 ONa MTBE ( 2 ) CH 3 OH (CH 3 ) 3 C OH MTBE ( 3 ) CH 3 OH (CH 3 ) 2 CH=CH 2 MTBE ( 4 ) + (CH 3 ) 3 C ONa (CH 3 ) 3 C OH H + H + Hỏi phương pháp nào có thể thực hiện được, phương pháp nào không thể thực hiện được? Giải thích. (1,0 điểm) 3/ Chất hữu cơ A có công thức phân tử là C 9 H 9 Cl. Khi oxihoá A bằng dung dịch KMnO 4 trong H 2 SO 4 , đun nóng thì thu được axit benzoic. A tác dụng được với dung dịch NaOH cho hai sản phẩm X, Y đều có công thức phân tử là C 9 H 10 O. Xác định công thức cấu tạo của A, X, Y. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. (1,0 điểm) Câu 6: 4,0 điểm 1/ Hai chất đồng phân A và B đều có công thức phân tử C 9 H 11 NO 2 , đều tan trong axit và kiềm. Khi cho A và B lần lượt tác dụng với axit HNO 2 cho hai hợp chất A 1 và B 1 có công thức phân tử C 9 H 10 O 3 . Đun nóng A 1 và B 1 với axit H 2 SO 4 đặc tạo thành chất C có công thức phân tử C 9 H 8 O 2 . Oxihoá C cho axit terephtalic và CO 2 . Xác định công thức cấu tạo của A, B, A 1 , B 1 , C. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. (1,5 điểm) 2/ Viết sơ đồ tổng hợp alanin chứa 14 C là CH 3 CH(NH 2 ) 14 COOH từ các hợp chất hữu cơ bình thường (không chứa 14 C) và các hoá chất vô cơ cần thiết khác. (0,5 điểm) 3/ Gentibiozơ là một đisaccarit có thể tác dụng với thuốc thử Feling, có thể đổi quay và bị thuỷ phân bằng dung dịch axit hoặc bằng enzim emusin (làm đứt liên kết -glicozit). Cho gentibiozơ tác dụng với (CH 3 ) 2 SO 4 trong NaOH, rồi thuỷ phân cho 2,3,4,6-tetra-O-metyl-D-glucozơ và 2,3,4-tri-O-metyl-D-glucozơ. Xác định cấu trúc vòng Haworth và cấu dạng bền của gentibiozơ, gọi tên. (1,5 điểm) Hết . KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN HÓA (Thời gian làm bài: 180 phút) Câu 1: 2,5 điểm 1/ Hãy so sánh độ bền lực hút VanĐecVan trong CO và trong N 2 . Chất nào dễ hóa lỏng hơn? giải thích -glicozit). Cho gentibiozơ tác dụng với (CH 3 ) 2 SO 4 trong NaOH, rồi thuỷ phân cho 2,3,4,6-tetra-O-metyl-D-glucozơ và 2,3,4-tri-O-metyl-D-glucozơ. Xác định cấu trúc vòng Haworth và cấu dạng

Ngày đăng: 13/08/2014, 01:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w