Trên cơ sở lý luận, kiến thức được nhàtrường trang bị kết hợp với thực tế và được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Phạm Thị Huyền Trang, em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Tìm hiểu chung về C
Trang 2DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo kiến tập giữa khoá này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Các thầy giáo, cô giáo trường đại học Ngoại thương đã tận tình truyền đạt
kiến thức nền tảng cơ sở, kiến thức chuyên sâu về vận tải - dịch vụ vận tải
container và cả kinh nghiệm sống quý báu, thực sự hữu ích cho bản thân em
trong thời gian kiến tập và cả sau này
Cô giáo Phạm Thị Huyền Trang đã hết lòng hỗ trợ và giúp đỡ em từ khi chọn
đề tài, cách thức tiếp cận thực tiễn tại đơn vị cho đến khi hoàn thành báo cáo.Các cô chú và các anh chị công tác tại phòng Vận tải container Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam đã tạo cho em cơ hội được kiến tập tại phòng Đặc biệt, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới anh Đào Văn Long, phó phòng Vận tải container đã nhiệt tình hướng dẫn và cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến
đề tài nghiên cứu, giúp em hoàn thành báo cáo này đúng thời gian và nội dung quy định
Cuối cùng, em chúc quý thầy cô cùng các cô chú, các anh chị làm việc tại
phòng Vận tải Container Công ty Vận tải biển Việt Nam dồi dào sức khỏe,
thành công, hạnh phúc trong cuộc sống
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Dịch vụ vận tải ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền mậu dịch thếgiới Ngày nay, hàng hóa trao đổi giữa các nước hết sức dồi dào đã kích thíchphương tiện vận tải phát triển và chính vận tải đã giúp nhanh chóng mang hànghoá đến thị trường bốn phương do thu ngắn khoảng cách không gian và thờigian Và lịch sử đã chứng minh rằng các cuộc cách mạng lớn đã diễn ra trongđời sống xã hội con người đều được phản ánh trong ngành vận tải Trong đó,cuộc cách mạng “container hoá” trong chuyên chở hàng hoá đã trực tiếp làmthay đổi sâu sắc về nhiều mặt, không phải chỉ trong ngành vận tải mà trong cảcác ngành kinh tế khác
Vận chuyển hàng hóa bằng container ra đời đã mang lại hiệu quả kinh tế rất
to lớn Với những đặc trưng như: thời gian chuyên chở ngắn, đảm bảo độ antoàn cao cho đối tượng chuyên chở, giảm chi phí chuyên chở tới mức thấp nhất,
…vận tải container ngày càng chiếm ưu thế trong hệ thống vận tải trên thế giới
và đang phát triển với một tốc độ chóng mặt Nếu như trong giai đoạn đầu,cuộc cách mạng container mới chỉ diễn ra theo chiều rộng thì ngày nay, cuộccách mạng ấy đang diễn ra theo chiều sâu và ngày càng hoàn thiện với việc sửdụng các container loại lớn ở hầu hết các cảng biển trên thế giới
Qua thời gian kiến tập tại phòng Vận tải container thuộc Công ty cổ phầnVận tải biển Việt Nam em được tìm hiểu về quá trình hình thành phát triểncũng như thực tế quản lý khai thác container tại Công ty và càng tin tưởng vàotriển vọng phát triển của dịch vụ vận tải container Tuy nhiên, trong tình hìnhnền kinh tế có nhiều biến động và cạnh tranh khốc liệt ngày hôm nay thì để tồntại và phảt triển, Công ty cần xây dựngcho minh một quy trình khai thác vàquản lý container một cách hợp lý Trên cơ sở lý luận, kiến thức được nhàtrường trang bị kết hợp với thực tế và được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo
Phạm Thị Huyền Trang, em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Tìm hiểu chung về
Công ty cô phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) và quy trình khai thác
vỏ container tại VOSCO" làm báo cáo kiến tập giữa khoá.
Trang 5I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM (VOSCO)
1.1 Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của VOSCO
Công ty Vận tải biển Việt Nam, tiền thân của Công ty cổ phần Vận tảibiểnViệt Nam thành lập vào ngày 1/7/1970 theo quyết định của Bộ giao thôngvận tải trên cơ sở hợp nhất ba đội tàu Giải phóng, Tự lực, Quyết thắng và mộtxưởng vật tư Đến tháng 3 năm 1975, Bộ giao thông vận tải quyết định táchmột bộ phận lớn phương tiện và lao động của Công ty để thành lập Công ty vậntải ven biển (Vietcoship là Vinaship sau này) với nhiệm vụ chủ yếu là tổ chứcvận tải trên các tuyến trong nước Cũng từ đây Công ty Vận tải biển Việt Nam(VOSCO) chỉ còn tập trung làm một nhiệm vụ là tổ chức vận tải nước ngoài,phục vụ xuất nhập khẩu và nhanh chóng xây dựng đội tàu vận tải biển xa Mộtbước ngoặt quan trọng nữa là tới ngày 01/01/2008, Công ty chuyển đổi sanghình thức công ty cổ phần với tên gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂNVIỆT NAM, tên tiếng Anh là VIETNAM OCEAN SHIPPING JOINT STOCKCOMPANY (VOSCO)
Ba mươi chín năm (1970 – 2009) là chặng đường lịch sử về sự trưởng thànhtrong xây dựng và phát triển của Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam Công
ty luôn giữ vững và phát huy truyền thống “Dũng cảm, kiên cường, thôngminh, sáng tạo” của chiến sĩ giao thông vận tải Trong những năm chiến tranh
ác liệt, cán bộ chiến sĩ hải quan, thuyền viên, công nhân viên của công ty đãkhông ngại hy sinh gian khổ vượt lên bom đạn thuỷ lôi, bám biển, hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ vận tải chi viện miền Nam và các tỉnh Khu 4 Từ năm 1975đến nay, công ty lại hăng hái đi đầu trong sự nghiệp khôi phục và phát triểnkinh tế đất nước, luôn là lá cờ đầu trong ngành giao thông vận tải
Với những đóng góp to lớn như trên, Công ty đã được nhà nước trao tặngnhiều danh hiệu cao quý như: Năm 1989, Công ty được nhà nước tặng thưởngHuân chương lao động hạng nhất Công ty đã ba lần được nhận cờ của chính
Trang 6phủ (1990- 1992 -1998), hai lần nhận cờ của Bộ giao thông vận tải 1997) Năm 1999, công ty được Chủ tịch nước tặng Huân chương độc lập hạng
(1994-ba về thành tích 5 năm (1994- 1997), nhà nước đã khen thưởng 56 Huânchương kháng chiến chống Mỹ cứu nước (KCCMCN) hạng nhất, 32 hạng hai,
161 hạng ba, và 48 Huân chương KCCMCN cho cá nhân tập thể trong thời kỳchống Mỹ
1.2 Trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị hạch toán phụ thuộc của VOSCO
Công ty có trụ sở chính tại: số 215, phố Lạch Tray, phường Đằng Giang,quận Ngô Quyền, Hải Phòng; Tel: (84 – 31) 3731090; Fax: (84 – 31) 3731007;
Công ty có 9 chi nhánh tại các tỉnh: Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, QuảngNgãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, Cần Thơ Ngoài ra,Công ty còn có 6 đơn vị hạch toán phụ thuộc là: xí nghiệp đại lý sơn, xí nghiệpđại lý dầu nhờn, đại lý giao nhận vận tải đa phương thức, trung tâm thuyềnviên, Trung tâm Huấn luyện thuyền viên và xí nghiệp sửa chữa cơ khí Công tycũng có 1 văn phòng đại diện tại Bangkok – Thailand Bên cạnh đó, Công tycòn tham gia góp vốn vào các tổ chức: công ty cổ phần chứng khoán HảiPhòng, ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam và công ty cổ phầnHàng hải Hà Nội
1.3 Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh của VOSCO
a Mục tiêu hoạt động của VOSCO
Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam được thành lập để huy động có hiệu quả các nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh các dịch vụ hàng hải và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa hợp pháp; tạo công ăn
việc làm ổn định cho người lao động; tăng cổ tức cho các cổ đông; đóng góp cho ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh
b Ngành nghề kinh doanh của VOSCO
Trang 7- Kinh doanh vận tải biển: hàng khô, hàng container, dầu thô, dầu sản phẩm, khí
ga, hoá chất; và vận tải đa phương thức;
- Dịch vụ bốc, dỡ hàng hoá tại cảng biển, khai thác kho, bãi và dịch vụ giao nhận,
kho vận;
- Kinh doanh tài chính và kinh doanh bất động sản;
- Dịch vụ đại lý tàu biển; dịch vụ đại lý vận tải; dịch vụ môi giới hàng hải;
- Dịch vụ cung ứng tàu biển; dịch vụ sửa chữa tàu biển, sửa chữa container;
- Đại lý phụ tùng, thiết bị chuyên ngành hàng hải; đại lý mua bán, ký gửi hàng
hoá;
- Đại lý bán vé máy bay;
- Dịch vụ cung ứng và xuất khẩu lao động; đào tạo và huấn luyện thuyền viên;
- Dịch vụ vui chơi giải trí; kinh doanh khách sạn, nhà hàng, cho thuê văn phòng;
1.4 Cơ cấu tổ chức của VOSCO
a Đại hội cổ đông của VOSCO
b Hội đồng quản trị của VOSCO
Ông Vũ Hữu Chinh - Chủ tịch Hội đồng quản
Ông Lê Ngọc Minh –
Ủy viên hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc phụ trách phía Nam
Ông Nguyễn Duy Nhì - Ủy viên hội đồng quản trị, Bí thư Đảng uỷ Công ty
Ông Trần Trọng Phúc – thành viên hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc điều hành của Tổng Công ty Bảo hiểm
Bảo Việt Ông Bùi Việt Hoài– Phó Chủ tịch Hội đồng
quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành
Trang 8c Ban kiểm soát của VOSCO
Ông Đặng Hồng Trường – thành
viên ban kiểm soát – Phó Trưởng
phòng Kế hoạch và Đầu tư
Ông Châu Quang Khải - Trưởng Ban kiểm soát - Chủ tịch Công đoàn Công ty
Ông Lê Anh Sơn – thành viên ban kiểm soát - Trưởng Ban Tài chính Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
Trang 9d Bộ máy hành chính của VOSCO
Tàu chở hàng rời và hàng khô, tàu chở dầu sản phẩm và tàu chở Container
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Phó Tổng giám đốc phụ
trách khai thác
Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật
Phó Tổng giám đốc phụ trách phía Nam
Phòng Vận tải Container Phòng Hàng hải
Đại lý tàu biển và logistics Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Quảng Ninh Chi nhánh Quy Nhơn
Chi nhánh Nha Trang
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh Quảng Ngãi
Văn phòng đại diện ở Thái Lan
Ban Quản lý an toàn và chất lượng Phòng Kỹ thuật
Phòng Kỹ thuật tàu dầu
Trung tâm thuyền viên
Trung tâm Huấn luyện thuyền viên Phòng Vật tư
Hội đồng quản trị (Chủ tịch
HĐQT)
Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành
Đại lý tàu bỉên và dịch vụ hàng hải
Hiện tại, VOSCO có 1700 nhân viên Trong đó, bộ phận cán bộ công nhân viên làm việc trên bờ gồm 450 người còn bộ phận sĩ quan thuyền viên công tác trên biển gồm
1345 người.
Trang 101.5 Nhật ký thực tập tại Phòng Vận tải Container của VOSCO
- Ngày 1/7/2009: nộp giấy giới thiệu và xin thực tập tại Phòng Vận tải containertại Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
- Từ ngày 1/7/2009 đến ngày 5/7/2009: tìm hiểu về VOSCO và bắt đầu viết báocáo giới thiệu tổng quan về Công ty
- Ngày 6/7/2009 nộp giấy giới thiệu và viết đơn xin thực tập tại Phòng Vận tảicontainer của VOSCO
- Từ ngày 6/7/2009 đến ngày 11/7/2009 nghiên cứu về các nghiệp vụ của các bộphận trong phòng Vận tải container của VOSCO: ngày 6/7/2009 nghiên cứunghiệp vụ của bộ phận thị trường (Sales/ Marketing);ngày 7/7/2009 nghiên cứunghiệp vụ của bộ phận khai thác (Operation- OPS); ngày 8/7/2009 nghiên cứunghiệp vụ của bộ phận quản lý thiết bị (Equipment Control- EQC); ngày9/7/2009 nghiên cứu nghiệp vụ của bộ phận chứng từ (Documentation- DOC);ngày 10/7/2009 nghiên cứu nghiệp vụ của bộ phận kế toán, thương vụ(Accounting)
- Từ ngày 13/7/2009 đến ngày 20/7/2009 nghiên cứu về quy trình khai thác vỏcontainer tại bộ phận EQC của phòng Vận tải container cũng như thu thậpnhững chứng từ có liên quan tới quy trình này tại các bộ phận khác như: bộphận bán hàng, bộ phận OPS… Bắt đầu viết báo cáo về quy trình khai thác vỏcontainer
- Từ ngày 20/7/2009 đến ngày 26/7/2009 hoàn thành báo cáo giới thiệu tổng quan
về VOSCO và quá trình khai thác vỏ container
Trang 11II QUY TRÌNH KHAI THÁC VỎ CONTAINER TẠI VOSCO VÀ MỘT
SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA QUY TRÌNH KHAI THÁC VỎ CONTAINER TẠI VOSCO
2.1 Mục đích của quy trình khai thác vỏ container tại VOSCO
Quy trình khai thác container mô tả toàn bộ các công việc theo dõi, quản lýtrạng thái các container của phòng Vận tải container và các bộ phận có liênquan theo trình tự và thời gian nhằm mục đích phục vụ hiệu quả sản xuất kinhdoanh của Công ty
2.2 Phạm vi áp dụng của quy trình khai thác vỏ container tại VOSCO
Quy trình này áp dụng đối với bộ phận quản lý vỏ container (EQC), bộ phậnkhai thác tàu, bộ phận thị trường và bộ phận nghiệp vụ tại các đầu bến trongviệc khai thác và theo dõi toàn bộ số lượng vỏ container của Công ty đang sởhữu và quản lý Trong đó, bộ phận EQC giữ vai trò chủ đạo và thực hiện nhữngchức năng sau: điều phối vỏ; thuê/cho thuê vỏ; mua bán vỏ; sữa chữa/ thuê sửachữa, đảm bảo chất lượng vỏ Công việc cụ thể như sau:
chuyển vỏ container (giữa các Depot, các cảng…) hoặc tiến hành các nghiệp
vụ SWAP (Direct Interchange), Free Use với các hãng tàu khác
tại các bãi, lượng vỏ Longstay, vỏ đặc biệt, vỏ hư hỏng
Công việc của bộ phận EQC có mối liên hệ mật thiết với hoạt động của các bộphận khác cụ thể như sau:
Trang 122.3 Nội dung quy trình khai thác vỏ container tại VOSCO
Sơ đồ của quy trình khai thác vỏ container tại VOSCO
Bộ phận
Cập nhật tin chiều nhập Cont Terminal cho mỗi Cont nhập Thông tin khác
Depo cho Cont trả vỏ Thông tin Longstay Thông tin khác
Thông tin khác
Dự báo/Yêu cầu vỏ Thông tin khác
Trang 132.3.1 Container rỗng: có thể xảy ra hai trường hơp.
a Container rỗng sẵn sàng đóng hàng (MA: Empty Container Available)
Cán bộ bộ phận EQC tại các đầu bến phối hợp với cán bộ khai thác tại cácvăn phòng bãi (OPS CY), chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý các container rỗngbao gồm cả các container thuộc quyền sở hữu của công ty và các containerleasing, free use….tại các bãi thuộc khu vực mình và đảm bảo các containernày ở tình trạng tốt, sẵn sàng đóng hàng Việc quản lý container MA trên bãitheo nguyên tắc nhập bãi trước sẽ được ưu tiên cấp trước (FIFO), tránh tìnhtrạng container rỗng nằm lâu trên bãi (longstay), đảm bảo hiệu suất quay vòng
và sử dụng container cao Với các container rỗng trả về bãi, khách hàng sẽ phảixuất trình EIR (Equipment Interchange Report) của cảng và nhận giấy xác nhận
hạ rỗng EQC và OPS CY sẽ kiểm tra tình trạng hiện thời của các container
b Container rỗng bị hư hỏng (MD: Empty Container Damaged)
Cho phép dùng lại để đóng hàng tiếp theo mà không cần trả về bãi
Container rỗng
Container cấp cho khách hàng Container có hàng chờ xuất
Container xếp lên tàu Container đang được vận chuyển trên tàu
Container hàng chờ trả hàng cho khách
hàng Container rút hàng
Container đóng hàng kết hợp
booking
Container dỡ xuống tại cảng đích
Container trả về bãi
Trang 14Hàng ngày, bộ phận EQC sẽ căn cứ vào các phiếu giao nhận container đểkiểm tra tình trạng các container được trả về bãi Các container hư hỏng (nếucó) sẽ được xem xét mức độ và cập nhật vào chương trình quản lý container.
Bộ phận EQC sẽ căn cứ vào biên bản bàn giao container trước đó để đối chiếu
và xác định trách nhiệm của khách hàng trong việc sửa chữa container
Hàng tuần, bộ phận EQC tại các đầu bến sẽ gửi báo cáo tình hình hư hỏngcontainer tại các đầu bến theo mẫu “Báo cáo container hư hỏng” về bộ phậnEQC Hải Phòng để theo dõi và yêu cầu các đơn vị sửa chữa tiến hành khảo sát
và lên báo giá Bộ phận EQC tại Hải Phòng chịu trách nhiệm duyệt các báo giásữa chữa và chịu trách nhiệm làm các thủ tục thanh toán Bộ phận Logistics tạicác đầu bến chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc sửa chữa, ký nhiệm thu vàthu thập các hồ sơ cần thiết về bộ phận EQC Hải Phòng Nếu có vấn đề thì cầnphải lưu ý người cung ứng dịch vụ sửa chữa container sau môi đợt sửa chữa.Phụ trách EQC ghi lại các nhận xét của mình vào “Sổ theo dõi người cung ứngdịch vụ sửa chữa container” Mỗi năm một lần, phụ trách EQC đánh giá lại cáccông ty sửa chữa EQC theo biểu mẫu “Đánh giá người cung ứng dịch vụ” theocác tiêu chí: giá cả, chất lượng, thời gian hoàn thành, điều kiện thanh toán
Các container rỗng bị hư hỏng sau khi được sửa chữa sẽ tiếp tục được khaithác như các container rỗng sẵn sàng đóng hàng
2.3.2 Container cấp cho khách hàng (MS: Empty Container Shipper)
Quy trình cấp vỏ container đã được minh hoạ theo sơ đồ như sau:
Trang 15Các container có thể được cấp để đóng hàng tại kho riêng hoặc để đóng hàngtại bãi
a Container cấp cho khách hàng để đóng hàng tại kho riêng
Trước hết, bộ phận EQC phối hợp với OPS CY cấp container cho kháchhàng để đóng hàng khi khách hàng xuất trình giấy lưu khoang (Booking) đãthoả thuận với bộ phận thị trường hoặc xuất trình lệnh cấp container rỗng Thoảthuận lưu khoang và lệnh cấp container rỗng được thực hiện như sau:
Về thoả thuận lưu khoang:
dựa trên các hợp đồng đã ký…), bộ phận Sales/Marketing thu thập đầy đủthông tin cần thiết trên Booking
(Shipper) qua đường bưu điện hoặc fax
Khách hàng hỏi contaner rỗng
Kiểm tra khả năng cung cấp vỏ Container theo bản lưu kho
Container hiện thời
Đảm bảo khả năng cung cấp vỏ Container rỗng đáp ứng yêu cầu
khách hàng
Kiểm tra lại khả năng cung cấp Container rỗng tại các cảng
Lựa chọn vị trí cảng cung cấp vỏ Container rỗng thuận tiện nhất cho
khách hàng
Phát hành lệnh cấp Container rỗng và đóng dấu biên nhận nếu đạt
được thoả thuận giữa hai bên
Cập nhật vào hệ thống
Hoàn tất quy trình
Trang 16 Yêu cầu Shipper kiểm tra, chỉnh sửa, và gửi lại (thường bằng fax) để xác nhậntính chính xác của thông tin.
Hàng ngày bộ phận Marketing in danh sách lưu khoang (Daily Booking List)
để theo dõi và gửi bộ phận OPS để tham khảo Một ngày trước khi tàu chạy,Marketing lập “Temporary Booking List” gửi OPS
Về lệnh cấp Container rỗng:
Theo quy định của VOSCO, lệnh cấp Container rỗng trong trường hợp đónghàng tại kho riêng có thể là lệnh gốc hoặc dưới dạng fax để đảm bảo thuận tiệncho khách hàng Nếu là lệnh gốc thì chỉ cần phát hành một bản và phải tớiphòng container của VOSCO để nhận lệnh Còn nếu là lệnh dưới dạng fax thìgồm hai bản, một bản được cấp cho khách hàng và một bản cấp cho cảngContainer rỗng (Dpot)
Khi khách hàng nhận container tại bãi thì sẽ được cấp biên bản giao nhậncontainer (EIR- Equipment interchage report) xác nhận tình trạng container.Các container được cấp đi phải đảm bảo căn cứ trên tình hình thực tế số lượngcontainer rỗng sẵn sàng đóng hàng hiện có tại đầu bến và phù hợp với booking
đã ký Các container được cấp phải đảm bảo những tiêu chuẩn kỹ thuật như:container kín nước, cửa đóng mở bình thường, tôn hai vách, sàn tốt, không ảnhhưởng đến việc đóng hàng…
Khách hàng được miễn phí lưu container tại kho riêng của khách hàng theothời gian quy định của công ty Nếu quá hạn, khách hàng sẽ phải chịu tiền phạttheo quy định (detention charge) Cụ thể như sau: container được kéo ra khỏibãi được miễn phí 3ngày, kể từ ngày thứ 4 khách hàng sẽ phải trả 100000 đồng/20’/ngày; 150000 đồng/40’/ngày Phòng EQC sẽ phải đảm bảo cập nhật đầy đủ
số liệu vào hệ thống để bộ phận chứng từ của phòng thị trường có cơ sở yêucầu khách hàng thanh toán tiền
b Container cấp cho khách hàng để đóng hàng tại bãi
Trang 17Bộ phận EQC phối hợp với bộ phận thị trường để dự báo số lượng containerdùng để phục vụ cho nhu cầu đóng hàng tại bãi của khách hàng Để được cấpcontainer, khách hàng cũng phải xuất trình Booking hoặc lệnh cấp container.Nhưng khác với trường hợp cấp container để đóng hàng tại kho riêng, theo quyđịnh của VOSCO, lệnh cấp container trong trường hợp đóng hàng tại bãi phải
là lệnh gốc Các container đóng hàng tại bãi sẽ ở trong trạng thái sẵn sàng chờxuất và được theo dõi như các container có hàng chờ xuất khác
2.3.3 Container có hàng chờ xuất
Các container có hàng chờ xuất bao gồm các container đã hoàn thành việcđóng hàng và được đưa về bãi tập kết không phân biệt đóng hàng tại kho, bãihay re-use Các container trên sẽ được cảng cấp lệnh hạ bãi Phí nâng, hạ bãi dochủ hàng thanh toán Trong tải hàng tối đa cho phép đóng trong container là:25T/20’ & 28T/40’ Chủ hàng hoặc lái xe phải kiểm tra kỹ và chịu trách nhiệm
về tình trạng container và làm biên bản giao nhận với bãi
Bộ phận EQC chịu trách nhiệm theo dõi các container có hàng chờ xuất vàphối hợp với bộ phận khai thác (OPS), bộ phận thị trường hạn chế tối đa ngàynằm trên bãi, tiết kiệm chi phí lưu bãi và tránh tình trạng khách hàng sử dụngcontainer làm kho riêng để chứa hàng
2.3.4 Container xếp lên tàu (Loading Container)
Bộ phận EQC sẽ kết hợp với bộ phận khai thác tàu container, bộ phận thịtrường dựa trên danh sách container đã đóng hàng chờ xuất (FL List) để lên kếhoạch xuất tàu và lập danh sách xếp hàng (Loading list) Sau khi containerdược xếp lên tàu, căn cứ vào loading list, bay plan, bộ phận OPS sẽ lập danhsách container xếp lên tàu (Final loading list) và gửi cho bộ phận EQC, bộ phận
container lên tàu phải chú ý những điều sau:
Trước hết, công tác chằng buộc phải tiến hành hết sức cẩn thẩn trước khi rabiển trong mọi hoàn cảnh và thời tiết Đặc biệt lưu ý đặt đầy đủ các “càng cua”
Trang 18(bridge fittings) cho lớp trên cùng, chúng có tác dụng liên kết tất cả cáccontainer thành một khối chống lại sự xê dịch của từng container riêng lẻ.
Bên cạnh đó, phải chú ý tuyệt đối không dùng đồng thời các loại khóa(twistlocks) có chiều khóa trái nhau Nếu không, việc này dẫn đến một sốcontainer sẽ không được khóa chân do nhầm lẫn và đôi lúc container được cẩulên khi chưa mở khóa chân dẫn đến hỏng hóc cho khóa thậm chí cả container.Đặc biệt, các container lạnh (reefer-container) phải được xếp lên tầu với đầu
có máy lạnh và quạt gió quay về phía lái tàu; việc này tránh tác động của gió vàsóng biển làm hư hại tới hệ thống làm lạnh của container Ngoài ra nếu điềukiện cho phép cũng tránh xếp các container này ở tier thứ 2 trở lên: điều này sẽgây khó khăn cho việc kiểm tra ghi chép các thông số về tình trạng củacontainer và cả lúc cần sửa chữa nó trong thời gian tàu hành trình
2.3.5 Container đang được vận chuyển trên tàu
Các container đã được xếp lên tàu và đang vận chuyển từ cảng xếp đến cảngđích Thủy thủ và sĩ quan đi ca phải theo dõi cẩn thận để phát hiện kịp thờinhững hỏng hóc do công nhân cẩu hàng gây ra cho tàu và các container đãđược xếp lên tàu – điều này rất thường quyên xảy ra nhất là khi làm hàng bằngcần cẩu tàu Việc làm biên bản kịp thời sẽ tránh cho chủ tàu những khiếu nạikhông đáng có đồng thời làm cơ sở cho việc đòi đền bù sửa chữa những hỏnghóc cho tàu như đã nói ở trên
Hàng ngày phải cắt cử thủy thủ kiểm tra và tăng lại các tăng đơ (turnbucken)
vì khi tàu hành trình do các container bị rung dẫn đến các chằng buộc có thể bịlỏng dần Trong khi hành trình, nhất là khi gặp thời tiết xấu, cần lưu ý sĩ quan
và thủy thủ đi ca tránh đi ngang sóng, cua gấp, đề phòng lật tàu hoặc đổ cảmảng container xuống biển
2.3.6.Container dỡ xuống tại cảng đích (Discharging Container)
Khi tàu tới cảng, căn cứ vào Loading list, Bay plan bộ phận OPS lập kếhoạch dỡ hàng và chú ý theo dõi những container đặc biệt Khi tàu dỡ hàng, cầnnhắc nhở công nhân không ném các thiết bị chằng buộc xuống boong tàu đề
Trang 19phòng rơi xuống biển; khi tàu đậu bến nhắc thủy thủ đi ca cảnh giác đề phòng
kẻ gian lấy cắp thiết bị chằng buộc, thậm chí thả xuống nước và mò lại sau khitàu chạy
2.3.7 Container hàng chờ trả hàng cho khách hàng (FV Container)
Các container hàng nhập được dỡ xuống sẽ nằm ở trạng thái FV Bộ phậnEQC phối hợp với bộ phận khai thác container theo dõi thời gian các container
FV nằm trên bãi chờ giao cho khách hàng Trong vòng 05 ngày kể từ ngày dỡhàng lên bờ, khách hàng phải đến công ty nhận hàng Phí nhận “Lệnh giaohàng” là: 50.000 đồng/lệnh Nếu quá thời hạn 05 ngày, khách hàng phải trả phílưu giữ container cũng như phải chịu mọi rủi ro phát sinh
Bộ phận Logistics đảm bảo cập nhật hằng ngày container hạ bãi vào hệ thống
để cán bộ chứng từ có cơ sở tiến hành thu tiền phạt những container để bãi quáhạn (Demurrage charge) Khách hàng được miễn phí lưu container trên bãi theothời gian quy định của công ty kể từ ngày tàu tới cảng Nếu quá hạn, kháchhàng sẽ phải chịu mức phạt theo quy định Cụ thể như sau: trong vòng 05 ngàyđầu (kể cả ngày dỡ hàng lên bờ, chủ nhật và ngày lễ) thì được miễn phí Từ saungày thứ 06 trở đi (kể cả chủ nhật và ngày lễ) sẽ phải chịu mức phạt lưu giữcontainer như sau: 120.000 đồng/20’, 160.000 đồng/40’ Đối với containerlạnh, phí cắm điện được tính từ khi dỡ hàng xuống tàu
Đối với container lưu lâu ngày tại bãi (trên 20 ngày), bộ phận EQC phảithông báo cho bộ phận chứng từ hàng nhập và bộ phận thị trường để thông báocho khách hàng tình trạng số ngày container tồn tại bãi Nếu các container trênlưu bãi trên 30 ngày, bộ phận EQC phải thông báo cho bộ phận chứng từ, bộphận thị trường bằng văn bản nội bộ (Email) Sau khi nhận được thông tin trên,
bộ phận thị trường phải làm công văn gửi cho khách hàng thông báo tình trạnghàng lưu tại bãi Nếu sau ba tháng phải làm công văn lần hai và sau sáu thángphải có công văn lần ba Nếu container hàng tiếp tục tồn bãi, bộ thị phận thịtrường phải tập hợp toàn bộ hồ sơ hàng gửi cho phòng an toàn hàng hải củacông ty xin hướng dẫn giải quyết (thông thường phòng hằng hải phải lùi hồ sơ