1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chiến tranh Ba mươi năm pptx

35 658 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Chiến tranh Ba mươi năm Bản đồ Châu Âu năm 1648. . Thời gian 1618–1648 Địa điểm Châu Âu (Đức ban đầu) Kết quả Hòa ước Westphalia Tham chiến Thụy Điển Đế chế La Mã Bohemia Đan Mạch-Na Uy Hà Lan Pháp Scotland Anh Sachsen Thần thánh (Liên đoàn Thiên chúa giáo) Tây Ban Nha Áo Bayern Lực lượng ~475 nghìn, 15 vạn quân Thụy Điển, 75 nghìn quân Hà Lan, ~10 vạn quân Đức, 15 vạn quân Pháp ~45 vạn, 30 vạn Tây Ban Nha, ~10 - 20 vạn quân Đức . Chiến tranh Ba mươi năm bắt đầu từ năm 1618, kết thúc năm 1648, chủ yếu diễn ra tại vùng nay là nước Đức và bao gồm hầu hết các cường quốc của châu Âu lục địa thời bấy giờ. Mặc dù trên danh nghĩa đó là cuộc xung đột tôn giáo giữa những người Tin lành và những người Thiên chúa giáo, nhưng thật ra, động cơ chính của cuộc chiến bắt nguồn từ cuộc tranh giành quyền lực giữa nhà Habsburg và các cường quốc khác ở châu Âu. Một ví dụ điển hình là nước Pháp Thiên chúa giáo, dưới sự lãnh đạo không chính thức của Hồng y Richelieu, đã ủng hộ những người Tin lành để làm suy yếu triều đình Habsburg và qua đó củng cố vị trí của nước Pháp như một cường quốc hàng đầu ở châu Âu. Điều này đã làm gia tăng căng thẳng giữa nước Pháp và triều đình Habsburg, sau đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh giữa Pháp và Tây Ban Nha. Chiến tranh 30 năm đã tàn phá nặng nề châu Âu, gây ra nạn đói và dịch bệnh (do các xác người chết không chôn kịp), làm giảm dân số của các thành bang ở khu vực nước Đức ngày nay và những vùng khác ở Ý, đồng thời khiến nhiều cường quốc châu Âu suy sụp. Cuộc chiến diễn ra trong 30 năm, nhưng những mâu thuẫn dẫn đến cuộc chiến đã bắt đầu trước đó rất lâu. Cuộc chiến kết thúc với Hiệp ước Munster, một phần của một thỏa thuận lớn hơn có ý nghĩa quyết định với lịch sử châu Âu sau này: Hòa ước Westphalia. Trong suốt cuộc chiến, dân số các thành bang ở khu vực nước Đức ngày nay giảm trung bình 30%, ở vùng Brandenburg, con số này là 50%, và nhiều vùng khác chứng kiến hai phần ba dân số thiệt mạng vì chiến tranh. Dân số nam giới của các thành bang thuộc nước Đức giảm một nửa. Dân số ở các tiểu quốc nay là Cộng hòa Séc và Slovakia giảm một phần ba. Chỉ riêng quân đội Thụy Điển đã phá hủy 2 nghìn lâu đài, 18 nghìn làng mạc và 1.500 thị trấn ở Đức. Mục lục [ẩn]  1 Nguồn gốc của chiến tranh o 1.1 Hòa ước Ausburg o 1.2 Tình hình các nước trước khi bước vào cuộc chiến o 1.3 Căng thẳng tôn giáo gia tăng o 1.4 Bạo lực bùng phát và nguyên nhân trực tiếp của cuộc chiến  2 Diễn biến chiến tranh o 2.1 Cuộc nổi loạn của người Bohemia  2.1.1 Nguyên nhân trực tiếp của cuộc nổi loạn  2.1.2 Từ trận Sablat đến trận Stadtlohn o 2.2 Sự can thiệp của Đan Mạch o 2.3 Sự can thiệp của Thụy Điển o 2.4 Sự can thiệp của Pháp  3 Hòa ước Westphalia  4 Hậu quả của chiến tranh  5 Hệ quả chính trị của cuộc chiến  6 Biểu đồ các nước tham chiến  7 Chú thích  8 Đọc thêm  9 Liên kết ngoài [ ] Nguồn gốc của chiến tranh [ ] Hòa ước Ausburg Hòa ước Ausburg (1555) do hoàng đế Karl V (Đế quốc La Mã thần thánh) ký, khẳng định kết quả của Nghị quyết Speyer 1526 và kết thúc cuộc xung đột giữa những người theo đạo Luther (sau này phát triển thành đạo Tin lành) và những người Thiên chúa giáo ở Đức. Hòa ước Ausburg bao gồm những điểm chính yếu sau:  Các tuyển hầu ở Đức có thể chọn tôn giáo mà họ muốn theo, (Luther hoặc Thiên chúa giáo).  Những người theo đạo Luther sống trong một giáo phận theo đạo Luther được tiếp tục tín ngưỡng của họ.  Những người theo đạo Luther được giữ những vùng đất mà họ chiếm được của nhà thờ Thiên chúa giáo từ sau Hòa ước Passau 1552.  Những linh mục đứng đầu các giáo phận Thiên chúa giáo đã cải sang đạo Luther phải từ bỏ các lãnh địa của mình.  Khu vực hành chính nào đã chính thức chọn theo Thiên chúa giáo hoặc đạo Tin lành thì không cho phép hành lễ khác với tôn giáo đã được chọn ở khu vực đó. Mặc dù Hòa ước Ausburg phần nào làm dịu đi sự căng thẳng, nó vẫn không thể giải quyết dứt điểm mâu thuẫn về tôn giáo. Cả hai phía, Tin lành và Thiên chúa giáo, giải thích hòa ước đó theo cách có lợi cho mình, đặc biệt, những người theo đạo Luther chỉ coi đó là một thỏa ước tạm thời. Thêm vào đó, học thuyết Calvin và những người theo học thuyết này ngày càng nhiều ở nước Đức trong những năm sau đó, tạo ra một tôn giáo thứ ba trong vùng, nhưng đạo Calvin không được đề cập đến trong bất kỳ điều khoản nào của Hòa ước Ausburg, vốn chỉ cho phép người theo Thiên chúa giáo và người theo đạo Luther ở Đức. Căng thẳng về chính trị và kinh tế ngày càng gia tăng giữa các quốc gia châu Âu vào đầu thế kỷ 17, cùng lúc với thời kỳ thám hiểm và khai phá mở ra đường tới những nguồn tài nguyên của Tân thế giới và sự ra đời của những học thuyết mới như chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Đồng thời, những mầm mống đầu tiên của chủ nghĩa dân tộc cũng bắt đầu cắm rễ ở châu Âu. [ ] Tình hình các nước trước khi bước vào cuộc chiến Tây Ban Nha chú ý đến các thành bang ở Đức vì có vùng đất Hà Lan thuộc Tây Ban Nha ở phía tây biên giới các thành bang này và những vùng đất khác thuộc Tây Ban Nha nằm trên lãnh thổ Ý ngày nay phải đi qua nước Đức mới đến được. Cuộc nổi dậy của người Hà Lan chống lại sự thống trị của Tây Ban Nha diễn ra trong suốt thập niên 1560, dẫn đến một cuộc chiến tranh giành độc lập và một thỏa ước ngừng bắn giữa hai phía vào năm 1609. Nước Pháp bị kẹp giữa hai quốc gia đều do nhà Habsburg cai trị (Tây Ban Nha và Đế quốc La Mã Thần thánh) và lại đang rất muốn mở rộng quyền lực của mình trước những người láng giềng là các thành bang nhỏ yếu thuộc nước Đức. Mối bận tâm đó của nước Pháp đã lấn át hoàn toàn các xung đột về tôn giáo và dẫn đến việc nước Pháp Thiên chúa giáo đứng về phe của những người theo đạo Tin lành trong cuộc chiến. Thụy Điển và Đan Mạch muốn kiểm soát các thành bang ở phía bắc nước Đức cận kề với biển Baltic vì các lợi ích kinh tế và chính trị gắn liền với vị trí chiến lược đó. Hoàng đế Ferdinand II (Đế quốc La Mã Thần thánh) đồng thời cũng là vua xứ Bohemia. Tín ngưỡng của ông là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chiến tranh Friedrich V của Pfalz, vua xứ Bohemia, tranh do Gerrit von Honthorst vẽ vào năm 1634, hai năm sau khi ông qua đời. Friedrich được gọi là "vị vua mùa đông" của xứ Bohemia vì ông chỉ trị vì không tới hai tháng vào năm 1620 sau khi được quân nổi loạn bầu lên. Đế quốc La Mã Thần thánh, nằm trên vùng đất ngày nay là nước Đức và một số phần đất lân cận, là một liên bang giữa các quốc gia độc lập dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh dòng họ Habsburg và một hội đồng các tuyển hầu. Một trong số vương công đó, dòng họ Habsburg nước Áo (nước Áo khi đó bao gồm cả xứ Bohemia và Hungary), là một quyền lực lớn ở châu Âu, cai trị vào khoảng tám triệu thần dân. Đế quốc La Mã thần thánh còn bao gồm một số thực thể chính trị lớn khác, như các thành bang Bayern, Pfalz, Hessen, Sachsen, lãnh địa của bá tước xứ Brandenburg và lãnh địa của Tổng giám mục xứ Trier và Wurttemberg (có khoảng từ 50 vạn đến một triệu dân). Ngoài ra, còn rất nhiều những lãnh địa độc lập khác, các thành phố tự do, các vùng đất thuộc quyền cai quản của một tu viện hoặc một tổng giám mục và những công hầu rất nhỏ mà phần lớn quyền hành không vượt quá phạm vi một ngôi làng, ở khắp nơi trên Đế chế. Nước Áo và xứ Bayern là những lãnh địa duy nhất có được một nền chính trị ở tầm mức quốc gia; liên minh giữa các thành bang có mối quan hệ cùng dòng tộc là rất phổ biến, một phần do tập tục thời đó thường chia các lãnh địa thừa kế cho nhiều người con trai khác nhau của người chủ lãnh địa. [ ] Căng thẳng tôn giáo gia tăng Căng thẳng về tôn giáo tiếp tục gia tăng vào nửa cuối thế kỷ 16. Hòa ước Ausburg không có hiệu lực khi một số linh mục cải đạo từ chối không từ bỏ giáo phận của mình và những nhà cai trị theo Thiên chúa giáo ở Tây Ban Nha và Đông Âu tiếp tục tìm cách khôi phục lại quyền lực của Thiên chúa giáo ở vùng mà họ cai quản. Những mâu thuẫn tôn giáo được thể hiện rõ ràng qua cuộc chiến tranh Köln (nổ ra năm 1582). Cuộc chiến tranh khởi phát do vị tuyển hầu đứng đầu thành phố Köln đổi sang đạo Calvin. Là một thành viên trong hội đồng có quyền bỏ phiếu bầu ra Hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh, động thái của Köln có thể dẫn đến việc những người Tin lành sẽ chiếm đa số trong cuộc bầu cử hoàng đế, vị trí từ trước tới giờ luôn do một người Thiên chúa giáo nắm giữ. Trong chiến tranh Köln, quân đội Tây Ban Nha đã trục xuất tuyển hầu thành phố đó và thay ông ta bằng Tử tước xứ Bayern, một người Thiên chúa giáo. Sau thắng lợi đó, những người Thiên chúa giáo tiếp tục bành trướng thế lực ở các vùng Bavaria, Wurzburg và nhiều thành bang khác. Những người theo đạo Luther sống ở đó bây giờ chỉ còn hai lựa chọn: hoặc cải đạo, hoặc bị trục xuất. Một số tuyển hầu ở các lãnh địa theo đạo Luther trước đó cũng cải sang đạo Calvin, như ở các xứ Pfalz (1560), Nassau (1578), Hasse Kassel (1603) và Brandenburg (1613). Những thay đổi trong cán cân lực lượng dẫn đến việc từ đầu thế kỷ 17, vùng hạ lưu sông Rhine và phía nam sông Donau hầu hết là do các lực lượng Thiên chúa giáo nắm giữ, trong khi những người Luther duy trì quyền kiểm soát ở phía bắc, còn những người theo đạo Calvin chia sẻ các vùng đất còn lại, như vùng trung tây nước Đức, Thụy Sĩ và Hà Lan. Tuy nhiên, những thiểu số của mỗi tôn giáo đó vẫn sống trộn lẫn với nhau. Ở một số lãnh địa và thành phố tự do, số lượng người theo đạo Calvin, Luther và Thiên chúa giáo gần như là bằng nhau. Những thành viên của dòng họ Habsburg lên làm Hoàng đế La Mã Thần thánh sau hoàng đế Karl V (Ferdinand I, Maximilian II, Rudolf II và Matthias) cho phép các thần dân được tự do theo tôn giáo mà họ chọn. Các vị hoàng đế nói trên cho phép các tín ngưỡng Gia Tô giáo khác nhau được cùng tồn tại, không ép buộc các thần dân để tránh không xảy ra những cuộc chiến tranh tôn giáo. Điều này gây ra nhiều lo ngại cho những người cai trị Tây Ban Nha, vốn là họ hàng của Hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh, nhưng đồng thời là những người sùng đạo Thiên chúa đến cực đoan. Trong khi đó, Thụy Điển và Đan Mạch đều là những quốc gia chính thức theo đạo Luther và do đó, ủng hộ những người Tin lành ở Đế chế La Mã thần thành, đồng thời xem đó là một phương tiện để mở rộng ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của họ trong vùng. [ ] Bạo lực bùng phát và nguyên nhân trực tiếp của cuộc chiến Căng thẳng về tôn giáo bùng phát thành bạo lực ở thành phố tự do Donauworth của nước Đức vào năm 1606. Đa số những người Luther ở đó đã ngăn chặn một đám diễu hành của cư dân Thiên chúa giáo thuộc thị trấn Schwaben, dẫn đến một cuộc bạo loạn. Cuộc bạo loạn được mở rộng khi Nam tước Maximilian xứ Bayern (1573-1651) quyết định can thiệp trên danh nghĩa bảo vệ quyền lợi những người Thiên chúa giáo. Sau cuộc bạo động, những người Calvin tại Đức, vốn vẫn là một thiểu số, bắt đầu cảm thấy họ là những người bị đe dọa nghiêm trọng nhất. Họ liền tập hợp lại với nhau và thành lập Liên đoàn đoàn kết Phúc âm vào năm 1608, dưới sự lãnh đạo của Friedrich IV của Pfalz (1583-1610), một tuyển hầu có quyền bỏ phiếu bầu Hoàng đế (cũng cần nói thêm là con trai của ông này, Friedrich V, đã kết hôn với Elizabeth Stuart, con gái của James I của Anh). Sự việc phức tạp hơn bởi Pfalz là một thành bang nằm trên sông Rhine mà Tây Ban Nha đang muốn đánh chiếm. Thêm vào đó, sự ra đời của Liên đoàn đoàn kết Phúc âm dẫn đến việc những người Thiên chúa giáo cũng tập hợp lại trong tổ chức riêng của họ, Liên đoàn Thiên chúa giáo, được thành lập năm 1609, dưới sự lãnh đạo của chính Nam tước Maximilian. Năm 1617, trước nguy cơ hoàng đế Matthias (Đế quốc La Mã thần thánh) và vua xứ Bohemia khi đó, có thể qua đời mà không có người thừa kế, người họ hàng gần nhất của Matthias, người mà hai năm sau đó sẽ kế vị, Ferdinand II, được chọn làm Thái tử kế vị của xứ Bohemia. Tuy nhiên, Ferdinand II trưởng thành dưới sự giáo dục của Hội đoàn Thiên chúa giáo, một tổ chức của những người sùng đạo Thiên chúa giáo cực đoan muốn áp đặt sự thống nhất về tôn giáo trên toàn cõi châu Âu. Điều này khiến xứ Bohemia, vốn có rất nhiều cư dân theo đạo Tin lành, từ chối [...]... cuộc Chiến tranh Ba mươi năm đối với lãnh địa Brandenburg: [9] “ .bị tàn phá trong cuộc Chiến tranh Ba mươi năm, cái ảnh hưởng ghê tởm của cuộc tàn phá này nó sâu đậm đến mức mà từng chi tiết nhỏ của nó có thể được nhận thức rõ - như Trẫm viết ” —Vua Phổ Friedrich II Từ 1643 đến 1645, những năm cuối cùng của cuộc chiến, chiến tranh Tortenson diễn ra giữa Đan Mạch và Thụy Điển Kết quả của cuộc chiến. .. dài năm năm đã dẫn đến Hòa ước Westphalia Hòa ước Westphalia gồm hai phần cơ bản: Hiệp ước Osnabruck và Hiệp ước Munster, lần lượt được ký vào các ngày 15 và 24-10-1648 Các hiệp ước nói trên về danh nghĩa, là điểm chấm dứt hai cuộc chiến lớn: Chiến tranh Ba mươi năm và chiến tranh Tám mươi năm. [5][6] [7] Các cuộc thương thuyết diễn ra tại hai thành phố Osnabruck và Munster, lần lượt thuộc các bang... chiến tranh còn mang tới một số hệ quả quan trọng khác:  Chiến tranh Ba mươi năm là cuộc chiến tranh vì tôn giáo lớn cuối cuối cùng ở châu Âu lục địa, kết thúc thời kỳ dài của những cuộc đổ máu vì lý do tín ngưỡng Vẫn còn tồn tại xung đột về tôn giáo đây đó ở châu Âu, nhưng không xảy ra những cuộc chiến tranh lớn [12]  Những tàn phá do các đội quân lính đánh thuê gây ra là cực kỳ lớn Cuộc chiến tranh. .. kẹt trong cuộc chiến với Pháp, Bồ Đào Nha, là một quốc gia nằm dưới quyền bảo hộ của Tây Ban Nha trong 60 năm trước đó (từ 1580), đã có vị vua riêng của họ là João IV, vào năm 1640, và triều đại Braganza được thiết lập ở Bồ Đào Nha Ngoài ra, Đế quốc Tây Ban Nha cuối cùng phải thừa nhận nền độc lập của Hà Lan vào năm 1648, kết thúc cuộc chiến tranh Tám mươi năm Cùng với sự suy yếu của Tây Ban Nha, Pháp... ở Đức sau này Chiến tranh Ba mươi năm đã sắp xếp lại cấu trúc quyền lực trước đó ở châu Âu Sau khi các xứ Sachsen và Brandenburg về với Đế quốc La Mã Thần thánh, việc quân Pháp nhảy vô tham chiến đã đưa bản chất của cuộc chiến dần trở thành một cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Đức.[2] Ảnh hưởng của Tây Ban Nha, cả về quân sự và chính trị, suy giảm nghiêm trọng Trong khi Tây Ban Nha đang mắc... không thể cứ đứng ngoài cuộc chiến Tây Ban Nha tấn công Trier, một xứ bảo hộ của Pháp từ 1631, vào đầu năm 1635 và tháng 5-1635, Pháp tuyên chiến với Tây Ban Nha Vào lúc đầu, triển vọng quân sự của Pháp là không tốt Quân đội Pháp không có nhiều kinh nghiệm chiến đấu so với những địch thủ đã trải qua cuộc chiến được gần 20 năm Họ bèn tìm kiếm những liên minh với các thành bang Tin lành, Savoie, Parma,... của cuộc chiến tranh 30 năm, được gọi là “giai đoạn Pfalz” Sau thất bại toàn diện của quân đội Tin lành tại Bila Hora và cuộc tháo chạy của hoàng thân xứ Transylvania, Đại Bohemia đã được Hoàng đế bình định Tuy nhiên, chiến tranh vẫn tiếp diễn ở Palatinate Giai đoạn này của cuộc chiến bao gồm những trận đánh nhỏ và những cuộc vây hãm của quân đội Tây Ban Nha Mannheim và Heidelberg thất thủ vào năm 1622,... binh trong chiến tranh Ba mươi năm được trưng bày tại Viện bảo tàng chiến tranh Thụy Điển ở Stockholm Chiến thắng của Gustav II Adolf trong trận Breitenfeld (1631) Giai đoạn 1630-1635 Một số triều thần của hoàng đế Ferdinand II tỏ ý nghi ngờ Wallenstein Họ cho rằng ông ta đang tìm cách củng cố liên minh với các hoàng thân ở Đức và gây áp lực lên Hoàng đế Ferdinand II cách chức Wallenstein vào năm 1630... những tuyển hầu đã cầm quân chống lại Hoàng đế sau khi người Thụy Điển tham chiến vào năm 1630 Tuy nhiên, hòa ước này đã không làm hài lòng một bên vắng mặt, người Pháp vì nhà Habsburg còn trở nên hùng mạnh hơn trước Vậy là người Pháp trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến, bắt đầu cho giai đoạn cuối cùng của Chiến tranh Ba mươi năm [ ] Sự can thiệp của Pháp Trận Lens, 1648 Giai đoạn 1635-1648 Nước Pháp,... gia các liên minh mà đã mang lại ảnh hưởng xấu của xứ Brandenburg trong cuộc Chiến tranh Ba mươi năm. [13] Cuối cùng, trong chiến dịch phạt Brandenburg của quân Thụy Điển hùng mạnh vào năm 1675, Quân đội tinh nhuệ Brandenburg đã đại phá tan nát quân Thụy Điển trong trận đánh lịch sử tại Fehrbellin [10] [ ] Biểu đồ các nước tham chiến Trực tiếp chống Đế quốc La Mã Thần thánh Gián tiếp chống Đế quốc La Mã . Chiến tranh Ba mươi năm Bản đồ Châu Âu năm 1648. . Thời gian 1618–1648 Địa điểm Châu Âu (Đức ban đầu) Kết quả Hòa ước Westphalia Tham chiến Thụy Điển Đế. Tây Ban Nha, ~10 - 20 vạn quân Đức . Chiến tranh Ba mươi năm bắt đầu từ năm 1618, kết thúc năm 1648, chủ yếu diễn ra tại vùng nay là nước Đức và bao gồm hầu hết các cường quốc của châu Âu. đến chiến tranh giữa Pháp và Tây Ban Nha. Chiến tranh 30 năm đã tàn phá nặng nề châu Âu, gây ra nạn đói và dịch bệnh (do các xác người chết không chôn kịp), làm giảm dân số của các thành bang

Ngày đăng: 12/08/2014, 22:20

Xem thêm: Chiến tranh Ba mươi năm pptx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w