1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN THI: VẬT LÍ 12 NÂNG CAO potx

5 215 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 186,21 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI ĐỀ THI HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT SỐ II MỘ ĐỨC MÔN THI: VẬT LÍ 12 NÂNG CAO Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) (Học sinh làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm) 1/ Điều nào sau đây là sai khi so sánh tia hồng ngoại và tia tử ngoại ? a Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều không nhìn thấy bằng mắt thường. b Cùng bản chất là sóng điện từ. c Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều tác dụng lên kính ảnh. d Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại. 2/ Một chùm sáng đơn sắc, sau khi đi qua một lăng kính thủy tinh, thì a chỉ đổi màu mà không bị lệch. b chỉ bị lệch mà không đổi màu. c vừa bị lệch, vừa bị đổi màu. d không bị lệch và không đổi màu. 3/ Để xác định tuổi của các di vật gốc sinh vật, người ta dựa vào tỉ lệ giữa nguyên tử cacbon (C) và một đồng vị của nó. Đó là đồng vị a C11. b C12. c C14. d C13. 4/ Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1m. Nguồn F phát đồng thời hai bức xạ có bước sóng lần lượt là 0,6µm và 0,4.10 -6 m. Hỏi vị trí trùng nhau gần nhất của hai hệ vân so với vân sáng trung tâm của màu tím là vân bậc mấy của mỗi hệ vân? (theo thứ tự) a bậc 3 và bậc 3. b bậc 3 và bậc 2. c bậc 2 và bậc 3. d bậc 2 và bậc 2. 5/ Một sóng cơ có chu kì là 0,04s truyền trong không khí. Sóng đó được gọi là a không đủ điều kiện để kết luận. b sóng siêu âm. c sóng hạ âm. d sóng âm. 6/ Trong các hạt sau đây, hạt nào có thể chuyển động được với tốc độ bằng tốc độ ánh sáng ? a Phôtôn. b Prôtôn. c Nơtrôn. d Hạt anpha (α). 7/ Vật phát được tia hồng ngoại vào môi trường xung quanh thì vật đó phải có nhiệt độ a trên 100 0 K. b thấp hơn nhiệt độ môi trường. c trên 0 0 K. d cao hơn nhiệt độ môi trường. 8/ Một ống Cu-lit-giơ phát ra bức xạ có bước sóng nhỏ nhất là 5A 0 . Để tăng độ cứng của tia X, người ta phải tăng thêm điện áp hiệu dụng giữa hai cực của ống là 500V. Bước sóng ngắn nhất của tia X khi đó là: a 3,2A 0 . b 4,17A 0 . c 3A 0 . d 4,5A 0 . 9/ Gọi λ α và λ β lần lượt là hai bước sóng ứng với hai vạch H α và H β trong dãy Banme; λ 1 là bước sóng của vạch đầu tiên trong dãy Pasen. Giữa λ α , λ β và λ 1 có mối liên hệ theo công thức nào dưới đây ? a .λ 1 = λ β - λ α b (λ 1 ) -1 = (λ β ) -1 + (λ α ) -1 . c λ 1 = λ β + λ α d (λ 1 ) -1 = (λ β ) -1 - (λ α ) -1 . 10/ Chọn phát biểu sai. Cường độ dòng quang điện phụ thuộc vào: a Cường độ J của chùm ánh sáng kích thích. b Điện trở R của tế bào quang điện. c Điện áp giữa anốt và catốt là U AK . d Bước sóng λ của ánh sáng kích thích. 11/ Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là: a Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện. b Công lớn nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó. ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề: 122 c Công nhỏ nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó. d Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện. 12/ Hạt và phản hạt a có năng lượng bằng không. b có tổng khối lượng nghỉ bằng không. c có tổng điện tích bằng không. d có tổng spin bằng không. 13/ Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng trắng, ta đo được khoảng cách vân là 1,12.10 3 µm. Xét hai điểm M và N cùng ở một phía với vân sáng trung tâm màu lam O, ở đây OM = 0,56.10 4 µm và ON = 1,288.10 4 µm. Giữa M và N có: a 5 vân sáng. b 7 vân sáng. c 6 vân sáng. d 8 vân sáng. 14/ Chọn câu trả lời đúng. Mức năng lượng trong nguyên tử hiđrô ứng với số lượng tử n có bán kính: a tỉ lệ nghịch với n 2 . b tỉ lệ thuận với n. c tỉ lệ thuận với n 2 . d tỉ lệ nghịch với n. 15/ Chọn câu sai. a Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính. b Mỗi ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu sắc nhất định khác nhau. c Lăng kính có khả năng làm tán sắc ánh sáng. d Ánh sáng trắng là tập hợp của 7 ánh sáng đơn sắc đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. 16/ Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc. Nếu giảm khoảng cách giữa hai khe hai lần và giảm khoảng cách từ hai khe đến màn 1,5 lần thì khoảng vân thay đổi một lượng là 1mm. Khoảng vân giao thoa lúc đầu là: a 3mm. b 0,75mm. c Không tính được vì thiếu dữ kiện. d 2mm. 17/ Có thể tăng hằng số phân rã λ của đồng vị phóng xạ bằng cách nào ? a Hiện nay ta không biết bằng cách nào có thể làm thay đổi hằng số phân rã phóng xạ. b Đặt nguồn phóng xạ đo vào trong một điện trường mạnh. c Đốt nóng nguồn phóng xạ đó. d Đặt nguồn phóng xạ vào trong một từ trường mạnh. 18/ Chỉ ra câu khẳng định sai ? a Phôtôn có năng lượng. b Phôtôn có kích thước xác định. c Phôtôn có khối lượng. d Phôtôn có động lượng. 19/ Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, nguồn F phát ra ánh sáng đơn sắc. Nếu ta dịch chuyển màn quan sát đi một đoạn 40cm theo phương song song với mặt phẳng hai khe thì khoảng vân thay đổi một lượng bằng 400 lần bước sóng. Khoảng cách giữa hai khe Young là: a 2,4mm. b 2m c 3,6mm. d 1mm. 20/ Khái niệm nào nêu ra dưới đây là cần thiết cho việc giải thích hiện tượng quang điện và hiện tượng phát xạ nhiệt electron ? a Lượng tử bức xạ. b Mật độ dòng điện. c Điện trở riêng. d Công thoát. 21/ Cho hai bóng đèn điện hoàn toàn giống nhau cùng chiếu sáng vào một bức tường thì: a không quan sát được vân giao thoa vì ánh sáng do đèn phát ra không đủ cường độ lớn. b không quan sát được vân giao thoa vì đèn không phải là nguồn sáng điểm. c không quan sát được vân giao thoa vì ánh sáng phát từ hai nguồn tự nhiên, độc lập, không bao giờ là sóng kết hợp. d ta có thể quan sát được một hệ vân giao thoa. 22/ Công thoát của một electron thoát ra khỏi đồng là 4,47eV. Khi chiếu bức xạ có bước sóng λ = 0,14μm vào một quả cầu bằng đồng cô lập và sau đó nối quả cầu này với đất bằng một dây dẫn có điện trở R = 5Ω. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có giá trị nào sau đây ? a 4,4 A. b 0,88 A. c 2,2 A. d 22 A. 23/ Khi nói về lực hạt nhân, phát biểu nào sau đây là sai ? a Lực hạt nhân có cùng bản chất với lực hút tĩnh điện. b Lực hạt nhân chỉ có tác dụng trong phạm vi kích thước 10 -14 m đến 10 -15 m. c Lực hạt nhân là lực hút giữa các nuclôn trong hạt nhân. d Lực hạt nhân có trị số lớn hơn lực đẩy Cu-lông giữa các prôtôn. 24/ Chiếu một chùm sáng vào mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang là 6 0 dưới góc tới rất nhỏ. Tốc độ của tia vàng trong lăng kính là 1,98.10 8 m/s. Góc lệch D của tia ló là: a 1,53 rad. b 0,045 rad. c 0,054 rad. d 0,036 rad. 25/ Coi rằng một hạt nhân 235U khi bị phân hạch sẽ cho một năng lượng là 215 MeV. Hỏi nếu 1 kg 235U bị phân hạch hoàn toàn thì sẽ có năng lượng là bao nhiêu ? a 4.10 26 MeV. b 215 MeV. c 5,5.10 26 MeV. d 2,56.10 24 MeV. 26/ Khi chiếu một bức xạ điện từ vào bề mặt catod của một tế bào quang điện, thì tạo ra dòng quang điện bảo hòa. Người ta có thể làm triệt tiêu dòng điện này bằng một hiệu điện thế hãm có giá trị U h = 1,3V. Sau đó dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện và hướng nó vào một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ (độ lớn là 6.10 -5 T) vuông góc với véc tơ vận tốc của các electron quang điện. Bán kính của quĩ đạo electron chuyển động trong từ trường này có giá trị là bao nhiêu ? a 6,5cm. b 6,8cm. c 6,2cm. d 6,4cm. 27/ Tốc độ truyền ánh sáng trong chân không có giá trị như thế nào khi nguồn sáng chuyển động ? a Lớn hơn hoặc nhỏ hơn c, phụ thuộc vào phương truyền và tốc độ nguồn. b Nhỏ hơn c. c Luôn bằng c, không phụ thuộc vào phương truyền và tốc độ nguồn. d Lớn hơn c. 28/ Chọn câu sai khi nói về năng lượng liên kết. a Để tách hạt nhân ra thành các nuclôn cần cung cấp một năng lượng E đúng bằng năng lượng liên kết. b Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững. c Năng lượng liên kết tính cho một nuclôn gọi là năng lượng liên kết riêng. d Hạt nhân có năng lượng liên kết nhỏ thì rất bền vững. 29/ Một người có khối lượng m = 60kg chuyển động với tốc độ 0,8c. Khối lượng tương đối tính của người đó là: a 40kg. b 80kg. c 60kg. d 100kg. 30/ Trong thí nghiệm Young có: a = 2,0mm; D = 1,0m. Dùng bức xạ đơn sắc có bước sóng λ 1 = 0,6µm chiếu vào khe hẹp F, ta đo được khoảng vân giao thoa trên màn là 0,3mm. Ta tắt bức xạ có bước sóng λ 1 , chiếu vào F bức xạ đơn sắc λ 2 <λ 1 thì tại vị trí vân sáng bậc 4 của bức xạ λ 1 ta quan sát được một vân sáng của bức xạ có bước sóng λ 2 . Bước sóng λ 2 có giá trị nào sau đây ? a 0,60µm hoặc 0,48µm b 0,40µm c 0,40µm hoặc 0,48µm d 0,48µm 31/ Các tia phóng xạ α, β có khả năng ion hóa môi trường vì chúng: a mang năng lượng. b mang điện tích. c có bản chất là sóng điện từ. d có tác dụng tỏa nhiệt. 32/ Nếu nhiệt độ của vật tăng lên thì phổ tử ngoại của vật sẽ: a trải dài hơn về phía sóng có bước sóng ngắn. b trải dài hơn về phía sóng có bước sóng lớn. c không có gì thay đổi. d trải rộng về hai phía. 33/ Đặc điểm của quang phổ liên tục là: a không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. b có nhiều vạch sáng tối xen kẽ nhau. c không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng. d phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng. 34/ Điều khẳng định nào sau đây là sai khi nói về bản chất của ánh sáng ? a Khi bước sóng của ánh sáng càng ngắn thì tính chất hạt thể hiện càng rõ nét, tính chất sóng càng ít thể hiện. b Ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt. c Khi tính chất hạt thể hiện rõ nét, ta dễ quan sát hiện tượng giao thoa của ánh sáng. d Khi tính chất hạt thể hiện rõ nét, ta càng dễ quan sát hiện tượng quang điện. 35/ Ánh sáng dùng trong thí nghiệm giao thoa gồm hai ánh sáng đơn sắc: ánh sáng màu lục có bước sóng λ 1 = 0,5µm và màu đỏ có bước sóng λ 2 = 0,75µm. Vân sáng lục và đỏ trùng nhau lần thứ nhất (kể từ vân trung tâm) ứng với vân sáng đỏ a bậc 2. b bậc 4. c bậc 3. d bậc 6. 36/ Bán kính của hạt nhân 4 2 He là: a 4,2fm. b 1,9fm c 2,3fm. d 4,6fm 37/ Hiện tượng tán sắc ánh sáng xảy ra a chỉ với các lăng kính chất rắn hoặc chất lỏng. b chỉ với lăng kính thủy tinh. c ở mặt phân cách một môi trường rắn hoặc lỏng, với chân không (hoặc không khí). d ở mặt phân cách hai môi trường chiết quang khác nhau. 38/ Hệ thức Anh-xtanh giữa năng lượng và khối lượng là: a E = 2 2 mc b E = mc 2 . c E = 2 m c d E = mc. 39/ Chu kì bán rã của chất phóng xạ Sr38 là T = 20 năm. Sau 80 năm, số phần trăm (%) hạt nhân còn lại chưa phân rã là: a 25% b 12,5% c 6,25% d 50% 40/ Người ta thực hiện giao thoa ánh sáng đơn sắc bằng hai khe Young cách nhau 0,5mm với ánh sáng có bước sóng λ = 0,5μm và quan sát hiện tượng trên màn cách hai khe 2m. Biết chiều rộng vùng giao thoa quan sát được trên màn là 26mm. Số vân sáng và vân tối lần lượt quan sát được trên màn là: a 13; 12 b 13; 14. c 14; 15 d 14; 13 HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ¤ Đáp án của đề thi:122 1[ 1]d 2[ 1]b 3[ 1]c 4[ 1]c 5[ 1]d 6[ 1]a 7[ 1]d 8[ 1]b 9[ 1]d 10[ 1]b 11[ 1]d 12[ 1]c 13[ 1]c 14[ 1]c 15[ 1]d 16[ 1]a 17[ 1]a 18[ 1]b 19[ 1]d 20[ 1]d 21[ 1]c 22[ 1]b 23[ 1]a 24[ 1]c 25[ 1]c 26[ 1]d 27[ 1]c 28[ 1]d 29[ 1]d 30[ 1]c 31[ 1]a 32[ 1]a 33[ 1]c 34[ 1]c 35[ 1]a 36[ 1]b 37[ 1]d 38[ 1]b 39[ 1]c 40[ 1]b . SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI ĐỀ THI HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT SỐ II MỘ ĐỨC MÔN THI: VẬT LÍ 12 NÂNG CAO Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) (Học sinh làm bài trên phiếu trả lời. lượt quan sát được trên màn là: a 13; 12 b 13; 14. c 14; 15 d 14; 13 HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ¤ Đáp án của đề thi: 122 1[ 1]d 2[ 1]b 3[ 1]c 4[ 1]c 5[ 1]d. ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề: 122 c Công nhỏ nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó. d Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện. 12/

Ngày đăng: 12/08/2014, 21:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w