1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

microsoft excel va lap trinh tren microsoft excel phần 2 ppsx

10 208 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 169,06 KB

Nội dung

TỰ ĐỘNG HOÁ THIẾT KẾ CẦU ĐƯỜNG Lập trình trên ứng dụng nền - 11 - 3.2.4.2. Giới thiệu về các đối tượng trong Excel Đối tượng là một thực thể đại diện cho một thành phần nào đó của ứng dụng, chẳng hạn như đối tượng bảng tính (Worksheet), ô (Cell),… Mỗi một đối tượng có hệ thống các phương thức và thuộc tính. Để truy cập vào các thuộc tính và phương thức của đối tượng, ta sử dụng cú pháp <Tên_đối_tượng>.<Thuộc_tính/Phương_thức> . Trong VB, ta cần phải khai báo và gán đối tượng trước khi sử dụng các phương thức của đối tượng hay thay đổi thuộc tính của đối tượng. Lấy ví dụ gán giá trị cho ô “A1” của bảng tính hiện hành, ta thực hiện như sau: ThisWorkbook.ActiveSheet.Range("A1").Value = 15 Tập đối tượng thực chất cũng là một đối tượng, nhưng đối tượng này có thể chứa nhiều loại đối tượng tương tự nhau. Mặc dù vậy, các đối tượng trong tập đối tượng vẫn có thể được xử lý bằng các kỹ thuật như nhau. Tập đối tượng cũng có các phương thức và thuộc tính. Ví dụ như tập đối tượng Workbooks chứa tất cả các đối tượng Workbook đang được mở trong Excel, đồng thời cũng có phương thức Add để thêm Workbook mới. Để truy cập vào một đối tượng trong tập đối tượng, ta sử dụng các chỉ số hoặc tên của đối tượng cần truy cập theo cú pháp: <tập_đối_tượng>(chỉ_số/tên_đối_tượng).<thuộc_tính/phương_thức> . Lấy ví dụ khi ta muốn đóng tài liệu đầu tiên trong tập đối tượng tài liệu (Workbook), ta thực hiện như sau: Sub CloseFirst() Workbooks(1).Close End Sub Hệ thống đối tượng của Microsoft Excel rất phong phú, nhưng trong khuôn khổ của chương trình, chỉ giới thiệu một số đối tượng thường dùng, bao gồm: Rows Application Columns Workbooks Worksheets Workbook Worksheet Range Cells Chú giải: Tập đối tượng Đối tượng TỰ ĐỘNG HOÁ THIẾT KẾ CẦU ĐƯỜNG Lập trình trên ứng dụng nền - 12 - a. Đối tượng ứng dụng (Application) Đối tượng Application được hiểu là toàn bộ chương trình Excel mà người dùng đang làm việc trên đó. Mỗi lần chạy chương trình Excel là một đối tượng Application sẽ được tạo ra. Đối tượng Application có chứa nhiều thiết lập cho ứng dụng (chẳng hạn như các lựa chọn trong trình đơn ToolsðOptions…) và rất nhiều đối tượng trong ứng dụng (chẳng hạn như các tài liệu đang được mở - Workbooks , hay bảng tính hiện hành - ActiveSheet …). Việc tạo mới một đối tượng Application tương đương với việc khởi động chương trình Excel. Đoạn mã lệnh sau sẽ khởi động chương trình Excel từ chương trình ngoài và sẽ mở một tài liệu trong Excel Set xl = CreateObject("Excel.Sheet") xl.Application.Workbooks.Open "newbook.xls" Còn ở bên trong Excel (trong VBA dành cho Excel), ta bỏ qua bước khởi động Excel và thực hiện mở một tài liệu như sau : Workbooks.Open "newbook.xls" Một số thuộc tính trong đối tượng Application thường được sử dụng như sau: Thuộc tính Mô tả ActiveCell trả về đối tượng kiểu Range thể hiện ô hiện hành của tài liệu hiện hành. ActiveSheet Trả về đối tượng thể hiện bảng tính hiện hành của tài liệu hiện hành. Nếu không có bảng tính hiện hành, thuộc tính này sẽ trả về giá trị Nothing. ActiveWindow Trả về đối tượng kiểu Window thể hiện cửa sổ hiện hành. Nếu không có cửa sổ nào mở sẽ trả về giá trị Nothing. ActiveWorkbook Trả về đối tượng kiểu Workbook, thể hiện tài liệu trong cửa sổ hiện hành. Sẽ trả về giá trị Nothing nếu không có cửa sổ nào được mở. Workbooks Trả về tập đối tượng Workbooks thể hiện tất cả các tài liệu đang mở. Ta có thể truy cập vào một tài liệu bất kỳ thông qua chỉ số hoặc tên của tài liệu. CHÚ Ý: Với các phương thức và thuộc tính trả về các kiểu đối tượng phổ biến, chẳng hạn như ô hiện hành (thuộc tính ActiveCell), ta có thể truy cập mà không cần sử dụng đối tượng Application ở trước. Chẳng hạn như, thay vì viết đoạn mã Application.ActiveCell.Font.Bold=True , ta có thể viết ActiveCell.Font.Bold = True b. Đối tượng tài liệu (Workbook) Đối tượng tài liệu (Workbook) thể hiện một tài liệu Excel. Mỗi một tài liệu đang được mở trong Excel tương ứng với một đối tượng Workbook. Đối tượng Workbook là một phần tử của tập đối tượng Workbooks. Tập đối tượng Workbooks chứa tất cả các tài liệu hiện đang được mở trong Excel. Để truy cập vào đối tượng Workbook, ta có thể thực hiện thông qua: § Thuộc tính Workbooks Đây chính là thuộc tính của đối tượng Application như đã được đề cập. TỰ ĐỘNG HOÁ THIẾT KẾ CẦU ĐƯỜNG Lập trình trên ứng dụng nền - 13 - Để truy cập, ta sử dụng Workbooks(tên/chỉ_số) , trong đó <tên/chỉ_số> là tên hoặc chỉ số của một đối tượng Workbook. Ví dụ sau sẽ kích hoạt tài liệu đầu tiên. Workbooks(1).Activate Chỉ số ở đây chính là thứ tự tạo hoặc mở các tài liệu. Workbooks(1) là tài liệu đầu tiên, còn Workbooks(Workbooks.Count) là tài liệu cuối cùng được tạo hoặc mở. Chỉ số này tính đến tất cả các tài liệu, ngay cả tài liệu đã được ẩn đi. § Thuộc tính ActiveWorkbook Đây cũng chính là một thuộc tính của đối tượng Application. Thuộc tính này thể hiện tài liệu hiện hành trong Excel. Ví dụ sau sẽ thay đổi tên tác giả của tài liệu hiện hành ActiveWorkbook.Author = "TDHTKCĐ" § Thuộc tính ThisWorkbook Thuộc tính này trả về đối tượng kiểu Workbook, nơi mà dòng mã lệnh Visual Basic được thực thi. Trong hầu hết các trường hợp, thuộc tính này và thuộc tính ActiveWorkbook là như nhau. Để tạo mới, mở, hoặc đóng tài liệu, ta phải sử dụng một số phương thức của tập đối tượng Workbooks: § Workbooks.Add : thêm một tài liệu mới vào Excel và đưa vào tập đối tượng Workbooks. § Workbooks.Open “đường_dẫn”: mở một tài liệu có <đường_dẫn> được chỉ định và đưa vào tập đối tượng Workbooks. § Workbooks.Close : đóng tất cả các tài liệu đang mở trong Excel. § Workbooks(chỉ_số/tên).Close : đóng một tài liệu có <chỉ_số/tên> cho trước. Một số thuộc tính và phương thức thường được sử dụng của đối tượng Workbook: Phương thức Mô tả Activate Kích hoạt tài liệu làm tài liệu hiện hành. Close Đóng tài liệu. Protect Bật chế độ bảo vệ, và do đó không thể chỉnh sửa tài liệu. Unprotect([mật_khẩu]) Tắt chế độ bảo vệ. Khi tài liệu có đặt mật khẩu, ta phải thêm vào tham số <mật_khẩu>. Save Lưu tất cả các thay đổi trong tài liệu. SaveAs Lưu tất cả các thay đổi trong tài liệu sang một tệp mới. Chi tiết về tham số trong các phương thức, xin xem thêm tài liệu hướng dẫn của Microsoft Excel. TỰ ĐỘNG HOÁ THIẾT KẾ CẦU ĐƯỜNG Lập trình trên ứng dụng nền - 14 - Ví dụ sau sẽ tạo một tài liệu mới và nhắc người dùng nhập tên tệp, sau đó sẽ lưu lại tài liệu: Set NewBook = Workbooks.Add Do fName = Application.GetSaveAsFilename Loop Until fName <> False NewBook.SaveAs Filename:=fName Thuộc tính Mô tả ActiveSheet Trả về bảng tính hiện hành của tài liệu. Name Trả về tên của tài liệu. Saved Kiểm tra xem tài liệu đã được lưu hay chưa. Trả về giá trị TRUE nếu tài liệu đã được lưu, ngược lại là FALSE. Worksheets Trả về tập đối tượng Worksheets, chứa tất cả các bảng tính trong tài liệu. Ví dụ sau sẽ hiển thị thông báo nếu tài liệu chưa được lưu: If Not ActiveWorkbook.Saved Then MsgBox "Tài liệu vẫn chưa được lưu." End If c. Tập đối tượng Sheets Tập đối tượng Sheets chứa tất cả các đối tượng biểu đồ ( Chart ) và bảng tính ( Workbook ) trong tài liệu. Tập đối tượng Sheets rất hữu dụng khi ta muốn truy cập đến đối tượng mà không cần phải biết rõ đối tượng đó là biểu đồ hay bảng tính. Ví dụ sau sẽ in tất cả các biểu đồ và bảng tính Sheets.PrintOut Ta sử dụng phương thức Add để tạo một trang mới. Ví dụ sau sẽ thêm hai trang biểu đồ vào tài liệu hiện hành và đặt sau trang thứ 2 trong tài liệu Sheets.Add type:=xlChart, count:=2, after:=Sheets(2) d. Đối tượng bảng tính (Worksheet) Một đối tượng bảng tính ( Worksheet ) thể hiện một bảng tính trong tài liệu Excel. Trong một tài liệu có thể có nhiều bảng tính khác nhau, tất cả các bảng tính này đều là phần tử của tập đối tượng Worksheets, và đến lượt mình, Worksheets cũng là một thuộc tính của đối tượng Workbook. Đối tượng Worksheet được truy cập thông qua đối tượng Workbook, nơi chứa đối tượng Worksheet, thông qua các thuộc tính sau § Thuộc tính Worksheets Để truy cập, ta sử dụng Worksheets(tên/chỉ_số) , trong đó <tên/chỉ_số> là tên hoặc chỉ số của một đối tượng Worksheet. Ví dụ sau sẽ ẩn bảng tính đầu tiên trong tài liệu hiện hành: Worksheets(1).Visible = False TỰ ĐỘNG HOÁ THIẾT KẾ CẦU ĐƯỜNG Lập trình trên ứng dụng nền - 15 - Chỉ số ở đây chính là thứ tự của bảng tính trên thanh công cụ chứa thẻ bảng tính. Worksheets(1) là bảng tính đầu tiên (bảng tính ở bên trái nhất), còn Worksheets(Worksheets.Count) là bảng tính cuối cùng. Chỉ số này tính đến tất cả các bảng tính, ngay cả các bảng tính đã được ẩn đi. § Thuộc tính ActiveWorksheet Khi một bảng tính đang hiện hành, ta có thể sử dụng thuộc tính này để tham chiếu đến bảng tính đó.Ví dụ sau sẽ sử dụng phương thức Activate để kích hoạt Sheet1 đặt hướng trang in và tiến hành in bảng tính: Worksheets("Sheet1").Activate ActiveSheet.PageSetup.Orientation = xlLandscape ActiveSheet.PrintOut Để thêm một đối tượng Worksheet, ta phải sử dụng các phương thức Add có trong tập đối tượng Worksheets, <Worksheets.Add> . Bảng tính mới được thêm vào sẽ là bảng tính hiện hành. Dưới đây là một số phương thức và thuộc tính thường được sử dụng của đối tượng Worksheet: Phương thức Mô tả Activate Kích hoạt bảng tính làm bản tính hiện hành Calculate Thực hiện quá trình tính toán cho toàn bộ bảng tính hoặc cho một vùng được chỉ định trước. Copy Sao chép bảng tính đến một vị trí khác trong tài liệu. Delete Xoá bảng tính. Move Di chuyển bảng tính đến vị trí mới trong tài liệu. Paste Dán nội dung trong bộ nhớ đệm vào bảng tính. PrintOut In nội dung của bảng tính. Protect Bật chế độ bảo vệ bảng tính, và do đó ta không thể chỉnh sửa nội dung bảng tính được nữa. Unprotect Tắt chế độ bảo vệ bảng tính. Thuộc tính Mô tả Cells Trả về đối tượng kiểu Range thể hiện tất cả các ô trong bảng tính. Columns Trả về đối tượng kiểu Range thể hiện tất cả các cột trong bảng tính. Index Trả về chỉ số của đối tượng Worksheet trong tập đối tượng Worksheets. Name Tên của bảng tính. PageSetup Trả về đối tượng PageSetup, nơi chứa thiết lập về trang in của bảng tính. TỰ ĐỘNG HOÁ THIẾT KẾ CẦU ĐƯỜNG Lập trình trên ứng dụng nền - 16 - Range Trả về đối tượng kiểu Range thể hiện một ô hoặc một vùng nào đó trong bản tính. Rows Trả về đối tượng kiểu Range thể hiện tất cả các hàng trong bản tính. Visible Thiết lập hiển thị/ẩn bảng tính. e. Đối tượng biểu đồ (Chart và ChartObject) Đối tượng biểu đồ thể hiện một biểu đồ trong tài liệu. Biểu đồ đó có thể nằm trong một trang tài liệu riêng (đối tượng Chart) hoặc có thể được nhúng trong một bản tính (đối tượng ChartObject). Để truy cập vào đối tượng biểu đồ, ta sử dụng một số thuộc tính và phương thức có trả về đối tượng kiểu Chart sau: § Thuộc tính ChartObjects Ví dụ sau thiết lập mẫu tô cho biểu đồ nhúng trong bảng tính có tên “Sheet1” Worksheets("Sheet1").ChartObjects(1).Chart. _ ChartArea.Interior.Pattern = xlLightDown § Tập đối tượng Charts Ví dụ sau sẽ thay đổi màu của dữ liệu trong trang biểu đồ đầu tiên Charts(1).SeriesCollection(1).Interior.Color=RGB(255,0,0) § Thuộc tính ActiveChart Ví dụ sau sẽ kích hoạt một trang biểu đồ, sau đó thiết lập tiêu đề của biểu đồ thông qua thuộc tính ActiveChart Charts(1).Activate With ActiveChart .HasTitle = True .ChartTitle.Text = "January Sales" End With § Thuộc tính ActiveSheet Ví dụ sau sẽ kích hoạt một trang biểu đồ, sau đó thiết lập lại kiểu của biểu đồ thông qua thuộc tính ActiveSheet Charts("chart1").Activate ActiveSheet.Type = xlLine f. Đối tượng vùng dữ liệu (Range). Thuộc tính Columns, Rows, Cells Mỗi bảng tính được tạo thành từ tập hợp các ô ( Cells ). Các ô chính là nơi người sử dụng thực hiện các công việc tính toán, xử lý và trình bày dữ liệu của mình. Trong quá trình làm việc người dùng có thể làm việc với không chỉ một ô, mà còn có thể với tập hợp các ô hay chính xác hơn là làm việc với một vùng dữ liệu ( Range ). Vùng dữ liệu có thể được thể hiện theo nhiều cách khác nhau: § Một hoặc nhiều ô tính ( Cells ); § Dòng dữ liệu ( Rows ); § Cột dữ liệu ( Columns ); TỰ ĐỘNG HOÁ THIẾT KẾ CẦU ĐƯỜNG Lập trình trên ứng dụng nền - 17 - § Vùng dữ liệu ( Range ). Để tham chiếu đến một vùng dữ liệu trong bảng tính, ta có thể sử dụng các thuộc tính Cells , Columns , Rows , Range , Offset và phương thức Union có trong bảng tính: § Thuộc tính Cells : tham chiếu đến một ô trong bảng tính. Cells(chỉ_số_hàng, chỉ_số_cột) Ví dụ, muốn gán giá trị “5” cho ô B5 (hàng thứ 5, cột thứ 2) của bảng tính Sheet1, ta sử dụng đoạn mã lệnh sau: Sheets(“Sheet1”).Cells(5,2).Value = 5 § Thuộc tính Rows : tham chiếu đến các dòng trong bảng tính Rows (chỉ_số_hàng) Ví dụ sau sẽ đổi màu dòng thứ 3 thành màu đỏ Dim MySheet As Worksheet Set MySheet = Worksheets("sheet1") MySheet.Rows(3).Interior.Color = RGB(255, 0, 0) § Thuộc tính Columns : tham chiếu đến các cột trong bảng tính Columns (chỉ_số_cột) Ví dụ sau sẽ đổi kiểu phông chữ ở cột 2 thành kiểu in đậm Dim MySheet As Worksheet Set MySheet = Worksheets("sheet1") MySheet.Columns(2).Font.Bold = True § Thuộc tính Range : tham chiếu đến một vùng dữ liệu trong bảng tính Thuộc tính này có tính tổng quát hơn so với 3 kiểu thuộc tính đã được đề cập ở trên. Có nhiều cách khác nhau để tham chiếu đến một vùng dữ liệu trong bảng tính. - Nếu vùng dữ liệu là một ô tính Range(“Tên_ô_dữ_liệu”) Ví dụ, muốn gán giá trị “5” cho ô B5, ta sử dụng đoạn mã lệnh sau Sheets(“Sheet1”).Range(“B5”).Value = 5 - Nếu vùng dữ liệu nằm giới hạn trong hình chữ nhật giữa hai ô Range(“tên_ô_1”, “tên_ô_2”) ’ hoặc Range(“tên_ô_1 : tên_ô_2”) Ví dụ, khi cần tham chiếu đến vùng “A2:C5” ta có thể sử dụng đoạn mã lệnh sau Sheets(“Sheet1”).Range(“A2”, “C5”) ’ hoặc Sheets(“Sheet1”).Range(“A2:C5”) TỰ ĐỘNG HOÁ THIẾT KẾ CẦU ĐƯỜNG Lập trình trên ứng dụng nền - 18 - - Nếu vùng dữ liệu là một vùng đã được đặt tên Range(“tên_vùng_dữ_liệu”) Ví dụ như trong bảng tính “Tai_trong”, có một vùng dữ liệu do người dùng đặt tên là “luc_dong_dat”, thì có thể tham chiếu tới vùng dữ liệu đó theo cú pháp sau Worksheets("Tai_trong").Range("luc_dong_dat") § Thuộc tính Offset : tham chiếu đến một vùng dữ liệu với một khoảng dịch cho trước so với vùng dữ liệu hiện tại Offset(số_hàng, số_cột) Ví dụ sau thực chất sẽ làm thay đổi màu nền của vùng dữ liệu “C4:D4” Worksheets("Sheet1").Activate Range("A1:B2").Offset(3, 2).Interior.Color = _ RGB(200, 0, 0) § Phương thức Union : dùng để nối các vùng dữ liệu khác nhau, sử dụng khi ta muốn tham chiếu đến nhiều vùng dữ liệu khác nhau một lúc Union(vùng_dữ_liệu_1,vùng_dữ_liệu_2,…) Ví dụ sau sẽ chọn hai vùng dữ liệu “A1:B2” và “D4:D5” Dim r1 As Range, r2 As Range Dim myMultiAreaRange As Range Worksheets("sheet1").Activate Set r1 = Range("A1:B2") Set r2 = Range("D4:E5") Set myMultiAreaRange = Union(r1, r2) myMultiAreaRange.Select Quá trình tính toán, xử lý dữ liệu chủ yếu được thực hiện trên các vùng dữ liệu. Dưới đây là danh sách các phương thức và thuộc tính thường dùng có trong đối tượng kiểu Range. Phương thức Mô tả Activate Kích hoạt một ô đơn, ô này phải nằm trong một vùng đã lựa chọn. Để lựa chọn một vùng dữ liệu, ta sẽ dùng phương thức Select. Clear Xoá nội dung trong vùng dữ liệu. Delete [Shift] Xoá vùng dữ liệu khỏi bảng tính. Sau khi xoá, giá trị Shift sẽ quy định cách thức các ô khác sẽ lấp đầy vào các ô trong vùng dữ liệu đã bị xoá Merge [Across] Nối các ô trong vùng dữ liệu. Nếu biến Across là True thì chương trình chỉ nối các ô trên cùng một hàng. Nếu là False thì tất cả các ô trong vùng dữ liệu sẽ được nối thành một ô duy nhất. Mặc định, Across có giá trị False. Select Phương thức này dùng để lựa chọn một vùng dữ liệu. TỰ ĐỘNG HOÁ THIẾT KẾ CẦU ĐƯỜNG Lập trình trên ứng dụng nền - 19 - Sort Phương thức này dùng để sắp xếp dữ liệu trong vùng dữ liệu. Có rất nhiều tham số áp dụng cho phương thức này, có thể tham khảo thêm trong các tài liệu trợ giúp của Excel. Unmerge Huỷ bỏ nối ô. Thuộc tính Mô tả Formula Trả về hoặc thiết lập công thức cho vùng dữ liệu. Ví dụ: Range("A1").Formula = "=$A$4+$A$10" FormulaArray Trả về hoặc thiết lập công thức kiểu mảng cho vùng dữ liệu. Nếu vùng dữ liệu không chứa công thức kiểu mảng, thuộc tính này sẽ trả về giá trị Null. Ví dụ: Range("E1:E3").FormulaArray = "=Sum(R1C1:R3C3)" HasArray Trả về giá trị True nếu vùng dữ liệu là một phần trong công thức kiểu mảng. Name Trả về hoặc thiết lập tên cho vùng dữ liệu. Value Trả về hoặc thiết lập giá trị cho vùng dữ liệu. CHÚ Ý Trong Excel, phổ biến có hai kiểu tham chiếu đến địa chỉ của vùng dữ liệu: kiểu A1 và kiểu R1C1. Kiểu tham chiếu A1 là kiểu tham chiếu mặc định trong Excel. Theo cách này, các cột được ký hiệu từ A đến IV (gồm 256 cột) và các hàng được ký hiệu bằng số từ 1 đến 65536. Nếu muốn tham chiếu đến ô ở cột thứ 2, hàng thứ 2, ta sử dụng địa chỉ là B2. Với kiểu tham chiếu R1C1, tất cả cột và hàng đều được đánh số. Theo cách này, vị trí của một ô được xác định bằng cách sử dụng: “R-số thứ tự hàng-C-số thứ tự cột”. Ví dụ, để tham chiếu đến ô ở cột thứ 2, hàng thứ 2, ta sử dụng địa chỉ là R2C2. Đối với kiểu tham chiếu R1C1, địa chỉ ô đều là địa chỉ tuyệt đối, nếu muốn sử dụng địa chỉ tương đối, ta sẽ sử dụng cặp dấu ngoặc vuông “[]”. Ví dụ, để tham chiếu đến một ô nằm cách ô hiện tại là 2 cột về phía trái và 2 hàng về phía dưới, ta sẽ sử dụng địa chỉ là R[2]C[-2]. Còn nếu muốn tham chiếu đến một ô nằm cùng cột ô hiện tại và cách ô hiện tại 2 hàng về phía trên, ta sẽ sử dụng địa chỉ là R[-2]C. Cần phải lưu ý là với kiểu tham chiếu A1, địa chỉ cột ở trước địa chỉ hàng; còn đối với kiểu tham chiếu R1C1, địa chỉ cột ở phía sau địa chỉ hàng. 3.3. Bài tập áp dụng Tạo hàm tra bảng một chiều, áp dụng để tra “bảng tra mô đun đàn hồi yêu cầu”: Số trục xe tính toán (xe/ngđ/làn) 50 100 200 500 1000 2000 5000 7000 Eyc (Mpa) 133 147 160 178 192 207 224 235 Phân tích – Lập sơ đồ khối Đối với bài toán này, yêu cầu phải tạo được một hàm mới để phục vụ cho việc tra bảng. Theo cách suy nghĩ lô-gic, để tra bảng một chiều, ta cần phải có: § Bảng các giá trị, hay nói khác, là bảng tra, ở đây là “Bảng tra mô đun đàn hồi yêu cầu”; § Số để tra, ở đây là “số trục xe tính toán”. TỰ ĐỘNG HOÁ THIẾT KẾ CẦU ĐƯỜNG Lập trình trên ứng dụng nền - 20 - Để tra bảng nhanh chóng thì dữ liệu về số trục xe tính toán phải được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần. Để thực hiện quá trình tra bảng, ta phải lần lượt tìm hai cột dữ liệu liền kề sao cho số cần tra nằm trong khoảng giá trị ở hàng “số trục xe tính toán” của hai cột liền kề đó, ta gọi là số X1 và X2 . Tương ứng với hai giá trị X1 và X2 , ta sẽ có được giá trị ở hàng “Eyc” tương ứng là Y1 và Y2 . Như vậy, giá trị cần tra, TraBang, sẽ được xác định dựa theo công thức: ( ) ( ) )1_( 12 12 1 Xtraso XX YY YTraBang −× − − += Với các trường hợp đặc biệt khác, cách thức xử lý như sau: § Nếu số_tra=X1 hoặc Số_tra=X2 thì giá trị tra bảng sẽ là Y1 hoặc Y2 tương ứng; § Còn nếu Số_tra không nằm trong bảng tra, ta sẽ có nhiều cách xử lý khác nhau, nhưng ở đây, ta thống nhất lựa chọn là thông báo cho người sử dụng biết là số cần tra không nằm trong bảng tra. Để chuyển đổi cách suy nghĩ theo lô-gic như trên thành chương trình, ta cần phải tạo một hàm có tên là TraBang với các tham số như sau: Function TraBang(so_tra as Double,Vung_tra as Range) as Double Trong đó So_tra là số sử dụng để tra bảng, kiểu Double ; còn Vung_tra là một vùng dữ liệu chứa các giá trị trong bảng tra, kiểu Range . Và sơ đồ khối của hàm tra bảng có thể được biểu diễn như sau: . cầu”: Số trục xe tính toán (xe/ngđ/làn) 50 100 20 0 500 1000 20 00 5000 7000 Eyc (Mpa) 133 147 160 178 1 92 20 7 22 4 23 5 Phân tích – Lập sơ đồ khối Đối với bài toán. cách ô hiện tại là 2 cột về phía trái và 2 hàng về phía dưới, ta sẽ sử dụng địa chỉ là R [2] C[ -2] . Còn nếu muốn tham chiếu đến một ô nằm cùng cột ô hiện tại và cách ô hiện tại 2 hàng về phía trên,. Union(vùng_dữ_liệu_1,vùng_dữ_liệu _2, …) Ví dụ sau sẽ chọn hai vùng dữ liệu “A1:B2” và “D4:D5” Dim r1 As Range, r2 As Range Dim myMultiAreaRange As Range Worksheets("sheet1").Activate Set r1 = Range("A1:B2")

Ngày đăng: 12/08/2014, 20:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN