THẬN NANG PHONG Thận nang phong là tình trạng âm nang khô, ngứa, hoặc sưng đỏ, chảy nước vàng… Trần Thực Công trong sách ‘Ngoại Khoa Chính Tông’ có nêu ra một số tên như ‘Âm Nang Phong’, ‘Thấu Cầu Phong’, ‘Bào Lậu Phong’, ‘Thận Tạng Phong Dưỡng’ cho thấy trước đó đa số đều dùng tên ‘Âm Lậu Dưỡng’, ‘Âm Dưỡng’. Thuộc loại Thận Nang Ung, Áp Xe Dịch Hoàn. Bệnh này chủ yếu do thấp tà dồn xuống phía dưới, thận hư hợp với phong ta bên ngoài xâm nhập vào dịch hoàn gây nên. Vì vậy, khi điều trị, dùng trừ thấp, chỉ dưỡng (giảm ngứa) làm chính. Nếu thấp nhiệt, phong nhiệt không đều, thêm loại thuốc thanh nhiệt, sơ phong. Bên ngoài có thể dùng thuốc đắp. Nguyên Nhân Theo sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận – mục Hư Lao Âm Hạ Thấp Dưỡng Hậu’ viết:’’Quá hư lao tổn, thận khí bất túc, vì vậy gây ra chứng âm lãnh mồ hôi tự tiết ra, phong tà thừa cơ xâm nhập gây nên sưng, ngứa’’. Chương ‘Hư Lao Âm Dưỡng Hậu’ viết: «Hư thì phong tà sẽ thừa cơ xâm nhập, tà khí trú ở phần phu, lý, chính khí không đẩy tà ra được, tà chính chọi nhau tụ lại ở phần phu (da thịt) gây nên ngứa» cho thấy Thận hư yếu, tà nhân cơ hội xâm nhập gây nên bệnh. Chương ‘Ngoại Khoa Tâm Pháp – Thận Nang Phong’ (Y Tông Kim Giám) cho rằng chứng Thận nang phong liên hệ với kinh Can, do phong thấp xâm nhập vào dịch hoàn gây nên bệnh. Đời nhà Thanh, Thẩm Kim Ngao trong sách ‘Thẩm Thị Tôn Sinh Thư’ cho rằng do phòng lao quá mức, tinh huyết bất túc, bệnh sinh ra ở trong gân cơ của dịch hoàn. Sách ‘Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc – mục Tiền Âm Bệnh’ viết: «Chưnga âm nang ngứa vì thấp, do tinh bị ứ, huyết bất túc, phòng dục gây nên hao tổn, bên ngoài phong hàn thừa cơ hư yếu xâm nhập vào bên dưới dịch hoàn gây nên ngứa». Tổng kết quan điểm của người xưa có thể thấy, nguyên nhân gây nên chứng Thận nang phong do: 1- Phong Nhiệt Ngoại Ủng: Cơ thể vốn có sẵn nhiều dương, lại cảm phải phong nhiệt, lưu lại tại Can kinh, phong và nhiệt chống nhau, phong thịnh thì bị táo, uất lại ở vùng bìu dái gây nên chứng Thận nang phong. 2- Can Kinh Cou Thaap Nhiệt dồn xuống dưới. Thấp nhiệt làm tổn thương Can Đởm hoăc bình thường ăn những thức ăn tanh sống gây nên. Thức ăn béo, ngọt quá làm tổn thương Tỳ Vị, làm cho chức năng vận hoá bị rối loạn, thấp tụ lại sinh ra nhiệt, lại cảm phải phong tà bên ngoài hợp chung với thấp nhiệt, dồn vào vùng âm bộ gây nên bệnh. Hoặc nằm ngồi chỗ có thấp tà, thấp bên ngoài xâm nhập vào, tụ lại lâu ngày hoá thành nhiệt, thấp nhiệt hợp với tà khí dồn xuống vùng âm bộ, vào vùng bìu dái gây nên chứng Thận nang phong. 3- Huyết Hư Phong Táo: Do cơ thể vốn bị âm hư hoặc âm huyết bị tổn thương hoặc tức uất không giải làm tổn hại phần âm huyết hoặc phong tà bên ngoài xâm nhập vào lâu ngày không tiêu trừ được, hoặc do uống các loại thuốc quá đắng, lạnh hoá thành táo gây tổn thương phần âm hoặc do có vết thương lại dầm nước lâu ngày làm tổn hại âm huyết, âm huyết bất túc, phần cơ phu không được nuôi dưỡng gây nên lở ngứa. 4- Do Thận Hư, phong thừa cơ xâm nhập hoặc do lao thương thận khí, thận dương hư tổn, thuỷ xâm nhập vào âm nang, trú tại cơ phu, gây nên bệnh. Điều Trị: Trên lâm sàng thường gặp các loại sau: 1- Phong Nhiệt Xâm Nhập: Âm nang khô, ngứa, thường thích rửa bằng nước nóng, dịch hoàn đỏ, nóng, chảy nước vàng, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Huyền Sác. Điều trị: Thanh nhiệt, sơ phong, chỉ dưỡng. Dùng bài Thanh Phong Tán gia giảm: Sinh địa, Xích thược, Đương quy, Phòng phong, Thuyền thoái, Ngưu bàng tử, Bạch tật lê, Cúc hoa, Khổ sâm, Liên kiều, Thạch cao, Tri mẫu, Mộc thông, Long đởm thảo, Sài hồ. (Đây là bài Tiêu Phong Tán trong sách Ngoại Khoa Chính Tông, bỏ Hồ ma, Kinh giới, Thương truật, Cam thảo, thêm Xích thược, Bạch tật lê, Cúc hoa, Liên kiều, Long đởm thảo và Sài hồ. (Trong bài dùng Sinh địa, Đương quy để hoạt huyết, lương huyết, theo ý ‘Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự hành’, Phòng phong, Ngưu bàng tử, Thuyền thoái, Bạch tật lê để khứ phong, chỉ dưỡng, tán phong, thanh nhiệt; Cúc hoa, Liên kiều, Khổ sâm thanh nhiệt, giải độc; Thạch cao, Tri mẫu thanh nhiệt tiết hoả: Mộc thông dẫn nhiệt đi xuống; Thêm Sài hồ để phát tán uất nhiệt ở kinh Can; Long đởm thảo thanh tả Can hoả (Trung Y Cương Mục). 2- Thấp Nhiệt Hạ Chú: Âm nang lở ngứa, có khi sưng nóng đau, ngứa, vùng da chỗ bệnh hâm hấp nóng, sau đó chảy nước vàng, sưng to lên, vỡ ra lở loét, nước vàng trở nên dính, miệng khô, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt hoặc vàng bệu, mạch Hoạt Sác. Điều trị: Thanh nhiệt, trừ thấp, chỉ dưỡng. Dùng bài Đương Quy Niêm Thống Thang gia giảm: Khương hoạt, Phòng phong, Thăng ma, Trư linh, Trạch tả, Nhân trần, Hoàng cầm, Cát căn, Thương truật, Khổ sâm, Tri mẫu, Hoạt thạch, Cam thảo. (Đây là bài Đương Quy Niêm Thống Tán bỏ Bạch truật, Nhân sâm thêm Hoạt thạch. Trong bài dùng Hoàng cầm, Khổ sâm, Tri mẫu, Thương truật vị đắng, tính hàn để thanh nhiệt, táo thấp; Khương hoạt, Phòng phong, Thăng ma, Cát căn để sơ phong, chỉ dưỡng, khứ phong, thắng thấp; Trư linh, Trạch tả, Nhân trần, Hoạt thạch thấm lợi thấp nhiệt; Đương quy hoà huyết, hành huyết; Cam thảo hoà trung (Trung Y Cương Mục). 3- Phong Thấp Tẩm Ướt: Âm nang sưng lở, da vùng âm nang nứt thành từng mảng, nặng hơn thì sệ hẳn xuống một bên, cào vào da thì nước chảy ra không dứt, lâu ngày da vùng bệnh co dúm lại, giống như vải gấm, lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc tráng bệu, mạch Huyền Hoạt. Điều trị: Khứ phong, trừ thấp, hoạt huyết, nhuận táo. Dùng bài Bì Tiên Thang: Xích thược, Đương quy, Sinh địa, Hoàng cầm, Khổ sâm, Thương nhĩ tử, Địa phu tử, Bạch tiên bì, Cam thảo. (Hoàng cầm, Khổ sâm táo thấp, chỉ dưỡng; Thương nhĩ tử, Địa phu tử, Bạch tiên bì khứ phong, trừ thấp, chỉ dưỡng; Đương quy, Sinh địa, Xích thược dưỡng huyết, hoạt huyết (Trung Y Cương Mục). 4- Huyết Hư Phong Táo: Bệnh dễ tái phát, âm nang sưng lở lâu ngày, ban đêm đỡ hơn, da âm nang nhăn hoặc nứt, đau, chảy máu, kèm tâm phiền, mất ngủ, miệng khát, lưỡi nhạt, ít rêu hoặc lưỡi đỏ, ít tân dịch, mạch Trầm Tế hoặc Tế Sác. Điều Trị: Tư âm, dưỡng huyết, nhuận táo, trừ thấp. Dùng bài Tư Âm Trừ Thấp Thang gia giảm: Đương quy, Bạch thược, Thục địa, Hoàng cầm, Trần bì, Tri mẫu, Sài hồ, Trạch tả, Địa cốt bì, Cam thảo. (Đây là bài Tư Âm Trừ Thấp Thang bỏ Bối mẫu. Trong bài dùng Tứ Vật Thang để dưỡng huyết, nhuận táo; Sài hồ, Hoàng cầm thanh nhiệt, sơ Can; Tri mẫu, Địa cốt bì để tư âm, lương huyết; Trạch tả thanh lợi thấp tà; Trần bì hoà trung, khứ thấp) (Trung Y Cương Mục). 5- Can Kinh Phong Thịnh: Âm nang ngứa, như có trùng bò bên trong, vùng da chỗ bệnh bình thường hoặc có vết nứt, cục máu hoặc mầu da không tươi, mắt khô, rít, chóng mặt, tai ù, lưỡi nhạt, mạch Huyền Tế. Điều Trị: Dưỡng huyết, nhu Can, khứ phong. Dùng bài Đương Quy Ẩm Tử (Xuyên khung, Bạch thược, Sinh địa, Phòng phong, Bạch tật lê, Kinh giới, Hà thủ ô, Hoàng kỳ, Cam thảo. (Đây là bài Tứ Vật Thang thêm Hà thủ ô để dưỡng huyết, nhu Can; Bạch tật lê, Phòng phong, Kinh giới để bình Can, tức phong; Hoàng kỳ hỗ trợ bài Tứ Vật để sinh huyết; Cam thảo điều hoà các vị thuốc (Trung Y Cương Mục). 6- Dương Hư Phong Thừa Thắng Xâm Nhập: Âm nang ướt, lạnh, ra mồ hôi thì ngứa, lưng đau, chân yếu, bụng dưới đầy trướng, tiểu không thông, hoặc chân sưng, nặng, lưỡi sậm, rìa lưỡi nhạt, lưỡi trắng nhuận, mạch Trầm Hoãn, không lực. Điều trị: Ôn Thận, kiện Tỳ, khứ phong, trừ thấp. Dùng bài Tế Sinh Thận Khí Hoàn gia vị: Nhục quế, Phụ tử, Sơn thù nhục, Sơn dược, Trạch tả, Phục linh, Đơn bì, Xa tiền tử, Ngưu tất, Thương truật, Ý dĩ nhân, Phong phong, Bạch chỉ. (Đây là bài Tế Sinh Thận Khí Hoàn thêm Thương truật, Ý dĩ, Phòng phong, Bạch chỉ. Trong bài dùng Bát Vị Quế Phụ để ôn bổ Thận dương; Xa tiền tử hợp với Phục linh để thấm thấp, lợi thấp; Ngưu tất dẫn thuốc đi xuống kinh Thận, bổ Thận, làm mạnh lưng, gối; Thương truật Ý dĩ kiện Tỳ, táo thấp; Phòng phong, Bạch chỉ khứ phong, chỉ dưỡng (Trung Y Cương Mục). Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm + Khổ sâm 30-60g, Xuyên tiêu 15g. Nấu lấy nước rửa mỗi ngày (Trung Y Cương Mục). + Khổ sâm, Uy linh tiên, Bạch chỉ, Thạch xương bồ, Hồ ma, Hà thủ ô đều 10g. Sắc uống ngày một thang (Trung Y Cương Mục). + Xà sàng tử, Uy linh tiên, Quy vĩ, Khổ sâm đều 15g, sắc lấy nước để rửa, ngày 1- 2 lần (Trung Y Cương Mục). + Lô cam thạch 6g, Cáp phấn 3g, tán nhuyễn rắc vào vết chỗ loét, chảy nước (Trung Y Cương Mục). Tham Khảo + Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang gia giảm trị 3 ca âm nang thấp chẩn: LOng đởm thảo 8g, Sinh địa 20g, Xa tiền tử, Cát căn, Trạch tả, Tử thảo đều 9g, Sài hồ 8g, Ngưu tất 7g, Xuyên sơn giáp 15g, Phù bình, Bạch tiên bì đều 12g, Thuyền thoái 4g. Sắc uống. Bã còn lại nấu lấy nước dùng để rửa vết thương, kết quả tốt (Dương Quang Hoà, Quảng Tây Trung Y Dược 1980, (4): 27). + Dùng bài Thanh Nhiệt Lợi Thấp Chỉ Dưỡng Thangtrị 52 cas Thận nang phong: Sài hồ, Sơn chi, Long đởm thảo, Bạch tiên bì, Xích phục linh, Xa tiền thảo, Địa phu tử (Chu Khánh Văn – Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí 1986, (7) 16). + Dùng Xà sàng tử , Địa phu tử, Khổ sâm, Minh phàn, Xuyên tiêu nấu lấy nước rửa. Trị 70 cas âm nang phong. Tất cả trị 2-5 ngày chỗ sưng loét đều khỏi hẳn (Vu Khánh Bình, Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1885 (2): 6). Bệnh Án Âm Nang Phong (Trích trong ‘Tân Trung Y Tạp Chí 1977 (3): 47). Trương X, 21 tuổi, nhập viện tháng 4 năm 1979. Tự nhiên da dịch hoàn sưng loét, đã uống thuốc tiêu độc, sinh tố C, B2… nhưng không bớt. Ngày hôm trước lội xuống nước để bắt cá về uống rượu, tối về thì bị suyễn, âm nang ngứa đau như kim đâm, không thể ngủ được. Da chỗ đau lở loét, ăn uống bình thường, thân nhiệt 37,50C. Chẩn đoán là âm nang thấp chẩn. Cho dùng Uy linh tiên, Khổ sâm, Thạch xương bồ, Bạch chỉ, Tiểu hồ ma,Cam thảo (sống), Hà thủ ô đều 10g. Uống 5 thang các triệu chứng giảm nhẹ. Kiêng các thức ăn cay, nóng, rượu. Uống 25 thang thì khỏi hẳn». . THẬN NANG PHONG Thận nang phong là tình trạng âm nang khô, ngứa, hoặc sưng đỏ, chảy nước vàng… Trần Thực Công trong sách ‘Ngoại Khoa Chính Tông’ có nêu ra một số tên như ‘Âm Nang Phong ,. cho thấy Thận hư yếu, tà nhân cơ hội xâm nhập gây nên bệnh. Chương ‘Ngoại Khoa Tâm Pháp – Thận Nang Phong (Y Tông Kim Giám) cho rằng chứng Thận nang phong liên hệ với kinh Can, do phong thấp. Phong , ‘Thấu Cầu Phong , ‘Bào Lậu Phong , Thận Tạng Phong Dưỡng’ cho thấy trước đó đa số đều dùng tên ‘Âm Lậu Dưỡng’, ‘Âm Dưỡng’. Thuộc loại Thận Nang Ung, Áp Xe Dịch Hoàn. Bệnh này chủ yếu