Đi ăn phở trộn phố Lãn Ông Khi cái lạnh của mùa đông chưa kịp đi, người Hà thành lại xôn xao với phở trộn phố cổ - một “khúc biết tấu” độc đáo được người thủ đô sáng chế và ưa dùng trong tiết trời nóng mùa hè. Trong những ngày này, góc hàng trên phố Lãn Ông lại bắt đầu đông đúc, nhộn nhịp vào mùa phở trộn. Trong nền văn hóa ẩm thực, có lẽ bề dày lịch sử của phở Việt đã kết hợp với sự tinh tế trong cách ăn uống của người Hà thành để tạo nên danh sách đa dạng các loại phở. Ở Hà Nội, khi nhắc tới phở người ta vẫn quen với những cái tên vốn dân dã như phở Thìn, phở Tư lùn, phở Thịnh… Đôi khi một vài con phố nào đó lại ‘nổi danh” nhờ món phở truyền thống ấy như phở Lý Quốc Sư, phở Nam Ngư hay phở Bát Đàn… Ngoài phở nước truyền thống, đất Tràng An cũng là nơi hội tụ nhiều thứ phở biến tấu ngon miệng khác như phở cuốn, phở chiên, phở xào, phở chay… Trong những “khúc biến tấu” độc đáo, người ta vẫn nhớ tới phở trộn như một món ăn thanh cảnh, dễ ăn và dành riêng cho tiết trời mùa hè. Những ngày đầu tháng tư, khi Hà Nội còn chưa dứt những đợt gió mùa và mưa lạnh, góc phố cổ đã bắt đầu nhộn nhịp bởi phở trộn – một món ăn khá mới mẻ. Giống như những sáng tạo về phở khác, món phở trộn cũng được các ông, bà chủ quán biến tấu để “chiều lòng khách” trong từng thời điểm và để đổi vị dễ ăn. Có mặt trên đầu phố Lãn Ông mới lúc chập choạng tối đã thấy lố nhố khách đứng đợi mặc dù chủ bán mới đang dọn hàng. Phở trộn cũng giống như nhiều quán ngon nổi tiếng trong phố cổ thường hoạt động theo giờ, và chỉ bán vào buổi tối. Nên ngày nào cũng vậy, lúc nhà chủ mới dọn hàng, chỉ khoảng 6 giờ rưỡi tối, đã thấy lố nhố khách hàng đứng đợi. Người ta biết rằng, không đến sớm sẽ thật khó mà được thưởng thức món ăn độc đáo này vì đa phần các quán chỉ mở hàng trong khoảng 2 đến 3 tiếng, đôi khi lại hết hàng sớm hơn. Hai loại phở trộn thông dụng, được nhiều người lựa chọn nhất là phở gà trộn và phở trộn thập cẩm. Một xuất phở trộn có phở sợi đặt trong tô cùng với thịt, rau thơm, giá, lạc, một chút nước mắm chua ngọt; và bên cạnh là bát nước dùng được hầm từ xương với vị thơm của gừng và hành hoa Nếu như phở bò truyền thống luôn được đánh giá cao thì ở món ăn mới mẻ này, phở trộn gà lại giành được nhiều cảm tình của thực khách. Vị béo của thịt gà sẽ kết hợp hài hòa với rau thơm và sợi phở khô hơn cả. Còn những ai vốn thích phở bò sẽ được hài lòng với phở trộn thập cẩm (thành phần cũng giống như phở trộn gà nhưng có thêm thịt bò và nhiều loại rau quả). Có lẽ điều mà phở trộn hấp dẫn thực khách là sợi phở rất trắng, ăn mềm, giòn tự nhiên. Những sợi phở ấy được trộn cùng thịt gà và gia vị nên đậm đà, béo nhưng không ngậy, giữ được nguyên mùi hương từ những rau thơm và gia vị. Phở trộn được người Hà Nội làm và thưởng thức quanh năm nhưng chỉ từ đầu tháng ba trở đi, những góc phố cổ mới thực sự “vào mùa”. Chưa thấy có trong các quán xá, nhà hàng sang trọng nào, món này thường được bày bán nhiều ở những góc hàng vỉa hè như phố Hàng Chỉ, Trần Quốc Toản, Lương Văn Can…Và đặc biệt, phở trộn phố Lãn Ông luôn được "nổi danh" nhất. Phố cổ Hà Nội không chỉ đẹp bởi nét cổ kính, truyền thống của kiến trúc mà còn đẹp hơn bởi văn hóa ẩm thực vỉa hè độc đáo. Những góc quán phở trộn sát lề đường, trong những ngõ nhỏ đặc trưng hay căn phòng be bé dường như khiến hương vị món ăn thêm ngon miệng và gần hơn với văn hóa Hà thành truyền thống. . Đi ăn phở trộn phố Lãn Ông Khi cái lạnh của mùa ông chưa kịp đi, người Hà thành lại xôn xao với phở trộn phố cổ - một “khúc biết tấu” độc đáo được. góc hàng trên phố Lãn Ông lại bắt đầu ông đúc, nhộn nhịp vào mùa phở trộn. Trong nền văn hóa ẩm thực, có lẽ bề dày lịch sử của phở Việt đã kết hợp với sự tinh tế trong cách ăn uống của người. như phở Lý Quốc Sư, phở Nam Ngư hay phở Bát Đàn… Ngoài phở nước truyền thống, đất Tràng An cũng là nơi hội tụ nhiều thứ phở biến tấu ngon miệng khác như phở cuốn, phở chiên, phở xào, phở