NHŨ UNG (Viêm Tuyến Vú Làm Mủ Cấp Tính - Acute mastitis) Nhũ ung là một loại viêm tuyến vú làm mủ cấp tính. Dựa vào nguyên nhân và thời gian mắc bệnh khác nhau mà có tên khác nhau. Nếu mọc vào thời kỳ thai nghén thì gọi là Nội Xúy Nhũ Ung, nếu mọc vào thời kỳ cho con bú thì gọi là Ngoại Xúy Nhũ Ung. Bệnh phát sinh nhiều vào thời kỳ cho con bú, và gặp nhiều ở những bà mẹ sinh con đầu lòng, và phần lớn vào thời kỳ sau sanh 3-4 tuần. Đặc điểm của bệnh là bầu vú sưng nóng đau, toàn thân sốt sợ rét, đau đầu mình. YHCT gọi là: Nhũ Ung, Suy Nhũ, Đố Nhũ, Nãi Tiết, Ngoại Suy, Nội Suy, Tắc Tia Sữa, Lên Cái Vú. Nguyên Nhân + Sữa Ứ Đọng: Do trẻ bú không hết hoặc do mẹ thiếu kinh nghiệm khiến cho lạc mạch ở vú bị bế tắc, sinh nhiệt mà thành nhũ ung. + Can Khí Uất Trệ: tinh thần không thư thái làm cho Can khí uất kết ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, sữa ứ đọng hoá thành ung. + Vị Nhiệt Ngưng Trệ: theo học thuyết kinh lạc thì kinh Dương minh Vị chủ bầu vú. Sữa là do khí huyết sinh hóa thành. Ăn uống thất thường gây tổn thương Tỳ Vị, Vị bị nhiệt ủng trệ, nhiệt tích tại nhũ lạc, nhũ lạc mất tuyên thông sinh vú sưng đau mà thành nhũ ung. + Nhiễm Độc Tà : Do sau khi sinh, cơ thể suy nhược, dễ nhiễm độc tà xâm nhập nhũ lạc gây bệnh. 4 nguyên nhân trên đều có ảnh hưởng lẫn nhau lúc gây bệnh. Chẩn Đoán Cần phân biệt với: + Nhũ Phát: phát sinh vùng cơ bì của vú, bệnh nặng, phạm vi rộng, đau nhức nhiều, dễ loét, nhiệt độc thịnh. + Viêm Nhiễm Do Ung Thư Vú: thường phát sinh lúc thai nghén hoặc thời kỳ cho con bú. Bầu vú to nhanh, vùng da vú sưng nóng đỏ nhưng không sờ rõ khối u, phát triển chậm hơn so với nhũ ung, làm sinh thiết để phân biệt chẩn đoán. Biện Chứng Luận Trị + Mới Phát (Khí Trệ Huyết Ngưng): Vú sưng đầy đau, mầu da đỏ nhẹ hoặc không đỏ, có hoặc không có hòn cục, sữa ra không thông, kèm theo sốt sợ lạnh, đau đầu, cơ thể đau, ngực tức, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch Huyền Sác hoặc Phù Sác. Điều trị: + Sơ Can, thanh nhiệt, thông nhũ, tán kết. Dùng bài Qua Lâu Ngưu Bàng Thang gia giảm (Trung Y Ngoại Khoa Học). + Giải biểu, tán tà. Dùng bài Tiêu Độc Tán. Gia giảm: Sắc da không đỏ, sốt nhẹ, bỏ Hoàng cầm, Sơn chi. Không khát bỏ Thiên hoa phấn, thêm Bồ công anh. Sữa không thông thêm Xuyên sơn giáp, Vương bất lưu hành, Mộc thông. Khí uất thêm Quất diệp, Xuyên luyện tử. Sưng đau nhiều thêm Nhũ hương, Một dược, Xích thược. Nhiệt thịnh, thêm sinh Thạch cao, Tri mẫu. + Giai Đoạn Làm Mủ (Nhiệt Độc Thịnh): bầu vú sưng to, da đỏ, nóng, đau tăng, sốt tăng cao, miệng khát muốn uống, lưới đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác. Điều trị: + Thanh nhiệt, giải độc, thác lý, thấu nùng. Dùng bài Thấu Nùng Tán Gia Vị. + Bài nùng, thác độc. Dùng bài Thần Hiệu Qua Lâu Tán (Ngoại Khoa Tập Nghiệm): Cam thảo 20g, Đương quy 20g, Một dược 8g, Nhũ hương 4g, Qua lâu 40g. Thêm Hạ khô thảo 8g, Thanh bì 4g. Sắc, bỏ bã, thêm 10ml rượu, uống nóng. Nhiệt nhiều thêm Thạch cao (sinh), Tri mẫu, Kim ngân hoa, Bồ công anh. Khát thêm Thiên hoa phấn, Lô căn (tươi). + Giai Đoạn Vỡ Mủ (Chính khí hư, độc tà thịnh): do tự vỡ hoặc rạch tháo mủ, hạ sốt, sưng đau giảm, miệng liền dần. Nếu mủ đã vỡ mà sưng đau không giảm, thân nhiệt còn cao là nhiệt độc còn thịnh, đó là dấu hiệu mủ lan sang các nhũ lạc khác hình thành Truyền nang nhũ ung. Nếu sữa hoặc mủ tiếp tục chảy lâu ngày không hết gọi là Nhũ lậu. Điều trị: + Điều hòa khí huyết, thanh giải nhiệt độc. Dùng bài Tứ Diệu Tán Gia Vị. + Ích khí, hoà doanh, thác độc. Dùng bài Thác Lý Tiêu Độc Tán (Y Tông Kim Giám): Bạch chỉ 8g, Bạch thược 10g, Bạch truật 10g, Cam thảo 4g, Cát Cánh 8g, Hoàng kỳ 8g, Kim ngân hoa 12g. Gia giảm. Trường hợp Truyền nang nhũ ung, phép trị và bài thuốc như 2 thời kỳ trước gia giảm; trường hợp Nhũ lậu, điều trị như Nhũ lậu. Thuốc Dùng Ngoài + Giai Đoạn Đầu: Xoa bóp (trường hợp sưng đau do sữa tắc): dùng cả lòng bàn tay vừa xoa vừa nắn theo hướng đầu vú, xem đầu vú có bị vảy sữa thì bóc đi, để thông sữa. + Dùng bầu giác và hút sữa từ đầu vú. + Nếu vú không đỏ nhưng tức, hơi đau, đắp Xung Hòa Cao. Nếu da đỏ nóng nhẹ, đắp Kim Hoàng Cao hoặc Kim Hoàng Tán. Da đỏ và nóng, đắp Ngọc Lộ Cao hoặc dùng 50% dung dịch Mang tiêu đắp ngoài. + Đắp Hương Phụ Bính (Y Học Tâm Ngộ): Hương phụ 40g, Xạ hương 1,2g. Tán bột,. Dùng 80g Bồ công anh sắc với rượu, bỏ bã, lấy nước đó hòa thuốc, xào nóng, đắp nơi đau. + Giai Đoạn Nung Mủ: Rạch da tháo mủ (theo đúng thao tác vô trùng ngoại khoa). + Chọc hút mủ. Thuốc đắp: Thần Tiên Thái Ất Cao (Y Học Tâm Ngộ): Bạch chỉ 40g, Đại hoàng 40g, Đương quy 40g, Hoàng đơn 480g, Huyền sâm 40g, Nhục quế 40g, Sinh địa 40g, Xích thược 40g. Nấu thành cao, bôi. + Giai Đoạn Vỡ Mủ: nếu chưa khô mủ, rắc Bát Nhị Đơn hoặc Cửu Nhất Đơn, Hoặc dùng gạc dẫn lưu, bên ngoài đắp Kim Hoàng Cao. Nếu đã sạch mủ, đắp Sinh Cơ Ngọc Hồng Cao hoặc Sinh Cơ Tán. Châm Cứu + Thông lợi nhũ đạo, thanh tiết nhiệt độc. . Huyệt chính: Đàn trung, Nhũ căn, Thiếu trạch. . Huyệt phụ: Nội quan, Thiên tỉnh. Ngày châm 1 - 3 lần, mỗi lần lưu kim 30 phút, cách 5 - 10 phút vê kim 1 lần, kích thích mạnh vừa Châm Cứu Học Thượng Hải + Phục lưu, Thái xung (Giáp Ất Kinh). + Hiệp khê, Phong long, Thiên khê, Ưng song (Thiên Kim Phương). + Nhóm 1: Cứu 2 huyệt Ngư tế 27 tráng. . Nhóm 2: Địa ngũ hội, Lương khâu. . Nhóm 3: Hạ cự hư, Hạ liêm, Hiệp khê, Nhũ căn, Thần phong, Thiên khê, Túc lâm khấp, Túc tam lý, Ưng song (Tư Sinh Kinh). + Thái dương, Thiếu trạch (Ttr.1) (Châm Cứu Tụ Anh). + Hạ cự hư, Nhũ trung, Nhũ căn, Phục lưu, Thái xung, Ưng song (Châm Cứu Tập Thành). + Du phu?, Đại lăng, Đàn trung, Thiếu trạch, U?y trung (Châm Cứu Đại Thành). + Điều khẩu, Hạ cự hư đều 27 tráng, Kiên ngung, Linh đạo cứu 27 tráng, Ôn lưu (tre? nho? cứu 7 tráng + người lớn 27 tráng), Túc Tam Lý (Loại Kinh Đồ Dực). + Hạ liêm, Hiệp khê, Ngư tế, Thiếu trạch, Túc tam lý, U?y trung (Thần Ứng Kinh). + Thiếu trạch, Túc lâm khấp (Thần Cứu Kinh Luân). + Đàn trung, Kiên tỉnh, Nhũ căn, Thái xung, Túc Lâm Khấp (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu). + Túc tam lý, Kỳ môn, Kiên tỉnh, Xích trạch (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa). + Đàn trung, Địa ngũ hội, Nhũ căn, Túc lâm khấp, Túc tam lý (Châm Cứu Học Giản Biên). + Khúc trạch, Nhũ căn, Kiên tỉnh, Thái xung, Thượng cự hư, Ưng song, kích thích vừa mạnh (Trung Quốc Châm Cứu Học). + Quang minh, Túc lâm khấp (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học). + Đàn trung, Địa ngũ hội, Hiệp bạch, Hoang môn, Hữu nghi, Khích thượng, Kiên tỉnh, Linh khưu, Lương khâu, Nhũ căn, Ta? nghi, Thái xung, Thần phong, Thiên khê, Thiếu trạch, Túc lâm khấp, Ưng song (Châm Cứu Học HongKong). + Kiên tỉnh, Túc tam lý, Túc lâm khấp và A thị huyệt (Châm Cứu Học Việt Nam). + Châm ta? huyệt Kiên tỉnh đối diện bên đau (đau trái châm pha?i và ngược lại), châm thẳng, sâu 0,5 - 0,8 thốn, lưu kim 10 phút, cứ 3 - 5 phút lại vê kim 1 lần. Ngày châm 2 lần (‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 13/1985). + Châm ta? Lương khâu, Thái xung. Ngày châm 1 lần, lưu kim 30 phút (Trung Quốc Châm Cứu’ số 37/1985). Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng + Thai phụ và sản phụ cần chú ý vệ sinh tuyến vú. + Sau khi sanh, sản phụ cần giữ tinh thần thanh thản, cho bú đúng phương pháp. + Trẻ viêm miệng, chú ý điều trị kịp thời. . nhiệt tích tại nhũ lạc, nhũ lạc mất tuyên thông sinh vú sưng đau mà thành nhũ ung. + Nhiễm Độc Tà : Do sau khi sinh, cơ thể suy nhược, dễ nhiễm độc tà xâm nhập nhũ lạc gây bệnh. 4 nguyên. trạch, Túc tam lý, U?y trung (Thần Ứng Kinh). + Thiếu trạch, Túc lâm khấp (Thần Cứu Kinh Luân). + Đàn trung, Kiên tỉnh, Nhũ căn, Thái xung, Túc Lâm Khấp (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu). + Túc. tỉnh, Xích trạch (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa). + Đàn trung, Địa ngũ hội, Nhũ căn, Túc lâm khấp, Túc tam lý (Châm Cứu Học Giản Biên). + Khúc trạch, Nhũ căn, Kiên tỉnh, Thái xung, Thượng cự hư, Ưng