Vua của người La Mã pot

14 156 1
Vua của người La Mã pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vua của người La Mã Bài này đề cập tới danh hiệu thời Thánh chế La Mã. Đối với cách dùng cho danh hiệu thời cổ đại, xem Vua La Mã. Vua của người La Mã (tiếng Latin: Romanorum Rex) là danh hiệu dành cho người cai trị Đế quốc La Mã Thần thánh sau khi người này được bầu đảm nhận chức trách bởi các hoàng thân của Vương quốc Đức. Danh hiệu này là điều đảm bảo cho vị vua Đức có thể trở thành Hoàng đế, một danh hiệu, mà trong thời Trung Cổ, mang cả khía cạnh tôn giáo và phụ thuộc vào sự đăng quang bởi Giáo hoàng. Ban đầu để chỉ bất kỳ người cai trị của Đế quốc khi chưa được Giáo hoàng tấn phong; danh hiệu này về sau để chỉ người thừa kế chính thức (như Hoàng thái tử ở Trung Quốc hay Việt Nam) đối với ngai vàng của Đế quốc trong giai đoạn giữa cuộc bầu cử ông ta (diễn ra lúc Hoàng đế trước còn tại vị) cho đến lúc đăng quang sau cái chết của vị Hoàng đế tiền nhiệm. Mục lục 1 Các vị vua cai trị Đế quốc o 1.1 Lịch sử và cách dùng o 1.2 Tiến trình kế ngôi o 1.3 Thay đổi o 1.4 Danh sách  2 Người thừa kế được chỉ định o 2.1 Danh sách  3 Đế chế thứ nhất của Pháp  4 Chú giải  5 Tham khảo [ ] Các vị vua cai trị Đế quốc [ ] Lịch sử và cách dùng Kể từ sự đăng quang của Charlemagne vào Giáng Sinh năm 800, mặc nhiên xuất hiện một chức vị Hoàng đế được xem là cao hơn tất cả các nhà cai trị trên toàn Tây Âu. Người ta thừa nhận một quy tắc rằng, chức vị này không thể tách rời khỏi vai trò người bảo vệ Giáo hội Công giáo và mang tính thiêng liêng bởi sự tấn phong của Giáo hoàng, và do đó việc đăng quang ở Roma là bắt buộc để nhận danh hiệu hoàng đế. Tuy nhiên, thật khó khăn để cho một vị vua được bầu lên làm Hoàng đế có để tới Roma ngay lập tức để đăng quang. Giữa việc đắc cử và đăng quang có thể kéo dài vài năm; thậm chí vài vị vua chưa bao giờ đến được Roma cả. Do đó cần một danh hiệu nào đó cho vị vua trong những năm trống đó, thích hợp cho vị thế của vị vua được bầu cũng như đảm bảo cho ông sẽ được bầu làm Hoàng đế trong tương lai, trong khi không vi phạm nguyên tắc Giáo hoàng tấn phong. Danh hiệu "Vua của người La Mã"(Romanorum Rex) đôi khi được sử dụng bởi các nhà vua dòng Ottonia và đặc biệt bởi vua Heinrich II để nhấn mạnh sự kế thừa La Mã của Đế quốc La Mã Thần thánh, điều bị Đế chế Byzantine từ chối thừa nhận. "Vua của người La Mã" trở thành danh hiệu chính thức trong thời kỳ 1056-1084, khi vua Heinrich IV, được bầu thành người cai trị Đế quốc, và Giáo hoàng Grêgôriô VII áp đặt danh hiệu Teutonicorum Rex ("Vua của người Đức") để nhắc nhở rằng quyền lực của Heinrich chỉ có tính chất địa phương mà không bao trùm Đế quốc. Để đáp lại, Heinrich bắt đầu thường xuyên sử dụng vương hiệu Romanorum Rex cho tới lúc đăng quang năm 1084. Những người kế vị về sau tiếp nối cách thức này. [ ] Tiến trình kế ngôi Ứng viên là những người đứng đầu các đại công quốc ở Đức, nhưng về sau nguyên tắc này bị giảm trừ(đã có các vương hầu ở các lãnh địa nhỏ và kể cả người nước ngoài đã từng đắc cử), chỉ còn lại điều kiện phải là đàn ông trưởng thành, theo Công giáo chính thống, và không nắm giữ chức vụ tôn giáo. Ngôi vua được bầu bởi một hội đồng quý tộc Đức [1] thông thường diễn ra ở Frankfurt. Vị tân vương đăng quang là Vua của người La Mã sau đó ở Aachen. Theo nghi thức thì nhà vua có thể băng qua dãy Anpơ, tới Pavia hoặc Milan để nhận Vương miện Sắt của Lombardy để trở thành Vua Italy. Cuối cùng ông ta cần tới Roma được tuyên bố là Hoàng đế bởi Giáo hoàng. Không phải tất cả các Vua của người La Mã đều tiến hành các bước trên, đôi khi bởi vì quan hệ thù nghịch với Giáo hoàng đương thời, khi khác vì gánh nặng tài chính cho một chuyến đi Roma, hoặc tình trạng chiến tranh ở Đức hoặc Italia ngăn cản điều đó. Trong những trường hợp như vậy, nhà vua giữ danh hiệu Vua của người La Mã trong suốt thời trị vì của mình. [ ] Thay đổi Danh hiệu "Vua của người La Mã" không còn dùng để chỉ người đứng đầu Đế quốc kể từ năm 1507, khi sau một dự định đi tới Rome bất thành, nhà vua Maximilian I được Giáo hoàng trao cho danh hiệu "Hoàng đế được bầu của người La Mã" (Electus Romanorum Imperator). Maximilian cũng nhân dịp này tự xưng danh hiệu mới, "Vua Đức"-Germaniae Rex- nhưng không bao giờ dùng như danh hiệu chính. Các nhà cai trị Đế quốc từ đó tự gọi mình là "Hoàng đế" không cần phải đi tới Roma hay xin sự ủng hộ của Giáo hoàng, ngay khi họ đăng quang ở Đức hay, (nếu họ đã được bầu làm người thừa kế) ngay sau hoàng đế cũ băng hà. Chỉ có một vị duy nhất, Charles Quint là được Giáo hoàng tấn phong. [ ] Danh sách Dưới đây là những vị Vua của người La Mã đã cai trị Đế quốc mà không dưới quyền một ai cả, nhưng chưa được đăng quang là Hoàng đế Ngừng làm vua Nhà vua Trở thành Vua Ngày Lý do Khác Otto III 983 996 đã đăng quang Hoàng đế Heinrich II 1002 1014 đã đăng quang Hoàng đế Konrad II 1024 1027 đã đăng quang Hoàng đế Heinrich III 1039 1046 đã đăng quang Hoàng đế Heinrich IV 1056 1084 đã đăng quang Hoàng đế Rudolf 25 Tháng Năm 1077 15 Oct 1080 chết Vua đối lập Hermann 6 tháng Tám 1081 28 tháng Chín 1088 chết Vua đối lập Heinrich V 1105 1106 đối lập với Heinrich IV 1106 1111 đã đăng quang Hoàng đế Lothair III 1125 1133 đã đăng quang Hoàng đế 1127 1135 đối lập với Lothair Konrad III 1138 1152 chết Frederick I 1152 1155 đã đăng quang Hoàng đế Heinrich VI 1190 1191 đã đăng quang Hoàng đế Frederick II 1197 1197 thoái vị Philip 1198 1208 chết 1198 1208 đối lập với Philip Otto IV 1208 1209 đã đăng quang Hoàng đế Frederick II 1212 1220 đã đăng quang Hoàng đế Heinrich Raspe 22 Tháng Năm 1246 16 Tháng Hai 1247 chết Vua đối lập William của Holland 1247 28 Tháng Một 1256 chết Vua đối lập Konrad IV 1250 1254 chết Richard của Cornwall 1257 1272 chưa bao giờ là người cai trị thực sự của Đức Alfonso của Castile 1257 1275 Vua đối lập với người trên, chưa bao giờ là người cai trị thực sự của Đức Rudolph I 1273 1291 chết Adolph 1292 1298 bị phế truất và bị giết Albert I 1298 1308 chết Heinrich VII 1308 1312 đã đăng quang Hoàng đế 1314 1322 đối lập với Louis IV [[Frederick I của Áo (Habsburg)|Frederick Công bằng] 1326 1330 đồng thời với Louis IV Louis IV 1314 1328 đã đăng quang Hoàng đế 1346 1347 đối lập với Louis V Karl IV 1347 1355 đã đăng quang Hoàng đế Wenceslaus 1378 1400 bị phế truất Rupert 1400 1410 chết Jobst của Moravia 1410 1411 chết đối lập với Sigismund 1410 1411 bầu lần hai đối lập với Jobst Sigismund 1411 1433 đã đăng quang Hoàng đế Albert II 1438 1439 chết Frederick III 1440 1452 đã đăng quang Hoàng đế Maximilian I 1493 1508 được thừa nhận danh hiệu Hoàng đế [ ] Người thừa kế được chỉ định Đế quốc La Mã Thần thánh là một nền quân chủ bầu cử. Không ai có quyền hợp pháp để kế vị nếu đơn thuần chỉ vì có họ hàng với Hoàng đế đương thời. Tuy nhiên, các Hoàng đế có thể, và họ thường làm vậy, chọn một người thân (thường là con trai) được bầu để kế vị sau khi họ mất. Người thừa kế chính thức này mang danh hiệu "Vua của người La Mã". [2] Cuộc bầu cử diễn ra theo đúng hình thức bầu cử người tiền nhiệm(và là Hoàng đế tại vị) và về mặt lý thuyết điều này có nghĩa là cả hai người là những nhà cai trị ngang hàng đồng thời của Đế quốc; tuy nhiên trong thực tế, quyền quản lý thực sự luôn nằm trong tay Hoàng đế, nhiều lắm chỉ một số trách nhiệm nào đó được ủy thác cho người thừa kế. [ ] Danh sách Dưới đây là các vị vua nằm dưới quyền một Hoàng đế La Mã Thần thánh(thường là, nhưng không phải luôn luôn, cha của họ): Tên Ngày lên ngôi Ngày thôi chức Lý do Họ hàng Hoàng đế đang trị vì [...]... 7 người - các hoàng thân và tổng giám mục quyền lực nhất- có quyền bầu cử 2 ^ Một nhà vua trẻ thường được chọn bởi nhà cai trị mang danh hiệu Hoàng đế Chỉ có một trường hợp hy hữu trong những năm 1147-1150 khi có hai Vua của người La Mã (Vua Konrad III và người thừa kế với cùng danh hiệu, Heinrich Berengar) Từ thế kỷ 16 trở đi, nhà cai trị mang danh “Hoàng đế” từ lúc lên ngôi hay kế vị; “Vủa của người. .. Leopold I Franz I [ ] Đế chế thứ nhất của Pháp Khi Napoleon I có con trai và người thừa kế, Napoleon II, ông đã phục hồi danh hiệu Vua La Mã và đặt cho con mình Đứa trẻ thường được biết đến một cách thông tục bằng danh hiệu đó suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình, dù sau 1815 cậu ta thường mang danh hiệu Công tước của Reichstadt [ ] Chú giải 1 ^ Ban đầu tất cả các quý tộc người Đức đều được bầu, nhưng bị giới... Berengar Ba 1147 Heinrich VI 1169 7 Tháng Năm 973 4 Tháng Sáu 1039 5 Tháng Mười 1056 Tháng Tư 1098 thừa kế ngôi vua (Hoàng đế năm 967) thừa kế ngôi vua (Hoàng đế năm 1046) thừa kế ngôi vua (Hoàng đế năm 1084) bị phế truất thừa kế ngôi vua 1105 (Hoàng đế năm 1111) 1150 10 Tháng Sáu 1190 chết thừa kế ngôi vua (Hoàng đế năm con trai con trai con trai con trai con trai con trai con trai Otto I Konrad II Heinrich... 28 Tháng chính) 1197 con Chín 1197 Vua được bầu (với trai Heinrich VI sự đối lập) 1212 Hoàng đế năm 1220 Heinrich (VII) 1220 4 Tháng Bảy 1235 bị phế truất 13 Tháng Konrad IV 1237 Mười hai thừa kế ngôi vua 1250 Wenceslaus Maximilian I Ferdinand I 10 Tháng Sáu 1376 29 Tháng Mười một thừa kế ngôi vua 1378 16 Tháng 19 Tháng Hai 1486 Tám 1493 5 Tháng 3 Tháng thừa kế ngôi vua (Hoàng đế năm 1508) con trai con... người La Mã (Vua Konrad III và người thừa kế với cùng danh hiệu, Heinrich Berengar) Từ thế kỷ 16 trở đi, nhà cai trị mang danh “Hoàng đế” từ lúc lên ngôi hay kế vị; “Vủa của người La Mã chỉ còn là danh hiệu của duy nhất người thừa kế chính thức . Vua của người La Mã Bài này đề cập tới danh hiệu thời Thánh chế La Mã. Đối với cách dùng cho danh hiệu thời cổ đại, xem Vua La Mã. Vua của người La Mã (tiếng Latin: Romanorum. trường hợp như vậy, nhà vua giữ danh hiệu Vua của người La Mã trong suốt thời trị vì của mình. [ ] Thay đổi Danh hiệu " ;Vua của người La Mã& quot; không còn dùng để chỉ người đứng đầu Đế quốc. hiệu " ;Vua của người La Mã& quot;(Romanorum Rex) đôi khi được sử dụng bởi các nhà vua dòng Ottonia và đặc biệt bởi vua Heinrich II để nhấn mạnh sự kế thừa La Mã của Đế quốc La Mã Thần thánh,

Ngày đăng: 12/08/2014, 14:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan